PDA

View Full Version : Kết nối tiếp cận hỗ trợ pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS



songchungvoi_HIV
15-09-2016, 16:10
Kết nối tiếp cận hỗ trợ pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDSThứ năm 15/09/2016 11:00

Để giúp cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS kết nối và tiếp cận hỗ trợ pháp lý, cần có sự vào cuộc, tham gia của liên ngành trong công tác này, nhằm hỗ trợ, giúp đạt được hiệu quả cao nhất trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.



Đây là giải pháp được nêu ra tại Hội thảo Kết nối và tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các nhóm dễ bị tổn thương trong phòng, chống HIV/AIDS do Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức sáng 15/9, tại Hà Nội.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.4px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_09_15/v.jpg


Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Nhiều khó khăn do tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn cao. Định kiến của cộng đồng và các nhóm có nguy cơ cao và HIV còn nặng nề là nguồn gốc tạo nên sự mặc cảm và bất hợp tác của người nhiễm đối với các biện pháp dự phòng. Đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn nặng nề, tuy nhiên nhận thức về quyền của người nhiễm HIV/AIDS còn thấp, đa số người nhiễm HIV không biết đến Luật Trợ giúp pháp lý.

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý còn thấp, 75,9% người nhiễm HIV tham gia khảo sát nghiên cứu cho biết họ chưa từng được tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bà Trịnh thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS cho biết, nếu trong giai đoạn từ 2009 – 2014, có khoảng hơn 3.000 khách hàng gọi điện đến đường dây 18001521 yêu cầu tư vấn về HIV/AIDS và pháp luật có liên quan, thì từ tháng 12/2014 đến nay đường dây này đã tư vấn pháp luật cho 3.836 khách hàng là người nghiện ma túy, người lao động tình dục và người có quan hệ tình dục đồng giới. Với nhu cầu tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ lao động, việc làm, hôn nhân gia đình, giáo dục đào tạo, hình sự, dân sự… Đây là một trong những điểm đột phá cho thấy, sự quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV đã được nâng lên.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS tại các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập như: vấn vấn đề thủ tục, vấn đề công khai danh tính, địa điểm thường nằm trong khuôn viên cơ quan nhà nước, không có phòng tiếp riêng.

Bên cạnh đó, người nghiện chích ma túy, người lao động tình dục và người có quan hệ tình dục đồng giới không phải là đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước. Chưa kể đến, các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cũng như các trợ giúp viên pháp lý còn thiếu kỹ năng làm việc với nhóm dễ bị tổn thương.

Theo bà Trịnh thị Lê Trâm, do các nhóm đối tượng này còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử khá nặng nề trong xã hội nên một số các bộ phận còn ngại tiếp xúc với các nhóm đối tượng này. Mặt khác, nhận thức về pháp luật của các nhóm đối tượng này còn hạn chế nên họ dễ bị xâm phạm về quyền mà không biết hoặc không biết tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu.

Cần có cơ chế khuyến khích trợ giúp pháp lý

Để người nhiễm, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có thể tiếp cận thuận lợi hơn các dịch vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà Trịnh thị Lê Trâm cho rằng, thời gian tới cần thiết phải có sự tham gia của liên ngành trong công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, để công tác này thực sự đạt được hiệu quả cao nhất trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, Hội Luật gia 63 tỉnh, thành phố cũng cần phải có các hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương.

Đồng thời, nhà nước cần có cơ chế khuyến khích và có sự hỗ trợ về kinh phí từ nguồn kinh phí của trợ giúp pháp lý nhà nước hàng năm cho các tổ chức tư vấn pháp luật đang thực hiện tốt hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.

“Việc truyền thông giáo dục kiến thức về HIV/AIDS và pháp luật phòng, chống HIV/AIDS vẫn phải tiếp tục được tăng cường, không chỉ đối với người dân mà ngay cả những cán bộ công quyền, những người thực thi chế độ và chính sách trong phòng chống HIV/AIDS”, bà Trâm nhấn mạnh.

Cùng với đó, việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các nhóm tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng (CBOs) cần được lưu ý, đặc biệt là các nhóm thuộc Hội Phòng, chống HIV/AIDS của các tỉnh, thành phố và Hội Luật gia các tỉnh, thành phố. Qua đó, kết nối và phát hiện những trường hợp vi phạm quyền để trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV.

Đồng thời, nâng cao năng lực về mặt pháp luật và kỹ năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhóm CBOs của các đối tượng dễ bị tổn thương. Có sự kết nối của các nhóm CBOs với các Trung tâm trợ giúp pháp lý và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.4px; vertical-align: baseline;">
Được sự hỗ trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, trong thời gian tới Hội Luật gia Việt Nam cùng Dự án Quỹ toàn cầu về phòng, chống HIV/AIDS sẽ triển khai thí điểm thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng, chống HIVAIDS tại 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh và Thái Bình. Với mục tiêu trợ giúp và bảo đảm quyền và lợi ích hơp pháp cho các đối tượng người nghiện chích ma túy, phụ nữ lao động tình dục, quan hệ đồng tính nam và người chuyển giới…Đây là nhóm đối tượng có sự hiểu biết về pháp luật và kiến thức cơ bản về HIV/AIDS còn hạn chế nhưng lại không được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí.

</tbody>

Thùy Chihttp://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Ket-noi-tiep-can-ho-tro-phap-ly-cho-nguoi-nhiem-HIVAIDS/19520.vgp