PDA

View Full Version : Thắc mắc về tái khám



Yuris96
28-07-2016, 15:39
Sáng nay em có đến bệnh viện nhiệt đới TPHCM để xin tư vấn và mua thuốc PEP thì bác sĩ kê toa 3 ngày rồi cho làm xét nghiệm, phòng xét nghiệm hẹn chiều nay lấy nhưng vì em phơi nhiễm vào lúc 11h trưa hôm qua nên bác sĩ dặn phải uống thuốc ngay và chiều nay nghỉ ngơi nên em xin phòng xét nghiệm sáng mai mới lấy. Mọi người cho em hỏi là khi lấy kết quả xét nghiệm rồi gặp bác sĩ để tái khám luôn hay hết thuốc mới tái khám ạ. Tại hồi sáng em bối rối quá nên quên hỏi. Em xin cám ơn

Không Ngừng Bước
28-07-2016, 15:44
Sáng nay em có đến bệnh viện nhiệt đới TPHCM để xin tư vấn và mua thuốc PEP thì bác sĩ kê toa 3 ngày rồi cho làm xét nghiệm, phòng xét nghiệm hẹn chiều nay lấy nhưng vì em phơi nhiễm vào lúc 11h trưa hôm qua nên bác sĩ dặn phải uống thuốc ngay và chiều nay nghỉ ngơi nên em xin phòng xét nghiệm sáng mai mới lấy. Mọi người cho em hỏi là khi lấy kết quả xét nghiệm rồi gặp bác sĩ để tái khám luôn hay hết thuốc mới tái khám ạ. Tại hồi sáng em bối rối quá nên quên hỏi. Em xin cám ơn

Bạn có thể gặp bs ngay sau khi nhận KQ

Charles
28-07-2016, 15:48
Sáng nay em có đến bệnh viện nhiệt đới TPHCM để xin tư vấn và mua thuốc PEP thì bác sĩ kê toa 3 ngày rồi cho làm xét nghiệm, phòng xét nghiệm hẹn chiều nay lấy nhưng vì em phơi nhiễm vào lúc 11h trưa hôm qua nên bác sĩ dặn phải uống thuốc ngay và chiều nay nghỉ ngơi nên em xin phòng xét nghiệm sáng mai mới lấy. Mọi người cho em hỏi là khi lấy kết quả xét nghiệm rồi gặp bác sĩ để tái khám luôn hay hết thuốc mới tái khám ạ. Tại hồi sáng em bối rối quá nên quên hỏi. Em xin cám ơn

Viên thuốc đầu tiên bs cho bạn uống là để đảm bảo kịp trong 72h. Theo nguyên tắc trước khi bạn uống thuốc phải xét nghiệm xem trước đó bạn đã nhiễm chưa. Nếu trước đó bạn đã nhiễm thì uống thuốc không có tác dụng, còn chưa nhiễm họ mới cho bạn đủ phác đồ 28 ngày.

Yuris96
28-07-2016, 16:06
Với mọi người cho em hỏi lúc khai thông tin làm sổ khám bệnh phải ghi địa chỉ r tên người thân này nọ nữa liệu bệnh viện có gửi thông tin j về gia đình không ạ (trường hợp nhiễm cũng như không nhiễm hiv) vì em không muốn gia đình biết

Nguyen Ha
28-07-2016, 17:22
Với mọi người cho em hỏi lúc khai thông tin làm sổ khám bệnh phải ghi địa chỉ r tên người thân này nọ nữa liệu bệnh viện có gửi thông tin j về gia đình không ạ (trường hợp nhiễm cũng như không nhiễm hiv) vì em không muốn gia đình biết

Họ không gửi thông tin gì về gia đình bạn đâu, cứ yên tâm tuân thủ điều trị sẽ được kết quả như ý muốn.

Yuris96
28-07-2016, 17:48
Cám ơn mọi người nhiều

Yuris96
30-07-2016, 20:06
Em nghe nói tác dụng phụ của EFARIVIRENZ có thể gây phát ban, mọi người cho em hỏi là có phải ai cũng bị không? Dùng khoảng mấy ngày thì bị và bao lâu thì hết ạ? Em xin cám ơn

Charles
30-07-2016, 20:18
Em nghe nói tác dụng phụ của EFARIVIRENZ có thể gây phát ban, mọi người cho em hỏi là có phải ai cũng bị không? Dùng khoảng mấy ngày thì bị và bao lâu thì hết ạ? Em xin cám ơn

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng efavirenz?

Hãy đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng như:



Phát ban;
Khó thở;
Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.


Ngừng sử dụng efavirenz và gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi rát bỏng mắt, rát da kèm nốt ban màu đỏ hoặc màu tím lan rộng (đặc biệt là trên khuôn mặt hoặc vùng cơ thể phía trên) gây phồng rộp và bong tróc.

Efavirenz có thể gây ra các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng bao gồm lú lẫn, trầm cảm nặng, có suy nghĩ tự tử, hung hăng, cực kỳ sợ hãi, ảo giác, hoặc có hành vi bất thường. Liên lạc bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ tác dụng phụ trên, thậm chí nếu bạn đã từng mắc phải trước đó.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như:



Buồn nôn, đau bụng, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
Bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng mới khác.


Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:



Buồn nôn nhẹ, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón;
Ho;
Nhìn mờ;
Đau đầu, cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, xây xẩm;
Khó tập trung, mất cân bằng hoặc phối hợp cơ thể;
Đau cơ hoặc đau khớp;
Các vấn đề giấc ngủ (mất ngủ), những giấc mơ lạ;
Thay đổi trong hình dạng hoặc vị trí của mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở cánh tay, chân, mặt, cổ, ngực, và eo).


Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tuanmecsedec
31-07-2016, 09:53
Em nghe nói tác dụng phụ của EFARIVIRENZ có thể gây phát ban, mọi người cho em hỏi là có phải ai cũng bị không? Dùng khoảng mấy ngày thì bị và bao lâu thì hết ạ? Em xin cám ơn

Viên Efavirenz 600 gây ảo giác mạnh.Thường không có uống phác đồ này mà uống phác đồ từ trước đến nay ai cũng dùng viên Lamzidivir gồm Lamivudin 150mg, zidovudin 300mg ,100 % tất cả đều thành công.

Bạn click vào xem 2 chủ đề này.

Chủ đề: Thuốc điều trị phác đồ cực độc (http://diendanhiv.vn/threads/39578-Thuoc-dieu-tri-phac-do-cuc-doc)


Chủ đề: Đây là phác đồ thuốc phơi nhiễm HIV rất hại có sức khỏe (cần lưu ý ). (http://diendanhiv.vn/threads/35647-Day-la-phac-do-thuoc-phoi-nhiem-HIV-rat-hai-co-suc-khoe-can-luu-y)

Chủ đề: Về phát đồ điều trị phơi nhiễm HIV của bệnh viện nhiệt đới tác hại cực mạnh (http://diendanhiv.vn/threads/35862-Ve-phat-do-dieu-tri-phoi-nhiem-HIV-cua-benh-vien-nhiet-doi-tac-hai-cuc-manh)

Chủ đề: qhtd rách bao phác đồ điều trị cực độc lưu ý (http://diendanhiv.vn/threads/39699-qhtd-rach-bao-phac-do-dieu-tri-cuc-doc-luu-y)


Chống chỉ định:




Efavirenz chống chỉ định khi có dấu hiệu lâm sàng quá mẫn nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Efavirenz không nên dùng đồng thời với astemizol, cisaprid, midazolam, triazolam hoặc các dẫn chất nấm cựa lõa mạch do cạnh tranh CYP3A4 với efavirenz có thể dẫn đến ức chế chuyển hóa của các thuốc này và gây ra khả năng các phản ứng phụ nguy hiểm và/hoặc đe dọa tính mạng (ví dụ loạn nhịp tim, an thần kéo dài hoặc suy hô hấp).



Tác dụng phụ:




Tác dụng phụ thường gặp khi dùng efavirenz là phát ban da và rối loạn hệ thần kinh trung ương. Phát ban nhẹ có thể mất khi tiếp tục điều trị, nhưng những dạng nặng hơn có thể xảy ra và hồng ban đa dạng cũng như hội chứng Stevens-Johnson cũng có thể xảy ra.

Các triệu chứng hệ thần kinh trung ương bao gồm chóng mặt, đau đầu, mất ngủ hoặc ngủ lơ mơ, giảm tập trung, ác mộng, và co giật. Các triệu chứng tương tự rối loạn tâm thần và trầm cảm cấp tính nặng cũng được báo cáo.
Các phản ứng phụ khác bao gồm buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và viêm tụy. Có thể xảy ra tăng trị số men gan, đặc biệt ở những bệnh nhân viêm gan siêu vi.
Tăng nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh cũng được báo cáo.




Thận trọng:





Efavirenz chống chỉ định đối với bệnh nhân suy gan nặng, và nên dùng thận trọng đi kèm sự theo dõi giá trị các men gan ở những bệnh nhân bệnh gan nhẹ đến trung bình.
Nên dùng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc rối loạn tâm thần.
Nên ngưng efavirenz nếu bị phát ban da nặng, đi kèm với sự tróc vảy, dính lớp màng nhầy,...
Cần thiết phải theo dõi nồng độ cholesterol trong huyết tương trong suốt quá trình điều trị với efavirenz.




Phụ nữ có thai và cho con bú:

Phụ nữ có thai:





Efavirenz có thể gây hại cho bào thai nếu dùng trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Phụ nữ có khả năng mang thai không nên dùng efavirenz cho đến khi khả năng có thai được loại trừ.




Phụ nữ cho con bú:





Chưa biết efavirenz có phân bố vào sữa mẹ hay không. Vì thế, do nguy cơ lây nhiễm HIV và nguy cơ gặp phải những phản ứng phụ trầm trọng từ efavirenz ở trẻ khi thuốc phân bố vào trong sữa mẹ, phụ nữ không nên cho con bú khi đang dùng efavirenz.




Tác dụng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc:





Efavirenz chưa được đánh giá về tác dụng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thuốc có thể gây chóng mặt, giảm tập trung, và/hoặc buồn ngủ. Bệnh nhân nên tránh những công việc nguy hiểm như lái xe và vận hành máy móc.




Quá liều:

Triệu chứng:





Thông tin chỉ có giới hạn đối với ngộ độc cấp efavirenz. Tăng tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương bao gồm co cơ không chủ ý, được thấy ở một vài bệnh nhân dùng liều efavirenz 600 mg hai lần mỗi ngày thay vì dùng liều khuyến cáo thông thường cho người lớn là 600 mg một lần mỗi ngày.




Điều trị:





Nếu ngộ độc cấp efavirenz xảy ra, điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ nên được tiến hành ngay và bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ. Có thể uống than hoạt tính để ngăn cản sự hấp thu của thuốc. Không có thuốc giải độc cho efavirenz. Thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng không loại trừ lượng đáng kể efavirenz ra khỏi cơ thể và không nên dựa vào các biện pháp này để loại thuốc khỏi cơ thể.




Click vào đây xem rõ hơn : http://www.stada.com.vn/thongtinsanp...-stada--600-mg (http://www.stada.com.vn/thongtinsanpham/134/efavirenz-stada--600-mg)


Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm thì điện thoại 098.2727.393 trực tiếp cho Tuanmecsedec tư vấn hoàn toàn miễn phí,vui lòng không nhắn tin.Chỉ tư vấn trực tiếp điện thoại.