PDA

View Full Version : Kháng thể viêm gan b



lucthehien
04-01-2017, 08:36
Các anh chị cho em hỏi tuần trước em xét nghiệm viêm gan B ở viện Pasteur kết quả HBsAG âm tính và kháng thể anti HBV cũng âm tính do nhỏ lớn chưa chích ngừa. Em đăng ký và chích luôn mũi đầu tiên với Euvax B tại viện và hẹn 2 lần chích nhắc sau, vậy thì chính xác là khi nào kháng thể mới tạo thành công vậy ạ, ngay lần đầu chích luôn hay phải sau lần 2 & 3 ạ và e muốn tìm hiểu thêm về các vaccine viêm gan B ạ

Tuanmecsedec
04-01-2017, 08:55
Các anh chị cho em hỏi tuần trước em xét nghiệm viêm gan B ở viện Pasteur kết quả HBsAG âm tính và kháng thể anti HBV cũng âm tính do nhỏ lớn chưa chích ngừa. Em đăng ký và chích luôn mũi đầu tiên với Euvax B tại viện và hẹn 2 lần chích nhắc sau, vậy thì chính xác là khi nào kháng thể mới tạo thành công vậy ạ, ngay lần đầu chích luôn hay phải sau lần 2 & 3 ạ và e muốn tìm hiểu thêm về các vaccine viêm gan B ạ

Bạn cứ chích ngừa đủ theo lời dặn của Bác Sĩ,khi ấy cơ thể bạn sẽ tự có kháng thể chống lại không cho nhiễm viêm gan B.


Nếu các bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm thì điện thoại 098.2727.393 trực tiếp cho Tuanmecsedec tư vấn hoàn toàn miễn phí,vui lòng không nhắn tin.Chỉ tư vấn trực tiếp điện thoại.

lucthehien
04-01-2017, 18:36
Dạ e múốn hỏi thử để biết kháng thể dc tạo lúc nào. Ví dụ như chích mũi đầu tiên sau nửa tháng mình có quan hệ bằng miệng thì sẽ như thế nào để biết mình có nguy cơ cao không ạ?

Tuanmecsedec
04-01-2017, 19:20
Dạ e múốn hỏi thử để biết kháng thể dc tạo lúc nào. Ví dụ như chích mũi đầu tiên sau nửa tháng mình có quan hệ bằng miệng thì sẽ như thế nào để biết mình có nguy cơ cao không ạ?

Thông thường khi xét nghiệm máu kiểm tra theo dõi viêm gan B, các Bác sỹ hay cho làm nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá tình trạng viêm gan B, trong đó có 02 chỉ số là:

- HBsAg: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B virus.

- Anti HBs: Kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt.

1) HBsAg dương tính (+):

Nếu HbsAg dương tính, có nghĩa là bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B. Khi đó bác sĩ sẽ phải cho làm thêm nhiều xét nghiệm khác để xác định xem:

- Là người lành mang bệnh: Nhiễm virus viêm gan B nhưng không có tổn thương gan
- Là người mang chủng virus viêm gan B đang hoạt động: Trong trường hợp này phải điều trị và theo dõi định kỳ.

2) Anti HBs:

Nếu xét nghiệm Anti HBS (+) có nghĩa là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B, có hai khả năng khi Anti HBS dương tính:

- Bạn đã được tiêm phòng virus viêm gan B hoặc bạn đã từng mắc virus viêm gan B và đã tự khỏi.
- Xác định thêm nồng độ của kháng thể để biết lượng kháng thể đã có có chống lại virus viêm gan B được hay không.

Đối với HIV,sau khi cơ thể ( tổng tư lệnh bạch cầu) phát hiện ra kẻ địch (HIV) có mặt trong cơ thể, sẽ tạo ra đội quân (kháng thể) để chống trả.Rất tiếc đội quân (kháng thể) bất lực với HIV.

Đội quân kháng thể sẽ bị tiêu diệt dần do HIV tiêu diệt,đến một ngày nào đó.kẻ địch chiếm,tiêu diệt hoàn toàn bạch cầu.Khi ấy cơ thể không còn khả năng chống các bệnh thông thường khác,như bệnh lao phổi là thường bị trước tiên.Giai đoạn này kháng thể bị tiêu diệt trầm trọng gọi là giai đoạn AIDS.

Bạn lưu ý,mỗi loại bệnh,vi rút thì Bạch cầu tạo kháng thể chống khác nhau.Cho nên xét nghiệm bệnh nào là của bệnh đó.Viêm gan là của viêm gan,HIV cũng vậy .v.v.v.

Thông thường kháng thể kháng HIV sẽ xuất hiện từ 2 > 12 tuần,có những trường hợp có thể lâu hơn.Nhưng không quá 6 tháng.Như dùng thuốc ức chế (Pep) hoặc ung thư.

HBV phân làm 4 trường hợp:

- Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virut; có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.

- Trường hợp 2: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không dùng thuốc.

- Trường hợp 3: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người "dung nạp được miễn dịch" cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.

- Trường hợp 4: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.

Trong đại đa số trường hợp không điều trị viêm gan B cấp tính vì nó có khả năng tự khỏi 90% đến 95% đối với thanh niên hay người lớn bị nhiễm mà không cần điều trị

Hoặc bạn xem chủ đề này ;

Chủ đề: viêm gan B (http://diendanhiv.vn/threads/21889-viem-gan-B)


Nếu các bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm thì điện thoại 098.2727.393 trực tiếp cho Tuanmecsedec tư vấn hoàn toàn miễn phí,vui lòng không nhắn tin.Chỉ tư vấn trực tiếp điện thoại.