PDA

View Full Version : Kính Ơn Thầy Dẫn Con Ra Khỏi Ma Chướng



tuphuong0901
05-06-2016, 10:42
Con gặp thầy giữa biển đời dậy sóng.
Khi bơ vơ giữa ngàn kiếp trầm luân.
Thầy là thuyền với hào quang sáng chói.
Đưa con về bến giác bỏ đời mê.
Thầy dạy con cuộc đời là giấc mộng.
Chỉ giả tạm trong một sát-na thôi.
Và dòng đời là biển nghiệp mênh mông.
Mà chúng sanh là những người lạc lối.
Con nào hay cứ ngã mạn, u mê.
Cứ tham luyến giữa muôn ngàn đau khổ.
Gây tạo nghiệp suýt quên hẳn đường về.
Và từ nay, con quyết nương tựa Phật.
Bậc thánh đẳng, thánh giác của chúng con.
Thầy đại định, con xin nương oai lực.
Lửa từ bi xin mãi sáng soi đường.
Sen vẫn nở giữa bùn lầy thế tục.
Con xin là một đóa của Như Lai.

ST

tuphuong0901
09-06-2016, 08:29
Tâm là chủ nhân của bao điều họa phúc

Muốn thân này khỏe mạnh, ít bệnh hoạn chúng ta chỉ cần nỗ lực làm cho tâm lặng lẽ, sáng trong. Tâm tham lam ích kỷ, giận hờn trách móc, ganh ghét tật đố, cuồng si điên dại và lo lắng sợ hãi tất nhiên làm cho thân thêm bệnh hoạn vì tâm đã bị vẩn đục.


http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/phat_phap/tam-la-chu-nhan-cua-bao-dieu-hoa-phuc.jpg (http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/phat_phap/tam-la-chu-nhan-cua-bao-dieu-hoa-phuc.jpg)

Tâm là gốc của thân, tâm có yên thì gốc mới vững vàng. Thân thể này sở dĩ bị bệnh hoạn là do tâm bị vô minh che lấp nên tâm hồn u tối, mê mờ.
Muốn thân này khỏe mạnh, ít bệnh hoạn chúng ta chỉ cần nỗ lực làm cho tâm lặng lẽ, sáng trong. Tâm tham lam ích kỷ, giận hờn trách móc, ganh ghét tật đố, cuồng si điên dại và lo lắng sợ hãi tất nhiên làm cho thân thêm bệnh hoạn vì tâm đã bị vẩn đục.
Chính vì vậy mà ngài Thần Tú nói:
Thân là cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn siêng lau chùi
Chớ để dính bụi bặm.
Ngài Thần Tú ví thân này như cây Bồ đề cũng đúng, nếu không có thân làm sao mình có cơ hội làm những điều thiện ích. Chính đức Phật cũng nói sở dĩ ta được tu hành viên mãn là nhờ có thân này. Nhưng thân này từ đâu có? Nhờ mẹ sinh, cha nuôi dưỡng. Người không tu sẽ chấp vào thân mà làm các việc xấu ác như những người chấp thần ngã, chấp có cái ngã lâu dài; đời này như thế, đời sau cũng vậy nên mặc tình gây tạo tội lỗi; đến khi phước hết họa đến phải chịu khổ sở vô cùng. Tuy thân này rất quý nếu biết sử dụng đúng chỗ sẽ được lợi lạc lâu dài, nhưng không có tâm thân này coi như phế bỏ. Do đó, ngài Thần Tú nói “tâm như đài gương sáng”. Thân và tâm không thể tách rời nhau, thân làm việc tốt hay xấu là do tâm điều khiển, chỉ đạo.

Mặc dù tâm như đài gương sáng, trong sạch, tinh khiết, thuần nhất nhưng nếu ta cứ để cho lòng tham lam, ích kỷ, hờn giận, si mê, ghen ghét, hận thù chen vào thì sẽ dẫn đến tranh đấu, giành giựt, tìm cách sát phạt, triệt buộc lẫn nhau để vơ vét về cho riêng mình mà làm tổn hại cho người và vật. Tâm si mê, mù quáng do thấy biết sai lầm nên đưa thân đi tới những hành động nông nổi, thấp hèn mà tạo nghiệp tày trời làm khổ đau nhân loại. Tâm nóng giận, hờn mát dẫn đến ăn không tiêu, khó ngủ, lâu ngày phát sinh bệnh suy nhược thần kinh. Bởi vậy, tâm là chủ nhân của bao điều họa phúc, thiện ác, nên hư, thành bại trong cuộc đời.
Chính vì thế, muốn thân đứng vững mà không làm các việc xấu ác để sống lâu dài thì phải an tâm. Tâm an thì họa trở thành phúc, ngu trở thành trí, khổ đau phiền muộn trở thành an lạc hạnh phúc. Tâm không an thì họa khổ đau sẽ làm cho thân dễ bị nghiêng ngã. Cho nên từ xưa đến nay các bậc hiền thánh đều tu tâm trước rồi mới lập thân, nhờ đó mà thân đứng vững vàng để đi vào đời làm lợi ích cho tha nhân mà không bị dòng đời cuốn trôi. Ngài Thần Tú cũng vì thế mới chỉ dạy phải luôn luôn dọn dẹp phiền não tham-sân-si, muốn vậy ta phải siêng năng lau chùi bụi bặm bám dính đầy nơi thân.
Lời dạy của ngài Thần Tú phù hợp với số đông nên dễ hành trì vì chúng sinh nghiệp tập sâu dày. Bản chất của tâm được ví như đài gương sáng nhưng vì bị bụi phiền não dính vào, ta chỉ việc lau chụi bụi bám dính trên mặt gương, khi bụi hết gương sẽ trong sáng trở lại. Bài kệ của ngài Thần Tú khi được viết trên vách khi được Ngũ tổ đọc xong liền nói chỉ để lại một bài kệ này cho mọi người đọc tụng, thọ trì y như bài kệ này mà tu hành khỏi bị đọa vào ba đường ác địa ngục, quỷ đói, súc sinh. Những ai y bài kệ này mà tu hành thì lợi ích rất lớn. Tất cả mọi người trong chùa khi tụng đọc bài kệ thảy đều khen hay. Rõ ràng, nếu nhìn ở chiều có sự quán chiếu thực thể hai mặt, kẻ si mê chấp thân là thật ta, rồi đến của ta. Tất cả đều vì “cái ta” thật này mà làm những việc xấu ác. Nhất là những ông vua trong thời kỳ phong kiến tham lam, chấp trước, tự cho mình là Thiên tử tức con trời nắm quyền hành sinh sát trong tay nên muốn giết ai thì giết, muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong. Ai đụng chạm đến gia đình, dòng họ của vua đều bị giết chết đến 7 đời. Ngược lại với kẻ si mê là những người trí tuệ, tuy biết thân này giả có, không thực thể cố định nhưng không vì thế mà họ bi quan, chán nản. Họ biết lợi dụng thân này để tu tập chuyển hóa, nhờ vậy biết kết hợp nhuần nhuyễn tu thân-miệng-ý, do đó đạt được lợi ích thật sự. Kẻ mê thì bám víu vào thân để gây tạo những điều tội lỗi, người trí tỉnh giác nương nơi thân để làm những việc thiện lành, tốt đẹp mà giúp người, cứu vật. Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy:
Trong các pháp do tâm làm chủ
Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên
Tâm mê tạo nghiệp chẳng lành
Như xe lăn bánh, khổ liền theo sau.
Tâm giác tạo nghiệp thiện lành
Như hình với bóng, vui liền theo sau.
Đức Phật nói tâm làm chủ, tức là nói đến cái biết của con người; cái biết phân biệt do ý thức và cái biết thường hằng, tức là cái thường biết rõ ràng. Bài kệ xác định tâm làm chủ tạo ra các duyên tốt hay xấu, nếu biết cách vận dụng nó chúng ta sẽ thoát khỏi khổ đau luân hồi-sinh tử, bằng không sẽ sống trong đau khổ lầm mê. Một số người cho rằng thân là thật và quan trọng hơn hết. Ngược lại, Phật cho rằng nghiệp ý là quan trọng. Khi ý suy nghĩ, miệng nói năng rồi thân mới hành động. Cho nên, đức Phật nói tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Chính yếu của sự tu hành là tu ngay nơi thân-miệng-ý mà tâm là chính vì sự tu hành của chúng ta phát xuất từ tâm. Tâm suy nghĩ chân chính rồi mới phát sinh ra hành động tốt đẹp. Tâm suy nghĩ tà thì phát sinh ra những hành động xấu ác. Vậy thân này hành động tốt hay xấu đều do tâm chủ động điều hành nên tâm là quan trọng hơn hết, không có tâm thân này như phế bỏ.
Đi xa hơn nữa, ngài Lục tổ Huệ Năng đi thẳng vào phần tinh thần, có nghĩa là trực chỉ nơi tâm mà thể nhập cái gốc ban đầu là Phật tính sáng suốt nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý. Chính vì vậy mà Ngài nói bài kệ:
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng chẳng phải đài.
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi bặm?
Bồ đề là chỉ cho cái biết sáng suốt nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, cái biết ấy không có hình tướng mà chỉ thường biết rõ ràng thì làm sao thân là cây Bồ đề được. Thân tuy hiện hữu nhưng lại không có thực thể cố định nên có sinh-già-bệnh-chết thì làm gì có hình tướng thật. Cho nên, ngài Thần Tú nói thân là cây Bồ đề, còn Lục tổ nói Bồ đề là tính giác sáng suốt. Qua câu nói này ta thấy thân tâm không tách rời nhau. Tâm trong sáng, thanh tịnh thì biến hiện ra thân đẹp đẽ, trang nghiêm. Câu nói “tâm như đài gương sáng” của ngài Thần Tú ý nói gương thì nó tự sáng chớ không phải do đài mà gương được sáng trong. Cái gì thật thì trước sau như một, không cần thứ gì tô điểm thêm cho nó. Bản chất của gương xưa nay là tự sáng, chỉ vì bị bụi lâu ngày bám dính nên bị lu mờ, khi bụi hết thì gương sáng rỡ chiếu khắp cả nhân gian. Ngài Huệ Năng lại nói chỗ đó không hình tướng nên xưa nay không có vật nào. Vậy chỗ nào dính bụi bặm? Lục tổ Huệ Năng thể nhập tính biết thanh tịnh, sáng suốt nên chỗ thấy của ngài trong sạch, lặng lẽ, sáng trong mà hay soi sáng muôn loài vật. Cái thấy của Lục tổ Huệ Năng là nói theo thể tánh không có hình tướng đối đãi, đó là đỉnh cao của Phật pháp. Chúng ta bị dính mắc đủ thứ nên phải xả bỏ từ từ, chính vì vậy mà chúng ta phải siêng năng lau chùi, bữa nào làm biếng thì lại để bụi dính bám đầy.
Ngài Thần Tú và cả Lục tổ Huệ Năng đều nói đúng. Ngài Thần Tú thì chỉ dạy theo thứ lớp để số đông dễ tiếp thu mà cố gắng kiên trì bền bỉ lau chùi, dọn dẹp cho đến khi bụi phiền não hết rồi cũng đồng một chỗ sáng. Ngày nay, có một số người không chịu tu sửa mà chỉ biết lấy lời tổ để dẫn chứng lý luận suông nên rơi vào Thiền trên miệng lưỡi, thực tế thì phiền não tham-sân-si đầy dẫy. Người sau này lại có bệnh người xưa nói sao mình nghe vậy mà không có sự chiêm nghiệm, quán xét, chiếu soi. Kinh điển lời Phật, tổ dạy chỉ là tấm bản đồ hướng dẫn người chưa được thì phải tiệm tu thứ lớp, người được rồi thì không cần phải lý luận nhiều mà chỉ y theo đó mà thể nhập cho đến khi thành tựu viên mãn mới thôi. Do vậy mà có tổ nói: “Việc lớn chưa sáng như đưa ma mẹ, nhưng việc lớn sáng rồi cũng như đưa ma mẹ.” Bởi vì chúng ta mới thấy biết Phật nhân mà thôi, còn quá trình sống với Phật quả cần phải có thời gian lâu dài mới được. Chính vì vậy mà Lục tổ phải mất 18 năm mới thành tựu viên mãn và mới bắt đầu ra giáo hóa.
Lại có hạng người tuy giàu có, dư dả nhưng lại sống khổ sở hơn cả người nghèo vì chẳng dám tiêu xài, nói chi đem ra giúp đỡ những người khác. Họ sống trong tham lam ích kỷ, lao tâm nhọc sức để tích chứa cho riêng mình. Muốn cho xã hội được phát triển vững mạnh, lâu dài, con người cần phải làm giàu tri thức và đạo đức. Tri thức giúp ta phát triển xã hội, đạo đức giúp con người sống có hiểu biết và yêu thương hơn. Tri thức và đạo đức như đôi cánh chim tung bay khắp cả bầu trời rộng lớn bồi đắp cho nhân loại sống có tình người, biết yêu thương, nương tựa vào nhau. Thiếu tri thức thì ta không thể giúp ích gì được cho ai. Ngược lại, có tri thức mà không có nhân cách đạo đức thì ta dễ dàng bị tha hóa, tiêu cực bởi sự hấp dẫn của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp mà làm thiệt hại cho nhau.
Con người là chủ nhân của bao điều họa phúc, bất hạnh hay an vui đều do chính mình tạo nên. Chúng ta hãy vì tình thương của nhân loại mà cùng nâng đỡ và chia sẻ cho nhau. Con người hơn hẳn các loài khác là vì có hiểu biết, có tri giác nên dễ dàng cùng nhau chia vui sớt khổ, thiết lập tình yêu thương chân thật theo nhịp cầu tương thân tương ái trong cuộc sống. Những người không hiểu Chánh pháp có thể nói rằng: “Cái anh đó dại quá! Tại sao bị chửi, bị nói nặng, bị đàn áp như vậy mà không có phản ứng, không có la mắng trở lại, dại chi mà dại quá vậy!” Một nền giáo dục chân chính là biết cách hướng dẫn con người từ suy nghĩ, lời nói cho đến hành động đều mang tính chất đạo đức, tình thương và giúp họ thoát khỏi con đường sa đọa, trụy lạc để sống đời bình yên, hạnh phúc. Vấn đề then chốt là làm thế nào để xã hội có thể xây dựng nền giáo dục chân chính, hướng dẫn con người biết cách làm chủ bản thân mà vượt qua mọi thứ cám dỗ, dục vọng thấp hèn và có trách nhiệm cao cả, thiêng liêng với cuộc đời.
Mục đích giáo dục chân chính là làm sao thiết lập được chất liệu của tình thương để khai mở con người tâm linh của chính mình mà đánh bật đi bóng dáng tự ngã của “cái tôi” ích kỷ; xây dựng một con người đạo đức có khả năng bao dung và tha thứ, yêu thương và chia sẻ, biết nâng đỡ cho nhau bằng tình người trong cuộc sống. Suy cho cùng, những ai biết quay lại chính mình để nhìn thấy rõ ràng từng tâm niệm phát sinh mà tìm cách chuyển hoá để sống với tâm chân thật ban đầu thì đó là thấy-nghe-hay-biết mà thường lặng lẽ, sáng trong. Tâm hồn của chúng ta lâu nay bị đóng khung bởi những bức tường xã hội, bởi những định kiến hẹp hòi của một số người thấy biết sai lầm. Giờ đây, qua con đường giáo dục tâm linh và sự trải nghiệm trong đời sống gia đình, chúng ta có thể xây dựng tâm mình bằng niềm tin nhân quả trong nhịp cầu tương thân tương ái. Đồng thời, mỗi cá nhân tự phấn đấu vươn lên để biết cách làm chủ bản thân, đừng để bị lôi cuốn vào những bức tường thành đen tối do tham lam, sân hận và si mê chi phối.
Muốn được như vậy chúng ta phải học hỏi và tu tập cho thấu đáo lẽ thật-giả trong cuộc đời. Chúng ta cần phải biết lắng nghe tiếng chim hót, biết nhìn dòng sông chảy, biết lắng nghe tiếng con người than thở trong nỗi khổ niềm đau của cuộc sống. Chính vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy nên tìm cho mình một lối sống thanh cao, thánh thiện vượt ngoài những giáo điều cứng ngắt mà vươn lên làm đẹp cuộc đời. Có nhiều điều chúng ta cũng cần phải học nơi bản thân mình qua những lần vấp ngã để biết cách chuyển hóa phiền não tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ từ bi, nhờ vậy cuộc sống của ta được bình yên, hạnh phúc.
Trong những nỗi lo lắng, sợ hãi, đau buồn, chán nản khi gặp khó khăn, thất bại con người thường mất hết niềm tin mà lao vào những canh bạc đỏ đen rồi dìm chết đời mình trong đêm tối. Vì muốn có được danh vọng hay nắm giữ quyền lực cho đến hơi thở cuối cùng mà con người nghĩ ra nhiều mưu mô, kế độc nhằm đạt đến ngưỡng cửa của tham vọng. Dù đó không phải là năng lực của chính bản thân nhưng ta vẫn ôm giữ mãi không chịu nhường cho ai. Chuyện này thường xảy ra nhan nhãn trong đời sống hằng ngày. Chúng ta chỉ vì lòng tham lam, ích kỷ, hẹp hòi mà tối ngày tranh giành địa vị, nuôi mộng đấu tranh để được quyền lực tối cao.
Nhân loại trên đà phát triển nhìn vào thực tế cuộc sống chúng ta thấy rõ thế giới con người đang phát triển, mở mang đến mức cực thịnh với nhiều hình thái rất phong phú, đa dạng, huyền bí và phức tạp đến vô cùng. Nền văn minh khoa học kỹ thuật phát triển đã đem đến cho con người một cuộc sống sung túc, phồn thịnh. Ăn uống sung sướng, quần áo sang trọng, trang sức hợp thời trang, nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi, thuốc thang trị liệu đa dạng, phương tiện đi lại dễ dàng, đường phố ngập tràn những chiếc xe hơi bóng loáng… Sự văn minh tiến bộ vượt bậc của nền khoa học kỹ thuật đã đem đến cho con người mọi nhu cầu thoả đáng, đời sống vật chất sung mãn, đầy đủ. Tuy nhiên, vật chất càng sung mãn thì càng làm sự tham muốn của con người không bao giờ biết đủ, biết chán, biết thỏa mãn để dừng lại và cuối cùng là không biết bằng lòng với hiện tại.
Tất cả mọi tiện nghi vật chất sung mãn vẫn không mang đến cho con người có được một cuộc sống bình yên, an vui và hạnh phúc thực sự. Ngược lại, chúng ta đều mang sẵn một nỗi niềm ưu tư, lo lắng, sợ hãi, bất an và phiền muộn. Con người cứ luôn đi tìm những cảm giác mới lạ để được tận hưởng những thú vui trong ngũ dục cuộc đời. Sự mong muốn này vừa được đáp ứng thì con người lại thấy không hài lòng, thỏa mãn và liền chạy tìm một nhu cầu mới khác có hiệu quả cao hơn để tận hưởng cảm giác lâu bền rồi tự giết đời mình trong vô minh mê muội. Một khi con người đã chạy theo dục vọng thì không biết chỗ dừng như túi tham không đáy, lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn và thèm khát. Sự văn minh tiến bộ về tiện nghi vật chất làm cho tinh thần con người bị sa sút bởi sự đam mê, quyến rũ của dục vọng.
Nhưng chúng ta phải làm thế nào để trở thành một con người có đạo đức tâm linh hoàn chỉnh? Muốn trở thành con người tâm linh không phải đơn giản, dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta đối với bản thân phải luôn biết xét nét, nhìn kỹ lại chính mình để thấy được những lỗi nhỏ nhặt nhất mà tìm cách khắc phục, chuyển hóa chúng. Người có đức hạnh phải biết làm chủ bản thân qua các cảm thọ, xúc chạm để thấy biết rõ ràng sự thật nơi thân này. Biết cảm thông và tha thứ, bao dung và độ lượng cho những ai đã từng làm cho mình đau khổ tột cùng; luôn sống vì lợi ích chung, lấy niềm vui thiên hạ làm niềm vui chính mình. Ai sống được như vậy là người đức hạnh, đạo đức và đang đi trên con đường giác ngộ. Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm mà sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân; sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui, hạnh phúc. Thế gian này có năm loài cùng chung ở trong sáu nẻo luân hồi nhưng con người là một chúng sinh cao cấp nhờ có suy nghĩ, nhận thức, biết phân biệt đúng sai. Nếu biết vận dụng đi theo chiều hướng tốt đẹp thì không ai bằng và ngược lại thì vô cùng cực ác.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chỉ có con người tâm linh mới có đủ khả năng giúp nhân loại vượt qua rào cản của si mê, tội lỗi nhờ có hiểu biết và thương yêu trong tinh thần bình đẳng. Ai làm người cũng phải một lần biết thao thức, trăn trở để mở rộng tấm lòng mà cùng nhau kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống. Đời sống con người luôn song hành hai phần thân và tâm, tức thể xác và tinh thần. Nhưng đa số chúng ta chỉ chú trọng về phần vật chất nên cung phụng cho thân nhiều mà quên lãng đi yếu tố tinh thần, tuy sống trong giàu có, tiện nghi mà lại nghèo nàn tâm linh nên thường thất vọng, đau khổ. Tóm lại, thân và tâm không thể tách rời nhau, thân hành động tốt hay xấu đều do tâm điều khiển. Những ai đã sống được với bản tâm chân thật rồi thì làm việc gì cũng đều có lợi ích.
Tôi lúc trước si mê cùng lầm lỗi
Gây biết bao khổ não cho nhiều người
Nhờ Tam bảo, mẹ hiền đã tế độ
Tôi vượt qua bao tăm tối, ưu phiền
Để rồi đây kết nguyện với muôn loài
Hầu đền đáp, sẻ chia cùng tất cả
Để cùng nhau kết nối tình yêu thương
Cùng vui sống bằng trái tim hiểu biết.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

tuphuong0901
09-06-2016, 08:35
Mỗi vết thương là một sự trưởng thànhMỗi vết thương nếu ta biết trân quý thì là một cơ hội để ta trưởng thành, mỗi nỗi đau là nấc thang để bước lên cung bậc an nhiên và mỗi khắc nghiệt nào đó đều có thể là kho tàng cho ta đi tìm sự vô uý.
http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/tuoi_tre_va_doi_song/moi-vet-thuong-la-mot-su-truong-thanh.jpg (http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/tuoi_tre_va_doi_song/moi-vet-thuong-la-mot-su-truong-thanh.jpg)

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Phần Vết thương làm mủ, Phật dạy: " Có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn". Tâm ta dễ bị tổn thương như vết thương đang làm mủ, sẽ đau đớn hơn nhiều lần nếu bị tác động vào vết thương ấy.

Cuộc sống với muôn hình vạn trạng đã cho ta nhiều thất bại, nếu không có chất liệu vững chãi và chịu đựng thì có lẽ chúng ta miệt mài với những niềm đau. Dấu một hủ mắm hoặc trái sầu riêng trong nhà thì thế nào cũng bốc mùi, dòng sông trôi chảy nước sẽ sạch nhưng bị tác động chặn lại không lưu thông lâu ngày thì nước sẽ vẩn đục. Ta dồn nén những tổn thương trách móc thì từng ngày dằn vặt và mòn mỏi thân tâm.

Trong tâm ôm ấp ý niệm tiêu cực lâu dài sẽ bị những khối u trong tâm, gọi là ung thư tâm thức. Nên tìm cho mình những phương pháp để khai thông những phần bế tắc trong tâm thức, để những khối u ấy được xoa dịu và chữa lành.Để làm một hạt ngọc trai, người ta lấy con dao thật sắc nhọn mổ bụng con trai ra bỏ vào một hạt cát và may lại, rồi bỏ nó vào hồ chứa nước biển. Sẽ có hai điều xảy ra đối với con trai khi có hạt cát trong bụng; một là nó sẽ chết dần mòn bởi vết thương làm độc, hai là qua những tháng ngày đau đớn nó sẽ tiết ra chất nhờn bao bọc lại hạt cát nằm trong da thịt. Và hạt ngọc trai được hình thành như thế.

Cuộc đời nhiễu nhương đã cho ta những hạt cát sầu khổ. Nếu ta yếu đuối mỏng manh thì sẽ than vãn và gục ngã như con trai chết vì độc tố, nhưng ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt mà ta mạnh mẽ vượt qua để chế tác ra chất liệu tỉnh thức và yêu thương thì ngày đó ta đã trưởng thành hơn từ vết thương mà đời đã gởi đến.

Vết thương ngoài da có ngày lành thương tích, nhưng có những vết thương lòng trải qua thời gian lâu dài mới chữa lành, đôi lúc có những vết thương lòng đã theo ta đến ngày nhắm mắt xuôi tay mà chưa được chữa trị. Mỗi người có những vết thương lòng khác nhau và đa phần những hệ quả để lại là sự đau khổ, mất niềm tin, tuyệt vọng, cô đơn và hờn giận. Có vết thương đến từ hệ lụy tình cảm, người khác phản bội, xúc phạm danh dự, lừa dối tiền bạc... Nếu không khéo thực tập thì những nỗi đau sẽ kéo dài trong tâm thức và từng ngày giết chết người bị tổn thương.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Phần Vết thương làm mủ, Phật dạy: " Có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn". Tâm ta dễ bị tổn thương như vết thương đang làm mủ, sẽ đau đớn hơn nhiều lần nếu bị tác động vào vết thương ấy. Cuộc sống với muôn hình vạn trạng đã cho ta nhiều thất bại, nếu không có chất liệu vững chãi và chịu đựng thì có lẽ chúng ta miệt mài với những niềm đau. Dấu một hủ mắm hoặc trái sầu riêng trong nhà thì thế nào cũng bốc mùi, dòng sông trôi chảy nước sẽ sạch nhưng bị tác động chặn lại không lưu thông lâu ngày thì nước sẽ vẩn đục. Ta dồn nén những tổn thương trách móc thì từng ngày dằn vặt và mòn mỏi thân tâm. Trong tâm ôm ấp ý niệm tiêu cực lâu dài sẽ bị những khối u trong tâm, gọi là ung thư tâm thức. Nên tìm cho mình những phương pháp để khai thông những phần bế tắc trong tâm thức, để những khối u ấy được xoa dịu và chữa lành.

Ta cũng không thể trốn đi đâu để xa lánh những nghiệt ngã, vậy thì ngày đây, từ nơi ta vấp ngã, từ nơi những nổi đau và từ nơi mỗi vết thương ta hãy tìm ra con đường chuyển hoá để từ đó khổ đau là điều kiện hạnh phúc, vấp ngã là cơ hội vững chãi, vết thương là nhân duyên trưởng thành. Cho nên Ngài Vĩnh Gia đã nói rằng "Xét lời ác ấy là công đức, đó mới chính là thầy ta thực".

Để tạo được trầm hương hay kỳ nam thì cây dó chịu sự tác động từ thiên nhiên như sấm sét, côn trùng xâm hại, đất lở, bão giông, các vết thương bị nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn này kết hợp với chất nhựa của cây dó tạo thành phản ứng hoá học và hình thành trầm hương. Nhưng không phải cây dó nào bị thương cũng biến thành trầm, hàng nghìn hàng triệu cây mới có một cây; còn tuỳ thuộc vào loài cây dó, thổ nhưỡng, thảm thực vật nơi cây dó sống, vi khuẩn nấm mốc hoặc nhiễm các loài ký sinh nào và đặc biệt là năng lực tạo ra phản ứng miễn dịch của cây dó đó. Nhân gian truyền miệng nhau câu nói "Trong đau thương dó biến thành trầm" hay câu ca dao "Dó lâu năm mới thành kỳ, đá kia lăn lóc có khi thành vàng", như vậy ta có thể hiểu trầm kỳ là sản phẩm của quá trình nhiễm bệnh hoặc quá trình phản ứng tự vệ chống lại quá trình nhiễm bệnh của cây dó.

Cuộc đời cũng đã cho ta nhiều vết thương, ta sẽ nâng niu những vết thương ấy để tâm linh được nở hoa trưởng thành hay sẽ chết đi theo thời gian như hàng nghìn hàng triệu cây dó khác. Mỗi vết thương nếu ta biết trân quý thì là một cơ hội để ta trưởng thành, mỗi nỗi đau là nấc thang để bước lên cung bậc an nhiên và mỗi khắc nghiệt nào đó đều có thể là kho tàng cho ta đi tìm sự vô uý.

Đừng chạy trốn và xa lánh những vụng về, ngay bây giờ và ở đây, ta có thể bắt đầu với sự hồi sinh mạnh mẽ và tái sinh lại một lần nữa. Đừng để những trái ngang dòng đời vùi dập ta chết đi như con trai nhiễm độc hay những cây dó lụi tàn, hãy là trầm hương, là hạt ngọc trai, tái sinh từ những gì khắc nghiệt nhất.

Mỗi vết thương là một sự trưởng thành.


Thiện Tuệ - Vườn hoa Phật giáo (http://vuonhoaphatgiao.com/)

tuphuong0901
09-06-2016, 08:38
Nhân quả - Định luật căn bản trong đời sốngCuộc đời chúng ta hạnh phúc khi chúng ta có những hành động tốt là nhân để tạo ra hạnh phúc. Nếu khổ đau, không như ý thì chúng ta phải tìm và sửa lại những nhân đã tạo ra khổ đau, không như ý đó bằng những nhân ngược với chúng.
http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/goc_suy_ngam/nhan-qua-dinh-luat-can-ban-trong-cuoc-song.jpg (http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/goc_suy_ngam/nhan-qua-dinh-luat-can-ban-trong-cuoc-song.jpg)

Nhân quả để giải thích đời sống

Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này. Và rồi có những nguyên nhân để nó hư hoại, ngày nào sẽ biến mất khỏi nơi này. Khoa học cũng nói thế: Không có cái gì mà không có những nguyên nhân. Cuộc sống khoa học là đi tìm những nguyên nhân của sự vật, và hội hợp những nguyên nhân đã biết để tạo ra kết quả là một sự vật khác với những tính năng mới lạ hơn. Nguyên lý duyên sanh của Phật giáo cũng nói thế, nhưng với tầm nhìn sâu rộng hơn nhiều: Cái gì cũng có từ những nguyên nhân, hay những nhân duyên, do nhiều nhân duyên mà sanh.

Theo thuyết Tương đối của Einstein, không gian và thời gian mà lâu nay chúng ta cứ tưởng là những thực thể tuyệt đối, đều là tương đối, nghĩa là biến đổi theo điều kiện, theo nhân duyên. Không gian, thời gian hiện hữu do nhân duyên; không gian và thời gian là duyên sanh, nghĩa là tương đối, đây là điều Phật giáo đã nói ngay từ những ngày đầu có mặt. Đó là nhân quả ở cấp độ vật lý.

Ở cấp độ con người thì nhân quả khó thấy hơn, vì con ngưởi không chỉ có cấp độ vật lý là thân, mà còn có cấp độ khẩu và cấp độ tâm ý. Tâm ý thì khó thấy, hành động (nghiệp) do con người làm (ý tưởng) thì không để lại dấu vết vật lý nào, ngoại trừ trong chính tâm ý. Nhưng tâm ý là cái quan trọng nhất ở con người so với lời nói (khẩu) và hoạt động của thân.

Kinh Pháp Cú bắt đầu bằng hai bài kệ:

Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ, tâm tạo
Nếu nói hay hành động
Với tâm ý xấu ác
Khổ đau liền theo ngay
Như bánh xe theo trâu.

Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ, tâm tạo
Nếu nói hay hành động
Với tâm ý thanh tịnh
Hạnh phúc liền theo ngay
Như bánh xe theo trâu.

Khó thấy nhân quả ở cấp độ tâm ý. Khoa học cũng không thể giải thích tại sao những đứa con cùng một cha mẹ, nghĩa là cùng gien, lại khác nhau, cả về thân thể, tính tình, khuynh hướng, sở thích, thông minh, thọ yểu, nghĩa là khác nhau về thân, khẩu, và tâm ý. Nếu nói về hoàn cảnh xã hội tạo nên sự khác biệt này thì con cái đều được nuôi dưỡng và giáo dục trong cùng một môi trường, cùng một đẳng cấp của cơ sở giáo dục. Bất cứ lãnh vực vật lý học, sinh học, xã hội học, tâm lý học nào cũng không thể giải thích được sự khác biệt này. Tại sao đứa này thích y khoa, đứa kia thích toán, đứa nọ lại chỉ ưa nghệ thuật?

Đạo Phật giải thích rằng những khuynh hướng khác nhau đó là do chúng nó đã thích và luyện tập nhiều những môn ấy trong những kiếp trước rồi. Thân tâm hiện tại là cái quả của những hành động thân khẩu ý là cái nhân trong những kiếp trước. Trong các câu chuyện của Kinh Bổn sanh (Jataka), Đức Phật giải thích chi tiết tại sao người này thế này, gặp những sự cố thế này, được những thuận lợi thế này, chịu những nghịch cảnh thế này. Tóm tắt, những quả tốt xấu mà chúng ta đã gặt là do những nhân tốt xấu mà chúng ta đã gieo. Những nhân là những hành động (nghiệp) tốt xấu mà mỗi người đã làm, và quả là kết quả đã hình thành (nghiệp quả) từ những hành động là nhân trước kia.

Chữ nghiệp (karma) có nghĩa là hành động. Hành động tốt xấu nào cũng được tạo ra từ động lực, và động lực tạo ra ấy sẽ phản hồi lại trên chủ thể hành động. Thí như một trái banh khi ném vào tường sẽ dội, phản hồi trở lại. Sức ném càng lớn thì sự phản hồi càng mạnh. Tạo ra động lực và động lực phản hồi này là định luật nhân quả. Có động lực tạo ra thì phải có động lực dội về, chứ động lực ấy không mất đi đâu cả. Toàn bộ thân tâm con người đều tạo ra những hành động (nghiệp), hành động của thân, của khẩu và của tâm ý. Những hành động ấy hoặc tốt hoặc xấu đều dội lại nghiệp quả hay quả báo hoặc tốt hoặc xấu.

Trước một sự cố bất ngờ xảy ra cho một người, chúng ta tự hỏi tại sao như thế này, tại sao không như thế kia, và khi không tìm ra những nguyên nhân có thể thấy, bằng bất cứ ngành khoa học nào, chúng ta phải kết luận rằng đó là nghiệp quả, nghĩa là kết quả của những nguyên nhân là những hành động trong quá khứ ở đời trước của người ấy.

Luật nhân quả là sự công bằng. Không có cái gì xảy ra với chúng ta do “may mắn” hay “rủi ro” ngẫu nhiên. Nói theo một châm ngôn Phật giáo “Không có cái gì (quả) có thể xảy ra với chúng ta nếu nơi chúng ta không có mầm mống (nhân) cho cái đó”. Mỗi người là kẻ duy nhất thừa kế những hành động đã làm của mình. Đây là sự công bằng phổ quát cho tất cả, sự công bằng của nhân quả này khiến chúng ta không sợ hãi, lo âu vô cớ.

Trong khi khoa học hiện đại không thể giải thích câu hỏi tại sao về đời sống thì triết học Tây phương cũng không thể làm gì hơn. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần thì cho cuộc đời là phi lý, triết học và tôn giáo nhất thần thì tốt xấu gì cũng đổ cho Thượng đế, nhưng nếu tất cả đều do Thượng đế thì chẳng lẽ Thượng đế lại không công bằng khi tạo ra đời người này thì sướng, đời người kia thì khổ, người này may mắn, người kia bất hạnh…

Thế nên với Tây phương, đạo đức chỉ là lời kêu gọi lương tri con người, nên làm cái này cái kia. Hay đạo đức là mệnh lệnh của một Thượng đế ở bên ngoài mình; và khi những mệnh lệnh đạo đức đó khác nhau ở những tôn giáo thì lại gây ra đánh nhau để bảo vệ cho mệnh lệnh Thượng đế của mình. Nếu chỉ so sánh một lãnh vực là đạo đức, thì đạo đức đời thường là “anh nên làm như thế này, như thế kia”. Với Phật giáo, trước sự công bằng của nhân quả, thì“anh phải làm như thế này nếu anh muốn được như thế kia”.

Với Phật giáo, định luật nhân quả là định luật của toàn bộ đời sống. Khi không có nhân quả thì cũng không có thiện ác, nghiệp báo, và không có cả sự tiến bộ của con người. Muốn tiến bộ cũng dựa vào nhân quả để tiến bộ; muốn thụt lùi, xuống thấp, cũng phải dựa vào nhân quả để thụt lùi, xuống thấp. Tất cả con đường Phật giáo đều dựa vào nhân quả. Có năm giới căn bản bởi vì có định luật nhân quả. Không có nhân quả thì tám chánh đạo vô hiệu. Mọi con đường Phật giáo, mọi thực hành Phật giáo đều nhằm chuyển hóa con người, đưa nó đến chỗ đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Không có định luật nhân quả sẽ không có nền tảng cho sự chuyển hóa ấy.

Cũng chính vì có nhân quả cho nên phải có đời trước và đời sau. Có đời sau bởi tất cả những nhân tốt xấu đã tạo ra trong đời này không trổ hết quả trong đời này, nên phải có đời sau để cho những năng lượng tốt xấu đã tạo ra đó biểu lộ và tiêu tan. Cũng thế, vì có đời này như là kết quả của những nhân đã từng tạo ra, thì phải có những đời trước để tạo ra những nhân đó. Đời này tôi chịu những động lực nào đó là vì đời trước tôi đã tạo ra những động lực ấy. Đời này tôi bị trái banh đánh trúng mặt, vì đời trước tôi đã ném nó.

Không tin nhân quả, không tin có đời trước đời sau, người ấy sẽ rơi vào đoạn kiến, hư vô. Và đây là cái xấu ác lớn nhất:

Ai vi phạm vào pháp (nhân quả)
Ai nói lời vọng ngữ
Ai bác bỏ đời sau
Không ác nào không làm.
(Kinh Pháp Cú, phẩm Thế gian)

Nhân quả để tạo dựng một đời sống hạnh phúc

Kinh nói, “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”.
Người thiện lành thông minh sợ tạo ra những nhân xấu vì sẽ hưởng những quả xấu, và biết tạo ra những nhân tốt để lợi mình lợi người. Còn không sợ quả là khi quả xấu đã đến do đã tạo ra những nhân xấu ở trong những đời trước mà những hành động tốt trong đời này không đủ để chuyển hóa toàn bộ chúng thì phải thản nhiên chịu nhận thôi. Cách cải thiện duy nhất cuộc đời mình là từ nay chỉ tạo những hành động tốt, những nhân tốt.

Cho nên cuộc đời chúng ta hạnh phúc khi chúng ta có những hành động tốt là nhân để tạo ra hạnh phúc. Nếu khổ đau, không như ý thì chúng ta phải tìm và sửa lại những nhân đã tạo ra khổ đau, không như ý đó bằng những nhân ngược với chúng. Như thế, cuộc đời này là những cơ hội trước mắt để tạo ra hạnh phúc. Chính nhờ định luật nhân quả này mà người ta có thể cải thiện cuộc đời mình, tiến đến chỗ đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn, nghĩa là đến chỗ hạnh phúc hơn, bằng cách tạo ra những nhân đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.

Người ta tạo ra những nhân tốt hay xấu trong từng giây phút một bằng vốn tài sản thân khẩu ý của mình. Trước một sự cố, phản ứng người ta có thể tốt hoặc xấu, có thể tích cực hoặc tiêu cực. Chẳng hạn, trước một sự cố trái ý mình, thay vì tức giận và làm sự việc thêm rắc rối theo chiều hướng tiêu cực, thì với một tâm an nhẫn, chúng ta giải quyết sự việc theo chiều hướng tích cực lợi mình lợi người. Trước một sự việc, chúng ta có một phản ứng tích cực thay vì tiêu cực, đó là một hành động tốt. Tất cả những hành động tốt con người có thể làm được đều được nói đến trong Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gắn liền sự tích tập phước đức và tích tập trí huệ với nhau.

Đời sống này được tạo bằng những phản ứng, những tương tác của thân khẩu ý của những cá nhân. Nếu chúng ta phản ứng theo chiều hướng tiêu cực do tham, giận, si, kiêu mạn, đố kỵ… chúng ta đã làm cho đời sống nhiễm độc. Kết quả là khổ đau, bất như ý từ cá nhân, gia đình, đến xã hội. Trái lại, phản ứng theo chiều hướng tích cực, nghĩa là phản ứng theo trí huệ và từ bi, dần dần chúng ta sẽ biền đổi thế giới này thành vàng ròng: Tất cả thế giới được trang nghiêm bằng vàng ròng của trí huệ và từ bi.

Một xã hội lành mạnh và hạnh phúc là một xã hội tin và làm theo nhân quả.


Nguyễn Thế Đăng

tuphuong0901
11-06-2016, 08:55
Ai cũng có một thời tuổi trẻAi cũng có một thời tuổi trẻ. Để sống và ước mơ. Để đi xa và thấy những điều mới lạ. Để vụng về và chọn lựa sai lầm. Để xốc nổi và làm những điều mà ngay cả mình cũng không chấp nhận được mình. Để yêu và nghĩ về ngôi nhà ấm áp. Để đi ra và đi xa rồi nhớ rất nhiều...


Cuộc sống không bao giờ dừng lại, nó có thể ngừng lại đối với người này nhưng vẫn tiếp diễn ở người kia. Dừng lại ở người này trong đời hiện tại nhưng hành trình phía trước của người ấy vẫn tiếp tục theo cách riêng của nó. Chúng ta không biết được tương lai nhưng quá khứ thì nằm lòng. Chúng ta có thể kiến tạo cuộc sống mình tốt hơn nếu chúng ta có ý thức xây dựng và bảo hộ.


Chúng ta từng hoang phí tuổi trẻ và dại dột mò mẫm đi trong ý niệm trải nghiệm cuộc sống với mong muốn trải qua cho bằng được những điều mà lẽ nên chỉ cần quan sát và suy ngẫm, học hỏi từ chính những cuộc đời đã từng trả giá.

Người trẻ nên suy nghĩ cũng thường trẻ. Ta thích đổ thừa hoàn cảnh và đẩy trách nhiệm về phía người khác. Ta thích tiện nghi nhưng khi mình bị lệ thuộc vào sự tiện nghi của cuộc sống thì ta đổ lỗi cho sự hiện đại đã khiến mình không vững chãi, làm hư chính mình. Ta mong được sự nâng đỡ để trưởng thành thì đến khi không tiếp tục được đỡ nâng nữa, ta lại đổ thừa người khác đã khiến mình ỷ lại...

Xử lý vụng về như thế, như thể ta vô can trong cuộc đời lềnh bềnh không bến của mình thì đó sẽ là cách ta tiếp tục dìm mình xuống bùn sâu, khó ngoi lên được để thấy cái đẹp tươi của cuộc sống; đến khi ngoi lên thì có khi không còn cơ hội, thời gian để chữa lỗi lầm.

Chúng ta trẻ, đồng ý chúng ta sẽ sai lầm, sẽ vụng về, nông nổi, vì suy nghĩ ta non. Nhưng, ai cũng sẽ già và rồi sẽ chết. Nên điều quan trọng là sau những sai lầm ta rút ra được gì cho mình, bài học sâu sắc có thể ta phải trả học phí rất cao.

Học phí đôi khi không phải chỉ là tiền mà còn là niềm tin-yêu rạn vỡ. Nhưng, không sao, chúng ta có thể làm lại điều đó, đôi khi cần thời gian một đời. Thì cũng chẳng sao, vì ta vẫn còn nhiều đời để bắt đầu lại, trước tiên để được làm người và làm người xứng đáng.


L.Đ.L

Manhbeo37
11-06-2016, 11:37
Ông cũng ở vinh à, ae ôm nhau cái :monkeys30:

tuphuong0901
12-06-2016, 08:24
Ông cũng ở vinh à, ae ôm nhau cái :monkeys30:

Rảnh rỗi thì alo cafe, buổi sáng từ 7h đến 9h, 7 ngày trong tuần ngày nào cũng được.

tuphuong0901
17-06-2016, 09:20
Sau bao nhiêu công sức mình đã tìm ra được chân tướng và mọi chuyện về người đã lừa dối mình. Lòng đầy oán hận bao lần trong đêm tính mang " hộp quà " xít vào nhà người đó, may mắn sao giữa cái lúc trong lòng luôn có ý nghĩ trả thù người đã lừa dối mình thì mình có phước duyên được gặp sư thầy. Thầy không nói nhiều mà chỉ nhẹ nhàng giảng giải cho mình một chút về đạo làm người và làm cho tâm hồn thanh thản. Chỉ vậy thôi mà mình bừng tỉnh thoát khỏi cơn mê, ngàn vạn lần cảm ơn cũng không nói hết được lòng biết ơn mình dành cho thầy, khi mình tha thứ được cho người lừa dối mình thì ngay lập tức mình cảm thấy lòng nhẹ nhàng đến kỳ lạ.
Đạo đời trong một chữ Tâm.
Vui buồn trong một cõi trần gian thôi.

Khongcanten
17-06-2016, 09:58
Sau bao nhiêu công sức mình đã tìm ra được chân tướng và mọi chuyện về người đã lừa dối mình. Lòng đầy oán hận bao lần trong đêm tính mang " hộp quà " xít vào nhà người đó, may mắn sao giữa cái lúc trong lòng luôn có ý nghĩ trả thù người đã lừa dối mình thì mình có phước duyên được gặp sư thầy. Thầy không nói nhiều mà chỉ nhẹ nhàng giảng giải cho mình một chút về đạo làm người và làm cho tâm hồn thanh thản. Chỉ vậy thôi mà mình bừng tỉnh thoát khỏi cơn mê, ngàn vạn lần cảm ơn cũng không nói hết được lòng biết ơn mình dành cho thầy, khi mình tha thứ được cho người lừa dối mình thì ngay lập tức mình cảm thấy lòng nhẹ nhàng đến kỳ lạ.
Đạo đời trong một chữ Tâm.
Vui buồn trong một cõi trần gian thôi. bỏ đi bạn không xứng đâu bạn ạ

tuphuong0901
29-06-2016, 17:51
Còn gì níu giữ nữa đâu nhỉ
Xấu tốt ra sao đã rỏ rành
Luận thuyết anh túc điều ấu trĩ
Cuộc đời ngắn lắm phải không các bạn
Quay đầu trở lại cùng nòi giống
Rẽ bước về đây với sử xanh
Chèo lái thuyền quê sang nẻo chính
Dựng xây nhân nghĩa phúc an lành
Quân Tử hảo cầu đã qua 5 năm không biết đến mùi nhựa rỉ ra từ quả cầu anh túc. Hôm nay chính thức nói câu " Quân Tử Không Hảo Cầu "

tuphuong0901
07-07-2016, 09:34
Mệt mỏi, quá mệt mỏi với cuộc sống này. Vì bạn mà bỏ tình riêng nhưng không thể vì bạn mà trốn tránh trách nhiệm với gia đình. Bây giờ ai muốn nghĩ mình sao cũng được, muốn trách, muốn đánh cũng được vì mình lo cho bạn bè đến kiệt sức rồi, còn chút hơi tàn để về phụng dưỡng Bố Mẹ.

tuphuong0901
25-08-2016, 07:43
Dễ đến gần một năm ko vào đây hôm nay ghé lại thấy chẳng có gì mới. Vẫn chỉ từng ấy gương mặt xem đi xem lại đến nhàm chán, có lẽ ngôi nhà này ko đủ sức níu chân khách ghé thăm.
Cũng như mình vậy qua bao nhiêu ngày một mình một ngựa hết ra chốn đô thành lại lội khắp rừng sâu rong chơi cho quên đi mọi nỗi buồn cứ tưởng đã làm được nhưng sống gần hết đời người rồi mà mình vẫn quá ấu trĩ. Cuối cùng lại trở lại vạch xuất phát khi sức đã tàn, lực đã kiệt chẳng biết có nên tiếp tục đi nữa hay không. Chân tuy đã mỏi nhưng lòng vẫn sục sôi oán thù, xem ra mình chưa ngộ ra đc chân lý của phật pháp.
Nam mô a di đà phật
Miệng niệm nam mô nhưng tâm vẫn ko tĩnh, lòng vẫn ko yên. Xem ra lại phải tiếp tục lên đường lãng du, đi cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng may ra mới có thể thanh thản về với đất mẹ. Trên con đường ta đi chẳng có lấy một người đi cùng dù chỉ là quãng ngắn. Số phận đã an bài thôi thì xuôi theo chứ có cưỡng cầu điều gì khác cũng không thể được.

tuphuong0901
11-09-2016, 11:32
Có những thứ làm người ta nghiện là cũng đúng, khi dùng nó vào là nó đẩy mọi cảm xúc lên tột đỉnh buồn thì buốn đến muốn chết mà vui thì nhảy múa cả ngày không biết mệt. Vậy thôi chứ già rồi không dám để mình phải lệ thuộc vào cái gì đó nhưng con ma này đã ám sâu vào tận trong xương tủy nên nhiều lúc nó cũng làm mình như muốn phát điên. Những lúc như vậy lại lặng lẽ ra bờ sông ngồi và điếu thuốc lập lòe cháy trên tay đến tận sáng sớm sương phủ ướt mái đầu. Có lẽ trên thế gian này chẳng có ai lại có những việc làm điên rồ như mình bỏ cuộc sống văn minh đô thị về miền trung du heo hút dựng căn nhà lá, ngày ngày cuốc đất trồng cây làm bạn với thiên nhiên, gọi là sống cũng được mà gọi là tồn tại cũng chẳng sai một mình trong căn chòi lá bữa ăn thật đạm bạc với chỉ bát lạc rang mặn và đĩa rau muống chỉ biết đến thế giới bên ngoài qua cái điện thoại sóng phập phù mỗi lần muốn vào mạng lại phải trèo lên cây cao mới có sóng. Ngày ngày chụm lửa nấu cơm mà bát cơm ăn lại thấy ngon hơn nấu bằng nồi cơm điện, nguồn năng lượng tự chế chạy bằng gió chỉ đủ sạc pin điện thoại và thắp sáng bóng đèn nhỏ vậy mà lại không thấy khổ, chỉ khi nghĩ về lòng người giả dối mới thấy buồn khổ. Cuộc sống cứ vậy lặng lẽ ngày qua ngày, cứ mấy hôm lại sang thăm sư thầy, chăm sóc vườn cây thuốc Nam giúp thầy và nghe thầy giảng giải về giáo lý phật pháp. Cũng có khi thấy mình cô đơn đến không chịu nổi vậy là lại một mình một ngựa lang thang hết vào Nam lại ra Bắc nhưng không có nơi nào đủ sức níu bước chân mình vậy là lại về với căn chòi lá, đêm đeo đèn pin xách ...chui rúc trong rừng săn bắn, ngày lại đào đào, cuốc cuốc. Tất cả mọi người ai cũng ngạc nhiên khi biết mình sống như vậy, gia đình anh em họ hàng thuyết phục mình về nhà bằng đủ mọi cách cũng không ai làm mình thay đổi được. Chỉ duy nhất soái ka gọi đt bảo " em nhớ cậu " mới khiến mình ghé về nhà chơi với nó một lúc lại đi. Nếu không có thằng ku này thì chắc giờ thân xác mình đã tan thành cát bụi.

Sao băng
11-09-2016, 13:08
A ơi. Bạn mèo u của a đâu rồi. Về đô thị đi a... nơi đó cs mình se˜ đo vất hơn, co´ gia đình chăm lo.

tuphuong0901
13-09-2016, 07:51
A ơi. Bạn mèo u của a đâu rồi. Về đô thị đi a... nơi đó cs mình se˜ đo vất hơn, co´ gia đình chăm lo.

Mèo Ú đang đi học ngành Dược 1 năm nữa mới xong mà còn không biết có học cao lên nữa không đến lúc Mèo học xong nếu còn duyên thì mình quay về còn bây giờ mình phải chuồn đến một nơi không ai biết về quá khứ để kiếm thằng ku chống gậy và cho ông bà đc bồng cháu. Thân nam nhi sao phải trông cậy vào gia đình, chỉ đến lúc nằm một chỗ không đi lại đc mới cần gia đình chăm sóc. Lỡ ông bà đi trước cũng không lo vì lăng mộ đã xây sẵn cho tận đời mình và có một khoản để vào viện dưỡng lão nằm chẳng lo lắng gì nữa. Vừa rồi mới ra bắc thăm mọi người trong diễn đàn âu cũng là đã thực hiện được một phần tâm nguyện, bây giờ chỉ muốn làm thế nào để cho tinh thần thoải mái là được chẳng cần gì đến vật chất và cuộc sống văn minh nơi đô thị.

tuphuong0901
26-09-2016, 17:46
Mưa lớn làm vỡ bờ ao cá trôi ra ngoài hết đâm ra lại hay. Bỏ không nuôi cá chép, cá rô phi nữa chuyển qua đầu tư nuôi cá sấu, ở trong tỉnh chưa thấy ai nuôi nên làm cái này chắc là thành công, nhưng để có đc thành công chắc phải bán hết tất cả khăn gói đi học ở các trang trại nuôi cá sấu.
Cứ thế đi đi về về giữa nhà, trang trại và các nơi để học tập kinh nghiệm công việc đã làm cho mình không còn thời gian mà nghĩ về những chuyện thời gian vừa qua. Vất vả một chút nhưng đầu óc nó nhẹ nhàng.

Lục Giang
26-09-2016, 18:01
Mưa lớn làm vỡ bờ ao cá trôi ra ngoài hết đâm ra lại hay. Bỏ không nuôi cá chép, cá rô phi nữa chuyển qua đầu tư nuôi cá sấu, ở trong tỉnh chưa thấy ai nuôi nên làm cái này chắc là thành công, nhưng để có đc thành công chắc phải bán hết tất cả khăn gói đi học ở các trang trại nuôi cá sấu.
Cứ thế đi đi về về giữa nhà, trang trại và các nơi để học tập kinh nghiệm công việc đã làm cho mình không còn thời gian mà nghĩ về những chuyện thời gian vừa qua. Vất vả một chút nhưng đầu óc nó nhẹ nhàng.

chúc bạn sẽ thành công trên con đường bạn đã và đnag lựa chọn, cánh cửa này khép lại thì ắt sẽc có cánh cửa khác mở ra , trời ko triệt đường sống của người ta bao giờ
hãy cố lên bạn, thành cơng hạnh phúc đnag chờ đón bạn phá trước

tuphuong0901
11-12-2016, 06:08
Bây giờ mình mới thấm thía câu " Đời là một vở kịch gặp cảnh nào diễn cảnh đó "
Chỉ buồn cười là toàn thấy và gặp bi kịch mới hay chứ . ���������������� �