PDA

View Full Version : Nghi ngờ nhiễm HIV do khám chữa răng ở Việt Nam?



songchungvoi_HIV
26-11-2013, 14:08
Nguyên nhân có thể gây bệnh truyền nhiễm qua khám, chữa răng chủ yếu
là do các trung tâm, các cơ sở nha khoa không tuân thủ đúng quy tắc vệ sinh dụng cụ y tế, đặc biệt là quá trình tiệt trùng dụng cụ.






Gần đây, trên một số trang báo mạng điện tử đưa tin về vụ việc các
bệnh nhân ở Tulsa, bang Oklahoma (Mỹ), sau khi đi khám răng có biểu hiện nghi ngờ mắc một số bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B …
Những thông tin này đã gây hoang mang cho không chỉ cho những người
dân Mỹ mà cho toàn thế giới. Vì vấn đề vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng
miệng từ các phòng khám nha khoa và nhờ sự can thiệp của dụng cụ y tế đang là nhu cầu được rất nhiều người quan tâm.
“Tá hỏa” trước thông tin khám răng gây nhiễm HIV
Ở Việt Nam, khi được hỏi về thông tin trên, rất nhiều người tỏ ra khá
bất ngờ, nhất là những bà mẹ trẻ phải thường xuyên đi chăm sóc răng miệng cho con nhỏ trong thời kỳ răng sữa.
Chị Mai Hương (Hà Đông – Hà Nội) vô cùng ngạc nhiên khi được hỏi về
thông tin này, chị Hương nói: “Sao làm răng mà cũng có thể gây nhiễm HIV
được, tôi cứ tưởng bệnh về răng chỉ là sâu răng, viêm lợi, vôi răng thôi chứ lại có cả HIV nữa cơ à”.
Cùng với sự ngạc nhiên trên là nhưng lo lắng của chị Hương khi mới
đưa đứa con 6 tuổi đi nhổ răng sữa bị sâu. “Tuy quá trình nhổ răng đã
gây tê và không gây chảy máu nhưng trước những thông tin như vậy tôi vô cùng lo lắng”, chị Hương chia sẻ.
Cũng giống như chị Mai Hương, chị Hoàng Thị Như Quỳnh, ở Khu đô thị
Mỹ Đình II – Từ Liêm – Hà Nội, cũng tỏ ra bất ngờ với thông tin trên,
“Tôi đi làm cả ngày, chẳng mấy quan tâm đến những tin tức này, giờ anh nói tôi mới biết và cũng khá bất ngờ với thông tin này”.
Điều mà chị Quỳnh lo lắng hơn cả là thằng nhỏ 8 tuổi nhà chị mới được
bà nội đưa đi nhổ chiếc răng sâu ở một trung tâm nha khoa tư nhân, chị
Quỳnh cho biết thêm: “Nếu đúng là khám, chưa răng có nguy cơ gây nhiễm
HIV và một số bệnh khác như báo chí đưa tin thì tôi phải đưa nhóc nhà tôi đi khám ngay lập tức cho yên tâm”.
Những thông tin trên chắc hẳn không chỉ có riêng những bà mẹ có con
nhỏ như chị Hương và chị Quỳnh lo lắng mà chắc hẳn tất cả những người đã
từng đi khám, điều trị hoặc đang chuẩn bị đi khám răng cũng sẽ rất quan tâm. Và điều họ quan tâm là hoàn toàn có cơ sở.
http://static9.nguyentandung.org/files/2013/04/nha-khoa-hiv-020413.jpgDụng
cụ khám, chữa răng không đảm bảo vệ sịnh, không được tiệt trùng thì hoàn toàn có thể bị mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV.

Có thể phòng tránh tuyệt đối lây lan HIV?
Trước thông tin gây hoang mang dư luận về việc khám, chữa răng có thể
gây nhiễm HIV và viêm gan B…, Báo điện tử Kiến Thức đã trao đổi với các
bác sĩ chuyên khoa về răng miệng để có cái nhìn chính xác nhất về vấn đề này.
Việc lây nhiễm các bệnh qua răng miệng đã được cảnh báo từ lâu, các
bệnh thường mắc phải qua răng miệng, qua các đồ dùng vệ sinh răng miệng
là rất nhiều. Tuy nhiên, theo khẳng định của các bác sĩ Viện Răng – Hàm –
Mặt TƯ thì ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm HIV qua khám, chữa răng miệng.
Theo bác sĩ Nguyễn Phú Hòa, Giám đốc chuyên môn một phòng khám nha
khoa ở Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, thì việc khám, chữa các bệnh răng miệng
có sự can thiệp của các dụng cụ y tế sắc nhọn, có thể gây chảy máu,
xước lợi, hoặc vỡ tủy thì khả năng lây truyền các bệnh là rất cao, trong đó có các bệnh nguy hiểm như HIV và viêm gan B.
Tuy nhiên, bác sĩ Hòa cũng cho biết, nguyên nhân có thể gây bệnh
truyền nhiễm qua răng miệng chủ yếu là do các trung tâm, các cơ sở nha
khoa không tuân thủ đúng quy tắc vệ sinh dụng cụ y tế khi khám chữa
bệnh, đặc biệt là quá trình tiệt trùng dụng cụ. Đây chính là nguyên nhân
hàng đầu gây ra các bệnh lây nhiễm nguy hiểm chứ không phải riêng căn bệnh thế kỷ HIV.
Khẳng định vấn đề này, bác sĩ Hoàng Đại Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng
Hàm Mặt TP.HCM cho biết thêm, tại các bệnh viện, vấn đề tiệt trùng thiết
bị nha khoa luôn là ưu tiên hàng đầu. Cần nhất là thanh trùng các dụng
cụ dễ bị vấy máu trong quá trình chữa tủy răng, nhổ, trám răng, chữa nha
chu, tiểu phẫu thuật về nha khoa cấy ghép, mài cùi răng làm răng giả.
Nếu các thiết bị này vẫn còn vấy máu người nhiễm HIV, viêm gan B… thì nguy cơ truyền bệnh cho người khác là không tránh khỏi.
Trong nha khoa, vấn đề vô trùng tuyệt đối luôn được chuẩn bị trước
khi khám cho bệnh nhân. Nha sĩ sẽ sử dụng từng bộ găng tay, kim tiêm,
dụng cụ lấy tủy, ly súc miệng… cho mỗi bệnh nhân. Bác sĩ Hải còn cho
rằng, không thể biện hộ vì kinh phí quá cao mà không tiệt trùng đúng cách.
http://static9.nguyentandung.org/files/2013/04/nha-khoa-hiv-020413-2.jpgTẩy trùng dụng cụ nha khoa cũng cần theo quy trình rất chặt chẽ. Ảnh internet.

Theo chuyên gia chăm sóc răng miệng, bác sĩ Đoàn Ngọc Khánh, để đảm
bảo không bị lây nhiễm HIV cũng như các bệnh truyền nhiễm khi đi khám và
chữa răng miệng, các phòng nha khoa hiện nay đều tuân theo nguyên tắc
vô trùng của ngành y tế đề ra, đó là mỗi bệnh nhân phải có 1 khay dụng
cụ mới, đặc biệt là những dụng cụ dễ tiếp xúc với máu như kim tiêm, cây
cạo vôi, mũi khoan… để các mầm bệnh có trong máu, nước bọt của bệnh nhân này không lây lan cho bệnh nhân khác.
Tất cả dụng cụ sau khi được sử dụng, dù cho có máu hay không đều phải
ngâm với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, sau đó phải được chà rửa dưới
vòi nước chảy mạnh, tiếp theo là đưa vô lò hấp autoclave để tiệt trùng
tất cả vi sinh vật, bào tử có thể có trong dụng cụ, cuối cùng là được
đưa vào trong tủ tia cực tím để dự trữ. Với quy trình như vậy thì hầu như khả năng lây nhiễm là cực kỳ thấp, hầu như không có.
Khi đi khám, chữa các bệnh liên quan đến nha chu, người bệnh cũng
phải hết sức chú ý đến nơi mình đến khám, cần phải để ý ghế điều trị có
đổi bộ đồ khám, ly súc miệng, ống hút nước bọt mới không; ghế máy nha
khoa có được vệ sinh sạch sẽ trước khi lên nằm điều trị không; dụng cụ
kềm, kéo, cây cạo vôi… sử dụng có phải được để trong bao vô trùng đã
đóng kín miệng hay không (mỗi dụng cụ phải để trong bao riêng, mở miệng
bao là mở luôn, không có chuyện mở ra rồi lại dán lại)… đây là những yêu cầu tối thiểu cần có ở một phòng nha.
Ngoài ra, khi đi khám điều quan trọng nhất là phải chọn những phòng
nha khoa uy tín, đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh vô trùng để bảo vệ bản thân và gia đình mình.
(KHKTVN)

songchungvoi_HIV
26-11-2013, 14:11
Câu hỏi :Lấy vôi răng mà bị chảy máu sẽ dễ nhiễm HIV?Thưa bác sĩ,

Cháu có lấy cao răng cách đây 1 tuần bị chảy máu nhưng ít, thấy mọi người bảo lấy cao răng mà bị chảy máu rễ lây HIV làm cháu lo quá.

Cháu có đọc trên mạng những triệu chứng ban đầu của HIV giống với biểu hiện của cháu bây giờ. Cháu thấy đau các cơ và khớp, không biết có phải nhiễm HIV rồi không?

Cháu lo quá! Xin Alobacsi giúp cháu với. Cháu cảm ơn rất nhiều! (Công Việt, 24 tuổi – Hà Nội)BS Đoàn Khánh Ngọc:
Bạn Việt thân mến,

Để trả lời ngay cho bạn đỡ hoang mang, tôi xin khẳng định là bạn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.

Khi trong miệng bạn có vôi răng, vôi răng sẽ là nguyên nhân chính gây ra viêm nướu. Biểu hiện dễ thấy nhất của viêm nướu là nướu dễ chảy máu mỗi khi đụng vào, nhẹ thì chảy máu khi cạo vôi, nặng thì chỉ cần đánh răng cũng chảy máu. Như vậy hiện tượng chảy máu là hiện tượng rất thường thấy ở mọi người, không chỉ riêng gì bạn và đương nhiên không thể nào ai đi cạo vôi về cũng bị lây HIV.Thứ hai, khi bạn bị lây nhiễm HIV, virus sẽ bắt đầu đi vào cơ thể của bạn, sinh sôi nảy nở rồi bắt đầu làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu - đó là mục đích chính của loại virus này. Sau đó các vi khuẩn, virus khác sẽ tấn công vào gây ra các bệnh khác. Người bệnh thường tử vong là do các bệnh khác này.
Nếu bạn đã đọc thông tin trên mạng rồi thì có thể bạn đã biết, bệnh nhân HIV sẽ trải qua thời kỳ cửa sổ - nghĩa là thời kỳ không thể phát hiện được bất kỳ triệu chứng nào hay dấu hiệu nào dù cho có xét nghiệm máu chăng nữa. Sau khoảng 3 tháng, bệnh nhân mới bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng hoặc xét nghiệm máu mới bắt đầu thấy có kết quả. Lưu ý với bạn là trong thời kỳ cửa sổ, bệnh nhân HIV đã có khả năng lây bệnh cho người khác. Vì vậy, bạn chỉ mới đi cạo vôi có 1 tuần lễ thì không thể có triệu chứng ngay được. Có thể là do bạn quá ám ảnh, lo lắng nên mới đau nhức cơ thể như thế hoặc do một bệnh khác mà ra.
Thứ ba, đúng là virus HIV có thể lây qua đường máu, lo ngại của mọi người là có cơ sở. Nhưng đa phần các phòng nha khoa hiện nay đều tuân theo nguyên tắc vô trùng của ngành y tế đề ra, đó là mỗi bệnh nhân phải có 1 khay dụng cụ mới, đặc biệt là những dụng cụ dễ tiếp xúc với máu như kim tiêm, cây cạo vôi, mũi khoan... để các mầm bệnh có trong máu, nước bọt của bệnh nhân này không lây lan cho bệnh nhân khác. Tất cả dụng cụ sau khi được sử dụng, dù cho có máu hay không đều phải ngâm với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, sau đó phải được chà rửa dưới vòi nước chảy mạnh, tiếp theo là đưa vô lò hấp autoclave để tiệt trùng tất cả vi sinh vật, bào tử có thể có trong dụng cụ, cuối cùng là được đưa vào trong tủ tia cực tím để dự trữ. Với quy trình như vậy thì hầu như khả năng lây nhiễm là cực kỳ thấp, hầu như không có.
Nhân đây cũng xin khuyến cáo với bạn Việt và các độc giả rằng khi chọn nơi điều trị nha khoa, điều quan trọng nhất là các bạn nên chọn những phòng nha khoa đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh vô trùng để bảo vệ bản thân và gia đình mình.

Những điều các bạn nên lưu ý như: khi bạn lên ghế điều trị có đổi bộ đồ khám, ly súc miệng, ống hút nước bọt mới cho bạn không; ghế máy nha khoa có được vệ sinh sạch sẽ trước khi bạn lên nằm điều trị không; dụng cụ kềm, kéo, cây cạo vôi... sử dụng cho bạn có phải được để trong bao vô trùng đã đóng kín miệng hay không (mỗi dụng cụ phải để trong bao riêng, mở miệng bao là mở luôn, không có chuyện mở ra rồi lại dán lại)... còn khá nhiều yêu cầu khác nhưng đây là những yêu cầu tối thiểu cần có ở một phòng nha khoa.
Thân chào bạn!

songchungvoi_HIV
26-11-2013, 14:15
Lây nhiễm trong nha khoa, chuyện không nhỏTTCT - Có thể bạn nghĩ rằng khi cạo vôi răng, nhổ răng hay chữa tủy răng… ít làm lây nhiễm và bị vướng vào các bệnh truyền nhiễm bởi vì thấy ít chảy máu. Bạn đã nhầm.

http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=517553
Công việc vệ sinh dụng cụ nha khoa phải được tuân thủ đúng quy trình để việc vô trùng được đảm bảo (ảnh minh họa) - Ảnh: T.T.D.


Chỉ có thể yên tâm khi việc phòng chống lây nhiễm phụ thuộc vào quy trình bắt buộc thay vì ý thức của nhân viên y tế như hiện nay.
Nguy cơ cao, lại chìm lấp
Thật ra, việc lây nhiễm và bị lây nhiễm không phụ thuộc số lượng máu chảy nhiều hay ít mà phụ thuộc ý thức vô trùng và sử dụng các dụng cụ vô trùng tuyệt đối của nha sĩ và các kỹ thuật viên khi họ làm việc. Vấn đề lây nhiễm trong nha khoa bị chìm lấp, ít được đề cập.
Lây nhiễm trong nha khoa là một vấn đề lớn và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả cộng đồng. Bạn không chết vì một cái răng đau nhưng bạn có thể sẽ chết vì viêm gan siêu vi B, một trong những bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường máu trong những thủ thuật như nhổ răng, chữa tủy răng không vô trùng. Việc lây nhiễm trong quá trình cung cấp các dịch vụ nha khoa càng được lưu ý hơn trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm đang ngày càng tỏ ra khó lường như hiện nay.
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất truyền theo đường máu như HIV, viêm gan siêu vi B… và cả lây truyền qua đường tiêu hóa như tay chân miệng, E.coli gây hội chứng tán huyết tăng urê máu, viêm gan siêu vi A đều có thể lây truyền qua việc tưởng chừng đơn giản như cạo vôi răng, nhổ răng mà dụng cụ không được vô trùng.
Chưa thấy báo cáo chính thức nào về những trường hợp bị lây nhiễm HIV, tay chân miệng... sau khi đi làm răng, nhưng về nguyên tắc chúng ta có thể bị những bệnh nguy hiểm này nếu sử dụng các dụng cụ chưa được vô trùng trong quá trình làm các thủ thuật chăm sóc răng miệng.
Vô trùng, ai làm?
Việc kiểm tra vệ sinh định kỳ các phòng nha hiện nay của ngành y tế chỉ dừng lại ở mức phát hiện có hay không các phương tiện tiệt trùng, chứ chưa có khả năng nhận diện các dụng cụ mà các nha sĩ hay kỹ thuật viên đang sử dụng có vô trùng hay không. Do vậy, việc vô trùng dụng cụ phần lớn phụ thuộc vào ý thức và cam kết của chủ các phòng nha. Nơi nào có ý thức tôn trọng triệt để nguyên tắc vô trùng thì bệnh nhân được nhờ, còn nếu tắc trách thì bệnh nhân lãnh đủ.
Theo quy định, mỗi ghế nha phải có mười bộ đồ khám răng miệng, thực tế cho thấy bấy nhiêu là chưa đủ để khám và chữa răng ở những cơ sở đông khách. Câu hỏi là liệu có sử dụng lại dụng cụ chưa tiệt trùng cho bệnh nhân?
Thực tế chỉ những người trong cuộc mới có câu trả lời! Việc lau rửa, tiệt trùng dụng cụ được làm vào cuối ngày và do các phụ tá phụ trách. Đa số các phụ tá này chưa qua những khóa đào tạo cơ bản về vô trùng, lại phải làm việc vô trùng này vào cuối ngày làm việc dài nên dễ xảy ra sai sót trong quy trình tiệt khuẩn.
Ở những cơ sở nha khoa có đông nhân viên thì những phụ tá trẻ nhất, ít kinh nghiệm nhất sẽ được trao nhiệm vụ rất quan trọng là tiệt trùng dụng cụ. TP.HCM có xấp xỉ 1.500 cơ sở tư nhân đang kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng miệng. Trong đó có không ít chủ nhân thật sự của các cơ sở này không phải là người trong ngành, họ chỉ là những người kinh doanh cho nên có thể vô trùng không phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu so với lợi nhuận.
Nhiễm trùng bệnh viện đã được cảnh báo nhiều, tuy nhiên lây nhiễm trong quá trình nhổ răng, trồng răng... lại chưa được cảnh báo một cách đầy đủ. Không đảm bảo các nguyên tắc vô trùng trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng miệng có thể làm lây nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng.

BS TRẦN HOÀI NHÂN