PDA

View Full Version : Đoán bệnh qua những đặc điểm bất thường của lưỡi



songchungvoi_HIV
08-11-2013, 14:25
Hãy chú ý những đặc điểm bất thường của lưỡi như sau đây nhé.


Lưỡi có lớp phủ màu trắng


Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng (http://afamily.vn/me-va-be/tua-mieng-keo-dai-co-the-gay-tieu-chay-viem-phoi-20100702064827363.chn), nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.


Lưỡi có màu sậm hoặc đen


Lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hơi hồng, vì vậy khi lưỡi có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện sức khỏe của bạn có vấn đề: lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc bismuth (như Pepto Bismol: thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) làm lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen.


Cũng có thể do bạn uống quá nhiều cà phê và hút thuốc lá. Nếu lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn hoặc do dùng thuốc thì chỉ cần bạn vệ sinh lưỡi vài lần sẽ giúp giảm màu, nhưng nếu đó là do thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng.


Lưỡi mọc lông


Nếu lưỡi của bạn giống như mọc lông, có thể nguyên nhân là do bạn dùng thuốc kháng sinh, lưỡi bị nhiễm khuẩn hay do khô miệng (http://afamily.vn/suc-khoe/kho-mieng-dau-hong-boi-ton-thuong-day-than-kinh-20110406102713342.chn) làm lưỡi bị mất nước.



http://afamily1.vcmedia.vn/k:OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2013/08/luoi-a37e3/doan-benh-qua-nhung-dac-diem-bat-thuong-cua-luoi.jpg
Hình minh họa



Lưỡi có nốt đỏ


Nếu lưỡi của bạn có những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, ăn uống nhiều loại trái cây như cam quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đi đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.


Bề mặt lưỡi sần sùi


Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng (http://afamily.vn/ung-thu-mieng.htm).


Lưỡi có màu đỏ và đau


Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu axít folic và vitamin B12.


Tuy nhiên, khi lưỡi bị đỏ tạm thời và cảm giác đau có khả năng là do thức ăn hoặc bạn nhạy cảm với một số hương vị của kem đánh răng, nước súc miệng hoặc kẹo singum (như quế) hay các loại thực phẩm có tính axít (như thơm). Nếu bạn bị những cơn đau lưỡi thường xuyên, bạn hãy hạn chế ăn những thực phẩm này.


Lưỡi chuyển sang vàng


Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược (http://afamily.vn/trao-nguoc-thuc-quan.htm). Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.


Lưỡi nóng rát


Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô (một tác dụng phụ của một số loại thuốc), hoặc thiếu dinh dưỡng. Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước thường xuyên, nhai kẹo swingum (để chống lại khô miệng), hoặc dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm.


Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn


Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt (http://afamily.vn/thieu-sat.htm), máu không mang đủ ôxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sò, trai, bắp cải, cải xoong, hạt mè, hạnh nhân…





Những dấu hiệu ở miệng (http://afamily.vn/suc-khoe/nhung-dau-hieu-o-mieng-canh-bao-benh-ban-dang-mac-phai-20130827050219567.chn)cảnh báo bệnh bạn đang mắc phải
http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2013/08/luoi-lq-a37e3/doan-benh-qua-nhung-dac-diem-bat-thuong-cua-luoi.jpg (http://afamily.vn/suc-khoe/nhung-dau-hieu-o-mieng-canh-bao-benh-ban-dang-mac-phai-20130827050219567.chn)

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 14:28
Lưỡi nổi nhiều nốt đỏ, có phải dấu hiệu ung thư?Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt. Tiếp giáp amidan và lưỡi có các nang như thịt thừa, đầu lưỡi có nốt đỏ gây đau.




Bác sĩ cho em hỏi,

Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt, có các nang đáy lưỡi trông như thịt thừa ở tiếp giáp amidan và lưỡi.

Mấy hôm nay thấy có một nốt đỏ tròn cỡ gần 2mm trên mặt lưỡi và 1 nốt bằng đầu tăm ở thành lưỡi gây đau. BS cho em biết có phải ung thư lưỡi không ạ?


(Hoàng Diệu – TPHCM)


http://admin.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/05/27/d05viem-hong-hat.jpgẢnh minh họa

Bạn Hoàng Diệu thân mến,

Tổ chức bạch huyết của vùng mũi họng gồm có: amygdale hầu hay còn gọi là VA, amgydale vòi, nằm xung quanh lỗ thông của tai giữa xuống vòm, amygdale khẩu cái, amygdale lưỡi, và nhiều đám mô bạch huyết nằm rải rác dưới niêm mạc mũi họng. Khi bị viêm mạn các tổ chức này sẽ to lên gọi là viêm amygdale mạn quá phát, viêm họng hạt. Bệnh cảnh của bạn hiện nay đang bị những đợt hồi viêm của amygdale khẩu cái, lưỡi và các hạt lympho niêm mạc họng. Bạn cần điều trị tích cực bệnh sẽ cải thiện.Ung thư là những tổ chức của cơ thể phát triển mất sự kiểm soát, do đột biến gen. Để phân biệt giữa mô ung thư với mô lympho viêm quá phát cần phải khám lâm sàng, sinh thiết khối u, chẩn đoán tế bào học bạn ạ!
Vì thế bạn nên tới BV khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, BS sẽ giúp bạn điều trị và tư vấn rõ hơn. Thân mến!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 14:28
Lưỡi nổi nhiều nốt đỏ, có phải dấu hiệu ung thư?

Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt. Tiếp giáp amidan và lưỡi có các nang như thịt thừa, đầu lưỡi có nốt đỏ gây đau.






Bác sĩ cho em hỏi,

Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt, có các nang đáy lưỡi trông như thịt thừa ở tiếp giáp amidan và lưỡi.

Mấy hôm nay thấy có một nốt đỏ tròn cỡ gần 2mm trên mặt lưỡi và 1 nốt bằng đầu tăm ở thành lưỡi gây đau. BS cho em biết có phải ung thư lưỡi không ạ?


(Hoàng Diệu – TPHCM)


http://admin.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/05/27/d05viem-hong-hat.jpgẢnh minh họa

Bạn Hoàng Diệu thân mến,

Tổ chức bạch huyết của vùng mũi họng gồm có: amygdale hầu hay còn gọi là VA, amgydale vòi, nằm xung quanh lỗ thông của tai giữa xuống vòm, amygdale khẩu cái, amygdale lưỡi, và nhiều đám mô bạch huyết nằm rải rác dưới niêm mạc mũi họng. Khi bị viêm mạn các tổ chức này sẽ to lên gọi là viêm amygdale mạn quá phát, viêm họng hạt. Bệnh cảnh của bạn hiện nay đang bị những đợt hồi viêm của amygdale khẩu cái, lưỡi và các hạt lympho niêm mạc họng. Bạn cần điều trị tích cực bệnh sẽ cải thiện.Ung thư là những tổ chức của cơ thể phát triển mất sự kiểm soát, do đột biến gen. Để phân biệt giữa mô ung thư với mô lympho viêm quá phát cần phải khám lâm sàng, sinh thiết khối u, chẩn đoán tế bào học bạn ạ!
Vì thế bạn nên tới BV khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, BS sẽ giúp bạn điều trị và tư vấn rõ hơn. Thân mến!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 14:29
Lưỡi nổi nhiều nốt đỏ, có phải dấu hiệu ung thư?
Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt. Tiếp giáp amidan và lưỡi có các nang như thịt thừa, đầu lưỡi có nốt đỏ gây đau.
Bác sĩ cho em hỏi, Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt, có các nang đáy lưỡi trông như thịt thừa ở tiếp giáp amidan và lưỡi. Mấy hôm nay thấy có một nốt đỏ tròn cỡ gần 2mm trên mặt lưỡi và 1 nốt bằng đầu tăm ở thành lưỡi gây đau. BS cho em biết có phải ung thư lưỡi không ạ?
(Hoàng Diệu – TPHCM)
http://admin.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/05/27/d05viem-hong-hat.jpg
Ảnh minh họa
Bạn Hoàng Diệu thân mến,Tổ chức bạch huyết của vùng mũi họng gồm có: amygdale hầu hay còn gọi là VA, amgydale vòi, nằm xung quanh lỗ thông của tai giữa xuống vòm, amygdale khẩu cái, amygdale lưỡi, và nhiều đám mô bạch huyết nằm rải rác dưới niêm mạc mũi họng. Khi bị viêm mạn các tổ chức này sẽ to lên gọi là viêm amygdale mạn quá phát, viêm họng hạt. Bệnh cảnh của bạn hiện nay đang bị những đợt hồi viêm của amygdale khẩu cái, lưỡi và các hạt lympho niêm mạc họng. Bạn cần điều trị tích cực bệnh sẽ cải thiện.Ung thư là những tổ chức của cơ thể phát triển mất sự kiểm soát, do đột biến gen. Để phân biệt giữa mô ung thư với mô lympho viêm quá phát cần phải khám lâm sàng, sinh thiết khối u, chẩn đoán tế bào học bạn ạ!Vì thế bạn nên tới BV khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, BS sẽ giúp bạn điều trị và tư vấn rõ hơn. Thân mến!
BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 14:30
Lưỡi nổi nhiều nốt đỏ, có phải dấu hiệu ung thư?


Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt. Tiếp giáp amidan và lưỡi có các nang như thịt thừa, đầu lưỡi có nốt đỏ gây đau.



Bác sĩ cho em hỏi,

Em bị viêm amidan mủ chưa khỏi thì bị tiếp viêm họng hạt, có các nang đáy lưỡi trông như thịt thừa ở tiếp giáp amidan và lưỡi.

Mấy hôm nay thấy có một nốt đỏ tròn cỡ gần 2mm trên mặt lưỡi và 1 nốt bằng đầu tăm ở thành lưỡi gây đau. BS cho em biết có phải ung thư lưỡi không ạ?

(Hoàng Diệu - TPHCM (http://citinews.net/kinh-doanh/nam-2014--tphcm-se-giam--gian-thue-8-340-ty-dong-ZU5RUBQ/))


http://admin.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/05/27/d05viem-hong-hat.jpgẢnh minh họa

Bạn Hoàng Diệu (http://citinews.net/the-gioi/xuc-dong-clip-trai-long-ve-ki-uc-tuoi-tho-qua-net-ve-SISNDHI/) thân mến,

Tổ chức bạch huyết của vùng mũi họng gồm có: amygdale hầu hay còn gọi là VA, amgydale vòi, nằm xung quanh lỗ thông của tai giữa xuống vòm, amygdale khẩu cái, amygdale lưỡi, và nhiều đám mô bạch huyết nằm rải rác dưới niêm mạc mũi họng. Khi bị viêm mạn các tổ chức này sẽ to lên gọi là viêm amygdale mạn quá phát, viêm họng hạt. Bệnh cảnh của bạn hiện nay đang bị những đợt hồi viêm của amygdale khẩu cái, lưỡi và các hạt lympho niêm mạc họng. Bạn cần điều trị tích cực bệnh sẽ cải thiện.Ung thư là những tổ chức của cơ thể phát triển mất sự kiểm soát, do đột biến gen. Để phân biệt giữa mô ung thư với mô lympho viêm quá phát cần phải khám lâm sàng, sinh thiết khối u, chẩn đoán tế bào học bạn ạ!
Vì thế bạn nên tới BV khám chuyên khoa Tai Mũi Họng (http://citinews.net/doi-song/dieu-tri-tai-u--nghe-choi--giam-thinh-luc-the-nao--XVG7YTY/), BS sẽ giúp bạn điều trị và tư vấn rõ hơn. Thân mến!
BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng (http://citinews.net/doi-song/dieu-tri-tai-u--nghe-choi--giam-thinh-luc-the-nao--XVG7YTY/)

con_zubo
14-01-2014, 11:31
Chính xác, ta có thể nhìn lưỡi đoán bệnh của cơ thể (http://bit.ly/1hRN4Hn#http://diendanhiv.com.vn/forum.php), qua đó giúp ta có biện pháp phòng ngừa và chữa trị tốt hơn cho sức khỏe của mình.

songchungvoi_HIV
12-07-2014, 11:48
‘Thè’ lưỡi - đoán nhanh mọi chứng bệnh trong cơ thể25/6/2014 15:02
Những biểu hiện bất thường ở lưỡi có thể tiết lộ bạn đang mắc một số chứng bệnh nào đó. Vì thế, đừng bao giờ bỏ qua những triệu chứng bất thường ở lưỡi dưới đây nhé.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/25/853aa81fa882fe.img.jpg
ảnh minh họa
Lưỡi có lớp phủ màu trắng
Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.
Lưỡi có màu sậm hoặc đen
Lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hơi hồng, vì vậy khi lưỡi có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện sức khỏe của bạn có vấn đề: lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc bismuth (như Pepto Bismol: thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) làm lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen.
Cũng có thể do bạn uống quá nhiều cà phê và hút thuốc lá. Nếu lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn hoặc do dùng thuốc thì chỉ cần bạn vệ sinh lưỡi vài lần sẽ giúp giảm màu, nhưng nếu đó là do thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/25/the-luoi-doan-nhanh-moi-chung-benh-trong-co-the.jpg

Lưỡi mọc lông
Nếu lưỡi của bạn giống như mọc lông, có thể nguyên nhân là do bạn dùng thuốc kháng sinh, lưỡi bị nhiễm khuẩn hay do khô miệng làm lưỡi bị mất nước.
Lưỡi có nốt đỏ
Nếu lưỡi của bạn có những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, ăn uống nhiều loại trái cây như cam quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đi đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Lưỡi có vết như hình bản đồ
Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra, đó là khi bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh, tuy nhiên có thể bệnh sử gia đình cùng với bệnh tiểu đường , căng thẳng, dị ứng và sử dụng thuốc tránh thai loại uống là một số lý do. Chứng bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/25/the-luoi-doan-nhanh-moi-chung-benh-trong-co-the_1.jpg

Bề mặt lưỡi sần sùi
Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.
Lưỡi có màu đỏ và đau
Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu axít folic và vitamin B12 (http://citinews.net/doi-song/lua-chon-hoan-hao-cho-con-phat-trien-toan-dien-HV6LJXI/).
Tuy nhiên, khi lưỡi bị đỏ tạm thời và cảm giác đau có khả năng là do thức ăn hoặc bạn nhạy cảm với một số hương vị của kem đánh răng, nước súc miệng hoặc kẹo singum (như quế) hay các loại thực phẩm có tính axít (như thơm). Nếu bạn bị những cơn đau lưỡi thường xuyên, bạn hãy hạn chế ăn những thực phẩm này.
Lưỡi chuyển sang vàng
Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược. Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.
Lưỡi nóng rát
Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô (một tác dụng phụ của một số loại thuốc), hoặc thiếu dinh dưỡng. Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước thường xuyên, nhai kẹo swingum (để chống lại khô miệng), hoặc dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm.
Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn
Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ ôxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sò, trai, bắp cải, cải xoong, hạt mè, hạnh nhân…
Loét lưỡi Apthae
Lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân. Nên làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh về lưỡi
Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.
Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.
Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày.
Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=516707174)

songchungvoi_HIV
28-08-2014, 21:20
Nhìn rêu lưỡi đoán bệnh tật
28/8/2014 19:42
Rêu lưỡi cũng phản ánh tình hình sức khỏe của bạn đó. Rêu lưỡi của người bình thường là trắng mỏng và trong sạch, độ ướt khô vừa phải, không dầy không nhớt, không trơn không khô.
Cách xem rêu lưỡi
Xem rêu lưỡi gồm hai phương diện: Xem màu rêu và xem hình rêu. Rêu lưỡi của người bình thường là trắng mỏng và trong sạch, độ ướt khô vừa phải, không dầy không nhớt, không trơn không khô.
Nhìn màu sắc và tính chất của rêu lưỡi đoán bệnh tật
Rêu trắng: thuộc về hàn chứng và biểu chứng.
Rêu lưỡi vàng: thuộc nhiệt chứng, lý chứng. Do lưỡi bị viêm tại chỗ, phản ứng tiết dịch do có sự tác động của cầu khuẩn vàng xuất hiện ở lưỡi tạo nên.
Rêu lưỡi đen: thường là bệnh nặng. Nếu đen mà khô là do nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch. Do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm sừng hóa tế bào. Thường gặp trong chứng sốt cao gây mất nước, bệnh viêm nhiễm lâu ngày dùng kháng sinh lâu ngày làm tối loạn chức năng tiêu hóa ở bao tử, ruột...
Rêu lưỡi dầy: Tà khí đã vào trong hoặc tích trệ ở trong. Đang bệnh, ăn uống kém hoặc chỉ uống chất lỏng khiến tác động cọ sát kém, hoặc do sốt cao mất nước, nước miếng tiết ra bị giảm sút.
Rêu lưỡi mỏng: hay gặp ở bệnh còn ở biểu, ngoại cảm. Rêu lưỡi từ mỏng biến sang dầy là bệnh nặng lên, từ biểu đi vào lý.
Rêu lưỡi ướt: biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương, rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong.
Rêu lưỡi khô: biểu hiện tân dịch bị hao tổn. Ngoài ra, nếu thấp tà tụ lại bên trong không sinh ra tân dịch cũng gây khô lưỡi.
Rêu lưỡi trắng dầy mà trơn (trơn là chỉ quá thấp nhuận) nhìn từ trên thấy phản quang tăng cường) phần nhiều là hàn thấp đờm ẩm và thuỷ nhũng. Một số bệnh nhân Viêm phế quản mạn tính, hen, phế quản, thường thấy hiện tượng này, Những bệnh nhân này thường ho nhiều đờm.
Trên lưỡi thường có một tầng rêu vàng dầy, quá nửa là viêm dạ dày thế nông, cũng có thể là loét dạ dày tái phát. Độ nông sâu của màu vàng làm chứng cứ nặng nhẹ của chứng viêm. Vị nhiệt thương tân … hay hiện màu vàng ở lưỡi.
Rêu lưỡi có màu tro là người vốn thể nhược lại kiêm mắc bệnh nhiệt , hoặc lâu ngày kiêm chứng tiêu hoá không tốt.
Rêu lưỡi có màu nâu thường gặp ở chứng tắc ruột.
Rêu lưỡi phát đen thường gặp ở những người dùng nhiều thuốc kháng sinh vì chất kháng sinh hay tiêu diệt những vi khuẩn chính thường ký sinh trên rêu lưỡi, do đó các chân khuẩn không mẫn cảm với thuốc kháng sinh có cơ hội phát triển mạnh, Chân khuẩn đại đa số có màu nâu đen do đó làm cho rêu lưỡi biến thành màu đen. Cho nên không được lạm dụng chất kháng sinh, khi không rõ nguyên nhân bệnh, không nên sử dụng thốc kháng sinh liên tục.



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1206458017)

Charles
01-09-2014, 09:50
Thứ hai, 01/09/2014 09:06
Hãy cẩn thận nếu thấy lưỡi bạn đóng bợn trắng trong vài ngày. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề.

Vì sao lưỡi bạn trắng?

Vệ sinh răng miệng tốt là vô cùng quan trọng khi nói đến sức khỏe răng miệng. Nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhập vào cơ thể của bạn thông qua miệng. Nếu bạn không rơ lưỡi trong một thời gian dài, nó có thể bị trắng hoặc đóng bợn trắng.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/9/1/Vi-sao-luoi-ban-dong-bon-trang-1.jpg
Lưỡi trắng cũng có thể là do bạn vệ sinh răng miệng kém và gây hôi miệng.


Khi bị mất nước nghiêm trọng do nhiệt, nóng, lưỡi của bạn (http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/rang-ham-mat/doan-suc-khoe-qua-luoi-cua-ban-a20140827123241470c186.htm) có thể bị trắng. Đó là phản ứng tự nhiên của các tế bào lưỡi do tình trạng khan hiếm nước trong cơ thể.

Khi bị sốt cao, bạn có thể nhận thấy rằng lưỡi của bạn trông trắng và hai mặt lưỡi nhăn nhúm. Điều này một phần là do mất nước. Thân nhiệt tăng làm cơ thể mất nước. Kết quả là lưỡi co lại và bị trắng.

Gan có vấn đề. Nếu lưỡi đóng bợn trắng mặc dù bạn rơ lưỡi mỗi ngày và không có các vấn đề gì về sức khỏe như sốt hoặc mất nước.

Hút thuốc lá làm miệng khô. Đó là lý do tại sao những người hút thuốc thường có lưỡi khô và trắng.

Chứng bạch sản (Leucoplakia) là một loại bệnh về da, có thể là ung thư. Nếu bạn cảm thấy lưỡi trắng không phải do đóng bợn trắng mà do thay đổi về màu sắc thì hãy đi gặp bác sĩ khám ngay lập tức.

Lưỡi trắng kèm các vết loét đỏ trên lưỡi, đó có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng.

Những cách điều trị lưỡi trắng

Nếu bị lưỡi trắng do vệ sinh răng miệng kém,giải pháp duy nhất là dùng gạc rơ lưỡi mỗi ngày.
Nếu bị mất nước do nhiệt nóng,bạn hãy uống nhiều nước và các chất lỏng để bổ sung nước cho cơ thể.

Trong trường hợp lưỡi trắng do các dấu hiệu của bệnh gan,bạn hãy đi kiểm tra chức năng gan.
Khi bị nấm miệng nên dùng các loại kháng nấm dạng dung dịch hoặc dạng viên nén và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn có thể điều trị nấm miệng trong một vài tuần.


AloBacsi.vn
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

songchungvoi_HIV
23-10-2014, 13:10
10 điều bất ngờ mà chiếc lưỡi của bạn tiết lộCập nhật lúc: 12:00 23/10/2014
(Sức khỏe) (http://phunutoday.vn/suc-khoe.html) - Chiếc lưỡi bình thường, khỏe mạnh thường có màu hồng và tương đối mịn, không có cục u, không có lỗ hổng.Đừng đợi cho tới khi tới gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra. Thỉnh thoảng chú ý tới vẻ ngoài của lưỡi có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề đang có trong miệng hoặc ở các cơ quan khác của cơ thể. Một cái nhìn nhanh lúc này có thể cứu bạn thoát khỏi những vấn đề nghiêm trọng sau đó. Vì vậy, hãy chụp lấy một chiếc gương, rồi đưa nhanh lưỡi ra một lần và kiểm tra.
<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/10/22/Nhin-luoi-doan-benh-311.jpg


Thỉnh thoảng chú ý tới vẻ ngoài của lưỡi có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề đang có trong miệng hoặc ở các cơ quan khác của cơ thể.

</tbody>
Hãy kiểm tra 10 điều mà chiếc lưỡi có thể cho bạn biết về sức khỏe của mình.

Lưỡi bóng loáng, trắng và bị khô
Đây thường là một dấu hiệu của chứng khô miệng. Điều này xảy ra khi miệng của bạn không tạo đủ nước bọt. Thật không may, tình trạng này có thể khiến bạn có cảm giác khó chịu trong miệng cũng như tác động đến sự cân bằng vi khuẩn bên trong miệng. Nó có thể làm thay đổi màu sắc và vẻ ngoài của lưỡi.Thiếu nước bọt có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng và bệnh về lợi, cũng như bệnh truyền nhiễm ở miệng. Nếu bạn gặp phải vấn đề khô miệng, đôi khi nó có liên quan đến các loại thuốc, chứng huyết áp cao, hen suyễn hoặc thậm chí là các chứng dị ứng đơn giản đã có từ lâu. Hãy nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này hoặc bạn có thể tự điều trị với các loại nước súc miệng dành để chữa trị chứng bệnh này được bán ngoài quầy.

Sưng
Trong tất cả các vấn đề bạn có thể gặp phải thì đây là một tình trạng mà bạn nên chú ý nhiều nhất. Thông thường lưỡi bị sưng có nghĩa là bạn đang bị dị ứng với một thứ gì đó. Lưỡi không phải là vấn đề mà đường hô hấp ở phía dưới lưỡi bị sưng lên đẩy lưỡi về phía trước, làm cho nó xuất hiện dù nó đang bị sưng. Nếu bạn không hành động ngay lập tức, đường hô hấp của bạn có thể bị tắc nghẽn do tình trạng sưng này và gây ra một tình trạng đe dọa tới sự sống. Hãy tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Tình trạng sưng, có màu xám hoặc bong bóng trắng ở bên dưới lưỡi.
Đây có thể là tình trạng tuyến nước bọt bị tắc nghẽn. Đôi khi, một thứ gì đó rất rất nhỏ làm tắc ống nước bọt vì vậy chúng không thể thoát ra được. Điều này khiến cho chất lỏng bị tích tụ và gây ra cảm giác đau và sưng. Sỏi tuyến nước bọt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tắc nghẽn ống nước bọt. Đó là sỏi canxi, rất giống với sỏi thận. Nhiều lần chúng tự biến mất nhưng nếu bạn không tự giải quyết trong một vài ngày, hãy tới gặp nha sĩ. Nó có thể phải được loại bỏ bằng cách phẫu thuật.
<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/10/22/Nhin-luoi-doan-benh-1.jpg


Đôi khi, một thứ gì đó rất rất nhỏ làm tắc ống nước bọt vì vậy chúng không thể thoát ra được.

</tbody>
Các vết loét với vòng hoặc quầng xung quanh

Chiếc lưỡi bình thường, khỏe mạnh thường có màu hồng và tương đối mịn, không có cục u, không có lỗ hổng. Các vết màu đỏ hoặc trắng trên lưỡi hay một chấm với một vòng đỏ ở xung quanh, các vùng trắng trông như một dải hoặc một vết loét không lành có nghĩa là bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc nha sĩ càng sớm càng tốt. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu củabệnh ung thư (http://phunutoday.vn/tu-khoa-tim-kiem/b%E1%BB%87nh-ung-th%C6%B0.html). Mặc dù nhiều loại ung thư khác đang giảm nhưng ung thư miệng lại tăng lên 25% trong hơn 10 năm qua. Đó có thể là do HPV (virus papilloma ở người), làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng.

Lưỡi có màu đen và trông như có lông
Bạn có đang dùng hoặc vừa chấm dứt việc uống thuốc kháng sinh? Một thời kì dùng thuốc kháng sinh có thể làm gián đoạn sự cân bằng vi khuẩn thông thường trong miệng và tình trạng này có thể dẫn tới sự phát triển quá mức trên lưỡi của papillae nhỏ (các vết nhú). Thay vì biến mất một cách thông thường những vết nhú này phát triển và làm cho lưỡi của bạn trông giống như lông đang phát triển của nó. Nó không có hại và nên tự biến mất nhưng nó khiến cho hơi thở có mùi và đối với một số người, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến vị giác của họ. Hãy đánh răng và chải lưỡi thật kĩ cùng với một chiếc bàn chải đánh răng mỗi ngày và miệng của bạn sẽ sớm bình thường trở lại.

Lưỡi dày và có màu đỏ
Có lẽ do bạn thiếu vitamin. Khi bạn thiếu vitamin B12, nó sẽ biểu hiện trên lưỡi đầu tiên. Loại vitamin này hoàn toàn cần thiết để cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mới, khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Bệnh thiếu máu có thể khiển cho lưỡi của bạn có cảm giác đau và đôi khi nó có vẻ ngoài ‘rắn chắc’.

Nếu bạn ăn một chế độ ăn thông thường giống người Mỹ, chắc chắn bạn sẽ hấp thụ đủ hàm lượng vitamin B12 bởi vì nó có thể được tìm thấy trong trứng, cá, thịt và sữa. Tuy nhiên, nhiều người ăn chay bị thiếu vitamin B12 và gặp phải một số sự rối loạn về hệ tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn’s hay bệnh Celiac ngăn không cho họ hấp thụ đủ loại vitamin quan trọng này. Uống một viên vitamin tổng hợp có thể giúp bạn tránh được vấn đề này.

Lưỡi có màu vàng
Điều này thường có nghĩa là có một lượng lớn vi khuẩn bùng phát trong miệng của bạn và bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng tốt hơn! Còn nếu bạn thực hiện vệ sinh răng miệng tốt thì lưỡi có màu vàng có thể chỉ ra là bạn đang có vấn đề về gan hoặc túi mất. Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn cần cù với thói quen vệ sinh răng miệng nhưng lưỡi của bạn vẫn có màu vàng.

Lưỡi có vết như hình bản đồ

Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra, đó là khi bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh, tuy nhiên có thể bệnh sử gia đình cùng với bệnh tiểu đường (http://phunutoday.vn/tu-khoa-tim-kiem/b%E1%BB%87nh-ti%E1%BB%83u-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng.html) , căng thẳng, dị ứng và sử dụng thuốc tránh thai loại uống là một số lý do. Chứng bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư.

Bề mặt lưỡi sần sùi
Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.

Lưỡi nóng rát
Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô (một tác dụng (http://phunutoday.vn/tu-khoa-tim-kiem/t%C3%A1c-d%E1%BB%A5ng.html) phụ của một số loại thuốc), hoặc thiếu dinh dưỡng. Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước thường xuyên, nhai kẹo swingum (để chống lại khô miệng), hoặc dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh về lưỡi
Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.

Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.

Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày.Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay.

Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.
http://phunutoday.vn/ (http://phunutoday.vn/)

songchungvoi_HIV
10-12-2014, 10:13
Những tiết lộ có thể không ngờ của lưỡi về sức khỏe của bạn

10-12-2014 10:06 - Theo: giaoduc.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1302905397)

Từ những rắc rối về dị ứng thông thường cho tới bệnh giang mai, viêm nhiễm,...các dấu hiệu của bệnh tật đều được ẩn trong chiếc lưỡi của bạn.



Lưỡi có thể báo hiệu các vấn đề như: ho, sốt, vàng da, đau đầu hoặc rối loạn tiêu hóa, giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tật một cách dễ dàng.


Tuy nhiên, đối với những người sống ở các vùng xa xôi và nghèo khó, việc đến kiểm tra tại các cơ sở y tế và gặp bác sĩ có thể khó khăn, dù cho có phát hiện những điều bất thường ở lưỡi.


Để giải quyết vấn đề, các nhà khoa học ở Ấn Độ hiện nay đã phát triển một thử nghiệm mới.


Đó là hệ thống chuẩn đoán mới có thể nhận dạng các loại bệnh từ hình ảnh lưỡi của bệnh nhân đã được số hóa. Hệ thống này được sử dụng riêng cho những người định cư tại các vùng xa xôi.


Công trình nghiên cứu đã kết hợp các triệu chứng với một số phân tích hình ảnh của lưỡi của bệnh nhân để giải quyết vấn đề.


http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/xuanhung/2014_12_09/be1benhluoi.jpg

Trước tiên, các chuyên gia sẽ đưa ra câu hỏi về các triệu chứng cơ bản, và chụp một hình ảnh kỹ thuật số của lưỡi của bệnh nhân để giúp đưa ra một chẩn đoán nhất định.



Những hình ảnh kỹ thuật số chụp lưỡi bệnh nhân sẽ cho thấy sự đổi màu, ứ máu, cấu trúc, và các yếu tố liên quan đến các bệnh khác nhau.


Do những chẩn đoán là tự động nên các chuyên gia cũng cần xác định xem bệnh nhân có nhiễm cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, viêm họng stretptococcal, viêm xoang, dị ứng, hen suyễn, phù phổi, và ngộ độc thực phẩm hay không.


Cụ thể, vài trong số rất nhiều dấu hiệu dưới đây có thể nói lên tình hình sức khỏe:


Lưỡi của người khỏe mạnh thường có màu hồng, sạch sẽ và được bảo vệ bởi các nhú cảm giác, chứa các cơ quan hoá học nhạy cảm với chất hoá học có trong dung dịch.


Nhưng nếu bạn thấy lưỡi có các màu sắc lạ như viêm đỏ, trắng, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như nấm, bệnh tiêu hóa.


Trong khi đó, lưỡi sưng là một phản ứng dị ứng thông thường.


Lưỡi chuyển màu đen hay mất màu, bạn hãy lưu ý tới trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh, hoặc sự phát triển quá mức của nấm ở bệnh nhân HIV (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/).


Và để ý, nếu xuất hiện rãnh dài trên bề mặt lưỡi, đây là dấu hiệu nhiễm trùng lây qua đường tình dục, cụ thể là bệnh giang mai.


http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/xuanhung/2014_12_09/23E0A81E000005782865394Indian_scientists_have_deve loped_a_new_test_to_detect_what_your_a9_1418046248 730.jpg

Khi lưỡi xuất hiện các vết loét, nó báo động bệnh viêm ruột mãn tính hoặc viêm loét đại tràng.



Bệnh thiếu máu, thiếu vitamin B12 (http://citinews.net/doi-song/cong-dung-tuyet-voi-cua-cu-cai-trang-YBPHCYA/), hay sắt hoặc thiếu hụt folate có thể khiến lưỡi bạn sưng tấy.


Hiện tại, hệ thống cho phép chẩn đoán 14 chứng bệnh riêng biệt nhưng cả nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ mở rộng đáng kể các chức năng của nó.


Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng họ sẽ sớm có thể phân tích đôi mắt của bệnh nhân để sử dụng như thông tin bổ sung, nhằm nâng cao đáng kể khả năng phân tích của hệ thống.


Lưỡi có thể là nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ


Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng lưỡi của một số người hay ngáy ngủ có kích thước rất lớn.


Những người thừa cân hay béo phì có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA (http://citinews.net/doi-song/ngung-tho-khi-ngu-va-dai-thao-duong-type-2-ND5IU6Q/)), dẫn đến ngáy ngủ vì đường thở bị tắc nghẽn.


Cho đến bây giờ, người ta nghĩ rằng nguyên nhân gây ngáy là do cổ họng.


Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: việc tăng cân có mối liên hệ với việc tăng trọng lượng của lưỡi - nguyên nhân gây chứng ngáy ngủ.

<tbody>
http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/xuanhung/2014_12_09/Normal_and_Obstructive.jpg




</tbody>
Trong trường hợp cần thiết, não bộ sẽ tạo một cú xóc, khiến đường thở thông thoáng, giúp cơ thể tỉnh táo và hoạt động bình thường trở lại.


Chúng ta có thể thức dậy nhiều lần trong đêm mà không hề hay biết, làm nhịp tim đập nhanh, huyết áp tăng và không thể có giấc ngủ sâu.


Các chuyên gia cho biết: kích thước của lưỡi là một trong những đặc điểm quan trọng cần được đánh giá kĩ càng khi sàng lọc bệnh nhân béo phì nhằm xác định nguy cơ ngưng thở khi ngủ.


Xác định sớm và điều trị ngưng thở khi ngủ là việc làm cần thiết để kiểm soát các bệnh mãn tính, bao gồm cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường loại 2, đột quỵ và trầm cảm.


Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep thời gian vừa qua.

songchungvoi_HIV
12-12-2014, 12:55
Nhìn lưỡi biết tình trạng sức khỏe của bạn


Thứ sáu, 12/12/2014 | 09:07 GMT+7
Rãnh dài trên bề mặt lưỡi cảnh báo bệnh giang mai. Lưỡi của người ngáy ngủ thường có kích thước lớn. Lưỡi đen có thể do lạm dụng kháng sinh hoặc sự phát triển quá mức của nấm ở bệnh nhân HIV.


Lưỡi có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe như ho, sốt, vàng da, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Đối với những người sống ở các vùng xa xôi, y tế khó khăn, thiếu hụt bác sĩ, việc tự kiểm tra lưỡi đơn giản để phát hiện bệnh là rất cần thiết.


Theo Newsrt, các nhà khoa học Ấn Độ đã phát triển một thử nghiệm mới để chẩn bệnh dựa trên triệu chứng của lưỡi. Hệ thống chẩn đoán này dựa trên các triệu chứng kết hợp với một số phân tích hình ảnh lưỡi của bệnh nhân để đưa ra kết luận phù hợp. Những hình ảnh kỹ thuật số cho thấy sự đổi màu, ứ máu, thay đổi kết cấu... có liên quan đến các bệnh khác nhau.


Hiện tại hệ thống cho phép chẩn đoán 14 chứng bệnh riêng biệt. Nhóm nghiên cứu hy vọng họ sớm có thể sử dụng hình ảnh mắt bệnh nhân như thông tin bổ trợ cho hệ thống chẩn đoán này. Tuy nhiên do chẩn đoán là tự động nên vẫn cần xem xét thêm các triệu chứng khác để xác định bệnh.


Một số triệu chứng thường gặp của lưỡi cảnh báo bệnh nguy hiểm:


Lưỡi người khỏe mạnh thường có màu hồng, sạch sẽ, được bao phủ bởi các nhú cảm giác. Trong khi đó, lưỡi bị viêm, đỏ, đen hoặc trắng có thể là dấu hiệu phát triển của nấm.

Lưỡi sưng có thể là một phản ứng dị ứng.


Lưỡi bị đen hoặc không có màu có thể là do lạm dụng kháng sinh hoặc do sự phát triển quá mức của nấm ở bệnh nhân HIV.


Rãnh dài trên bề mặt lưỡi là một dấu hiệu của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là bệnh giang mai.


Lưỡi bị loét là một triệu chứng đáng lưu ý, cảnh báo bệnh viêm ruột hoặc viêm loét đại tràng.


Lưỡi trơn láng, mất các gai lưỡi, giống như một bắp thịt có thể tiết lộ thiếu hụt vitamin B12, sắt hoặc thiếu folate.


Trầm trọng hơn, khi xuất hiện vết loét hoặc cục u trên lưỡi, tình trạng chảy máu không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng, theo cảnh báo nghiên cứu ung thư tại Anh.

<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/12/11/luoi-2551-1418311554.jpg


Lưỡi có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe như ho, sốt, vàng da, đau đầu, rối loạn tiêu hóa. Ảnh: ehowcdn

</tbody>
Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng lưỡi của một số người ngáy ngủ có kích thước rất lớn.

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, dẫn đến ngáy ngủ vì đường thở bị tắc nghẽn.


Cho đến nay, người ta nghĩ rằng nguyên nhân ngáy ngủ là do cổ họng. Tuy nhiên các nhà khoa học xác định việc tăng cân dẫn đến tăng trọng lượng của lưỡi cũng có thể là tác nhân. Cụ thể, lưỡi của những người béo phì có tỷ lệ mỡ thường cao hơn so với những người bình thường. Tăng mỡ lưỡi có thể gây ngáy vì đường thở tắc nghẽn. Điều này giải thích mối liên hệ giữa béo phì và hội chứng ngưng thở khi ngủ.


Tiến sĩ Timothy Morgenthaler, Chủ tịch của Viện Y học Mỹ cho biết các bác sĩ nên xem xét kích thước lưỡi khi sàng lọc ngưng thở khi ngủ. Xác định và điều trị tình trạng này hiệu quả là điều cần thiết để quản lý các điều kiện khác liên quan đến bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường type 2, đột quỵ và trầm cảm.

Lê Phương
http://doisong.vnexpress.net/

songchungvoi_HIV
15-12-2014, 13:35
Đoán bệnh qua biểu hiện của lưỡi

15-12-2014 11:00 - Theo: vietnamnet.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1132077978)

Không chỉ thực hiện chức năng vị giác, lưỡi của người cũng chứa đựng các dấu hiệu có thể tiết lộ những chứng bệnh mà chủ nhân đang mắc phải, từ dị ứng tới bệnh giang mai.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/12/12/16/20141212164024-luoi.jpg
Theo các chuyên gia, lưỡi có thể bộc lộ các dấu hiệu của chứng ho, sốt, bệnh vàng da, đau đầu hoặc tình trạng đường ruột, giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán.

Lưỡi khỏe mạnh cần phải có màu hồng, sạch và bao phủ trong các gai thịt chứa nụ vị giác. Tuy nhiên, lưỡi đỏ tấy và đau hoặc lưỡi màu đỏ, đen hay trắng có thể là dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như bệnh tưa miệng, trong khi lưỡi sưng phồng có thể là biểu hiện của một phản ứng dị ứng.

Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện, lưỡi đen, biến đổi màu là dấu hiệu của việc sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc sự phát triển quá mức của nấm ở bệnh nhân HIV. Các nếp nhăn dài trên bề mặt lưỡi là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục - bệnh giang mai.

Tình trạng lở loét ở lưỡi lại là dấu hiệu cảnh báo về bệnh Crohn hoặc viêm ruột kết. Trong khi đó, lưỡi "nở nang và trơn nhẵn" có thể hé lộ việc thiếu hụt vitamin B12, sắt hoặc axit folic hay bệnh thiếu máu của chủ nhân.

Nghiêm trọng hơn, Tổ chức nghiên ứu ung thư Anh khuyến cáo, các đau nhức và u bướu trên lưỡi hoặc việc chảy máu không lí giải được có thể là đấu hiệu của bệnh ung thư miệng.

Tuy nhiên, đối với những người đang sinh sống ở các vùng xa xôi, hẻo lánh của thế giới, nơi khó có cơ hội thăm khám bác sĩ, việc kiểm tra lưỡi của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh có thể tương đối phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học ở Ấn Độ đã phát triển một loại hình kiểm tra mới.

Theo tạp chí Kỹ thuật và Công nghệ sinh học quốc tế, hệ thống chẩn đoán mới hoạt động nhờ kết hợp các triệu chứng với việc phân tích số hóa hình ảnh lưỡi của bệnh nhân. Karthik Ramamurthy đến từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Rajalakshmi ở Chennai cùng Siddharth Kulkarni và Rahul Deshpande thuộc Trường Kỹ thuật điện tử, Đại học VIT, Ấn Độ đã phát triển phần mềm mới này.

Hệ thống máy tính mô phỏng bộ não con người có thể nhận "dữ liệu đầu vào mềm" (các câu hỏi tiêu chuẩn về các triệu chứng) và chụp một hình ảnh kỹ thuật số về lưỡi của bệnh nhân để giúp đưa ra chẩn đoán. Trong đó, các hình ảnh số hóa lưỡi của bệnh nhân sẽ cho thấy tình trạng biển đổi màu, kết cấu bề mặt và các yếu tố khác liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau.

Hệ thống hiện tại cho phép người dùng chẩn đoán tự động khoảng 14 chứng bệnh khác nhau, kể cả cảm lạnh thông thường, cúm, viêm phế quản, bệnh viêm họng do vi trùng stretptococcus, viêm xoang, dị ứng, hen suyễn, phù phổi và nhiễm độc thức ăn.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hy vọng họ có thể sớm cho thêm các hình ảnh mắt của bệnh nhân để gia tăng đáng kể nguồn dữ liệu giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

songchungvoi_HIV
21-01-2015, 15:39
Nhìn lưỡi đoán bệnh21-01-2015 14:44 - Theo: tuoitre.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=112781808)Bạn đi khám bệnh, bác sĩ thực hiện 4 khâu cơ bản: nhìn, sờ, gõ, nghe; trong đó khâu “nhìn” đã ước đoán được phần nào bệnh tật. Nhìn tổng quát toàn thân, từ sắc diện, mập ốm, màu da, mái tóc, cặp mắt (kéo mi dưới xem niêm mạc hồng hay lợt)…Tiếp đến bác sĩ kêu “thè lưỡi ra”, nhiều người thắc mắc “sao bắt tui thè lưỡi, kỳ thí mồ” mà không biết rằng nhìn lưỡi đã phần nào biết bệnh bên trong là gì.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/r/2015/01/21/04wP30x7.jpg
Không đơn giản là cơ quan cảm thụ vị giác

Lưỡi là một khối cơ, cử động uyển chuyển. Mặt trên của lưỡi chứa nhiều gai vị giác với các cấu trúc đặc biệt gọi là nụ nếm (bud taste). Nụ nếm được phân bố theo các vùng khác nhau: chất ngọt nằm ở đầu lưỡi, mặn, chua nằm ở hai bên cạnh lưỡi, còn vị đắng nằm ở phía sau lưỡi. Em bé ra đời có khoảng 10.000 nụ nếm, về già chỉ còn khoảng nửa số đó, nếu hút thuốc thì số nụ nếm bị thoái hóa nhiều, cảm nhận về vị giác giảm.

Lưỡi chia ra hai phần: chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là cấu trúc cơ bản của lưỡi. Rêu lưỡi là chỉ phần bám trên mặt lưỡi. Nhìn chất lưỡi và rêu lưỡi đã có thể biết bệnh. Y học cổ truyền cho rằng tất cả các tạng phủ, kinh lạc đều có mối quan hệ và biểu hiện ra ở lưỡi. Vì vậy “Thiệt chẩn” là một ngành khoa học độc đáo khiến nhiều người giật mình khi thấy thầy lang chỉ cần nhìn lưỡi mà nói vanh vách ra bệnh trong lục phủ ngũ tạng.

Y học cổ truyền nói “Thiệt vi tâm chi miêu” tức nói lưỡi là biểu tượng của tim”, hay “Thiệt vị kỳ chi ngoại hậu” tức lưỡi thể hiện sức khoẻ của tỳ vị. Hoặc nhìn rêu lưỡi có thể biết mức độ của lục dâm (không phải 6 kiểu dâm mà lục dâm bao gồm phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Thế mới biết “Quán thiệt chẩn bệnh, Đông y nhất tuyệt” (xem lưỡi chẩn bệnh, Đông y số một).

Bệnh qua màu lưỡi

Mỗi sáng sau khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể tự làm bác sĩ chẩn đoán bệnh mình bằng cách soi gương, thè lưỡi ra quan sát. Rêu lưỡi trắng: Có thể bạn bị nhiễm nấm candida albicans. Nếu có mảng trắng hoặc xám có thể gặp ở người nghiện thuốc lá hoặc nhiễm virus Epstein-Barr (http://citinews.net/giai-tri/hinh-anh-quyen-ru-cua-cac-vu-cong-thoat-y-nuoc-my-nhung-nam-1950-6EFPE6A/) (virus gây nhiễm trùng vùng miệng, lưỡi, họng có thể gây ung thư, bệnh truyền theo nước miếng nên gọi là “bệnh của nụ hôn”).

Lưỡi có màu sậm hoặc đen gặp ở những người uống mỗi ngày hơn 3 ly cà phê hoặc hút thuốc lá từ 30 năm trở lên. Cũng có thể gặp ở những người phải uống thuốc điều trị dạ dày, tá tràng. Nhưng khi ngưng những tác nhân nói trên mà màu sắc lưỡi không hồng trở lại thì coi chừng bạn đang có mầm mống của ung thư lưỡi.

Lưỡi có những nốt đỏ thường thấy trong trường hợp nóng sốt, cảm lạnh, khi bệnh lui thì những nốt đỏ này cũng biến đi. Tuy nhiên nếu lưỡi đỏ sẫm, khô khan, rêu lưỡi dày, nhờn có màu vàng hoặc đen tức là viêm gan nặng. Chất lưỡi đỏ sẫm lại sáng bóng thường gặp trong xơ gan. Người bệnh mệt, khó ngủ rêu lưỡi có 2 vùng xanh, bầm tím coi chừng bị ung thư gan.

Lưỡi có sọc giống như bản đồ, các vùng đỏ được viền màu trắng tức là bạn bị “viêm lưỡi bản đồ”. Đây là một viêm nhiễm lành tính, hay xuất hiện ở người bị tiểu đường, bị stress hay dị ứng thuốc, thường bạn uống vitamin nhóm B,C hoặc xay nước rau bồ ngót uống sau 1 tuần thì bệnh lui.

Lưỡi bầm tím từng phần sau vài ngày thì đen, cong lưỡi thấy tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to ra, người bệnh thấy mệt, đau vùng trước tim, thường đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim. Rìa lưỡi đỏ thường gặp bệnh cao huyết áp, ưu năng tuyến giáp trạng (Basedow)

Lưỡi đổi màu: từ hồng sang lợt thường là thiếu máu do thiếu sắt. Lưỡi màu hồng chuyển sang đỏ thường do thiếu vitamin B12, vitamin B3 hoặc acid folic.

Lưỡi khô, nóng và hôi thường gặp ở phụ nữ mãn kinh. Cần uống sữa đậu nành (chứa estrogen thiên nhiên) và nhai kẹo sing-gum để tăng tiết nước miếng.

Rêu lưỡi vàng, đóng dầy, nạo xong lại xuất hiện thường là viêm loét dạ dày, tá tràng.

Chăm sóc lưỡi

Lưỡi nằm trong khoang miệng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là chăm sóc lưỡi. Đông y cho rằng lưỡi là nơi dễ nhìn lại phản ảnh sự thịnh suy của chính khí, thịnh suy của khí huyết. Vì thế nếu bạn chăm sóc khoang miệng tốt, thỉnh thoảng nên tự “khám” lưỡi để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh. Tất nhiên bước tiếp theo là gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">

BS LÊ THÚY TƯƠI (http://citinews.net/doi-song/dang-tri-ngay-cang--tre-hoa--VZYXBLA/)

</tbody>

songchungvoi_HIV
29-04-2015, 16:06
Đứng trước gương, xem lưỡi đoán bệnhThứ năm, 16/04/2015 07:38
Hãy soi gương và đối chiếu xem lưỡi của bạn đang thuộc kiểu nào trong hình dưới đây, từ đó nhận biết cơ thể mình đang đối mặt với bệnh gì.
Màu sắc của lưỡi quan trọng hơn nhiều người nghĩ. Có thể nói rằng chiếc lưỡi giống như hồ sơ bệnh án của mỗi người vậy. Nó cho biết về tình hình sức khỏe và những chất mà cơ thể đang thiếu hụt.



Hãy soi gương và đối chiếu xem lưỡi của bạn đang thuộc kiểu nào dưới đây:




<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/4/16/Dung-truoc-guong-xem-luoi-doan-benh-1.jpg




</tbody>



1. Lưỡi bình thường: Màu hồng tươi, không có dấu vết hoặc màu sắc bất thường. Điều này chứng tỏ các cơ quan trên cơ thể của bạn đang vận hành điều độ và đúng chức năng.



2. Lưỡi phủ một lớp màu trắng mỏng xen kẽ vài đốm đỏ, hai bên mép lưỡi có vết răng cưa: Điều này cho thấy cơ thể của bạn đang ở tình trạng thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn. Kiểu lưỡi này thường xuất hiện ở những người hay lo âu, phiền muộn.



3. Lưỡi màu đỏ thẫm, giữa lưỡi thường xuất hiện mảng vàng nhạt kéo dài - thường có ở những người gặp vấn đề về tiêu hóa, cơ thể thiếu nước và có bệnh ngoài da. Những người này thường có tính khí thay đổi thất thường.



4. Lưỡi có nhiều màu trắng dày, mép lưỡi hơi sưng. Điều này chỉ ra những rắc rối trong hệ tiêu hóa hoặc cơ thể đang trữ quá nhiều nước. Những người này thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, lơ đễnh.



5. Lưỡi màu tím và có đốm đen. Có khả năng đây là dấu hiệu của người có những tắc nghẽn trong mạch máu. Chân sưng, đau đầu, đau ngực, da xỉn màu là những triệu chứng thường gặp ở những người này.



6. Đầu lưỡi màu đỏ và ở giữa có nhiều mảng trắng. Tình trạng này xuất hiện ở những người thường xuyên thay đổi cảm xúc. Năng lượng tích tụ trong cơ thể có thể đã gây ra tình trạng viêm nhiễm nào đó.



7. Lưỡi màu đỏ, ở chính giữa có mảng màu vàng - biểu hiện ở một số người có chỉ số thân nhiệt cao, có thể là hiện tượng của các bệnh về da hoặc nhiễm trùng.




8. Lưỡi nhợt nhạt và sưng, có mảng dày màu trắng - có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nếu bạn có làn da xanh xao, hay đau ở xương chậu và hay có cảm giác hoảng sợ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.



9. Lưỡi có những rãnh nứt nhỏ - biểu hiện của lưỡi bị nhiễm nấm, cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi, mất ngủ và dễ bị kích thích.



10. Lưỡi nhợt nhạt, không nhìn thấy mảng màu nào khác biệt: biểu hiện tình trạng máu lưu thông không tốt hoặc do thiếu máu, rối loạn trí nhớ và thiếu tập trung. Phụ nữ có hiện tượng này thường là do mất cân bằng nội tiết tố.


Theo Hương Giang - Kiến thức

songchungvoi_HIV
07-05-2015, 13:30
Màu sắc của lưỡi tiết lộ gì về sức khỏe?Chủ nhật, 03/05/2015 12:29
Hầu hết mọi người nghĩ rằng lưỡi chỉ dùng để nếm thức ăn và nói chuyện. Tuy nhiên, qua màu sắc của lưỡi có thể dự đoán được tình trạng sức khỏe.
Y học cổ truyền Trung Quốc nói rằng qua xem xét lưỡi có thể phán đoán bệnh tật. Lưỡi bao gồm một tập hợp các cơ để giúp con người có thể nói chuyện, cảm nhận hương vị và nuốt thức ăn. Lưỡi cũng có rất nhiều mạch máu và nước bọt tiết ra không ngừng để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn có hại.


<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/05/03/Mau-sac-cua-luoi-tiet-lo-gi-ve-suc-khoe_1.jpg





Màu sắc của lưỡi là dấu hiệu tiết lộ về sức khỏe của bạn.



</tbody>



Bởi thế, bất kỳ sự thay đổi nào trong màu sắc, kết cấu và độ ẩm của lưỡi sẽ xác định tình trạng sức khỏe của bạn. Một cái lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hồng. Các màu sắc khác sẽ phản ánh những khác.

Lưỡi màu đỏ

Khi cơ thể bạn nóng thì lưỡi sẽ có màu đỏ và hơi sưng. Sự thiếu hụt vitamin, sốt nóng và bệnh Kawasaki là một trong những lý do khiến lưỡi bị đỏ. Thiếu vitamin bao gồm thiếu sắt, vitamin B-12 và B-3. Do đó hãy bổ sung các vitamin này trong chế độ ăn uống hàng ngày.


<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/05/03/Mau-sac-cua-luoi-tiet-lo-gi-ve-suc-khoe_2.jpg





Một người khỏe mạnh bình thường thì lưỡi có màu hồng.

</tbody>

Lưỡi đen

Tình trạng này vô hại, chủ yếu xảy ra do vệ sinh răng miệng kém. Đôi khi vi khuẩn và nấm men bị mắc kẹt dọc theo bề mặt trung tâm của lưỡi, do đó tạo nên mảng đen trên da. Việc hút thuốc, uống cà phê quá nhiều và thói quen ăn uống không lành mạnh cũng góp phần vào tình trạng này. Để thoát khỏi tình trạng lưỡi đen, bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn.

Lưỡi vàng

Lý do của lưỡi vàng và lưỡi đen khá tương tự. Lưỡi vàng xảy ra do sự hình thành của nấm men trên bề mặt lưỡi do vệ sinh răng miệng không tốt. Sau một thời gian vệ sinh răng miệng tốt, vấn đề sẽ được cải thiện.

Lưỡi màu nâu

Màu sắc này cho thấy một hình thức giai đoạn sớm của bệnh ung thư da. Nếu bạn có một đốm nâu trên lưỡi mà nó đã biến đổi sang màu tối hơn thì tốt nhất hãy đi khám ngay lập tức.

Lưỡi tím

Đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng viêm phế quản mãn tính, nồng độ Cholesterol cao và ăn nhiều thực phẩm lạnh. Cách khắc phục là ăn các thực phẩm có tính nóng như gừng, tỏi để mang lại cho lưỡi màu sắc hồng.

Lưỡi trắng

Lưỡi có màu trắng thể hiện tình trạng mất nước, bị viêm miệng hoặc nấm men nhiễm trùng hay leukoplakia – một sự gia tăng quá mức của các tế bào trên bề mặt lưỡi, thường thấy ở những người hút thuốc. Để khắc phục tình trạng này, hãy uống nhiều nước và duy trì vệ sinh răng miệng tốt.


Bây giờ chúng ta đã biết về màu sắc của lưỡi nói gì về sức khỏe. Do vậy hãy làm theo những thói quen vệ sinh khỏe mạnh và sạch sẽ để giữ vệ sinh răng miệng tốt cùng một chế độ ăn uống căn bằng để có một cái lưỡi khỏe mạnh.

Theo Nam Hải - Đời sống và Pháp luật

songchungvoi_HIV
03-02-2016, 15:53
Màu lưỡi nào, bệnh đó
Thứ tư, 03/02/2016 12:44Bằng cách quan sát các biểu hiện bên ngoài của lưỡi, bạn sẽ phần nào dự đoán được tình trạng bệnh tật của mình.





Lưỡi đỏ: cơ thể thiếu vitamin



Bề mặt lưới được hình thành bởi các nhú. Tuy nhiên, các nhú lưỡi lại được sản xuấ nhờ hàm lượng vitamin B12 và sắt. Do đó, nếu thiếu hụt các dưỡng chất này, lưỡi sẽ trở nên trơn tru và đỏ.
Bình thường, hiện tượng này sẽ không để lại cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu vitamin và sắt trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây đau rát, nhất là khi bạn ăn thực phẩm cay nóng.



<tbody>



http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/2/3/Mau-luoi-nao-benh-do-1.jpg





Ảnh minh họa



</tbody>
Những người ăn chay thường đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin B12 nhiều hơn người thường bởi loại vitamin này thường có nhiều trong thịt các loại động vật.


Lưỡi nâu hoặc đen: Vệ sinh răng miệng kém

(http://alobacsi.com/nha-khoa/ve-sinh-rang-mieng-kem-nguy-co-ung-thu-mieng-a2015031911359784c389.htm)

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là vệ sinh răng miệng không kỹ. Chính bởi vệ sinh kém mà nó dẫn tới hiện tượng phù nề và các mảng bám tối màu hình thành.


Việc này không chỉ khiến bạn mất cảm giác ngon miệng mà còn khiến miệng có mùi hôi. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần chú ý đánh răng sạch sẽ, nhất là sau khi các loại đồ ăn nhiều gia vị là có thể phòng tránh được.


Vệt trắng nhỏ trên lưỡi: Do kích ứng


Đây là dấu hiệu kích ứng lưỡi, dấn đến sự tăng trưởng quá mức của các tế bào, hình thành các mảng trắng (bạch sản). Ở những người hút thuốc lá, khoảng 5-17% bạch sản có thể phát triển thành ung thư.


Đôi khi, hiện tượng này do răng cọ xát liên tục vào lưỡi. Nếu hiện tượng bạch sản kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện bệnh.



<tbody>



http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/2/3/Mau-luoi-nao-benh-do-2.jpg





Ảnh minh họa



</tbody>
Cảm giác nóng rát: Do dị ứng


Hiện tượng lưỡi thường xuyên bỏng rát, khó chịu có thể do bạn dị ứng với kem đánh răng hoặc thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh.


Lưỡi nhiều mảng bám trắng: Dễ nhiễm nấm


Nguyên nhân gây mảng bám trắng trên mặt lưỡi có thể do nấm men Candida, bệnh tưa miệng. Hiện tượng này thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu hay trẻ nhỏ. Nó có thể gây rối loạn vị giác và một chút đau đớn. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh tưa lưỡi, hãy gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.


Lưỡi lở loét kéo dài: Có thể là ung thư


Các tổn thương ở khoang miệng thông thường sẽ lành sau 2 tuần. Nếu vết thương của bạn càng càng nghiêm trọng và mưng mủ, bạn có khả năng mắc bệnh ung thư lưỡi khá cao.


Bệnh thường xuất hiện ở những người hút thuốc lá thường xuyên, tuy nhiên virus HPV (http://alobacsi.com/nam-gioi/virus-hpv-va-nhung-dieu-nam-gioi-can-biet-a20150628031822262c337.htm) cũng là một nguyên nhân gây ung thư miệng. Hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.


Theo P.H - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
11-03-2016, 20:09
Tại sao lúc nào cũng có một lớp bợn trắng trên lưỡi?Thứ sáu, 11/03/2016 19:28Xin hỏi bác sĩ: lưỡi của cháu có nổi mấy mụt màu đỏ như mụn ở cuống lưỡi còn ở đầu lưỡi thì nổi mấy hạt màu đỏ li ti còn, ở mặt lưỡi thì bị đóng bợn trắng cháu đã vệ sinh lưỡi rất thường xuyên nhưng những bợn trắng này không hết. Như vậy thì có nguy hiểm gì không ạ?

(Vân Ga - Bạn đọc facebook)BS Cao Thị Lan Hương:


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/11/b42luoi.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/11/b42luoi.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet


Chào em,

Bình thường luôn có một lớp bợn trắng trên lưỡi (http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/rang-ham-mat/vi-sao-luoi-ban-dong-bon-trang-a20140901085449212c186.htm), dù có cạo lưỡi mỗi ngày thì lớn bợn trắng này vẫn sẽ xuất hiện lại vào ngày mai, nhưng lớp này mỏng, không hôi, cạo nhẹ không chảy máu.

Cạo lưỡi càng mạnh càng “quá sạch” có thể làm tổn thương lưỡi, làm lưỡi bị sung huyết xuất hiện các nốt chấm đỏ và bợn lưỡi có khi còn tạo lập nhanh và nhiều hơn để bảo vệ lưỡi. Cuống lưỡi bình thường cũng có các nụ lưỡi màu đỏ.

Trong một số trường hợp như viêm lưỡi, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản... thì lưỡi đỏ hơn, dơ hơn. BS không khám cho em nên không khẳng định được các miêu tả của em là “còn bình thường” hay “bất thường”. Tốt nhất em nên kiểm tra ở chuyên khoa Tai mũi họng.

Thân,
AloBacsi.vn

songchungvoi_HIV
13-04-2016, 15:14
Đầu lưỡi nổi hột li ti màu đen, không đau là sao? Thứ tư, 13/04/2016 15:01Thưa BS,

Chiều nay tình cờ xem gương em phát hiện đầu lưỡi nổi hột li ti màu đen, không đau, lưỡi vẫn cử động bình thường. Ngoài ra, mặc dù uống nước nhiều nhưng môi em vẫn bị khô, nứt nẻ, mặt thì nổi nhiều mụn thâm. Mong BS tư vấn giúp em. Em cám ơn. (Jane Lee - 23 tuổi). BS Trần Thị Thu Cúc:


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/04/13/809dau-luoi.jpeg
(http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/04/13/809dau-luoi.jpeg)Ảnh minh họa - nguồn internet


Chào em,

Lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2 lít. Lượng nước này là đủ khi lượng nước mất đi không nhiều hơn lượng nước uống vào. Nếu môi khô em có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng môi như vaseline.

Ngoài ra, mụn xuất hiện do nhiều nguyên nhân, phải thăm khám trực tiếp cho em, chúng tôi mới có thể giúp em được. Em chịu khó thu xếp đến BS Da liễu để khám và điều trị em nhé.

http://alobacsi.com/tai-mui-hong/dau-luoi-noi-hot-li-ti-mau-den-khong-dau-la-sao-q78380c185.htm