PDA

View Full Version : Mất ngủ: Nguyên nhân và điều trị



songchungvoi_HIV
17-11-2013, 14:58
Mất ngủ: Nguyên nhân và điều trị
Bs Nguyễn Khắc Dũng
1. Khái niệm về giấc ngủ và tầm quan trọng của nó-Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Điều này được thể hiện bởi sự bất động của hầu hết các cơ bắp và giảm các phản ứng với những kích thích bên ngoài.- Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
- Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4-11 tiếng).Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy... Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 - 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
2. Biểu hiện và tác hại của mất ngủMất ngủ thường có những biểu hiện sau đây:

Khó vào giấc ngủ.
Khó duy trì giấc ngủ
Dậy quá sớm
Ngủ dậy vẫn thấy mệt
Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ(mỗi lần 30 phút).

Tác hại của mất ngủ: nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...Tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ.30% bệnh mất ngủ có liên quan tới bệnh tâm thần.Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có lẽ liên quan tới sự thay đổi hormone. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng đủ làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết - một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.3. Nguyên nhân mất ngủ:+ Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua(mất ngủ dưới 1 tuần).- Stress (34% nữ và 22% nam, Mỹ - 1999).- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.- Sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...- Thói quen của người ngủ cùng: thí dụ như ngáy (42% nam và 31% nữ ngáy vài đêm trong tuần, Mỹ - 2002).- Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí ...+ Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:(Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng). Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.- Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản...- Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 - 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần).Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ:

Trầm cảm.
Hưng cảm.
Rối loạn lo âu lan toả.
Rối loạn stress sau chấn thương(PTSD).
Nghiện( rượu và các chất dạng thuốc phiện).
Tâm thần phân liệt.
Bệnh sa sút trí tuệ.

- Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ...- Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau ...4. Điều trị mất ngủ- Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.- Nguyên tắc điều trị mất ngủ:

Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Thư giãn- thiền

Điều trị mất ngủ:- Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.- Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...- Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepine nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.Một số thuốc không thuộc nhóm benzodiazepine đa phần là những thuốc mới: ưu điểm của những thuốc thuộc nhóm này là không gây lệ thuộc, nên có thể dễ mua không cần kê toa, ví dụ như :Melatonin,Ramelteon (Rozerem)Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ.Một số loại dược thảo đông y cũng có thể giúp ngủ dễ hơn như tim sen, lá vông ...- Thư giãn tâm lý: Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim ...), nếu không ngủ được sau 10 - 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Những bệnh nhân mất ngủ mãn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và thông thường nếu càng lo sợ thì giấc ngủ càng khó đến, do đó hãy nghĩ đến giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và thanh thản thì nó sẽ đến một cách bình yên. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề.
Tóm tắt:

Mất ngủ là một tình trạng đặc trưng bởi giảm chất lượng và số lượng giấc ngủ mặc dù đã có đủ cơ hội để ngủ có thể dẫn đến giảm hoạt động vào ban ngày.Mất ngủ là một biểu hiện thường gặp.
Nhiều bệnh cơ thể và rối loạn tâm lý có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.
Mất ngủ có thể đôi khi không liên quan đến những nguyên nhân nào cả.
Có một số kỹ thuật thay đổi hành vi không dùng thuốc có thể điều trị mất ngủ.
Các loại thuốc được dùng rộng rãi để điều trị mất ngủ kết hợp với những chiến lược không dùng thuốc.

songchungvoi_HIV
17-11-2013, 15:02
Làm gì khi bị mất ngủ?


<tbody>
Khoảng 30% người trưởng thành bị mất ngủ và không thể làm tốt công việc hôm sau. Thời lượng ngủ không nói lên tình trạng mất ngủ, mà quan trọng là cảm giác thế nào vào hôm sau. Nếu lúc tỉnh dậy mà cơ thể vẫn choáng váng và gà gật thì chắc chắn bạn thiếu ngủ.

Biểu hiện của mất ngủ:
- Trằn trọc khó ngủ
- Thức giấc nhiều lần giữa đêm
- Không ngủ được cả đêm
- Thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến mọi sinh hoạt trong ngày như: Buồn ngủ cả ngày; suy nghĩ phán đoán kém và chậm chạp; không thể tập trung vào chi tiết; không nhớ sự việc ngay cả khi vừa mới xảy ra; dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt.
Tại sao bị mất ngủ?
- Mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn: Từ vài ngày đến vài tuần, thường do những yếu tố tác động tức thì như: mất việc, mất người thân...
- Mất ngủ kéo dài: Hơn 1 tháng, thường kèm với các bệnh lý về thể chất hay tâm thần… với những nguyên nhân thường gặp như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, phòng ngủ không thoáng khí, thay đổi môi trường sống; rối loạn về tâm - thần kinh như stress kéo dài, tức giận hay lo buồn, quá lo lắng về chứng mất ngủ, ngủ quá nhiều vào ban ngày và các bệnh lý khác.
Chế độ sinh hoạt giúp dễ ngủ
- Lập thời gian biểu: Đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng. Không nên ngủ muộn vào ngày cuối tuần vì sẽ phá hỏng chu kỳ ngủ mà cơ thể đã quen. Không ngủ quá nhiều ban ngày hay quá 7-8 giờ/ngày.
- Thư giãn trước khi ngủ: tắm nước ấm, đọc sách báo, xem tivi (thể loại giải trí nhẹ nhàng), nghe nhạc hay tập thể dục nhẹ nhàng (15-30 phút buổi chiều). Ngoài ra có thể tập yoga hay tập thiền để giúp cân bằng lại tinh thần. Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, sẽ giúp dễ ngủ và không thức giấc giữa đêm.
Chế độ ăn uống khi bị mất ngủ
- Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất Cafe, nicotine vào buổi tối. Dùng quá nhiều cafe sẽ bị mất ngủ, tuy nhiên liều lượng tùy thuộc vào thể chất, thói quen của mỗi người. Người hút thuốc lá thường chỉ ngủ chập chờn và sẽ bị thức giấc vì một tiếng động nhỏ, đôi khi không thể ngủ lại được.
- Hạn chế uống rượu: uống một ly rượu cocktail trước khi đi ngủ là một trong những phương cách cổ điển giúp dễ ngủ. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi uống vừa phải, vì nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
- Ăn trước khi ngủ: Một bữa ăn thịnh soạn trước khi đi ngủ có thể làm đầy bụng, khó tiêu, gây khó chịu khi nằm và dẫn đến khó ngủ. Tuy nhiên, nếu ăn ít quá sẽ bị thức giấc ban đêm vì đói bụng (hạ đường huyết). Vì vậy bữa chiều cần ăn đủ no (trước lúc đi ngủ 2-3 giờ và tránh những món ăn khó tiêu).
- Thay đổi chế độ ăn: Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể giúp dễ ngủ vì có nhiều chất tryptophan như thịt gà tây, sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc.
- Thuốc bổ sung các vitamin và chất khoáng: Viên thuốc bổ sung các vitamin nhóm B và C có thể giúp giảm stress và lo lắng. Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy phụ nữ tiền mãn kinh có chế độ ăn ít chất đồng (<1mg/ngày) thì thường bị khó ngủ và ít sảng khoái vào buổi sáng.
Ngoài ra, những phụ nữ chỉ dùng 5-6mg sắt mỗi ngày sẽ dễ bị thức giấc vào ban đêm và ngủ kém hơn những người dùng đủ 10-15mg. Tuy nhiên khi cả nồng độ sắt và đồng trong máu đều thấp thì sẽ làm bệnh nhân ngủ nhiều hơn và điều này không phải là tốt. Thực phẩm có nhiều đồng là tôm hùm, hàu, các loại hạt, hột, nấm và đậu phơi khô.
- Dùng nhiều thuốc có nhôm gây khó ngủ: nghiên cứu cho thấy những người dùng trên 1000mg nhôm/ngày thì sẽ bị ngủ kém. Con người hấp thu nhôm từ không khí, nước và cũng như từ các dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, muỗng, nhôm…), nhưng với liều này thường không gây vấn đề gì.
Nhưng nếu dùng thuốc kháng acid (đau dạ dày) mỗi ngày, nhất là thuốc dạng dịch lỏng, thì cần lưu ý mỗi muỗng cà phê thuốc có chứa đến 200-250mg nhôm. Nếu bị thức giấc giữa đêm khi dùng những thuốc này thì nên ngưng thuốc trong vài tuần để xem giấc ngủ có được cải thiện hay không.
- Tham vấn bác sĩ: Cần điều trị những bệnh lý nội khoa khác gây khó chịu về thể chất và ngăn cản giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng mà không rõ nguyên nhân thì cần phải đi khám bác sĩ tâm - thần kinh, không nên tự ý hay lạm dụng thuốc ngủ.

TheoSức khỏe & Đời sống



Việt Báo (Theo_DanTri)

</tbody>

songchungvoi_HIV
17-11-2013, 15:04
Nguyên nhân gây mất ngủ và cách điều trịcháu đang đi học, nhưng gần đây cháu rất khó ngủ, cư nằm mãi mà ko sao ngủ đươc.Cháu định dùng thuốc ngủ vậy cho cháu hỏi: cháu dùng thuốc ngủ có sao ko ạ ? có cách nào để có thể ngủ được ma k cần dung thuốc ko ?(trang)

Trả lời:
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa; Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ.

Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ như sau:

1. Mất ngủ do sinh hoạt

- Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...

- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

- Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.

- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.

Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.

2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể

Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu Migrain có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v...

Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v... Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.

- Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.

Điều trị chứng mất ngủ:

Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.

Về nguyên tắc điều trị:

1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ

Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

2. Vệ sinh giấc ngủ

Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...

3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh

Theo y học cổ truyền (YHCT), việc điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, tuy nhiên ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

a. Không dùng thuốc:

Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao).

b. Dùng thuốc:

+ Dùng theo kinh nghiệm:

Để chỉ định điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu... có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)... giúp điều hòa giấc ngủ.

Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.

+ Dùng theo đối chứng lập phương:

- Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc.

Bài thuốc: Củ mài sao vàng 20g; Long nhãn 10g; Hạt sen để cả tim (sao) 20g; Lá dâu 10g; Táo nhân (sao) 10g; Lá vông 10g; Bá tử nhân 10g; Sắc uống mỗi ngày.

- Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm...

Dùng bài thuốc: Đậu đen 20g; Mè đen 10g; Hạt sen để cả tim (sao) 20g; Lá dâu 10g; Lá vông 20g; Vỏ núc nác 6g; Lá dâu tằm 20g; Lạc tiên 10g; Thảo quyết minh 10g.

- Người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn.

Bài thuốc: Hạt sen 40g; Táo nhân sao đen 40g.

- Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn.

Bài thuốc: Trần bì 10g; Hương phụ 12g; La bạc tử 10g; Mộc hương 15g; Chỉ thực 10g.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm Goldream (http://chuamatngu.vn/chua-mat-ngu-khong-kho-nhung-phai-kien-tri/) với thành phần thảo dược tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu, giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên và cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress.


Chúc bạn sớm tìm được cho mình một giấc ngủ ngon.
Bs.Thuocbietduoc

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

songchungvoi_HIV
17-11-2013, 15:08
<tbody>


<iframe frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1384675093187" name="I0_1384675093187" src="https://apis.google.com/_/+1/fastbutton?usegapi=1&bsv=o&origin=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn&url=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn%2Fmat-ngu-keo-dai.html&gsrc=3p&ic=1&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fapps-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Doz.gapi.vi.QEze3WfG4H8.O%2Fm %3D__features__%2Fam%3DAQ%2Frt%3Dj%2Fd%3D1%2Frs%3D AItRSTNKFeq4cB46AUI9pCI7CNrglnfz2w#_methods=onPlus One%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_rende rstart%2Concircled%2Cdrefresh%2Cerefresh&id=I0_1384675093187&parent=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn&pfname=&rpctoken=29869048" data-gapiattached="true" title="+1" style="background-color: transparent; font-size: 1px; line-height: normal; text-align: justify; position: static; top: 0px; width: 106px; margin: 0px; border-style: none; left: 0px; visibility: visible; height: 24px;"></iframe>
[/COLOR]
MẤT NGỦ KÉO DÀI (http://melsmon.com.vn/mat-ngu-keo-dai.html) CHỮA THẾ NÀO?





<tbody>


<iframe id="f272807fe" name="f295880bd8" scrolling="no" title="Like this content on Facebook." class="fb_ltr" src="http://www.facebook.com/plugins/like.php?api_key=&channel_url=http%3A%2F%2Fstatic.ak.facebook.com%2F connect%2Fxd_arbiter.php%3Fversion%3D28%23cb%3Df36 c8689b%26domain%3Dmelsmon.com.vn%26origin%3Dhttp%2 53A%252F%252Fmelsmon.com.vn%252Ff2bef1a28%26relati on%3Dparent.parent&colorscheme=light&extended_social_context=false&href=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn%2Fmat-ngu-keo-dai.html&layout=button_count&locale=vi_VN&node_type=link&sdk=joey&send=true&show_faces=false&width=150" style="position: absolute; border-style: none; overflow: hidden; height: 20px; width: 122px;"></iframe>
<iframe frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1384675093187" name="I0_1384675093187" src="https://apis.google.com/_/+1/fastbutton?usegapi=1&bsv=o&origin=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn&url=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn%2Fmat-ngu-keo-dai.html&gsrc=3p&ic=1&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fapps-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Doz.gapi.vi.QEze3WfG4H8.O%2Fm %3D__features__%2Fam%3DAQ%2Frt%3Dj%2Fd%3D1%2Frs%3D AItRSTNKFeq4cB46AUI9pCI7CNrglnfz2w#_methods=onPlus One%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_rende rstart%2Concircled%2Cdrefresh%2Cerefresh&id=I0_1384675093187&parent=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn&pfname=&rpctoken=29869048" data-gapiattached="true" title="+1" style="position: static; top: 0px; width: 106px; margin: 0px; border-style: none; left: 0px; visibility: visible; height: 24px;"></iframe>
[/COLOR]
MẤT NGỦ KÉO DÀI (http://melsmon.com.vn/mat-ngu-keo-dai.html) CHỮA THẾ NÀO?


<tbody>
http://melsmon.com.vn/images/stories/hinh-anh/baochi/71.jpg


<iframe id="f272807fe" name="f295880bd8" scrolling="no" title="Like this content on Facebook." class="fb_ltr" src="http://www.facebook.com/plugins/like.php?api_key=&channel_url=http%3A%2F%2Fstatic.ak.facebook.com%2F connect%2Fxd_arbiter.php%3Fversion%3D28%23cb%3Df36 c8689b%26domain%3Dmelsmon.com.vn%26origin%3Dhttp%2 53A%252F%252Fmelsmon.com.vn%252Ff2bef1a28%26relati on%3Dparent.parent&colorscheme=light&extended_social_context=false&href=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn%2Fmat-ngu-keo-dai.html&layout=button_count&locale=vi_VN&node_type=link&sdk=joey&send=true&show_faces=false&width=150" style="position: absolute; border-style: none; overflow: hidden; height: 20px; width: 122px;"></iframe>
<iframe frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1384675093187" name="I0_1384675093187" src="https://apis.google.com/_/+1/fastbutton?usegapi=1&bsv=o&origin=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn&url=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn%2Fmat-ngu-keo-dai.html&gsrc=3p&ic=1&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fapps-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Doz.gapi.vi.QEze3WfG4H8.O%2Fm %3D__features__%2Fam%3DAQ%2Frt%3Dj%2Fd%3D1%2Frs%3D AItRSTNKFeq4cB46AUI9pCI7CNrglnfz2w#_methods=onPlus One%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_rende rstart%2Concircled%2Cdrefresh%2Cerefresh&id=I0_1384675093187&parent=http%3A%2F%2Fmelsmon.com.vn&pfname=&rpctoken=29869048" data-gapiattached="true" title="+1" style="position: static; top: 0px; width: 106px; margin: 0px; border-style: none; left: 0px; visibility: visible; height: 24px;"></iframe>

<tbody style="display: inline !important;">

<tbody style="display: inline !important;">
MẤT NGỦ KÉO DÀI (http://melsmon.com.vn/mat-ngu-keo-dai.html) CHỮA THẾ NÀO?

</tbody>


</tbody>


Hậu quả dễ thấy nhất của việc thiếu ngủ là buồn ngủ, nếu mất ngủ kéo dài (http://melsmon.com.vn/mat-ngu-keo-dai.html) khiến cho cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh sau: nhiễm trùng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, trầm cảm, suy giảm khả năng tình dục, gia tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Mất ngủ thoáng qua hay mất ngủkéo dài đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tainạn khi lái xe, vận hành máy móc…



Mất ngủ là hiện tượng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mất ngủ kéo dài có thể hiểu là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không được sâu hay kém chất lượng, thường thức dậy sớm và sau khi dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, tuy nhiên có thể chia ra làm hai nhóm như sau:


Mất ngủ kéo dài (http://melsmon.com.vn/mat-ngu-keo-dai.html) do nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh lý hệ tim mạch, hô hấp hay tiết niệu…thường kèm theo triệu chứng như đau đầu, khó thở, tiểu nhiều vào ban đêm cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khó ngủ lại. Do rối loạn tiền mãn kinh (http://melsmon.com.vn/roi-loan-tien-man-kinh.html) ở phụ nữ và tiền mãn dục ở nam giới. Các bệnh tâm thần hay trầm cảm. Sử dụng các thuốc điều trị có chứa các chất kích thích hay ức chế lên thần kinh trung ương.


Mất ngủ kéo dài (http://melsmon.com.vn/mat-ngu-keo-dai.html) do chế độ sinh hoạt: Thói quen đi ngủ muộn làm mất đi cảm giác buồn ngủ và việc đi ngủ không đúng giờ giấc, ngủ ngày quá nhiều cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Căng thẳng, lo lắng nhiều trong cuộc sống và công việc. Do thay đổi thói quen, làm ca, làm đêm…dẫn đến thay đổi nhịp sinh học của giấc ngủ. Sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, café, rượu, bia…


Cho dù nguyên nhân nào thì "mất ngủ kéo dài (http://melsmon.com.vn/mat-ngu-keo-dai.html)" cũng dẫn đến sự mất cân bằng hoạt động giữa hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm được liên kết với các trung tâm kích thích của não bộ, trong khi dây thần kinh đối giao cảm được liên kết với các trung tâm ức chế. Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích chúng ta sẽ tỉnh táo và khó ngủ, còn khi hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích thi chúng ta rơi vào trạng thái ức chế và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ví dụ: Nếu bạn lo lắng, giận dữ, căng thẳng vào ban đêm hoặc xem truyền hình quá muộn, dây thần kinh giao cảm tiếp tục được ưu tiên và bạn sẽ không thấy buồn ngủ.


Căng thẳng thần kinh và các vấn đề đồng hồ sinh học là thủ phạm chính gây mất ngủ. Nếu bạn đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ, các trang giấy trắng kích thích thần kinh giao cảm có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Việc tắm nước nóng trước khi đi ngủ sẽ kích thích các dây thần kinh đối giao cảm hoặc tắm nước nóng sau khi thức dậy, các dây thần kinh giao cảm sẽ tăng hoạt động. Tương tự như vậy, một cách khá tốt để chống lại sự căng thẳng tâm lý trước khi đi ngủ là hãy tự nhủ "ngủ phải được ưu tiên trước và tất cả các vấn đề có thể đợi đến hôm sau" thì não bộ sẽ có ý thức thay đổi ưu tiên từ giao cảm sang ưu tiên phó giao cảm.


Nếu bạn chuẩn bị cho giấc ngủ bằng cách làm những việc gây kích hoạt dây thần kinh đối giao cảm thì điều này sẽ giúp bạn để có được ngủ thông suốt. Còn nếu bạn kích hoạt các dây thần kinh giao cảm vào ban ngày bạn sẽ thấy rất tỉnh táo và tích cực trong các hoạt động. Mức hoạt động giảm vào ban đêm và các dây thần kinh đối giao cảm chiếm ưu thế, cũng như nhịp sinh học, giấc ngủ thông thường sẽ được ổn định. Ví dụ, nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng do các hoạt động ban ngày, nó dần dần sẽ giảm trước khi đi ngủ làm cho bạn dễ dàng để rơi vào giấc ngủ.

Bằng cách hiểu biêt, vận dụng những biện pháp nêu trên và thêm vào đó chức năng điều tiết và quản lý hệ thống thần kinh của Melsmon Extract, bạn có thể thấy một sự khác biệt lớn đến việc điều chỉnh rối loạn giấc ngủ. Trong thực tế, nhiều bệnh nhân nói "trước kia tôi thính ngủ và sẽ bị tỉnh giấc dù chỉ với các âm thanh rất nhỏ nhưng ngay sau khi sử dụng Melsmon Extract tôi có thể ngủ ngon" và "tôi thức dậy với tâm lý vô cùng sảng khoái và thể lực sung mãn". Đây là hiệu quả của việc điều chỉnh và cân bằng chức năng hệ thần kinh, cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của Melsmon Extract. Tất cả những tác dụng nêu trên đều đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng uy tín tại các bệnh viện Nhật Bản hàng thập kỷ qua.


Thông tin cung cấp và tư vấn bởi:
Bác sĩ. Phạm Văn Tuyến


</tbody>


</tbody>



</tbody>

songchungvoi_HIV
17-11-2013, 15:12
Mất ngủ (http://chuamatngu.vn/toi-da-ngu-duoc-5-tieng-hang-dem-sau-nhieu-nam-mat-ngu/) là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ qua đêm, hay nói đơn giản hơn là không có được giấc ngủ đầy đủ. . Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người trên 60 tuổi sẽ tăng thêm 75% so với hiện nay, như vậy rõ ràng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi ngành y tế phải có chiến lược đánh giá và kiểm soát chứng mất ngủ ở người cao tuổi một cách hiệu quả.
2. Các nguyên nhân gây mất ngủ (http://chuamatngu.vn/nguyen-nhan-truong-hop-giac-ngu-qua-ngan/)a. Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ (http://chuamatngu.vn/can-bo-hai-quan-voi-niem-vui-thoat-khoi-chung-roi-loan-giac-ngu/) tiên phát: Tuổi cao thường đi kèm với tăng nguy cơ mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát, phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì), hoặc các hiện tượng chân tay cử động một cách tự động về đêm làm người cao tuổi bị thức giấc.b. Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Ðau là nguyên nhân nổi bật gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân gây đau phổ biến nhất ở những người cao tuổi là các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương…, có đặc điểm là đau tăng lên về nửa đêm gần sáng, làm cho bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Các bệnh lý khác bao gồm bệnh thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng hay tiểu đêm (ví dụ do u xơ tiền liệt tuyến, do bệnh đái tháo đường), hoặc khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen phế quản)…c. Các bệnh lý tâm thần kinh: Do công việc căng thẳng nên tình trạng mệt mỏi. lo âu, stress diễn ra liên miên với đấng mày râu tuổi 25-45. Khi phải đối mặt với suy thoái kinh tế và khó khăn trong công việc khiến giấc ngủ đang xa rời đáng mày râu.
d. Do thuốc: Một số người không hiểu về thuốc ngủ mà lạm dụng quá múc cho phép cũng như kéo dài thời gian sử dụng mà không biết rằng lâu ngày thuốc ngủ sẽ gây nhờn thuốc và khiến người bệnh khó có biện pháp khắc phục.Cần chú ý là có một số thuốc mà nhiều người vẫn coi là thuốc ngủ và được dùng để điều trị mất ngủ như Benzodiazepine (Seduxen)… lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ khiến họ ngủ nhiều hơn vào ban ngày, hậu quả là người bệnh càng ít ngủ hơn vào ban đêm. Ngoài ra, một số chất tuy không hẳn là thuốc nhưng mọi người lại hay dùng và rất dễ gây mất ngủ như rượu, caffeine (có trong chè, cà phê), nicotine (có trong thuốc lá).3. Làm thế nào để có giấc ngủ tốt?Các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích áp dụng cho tất cả những người bị bệnh mất ngủ (http://chuamatngu.vn/benh-mat-ngu-hieu-dung-dung-dung-va-giai-phap-tu-thien-nhien/), nhất là những trường hợp bị mất ngủ do các rối loạn tâm lý kéo dài. Mục đích là xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố góp phần gây mất ngủ, bao gồm từ việc hướng dẫn về giấc ngủ, thực hiện lời khuyên về “vệ sinh giấc ngủ” cho tới tập các kỹ năng thư giãn… Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ là:- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ…- Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.- Nên tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.- Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều.- Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.- Phải học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">
4. Chữa bệnh mất ngủ (http://chuamatngu.vn/nu-lang-phep-nhiem-mau-cho-giac-ngu-ngon/), khó ngủ, giảm lo âu bằng thảo dược
Nhờ khoa học phát triển, kết hợp với các bài thuốc dân gian các nhà nghiên cứu đã tìm ra các sản phẩm thảo dược chống mất ngủ, khó ngủ, giảm lo âu. Nổi bật nhất là sản phẩm TPCN Goldream do công ty IMC sản xuất, công ty Viễn Bằng phân phối.
Sản phẩm Goldream là sản phẩm kết hợp của các thảo dược tự nhiên như:5-Trypotomin – Là một nguyên liệu hoàn toàn mới có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ, giúp cải thiện giấc ngủ do căng thẳng,suy nhược thần kinh, mất ngủ do chênh lệch múi giờ. 5 – HTP là một hợp chất hóa học có trong cơ thể con người, là acid amin thu được từ thực phẩm, đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị một loạt các triệu chứng như: trầm cảm, đau cơ xơ, mất ngủ mãn tính.

http://chuamatngu.vn/wp-content/uploads/2013/01/Goldream-2.jpg (http://chuamatngu.vn/wp-content/uploads/2013/01/Goldream-2.jpg) Ngoài 5 – Trypotomin, sản phẩm Goldream là sự kết hợp của các thành phần thảo dược khác như: Cao Nữ lang ( Valerian) – là loại cây tự nhiên phổ biến tại châu Âu, châu Á có dáng hoa kèn. Rễ cây được lấy làm thuốc và đã được sử dụng bào chế thuốc từ thời Hy Lạp cổ đại, với công dụng chữa trị về bệnh mất ngủ, khó ngủ chữa trị đau đường tiêu hóa, căng thẳng thần kinh. Với công dụng tăng lượng acid neurotransmitter gama aminobutyric (GABA), GABA đóng vai trò ngăn cản các truyền dẫn và bất an đến vùng thần kinh trung ương bằng việc chiếm giữ các vùng tin vì thế GABA giúp cho cơ thể thư giãn và an thần, ngủ ngon. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Valerian là một dược liệu có tác dụng an thần, an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc. Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng người sử dụng Valerian là không có sự mệt mỏi vào buổi sáng.
Thêm vào đó là Trinh nữ ( hay còn gọi là cây Xấu hổ), có vị ngọt tác dụng an thần, giảm đau, lợi tiểu, từ xưa đến nay Trinh nữ luôn được coi là bài thuốc dân gian để điều trị suy nhược thần kinh và mất ngủ. Bình vôi có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Theo kinh nghiệm y học cổ truyền Bình vôi được dùng để chữa bệnh mất ngủ, giảm căng thẳng thần kinh.
Với công thức kết hợp hoàn hảo trên trong sản phẩm Goldream chống mất ngủ (http://chuamatngu.vn/benh-mat-ngu-hieu-dung-dung-dung-va-giai-phap-tu-thien-nhien/) hiệu quả nhất. Với tác dụng ngủ dễ, không để lại phản ứng phụ và quan trọng nhất tháo bỏ tâm lý căng thẳng, hạ nhiệt, giảm stress và có lợi cho hệ thần kinh chống suy nhược, sản phẩm sẽ là lời giải cho những cơn mất ngủ hoành hành, giúp cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn cả ngày lần đêm, đem lại cuộc sống chất lượng – thể hiện phương châm giấc ngủ là vàng.

DS Cao Nghĩa






</tbody>

songchungvoi_HIV
17-11-2013, 15:13
ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ, SUY NH­ƯỢC THẦN KINH DO STRESS

BẰNG CHÂM CỨU VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT

1. Đặt vấn đề:

- Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong tình trạng này người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài.

- Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy... Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 - 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.

Mất ngủ là khi có một trong số các biểu hiện sau: Khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...

- Suy nhược thần kinh (SNTK) là một tên gọi chung cho các biểu hiện rối loạn thần kinh khi chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán (có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới).

Những trạng thái bệnh trên nếu không chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Các rối loạn khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.

2. Những quan niệm của Y học phương Đông (YHPĐ) về mất ngủ và SNTK:

Theo YHCTPĐ nguyên nhân cơ bản nhất là do “D­ương khí không giao hòa được với âm khí” nên tạng Tâm không “tàng đ­ược thần”. Sách cổ nói “Vì âm hư nên mắt không nhắm đư­ợc”. Âm ở đây là nói đến chức năng của ba tạng là Can, Tỳ, Thận.

+ Chức năng của tạng Can là “tàng huyết”, sách cổ nói “ban đêm huyết dồn về can đầy đủ thì mắt mới nhắm đư­ợc” nếu chư­a dồn về đủ do Can vẫn còn làm việc mà Can lại là “tư­ớng quân chi quan chủ m­ưu lự” nên khi phải hoạt động thì không thể ngủ đ­ược.

+ Tỳ có chức năng “Thống huyết, nhiếp huyết” là sinh ra và quản lý huyết phận và Tỳ còn “chủ ý” (ý tứ). nếu Tỳ hư không thống, nhiếp huyết được gây “Huyết tán, khí loạn” dẫn đến khí huyết kém giao hòa nên mất ngủ!

+ Thận lại “sinh tuỷ, tuỷ sinh huyết”. Khi chức năng Thận suy kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc “tàng huyết” của Can. Thận suy không chủ âm thủyđược dẫn đến dương khí thượng xung nên mất ngủ!

+ Ngoài ra do thất tình như­: Lo nghĩ, lao Tâm quá độ gây Tâm huyết h­ư, Tâm Tỳ khuy tổn, Tâm không tàng thần đ­ược nên mất ngủ.

+ Nguyên nhân cuối cùng là do đàm trệ ở trung tiêu làm cho Vỵ khí không yên ảnh hư­ởng đến Tỳ nên cũng gây mất ngủ.

3. Các thể bệnh .

- Tâm huyết bất túc (Tâm âm h­ư, Tâm huyết h­ư).

- Tâm - Tỳ khuy tổn.

- Tâm thận bất giao: “Thuỷ suy – Hoả vượng” (hiện tượng phản vũ)

- Can huyết hư tổn.

- Thận âm hư, Can - Đởm hoả v­ượng (Can - Thận bất điều).

- Đàm thấp trở ngại Vỵ khí

4. Điều trị.

4.1. Ph­ương pháp điều trị:

Tuỳ theo nguyên nhân mà “Bổ Tâm huyết, Can huyết, Thận âm, d­ưỡng Tỳ – Thanh nhiệt, điều hoà âm d­ương, trừ đàm thấp”

4.2. Phương huyệt:

- Bổ 4 huyệt chủ yếu là: Tam âm giao, Chương môn, Thái xung, Thái khê.

- Tả nhóm huyệt an thần: Bách hội , Thư­ợng tinh, Nội quan, Thần môn, An miên.

+ Nếu do Tâm huyết hư­: Bổ nội quan, Thần môn, Tâm du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô.

+ Nếu do Tâm – Tỳ khuy tổn: Bổ Tam âm giao, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý.

+ Nếu do Tâm - Thận bất giao: Bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê.

+ Nếu do Can huyết h­ư: Bổ can du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung.

+ Nếu do Thận âm hư­ – Can, Đởm hoả vư­ợng: Bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du. Tả Bách hội, Thái xung, Khâu khư.

+ Nếu do Vỵ khí không điều hoà: Tả Thiên đột, Trung quản, Thiên khu. Bổ Tam âm giao, Túc tam lý, Thái bạch, Nội quan, Tỳ du, Vỵ du.

4.3. Kết hợp trong điều trị:

- Thuỷ châm : dùng các vitamin nhóm B và các thuốc có tác dụng dinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh. Chọn các huyệt ở vùng có nhiều cơ như­ : Thận du, Túc tam lý, Phong trì, Khúc trì...

- Xoa bóp bấm huyệt là một tác động cơ học trực tiếp lên các điểm cảm thụ về xúc giác của da, cơ và hệ thần kinh. Làm thay đổi về tuần hoàn, về thần kinh – thể dịch từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến tiến triển của bệnh.

Nguồn: Tin tức Tây Ninh (http://066.vn/)

con_zubo
07-01-2014, 10:28
Riêng mình thì hồi trước thì chưa biết nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? chỉ biết tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe là rất lớn (http://bit.ly/1knb5Yw#http://diendanhiv.vn/forum.php), nhưng sau khi đọc xong bài viết này thì đã biết cách để điều trị rồi, cảm ơn bác nha.