PDA

View Full Version : Điều trị nhiễm trùng cơ hội thường gặp



songchungvoi_HIV
02-01-2014, 10:20
ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI THƯỜNG GẶP

1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Viêm phổi do Pneumocystis carinii

Trimethoprim 20mg/kg/ngày + Sulfamethoxazol 100mg/kg/ngày, 14-21 ngày.

Viêm phổi do Cryptococcus:

Amphotericin B: 0,25mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch sau tăng lên 0,5mg/kg/ngày, trong 6 tuần.

Lao phổi hoặc lao toàn thể: Theo hướng dẫn tại phần E.

Viêm phổi do Cytomegalovirus.

Ganciclovir 5mg/kg/lần, 2 lần/ngày, 14-21 ngày.

Viêm phổi do các vi khuẩn thường gặp như Hemophilus influenzae, S.pneumoniae, Klebsiella... Chọn kháng sinh thích hợp.

2. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

§ Nấm candida miệng - hầu.

Nystatin (Myconistine) tại chỗ.

§ Herpes simplex gây loét miệng, hậu môn.

Acyclovir: 5mg/kg/lần, 3 lần/ngày, 5-14 ngày, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

§ Viêm ruột do Salmonella, Shigella, Campylobacter:

Hồi phục nước, điện giải.

Dinh dưỡng.

Kháng sinh thích hợp.

3. Nhiễm khuẩn da

§ Herpes zoster:

Acyclovir 5-10mg/kg/lần, 3 lần/ngày, dùng trong 7 ngày, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

§ Do vi khuẩn, nấm: Chọn kháng sinh thích hợp.

4. Nhiễm trùng thần kinh

Viêm màng não do Cryptococcus: Amphotericin B: 0,25 - 0,5 mg/kg/ngày, dùng trong 6 tuần.

Toxoplasma ở não: Pyrimethamin 25-50 mg/ngày kết hợp với Sulfadiazin 150 mg/kg/ngày, thời gian 3-6 tuần.

E. Điều trị các bệnh khác

1. Điều trị người bệnh Lao/HIV/AIDS: Điều trị nhiễm HIV/AIDS theo hướng dẫn này kết hợp với điều trị lao

1.1. Hướng dẫn điều trị cho những người bệnh lao nhiễm HIV theo công thức

a. 2HRZE16HE.

Hai tháng điều trị tấn công hàng ngày với 4 thuốc: Izoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z) và Ethambutol (E). Sáu tháng điều trị củng cố bằng 2 thuốc Izoniazid và Ethambutol hàng ngày. Liều như sau:

Izoniazid (H): 5mg/kg

Rifampicin (R): 10mg/kg

Pyrazinamid (Z): 25mg/kg

Ethambutol (E): 15mg/kg

b. Nếu đảm bảo tốt các quy trình chống lây nhiễm, có thể sử dụng các phác đồ giống như người bệnh lao không nhiễm HIV, đó là:

2SHRZ/6HE chỉ định cho những trường hợp mới phát hiện:

- Hai tháng đầu dùng 4 loại thuốc Streptomycin (S) 15mg/kg, Izoniazid, Rifampicin, Pyrazinamid hàng ngày, liều như trên.

- Sáu tháng sau dùng 2 loại thuốc Izoniazid và Ethambutol hàng ngày, liều như trên.

2SHRZE/1HRZE/5H, R, E chỉ định cho những trường hợp tái phát sau điều trị theo các công thức:

- Hai tháng đầu dùng 5 loại thuốc: Streptomycin, Izoniazid, Rifapicin, Pyrazinamid, Ethamabutol hàng ngày, liều như trên.

- Tháng thứ ba dùng 4 loại thuốc: Izoniazid, Rifampicin, Pyrazinamid, Ethambutol hàng ngày, liều như trên.

- Năm tháng tiếp theo điều trị bằng 3 loại thuốc: Izoniazid, Rifampicin, Ethambutol 3 lần trong một tuần. Liều như sau:

+ Izoniazid (H): Liều cách quãng 3 lần/tuần: 10mg/kg

+ Rifampicin (R): 10mg/kg/24 giờ

+ Ethambutol (E): Liều cách quãng 3 lần/tuần: 30mg/kg.

1.2. Những điểm cần chú ý

Cán bộ y tế phải giám sát trực tiếp điều trị trong 2 tháng đầu.

Không chỉ định Streptomycin để điều trị bệnh lao cho người nhiễm HIV để tránh lây nhiễm HIV qua đường tiêm. Tuy nhiên nếu có điều kiện dùng bơm kim tiêm 1 lần, thì có thể sử dụng Streptomycin vì Streptomycin là thuốc diệt khuẩn rất tốt cho điều trị ở giai đoạn đầu.

Không chỉ định Thiacetazon (T) để điều trị bệnh lao cho người nhiễm HIV vì có nguy cơ gây nhiễm phản ứng phụ, thậm chí có thể gây tử vong.

Những công thức có Streptomycin hay Thiacetazon được thay bằng Ethambutol.

2. Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Điều trị nhiễm HIV/AIDS theo hướng dẫn này kết hợp với điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)



LÊ NGỌC TRỌNG

songchungvoi_HIV
02-01-2014, 11:32
ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI


<tbody>
Tác nhân

Phác đồ thuốc ưu tiên

Phác đồ thuốc thay thế



1. Vi khuẩn







Campylobacter

Jejuni



Erythromycin 2g/ngày chia làm 4 lần, uống trong 5 ngày.

Ciprofloxacin 1g/ngày chia 2 lần dùng trong 5 ngày hoặc norfloxacin 800mg/ngày chia 2 lần, uống, dùng trong 5 ngày.



Clamydia

Trachomatis



Erythromycin 2g/ngày chia làm 4 lần dùng trong 7 ngày hoặc ofloxacin 300mg uống 2 lần 1 ngày, dùng trong 7 ngày.

Doxycyclin 200mg/ngày chia 2 lần dùng trong 7 ngày.



Vi khuẩn lao

(Mycobacterium

Tuberculosis)





INH 5mg/kg, Ritampicin 10mg/kg, Ethambutol 15 - 20mg/kg, Pyrazinamid 20-30mg/kg.








Mycobacterium

Avium complex

(MAC)





Clarithromycin 1g/ngày chia 2 lần, kết hợp với ethambutol 15mg/kg/ngày.

Rifabutin 300mg/ngày kết hợp với ethabutol 15mg/ngày.






Salmonella




Ciprofloxacin 1gam/ngày chia 2 lần, uống trong 7 đến 14 ngày.

nếu phân lập chúng nhạy cảm với ampicillin hoặc co-trimoxazol thì dùng ampicillin 2g/ngày chia 2 lần hoặc Cotrimoxazol (viên 480 mg) ngày uống 4 viên.



2. Nhiễm trùng do nấm





Aspergillus (nhiễm nấm phổi)

Amphotericin B 0,8 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng.

Itraconazol 200mg/ngày chia 2 lần uống.



Candida albicans họng

Fluconazol 100mg/ngày, dùng trong 10-14 ngày.

Itraconazol 200mg/ngày chia 2 lần, uống dùng 10 đến 14 ngày.



Cryptococcus neoformans (viêm màng não)

Amphotericin B 0,7mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 10-14 ngày, rồi sau đó dùng fluconazol 400mg uống 2 lần 1 ngày trong 2 ngày, sau đó giảm xuống 400mg/ngày dùng trong 10-14 tuần.

Fluconazol 400mg/ngày uống trong 10-14 tuần rồi điều trị duy trì 200mg/ngày hoặc flulconazol 400mg/ngày kết hợp với flucytosin 100mg/kg/ngày.


</tbody>



<tbody>
Histoplasma capsulatum

Amphotericin B 0,8mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 10-14 ngày sau đó dùng Itraconazol 400mg/ngày, dùng trong 3 ngày rồi giảm xuống 200mg/ngày.

Itraconazol 300mg uống 2 lần/ngày dùng trong 3 ngày, sau đó 400mg/ngày dùng trong 12 tuần.






3. Nhiễm ký sinh trùng





Trichomonas vaginalis

Metronidazol 2 gam uống 1 liều duy nhất

Metronidazol 0,5 gam uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.



Pneumocystis carinii (PCP)

Sulfamethoxazol 75mg/kg/ngày kết hợp với Trimethoprim 15mg/kg/ngày chia 3 lần uống trong 3-4 tuần.

Trimethoprim 5mg/kg/ngày, kết hợp với dapson 100mg/ngày, dùng trong 21 ngày. Hoặc pentamidin 4mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 21 ngày. Hoặc clindlamycin 600mg tiêm tĩnh mạch hoặc 300 mg uống cách nhau 8 giờ một lần - kết hợp với uống primaquin 15mg/ngày dùng trong 21 ngày.



Izopora belii




Cotrimoxazol (viên 480 mg) ngày uống 4 viên, chia làm 4 lần uống trong 10 ngày sau đó uống 2 viên/ngày, uống trong 3 tuần.

Pyrimetharmin 75mg/ngày kết hợp với axit folinic 5-10mg/ngày uống trong 3 tuần.



Toxoplasma gondii

Pyrimethamin 50mg/ngày kết hợp với sulfadiazin 1g/ngày chia 2 lần và axit folinic 10-20 mg/ngày dùng trong 8 tuần.

Pyrimethamin 50mg/ngày kết hợp với axit folinic 10-20mg/ngày và clindamycin 2g/ngày dùng trong 8 tuần. Hoặc Sulfamethoxazol 800mg Trimethoprim 160mg và (viên Co-trimoxazol viên 960 mg) ngày 4 viên uống trong 8 tuần, sau đó duy trì mỗi ngày 1 viên.



4. Nhiễm vi rút










Zona

Acyclovir 30mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc 800 mg uống 5 lần/ngày trong 10 ngày. Hoặc famciclovir 500mg uống 3 lần/ngày. Hoặc valacyclovir 1g uống 3 lần/ngày trong 7-10 ngày.

Foscamet 40mg/kg truyền tĩnh mạch, cách nhau 8 giờ/lần trong 2-3 tuần.



Herpes




Acyclovir 400mg uống 3 lần/ngày, trong 7-10 ngày. Hoặc Acyclovir 5mg/kg truyền tĩnh mạch cách 8 giờ 1 lần, dùng trong 10 ngày.

Famciclovir 250mg uống 3 lần/ngày trong 7-10 ngày. Hoặc Foscamet 40mg/kg truyền tĩnh mạch cách nhau 8 giờ, trong 21 ngày.



Cytomegalovirus (CMV)

Foscamet 60mg/kg truyền tĩnh mạch, cách nhau 8 giờ 1 lần, dùng trong 14-21 ngày. Hoặc gancyclovir 5mg/kg truyền 2 lần/ngày dùng trong 14-21 ngày.


</tbody>

songchungvoi_HIV
09-09-2014, 00:08
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nấm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS1/17/2013 12:48:30 AM
1. Nấm Candida miệng:
- Chẩn đoán: nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, dễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, mặt trước amidan, thành sau họng.
Chỉ soi cấy nấm khi lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không kết quả
- Điều trị: Fluconazole 100-150 mg/ngày x 7 ngày; hoặc Ketoconazole 200 mg 2 lần/ngày trong 7 ngày.
2. Nấm thực quản:
- Chẩn đoán: nuốt đau. Soi thực quản: nếu người bệnh đã được điều trị như nấm thực quản mà không đỡ.
- Điều trị: Fluconazole 200-300 mg/ngày x 14 ngày, hoặc Itraconazole 400mg/ngày x 14 ngày; hoặc Ketoconazole 200 mg 2 lần/ngày x 14 ngày
3. Bệnh do nấm Candida
- Nấm sinh dục:
+ Chẩn đoán: Người bệnh có biểu hiện ngứa, rát; khí hư đóng thành mảng trắng như váng sữa. Âm hộ-âm đạo đỏ, phù nề và đau. Bệnh hay tái phát.
Soi tươi tìm nấm hoặc nuôi cấy phân loại: nếu lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không hiệu quả.
+ Điều trị: Fluconazole 150-200 mg uống liều duy nhất; nếu người bệnh suy giảm miễn dịch nặng thì dùng liều cao và kéo dài hơn, hoặc: Itraconazole 100 mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày liên tiếp; hoặc clotrimazole 100 mg hoặc miconazole 100 mg đặt âm đạo 1viên/ngày x 3-7 ngày, hoặc clotrimazole 500mg 1 lần, nystatin 100.000 đơn vị, đặt âm đạo 1 viên/ngày x 14 ngày.
- Nhiễm nấm huyết: sốt, tổn thương da dạng sẩn hoại tử, thâm nhiễm phổi, viêm màng não
4. Bệnh do nấm Cryptococcus
- Viêm màng não: đau đầu, sợ ánh sáng, hội chứng màng não, rối loạn ý thức, dấu thần kinh khu trú; sốt
Sinh thiết da hoặc chọc hút hạch soi tìm nấm, cấy máu
Xét nghiệm dịch não tủy, nhuộm mực tàu và cấy tìm nấm
- Phác đồ ưu tiên: amphotericin B tĩnh mạch 0,7mg/kg/ngày x 2 tuần, sau đó fluconazole 800-900 mg/ngày x 8 tuần.
- Phác đồ thay thế: fluconazole 800-900 mg/ngày x 8 tuần (cho trường hợp nhẹ không có biến chứng hoặc trong trường hợp không có amphotericin B).
Điều trị tăng áp lực nội sọ: chọc dẫn lưu dịch não tuỷ hàng ngày một hoặc nhiều lần tùy mức độ tăng áp lực nội sọ, mỗi lần dẫn lưu 15-20 ml hoặc cho tới khi người bệnh bớt đau đầu (mannitol và corticoid không có tác dụng)
Điều trị duy trì: fluconazole 150-200 mg/ngày, suốt đời; ngừng sử dụng khi người bệnh điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng
5. Bệnh do nấm Penicillium marneffei
- Tổn thương da đơn thuần: các mụn sẩn trên da, lõm ở trung tâm, hoại tử tạo vảy đen, không đau, không ngứa, ở mặt, hoặc toàn thân.
- Nhiễm nấm huyết: sốt, tổn thương da, thiếu máu, gan lách to, hạch to, suy kiệt.
- Nấm phổi: ho khan, sốt, có thể có khó thở mức độ nhẹ và vừa.
Chẩn đoán phân biệt với lao kê và PCP
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như trên.
- Soi tươi bệnh phẩm da, tuỷ xương, hạch và cấy tìm nấm.
- Cấy máu và nuôi cấy các bệnh phẩm trên trong môi trường Sabbouraud ở 25-37oC.
- Phác đồ ưu tiên: amphotericin B (0,7 mg/kg/ngày) trong 2 tuần sau đó itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8- 10 tuần
- Phác đồ thay thế (cho trường hợp nhẹ hoặc không có amphotericin B): itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8 tuần
Điều trị duy trì: itraconazole 200 mg/ngày, suốt đời; ngừng khi người bệnh điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng.
6. Viêm phổi do Pneumocystis (PCP)
- Chẩn đoán: Ho, khó thở, sốt, ra mồ hôi đêm. Diễn biến bán cấp 1- 2 tuần, chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng. XQ phổi bình thường trên 90% bệnh nhân; điển hình: thâm nhiễm kẽ lan tỏa hai bên
Đáp ứng với điều trị thử bằng co- trimoxazole có thể được sử dụng để chẩn đoán
Nếu có điều kiện: lấy dịch rửa phế quản nhuộm Giemsa, nhuộm bạc, miễn dịch huỳnh quang tìm P. jiroveci.
- Điều trị: Cotrimoxazole: liều dựa trên TMP (15mg/kg/ngày chia 4 lần) x 21 ngày; người bệnh < 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 2 viên/lần x 4 lần; người bệnh > 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 3 viên/lần x 4 lần.
Trong trường hợp suy hô hấp: prednisolon (uống hoặc tĩnh mạch) (40mg x 2 lần/ngày x 5 ngày, sau đó 40mg x 1 lần/ngày x 5 ngày rồi 20 mg x 1 lần/ngày x 11 ngày).
Điều trị duy trì: cotrimoxazole 960mg uống hàng ngày cho đến khi người bệnh điều trị ARV có CD4 >200 TB/mm3 kéo dài ≥ 6 tháng

Phác đồ thay thế: Clindamycin 600 mg tiêm tĩnh mạch hoặc 450 mg uống ngày 3 lần + primaquine 15 mg uống 1 lần/ngày trong 21 ngày nếu dị ứng sulfamid
Benh.vn

songchungvoi_HIV
10-09-2014, 19:39
Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội
Thứ Tư, 06/08/2014, 00:00
Ngoài những tác động về mặt sức khỏe và tâm-sinh lý, người có HIV luôn phải đối mặt với những nhiễm trùng cơ hội từ mức độ nhẹ đến nặng. Chăm sóc và điều trị cho người có HIV không chỉ đơn thuần căn cứ vào những con số mô tả các biến động sinh học hay chọn lựa thuốc kháng vi rút, mà còn cần có những bước dự phòng thích hợp tùy từng giai đoạn cụ thể.



I. Các biện pháp dự phòng không đặc hiệu


Người có HIV dù ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần được hướng dẫn các biện pháp dự phòng không đặc hiệu nhằm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội.

1. Trong hoạt động hàng ngày:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch; nhất là sau khi tiếp xúc với thịt sống, với đất cát hoặc phân bón (phân tươi và phân hóa học) trong hoạt động nông nghiệp.

- Tránh tiếp xúc với phân người, phân các động vật nuôi trong nhà và các loài có lông vũ.

- Tránh tiếp xúc với chó mèo và các loài bò sát.

- Tránh bơi lội trong các ao, hồ, sông có ô nhiễm phân hoặc các chất thải của động vật hoặc người.

- Khi đi du lịch: tránh chui vào các hang động tối tăm, ẩm mốc.

- Không hút thuốc, nếu không bỏ được thì nên giảm số điếu thuốc sử dụng trong ngày.

- Luôn có bao cao su trong tầm tay, sử dụng ngay từ đầu và đúng cách nếu có quan hệ tình dục, đồng thời, phải lưu ý hạn dùng của bao cao su cũng như các điều kiện bảo quản.

- Nên nhanh chóng ngưng sử dụng ma túy hoặc các thuốc gây nghiện qua đường tĩnh mạch. Nếu còn sử dụng cần đảm bảo các biện pháp vô trùng trong tiêm chích và tránh sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Cần cẩn thận khi tiếp xúc với những người có triệu chứng ho hoặc những người đang bị thuỷ đậu, giời leo (Zona).

- Không dùng chung các dụng cụ răng miệng, dao cạo hoặc những vật dụng
cá nhân có thể dính máu hoặc dịch tiết của người có HIV.

- Tránh châm cứu, xăm mình hoặc xỏ lỗ tai.

2. Trong ăn uống:

- Uống nước đun sôi để nguội, hoặc các loại nước đóng chai hoặc lon đã tiệt trùng; lưu ý đối với nước làm đá cũng cần sử dụng nước đã đun sôi.

- Không ăn trứng, thịt động vật hoặc hải sản … còn sống hoặc làm tái; hạn chế các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng.

- Các loại rau quả phải gọt vỏ và rửa sạch trước khi sử dụng.

- Thức ăn dự trữ trong tủ lạnh nên tránh sử dụng hoặc nếu dùng thì đun sôi trở lại.

II. Các biện pháp dự phòng đặc hiệu

1. Dự phòng đặc hiệu bằng tiêm chủng:

Trẻ sinh ra từ bà mẹ có vi rút HIV cũng cần được tiêm phòng các loại thuốc tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng quốc gia và một số thuốc tiêm chủng khác. Đối với trẻ đã có triệu chứng gợi ý nhiễm HIV hoặc có bằng chứng về suy giảm miễn dịch (giai đoạn 3 theo phân loại của WHO hoặc CDC) thì KHÔNG tiêm các thuốc chủng: Lao, Sởi, Thủy đậu, Quai bị và Rubella. Riêng những trẻ đã chích vắc xin ngừa lao (BCG) từ sơ sinh sẽ được theo dõi sát để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý do BCG.
Đối với người trưởng thành có HIV, cần tiêm phòng vaccine viêm gan B (khi không có kháng thể HBc và kháng nguyên bề mặt HbsAg) và các vắc xin viêm não – viêm màng não, vắc xin phế cầu và cúm (nếu có điều kiện).
2. Dự phòng đặc hiệu bằng kháng sinh:


<tbody>

Dự phòng đặc hiệu


Giai đoạn miễn dịch


Phác đồ điều trị


Thời gian điều trị



Dự phòng viêm
phổi do pneucystis
carinii (PCP)
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng
II, III, IV không phụ thuộc vào số TCD4.
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng
I có TCD4 < 200 tế bào/mm3.
- hoặc giai đoạn lâm sàng
II có tổng số tế bào lympho < 1200/mm3

* Với trẻ em:
- Trẻ sơ sinh của bà mẹ có HIV,
bắt đầu từ 4-6 tuần tuổi, không phụ thuộc
vào số tế bào TCD4.
- Trẻ nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng
II, III, IV
- hoặc có tỷ lệ TCD4 <15%.

TMP-SMX (Cotrimoxazole/Biseptol) 80 mg/400mg 2 viên
(hoặc 1 viên)/ngày
Hoặc: Dapsone 100mg uống 1 lần/ngày




TMP-SMX (Cotrimoxazole/Biseptol)
5 mg/kg/ngày
Hoặc: Dapsone 2mg/kg uống mỗi ngày
1 lần hoặc 4mg/kg uống 1 lần/tuần với trẻ > 1 tháng tuổi.

Duy trì suốt đời. Có thể dừng
dự phòng khi bệnh nhân được
điều trị ARV có TCD4 > 200 tế bào/mm3
kéo dài trên 3-6 tháng.




Duy trì suốt đời cho trẻ được xác định
nhiễm HIV và không được điều trị ARV
Dừng điều trị khi: trẻ được xác định là
không nhiễm HIV hoặc trẻ được điều trị ARV và CD4>15%
trong 3-6 tháng liên tục.



Dự phòng viêm
não do Toxoplasma
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng IV
- Có kháng thể IgG với toxoplasma
(+) khi số TCD4 giảm xuống <100 tế bào/mm3.

Cotrimoxazole 80 mg/400mg 2 viên/ngày
Hoặc: Sulfadiazine 500 mg 4 lần/ngày
(2000 mg/ngày) cộng với pyrimethamine 25 mg/ngày.

Duy trì suốt đời.
Có thể dừng khi bệnh nhân
được điều trị ARV có số TCD4 > 200 tế bào/mm3
trong ít nhất 3 tháng.


Dự phòng viêm
màng não do nấm
cryptococcus
- Có số TCD4 < 100 tế bào/mm3.
Fluconazole 200mg/ngày uống 2 ngày 1 lần.
Hoặc: Fluconazole 400mg mỗi tuần 1 lần

Duy trì suốt đời. Có thể dừng dự phòng khi bệnh nhân
được điều trị ARVcó số TCD4 > 100 tế bào/mm3 trong 3-6 tháng.
Lưu ý: Không dự phòng fluconazole cho phụ nữ mang thai.



Dự phòng lao
Dựa vào các biểu hiện triệu chứng,
sàng lọc khi có các triệu chứng lao
và chụp X-quang phổi cho người nhiễm HIV.
- Isoniazid (INH) 5 mg/kg (tối đa 300 ng/ngày)
- Pyridoxine 50 mg/ngày trong 6 tháng




Dự phòng bệnh
do phức hợp My
cobacterium avium complex
- Có chỉ số TCD4 < 50 tế bào/mm3.
- Azithromycin uống 1200mg, 1 lần/tuần, hoặc
- Clarithromycin uống 500mg, 2 lần/ngày
Hoặc:
- Rifabutin uống 300mg/ngày, hoặc
- Azithromycin 1200mg/tuần + Rifabutin uống 300mg/ngày

Thời gian dự phòng:
Duy trì suốt đời. Có thể
dừng dừng dự phòng nếu bệnh nhân
điều trị ARV có số TCD4 > 100 tế bào
kéo dài trên 3 tháng.

</tbody>

Như vậy, bên cạnh tác dụng của các thuốc ARV thì vai trò của các biện pháp dự phòng là không thể thiếu được trong quá trình điều trị và theo dõi tình trạng của người có HIV, từ đó góp phần vào việc kéo dài và nâng cao chất lượng sống cho họ. Bên cạnh đó, người có HIV cũng cần được tư vấn, cung cấp những kỹ năng theo dõi và các biện pháp dự phòng tùy từng giai đoạn lâm sàng để có những ứng phó cũng như tìm đến nguồn hỗ trợ phù hợp cho hoàn cảnh của mình.



Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn thực hiện chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (NXB Y học)
- Sổ tay thầy thuốc an toàn và thân thiện trong thời đại có HIV (Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS) - http://mail.pasteur-hcm.org.vn/anpham/duphong_nhiemtrungcohoi_hiv_aids.htm