PDA

View Full Version : Động lực sống của một bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS



songchungvoi_HIV
20-11-2013, 22:37
Động lực sống của một bệnh nhân nhiễm HIV/AIDSCập nhật ngày: 20/07/2012 18:58:01Hầu như ai cũng biết anh V. bị nhiễm HIV, nhưng không ai kỳ thị hay xa lánh anh. Tình cảm của mọi người dành cho gia đình anh V. chính là nguồn động lực giúp anh chị vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

http://baobaclieu.vn/database/newsimg/2012/07/20/10a.jpg


<tbody style="outline: 0px; margin: 0px; padding: 0px; font-size: 14px;">



Anh V. (và con của người vợ trước) đang chài cá kiếm thức ăn cho gia đình. Ảnh: D.K


</tbody>
Anh V. sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Khmer đông con (ở ấp Giồng Giữa, Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu). Ở quê anh, người dân sống bằng nghề làm rẫy, nuôi tôm là chính. Anh cũng vậy, chỉ có khoảng 4 - 5 công đất để trồng hành lá, hẹ hoặc củ hành (tùy theo mùa vụ mà trồng cho phù hợp). Nơi đây, phụ nữ chủ yếu là đi làm thuê, làm mướn. Một số khác thì đi sang Cam-pu-chia làm ăn, nhưng sau một thời gian, vì cuộc sống không khá hơn nên cũng quay về quê hương. Thi thoảng, anh cũng có nghe mấy người trong xóm nói về bệnh sida (bệnh HIV/AIDS). Nhưng anh thầm nghĩ, mình là người dân quê quanh năm sống bằng ruộng, rẫy thì làm sao bị lây nhiễm. Khi ấy, kiến thức về căn bệnh HIV/AIDS của anh hầu như không có.Trai lớn lên lấy vợ, gái lớn lên lấy chồng - đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Năm 23 tuổi, anh V. lấy vợ. Tiếng là lấy vợ nhưng thật sự anh sống với chị bằng tình yêu chân thành của mình dù biết chị đã có một đời chồng và có một người con riêng. Sống với nhau được hơn 1 năm thì chị qua đời. Khi chị mất, anh V. cũng chẳng biết lý do gì, cứ nghĩ chị chết vì một căn bệnh nào đó.
Qua năm sau, anh sống với người vợ mới. Nhưng không bao lâu, anh thấy sức khỏe mình yếu dần kèm với những cơn sốt, ho kéo dài không rõ nguyên nhân. Anh đã nhiều lần điều trị nhưng bệnh vẫn tái đi tái lại. Đến khi nhập viện (Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu) thì mới biết mình nhiễm HIV từ người vợ trước. Tinh thần suy sụp, sức khỏe yếu dần, anh V. tưởng đâu mình sẽ không còn sống được nữa. Song, nhờ sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, anh được cấp phát và uống thuốc ARV kịp thời. Nhờ vậy, anh dần có sức khỏe trở lại như người bình thường.
Anh V. kể, anh buồn vì đã lây cho người vợ sau của mình. Còn chị, chị cũng không trách gì anh, chị nói: “Đâu có ai muốn bị bệnh này đâu. Chuyện lỡ rồi, biết làm sao! Ráng uống thuốc điều trị cho tốt để có sức khỏe mà đi làm kiếm sống”. Bây giờ, nguồn an ủi lớn nhất của anh chị là sống để nuôi bé gái - con người vợ trước của anh. May mắn là cháu không nhiễm HIV từ mẹ.
Khi chúng tôi hỏi: “Từ khi anh nhiễm HIV, thái độ của mọi người xung quanh như thế nào?”. Anh V. cười, nói: “Hầu như ai cũng biết em nhiễm HIV, nhưng không ai kỳ thị hay xa lánh em cả. Mọi người đều chia sẻ, thông cảm và thường thăm hỏi em!”. Nhiều người còn thuê vợ anh đi lặt hành, lặt hẹ, thuê anh nhổ cỏ vườn… để có việc làm kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, vợ anh còn làm thêm dưa chua bông điên điển đi bán trong xóm, và không ít người mua ủng hộ cho chị. Tình cảm của mọi người dành cho gia đình chính là nguồn động lực giúp anh chị vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
Chung tay, góp sức giúp đỡ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS - đó là hành động thiết thực nhất chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm để cùng nhau phòng chống căn bệnh thế kỷ này.


Lê Diễm Kiều