PDA

View Full Version : Sinh lý bạch cầu máu



songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:00
Sinh lý bạch cầu máu

Toàn bộ quá trình sinh sản và biệt hoá tạo nên các loại bạch cầu hạt và bạch cầu mono diễn ra trong tuỷ xương. Chúng được dự trữ sẵn ở tuỷ xương, khi nào cơ thể cần đến, chúng sẽ được đưa vào máu lưu thông.Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.Các loại bạch cầu
Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính là bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.Bạch cầu hạtChứa những hạt trong bào tương mà có thể thấy dưới kính hiển vi quang học. Tuỳ theo cách bắt màu phẩm nhuộm của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu hạt trung tính, ưa acid, ưa kiềm. Ngoài ra, do nhân của các bạch cầu hạt này có nhiều thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đa nhân.Bạch cầu không hạtTrong bào tương không có các hạt mà có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học do kích thước chúng nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém. Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu lympho và bạch cầu mono. Nhân của các bạch cầu không hạt này không chia thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đơn nhân.Sự sinh sản và đời sống bạch cầuBạch cầu hạt và bạch cầu monoToàn bộ quá trình sinh sản và biệt hoá tạo nên các loại bạch cầu hạt và bạch cầu mono diễn ra trong tuỷ xương. Chúng được dự trữ sẵn ở tuỷ xương, khi nào cơ thể cần đến, chúng sẽ được đưa vào máu lưu thông.Bạch cầu hạt sau khi rời tuỷ xương thì lưu hành trong máu khoảng 4-8 giờ rồi xuyên mạch vào tổ chức, tồn tại thêm khoảng 4-5 ngày. Khi bạch cầu thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể của minh, chẳng hạn chống nhiễm trùng, thì nó sẽ chết sớm hơn.Bạch cầu mono cũng có thời gian lưu hành trong máu ngắn, khoảng 10-20 giờ. Sau đó sẽ xuyên mạch vào tổ chức. Tại tổ chức chúng sẽ tăng kích thước và trở thành đại thực bào tổ chức. Ở dạng này chúng có thể sống hàng tháng, thậm chí hàng năm.Bạch cầu lymphoCác tế bào lympho đều có chung nguồn gốc từ trong bào thai là tế bào gốc tạo máu đa năng. Các tế bào này sẽ biệt hoá thành tế bào gốc biệt hoá của dòng lympho để tạo ra tế bào lympho. Trước khi trở thành các tế bào lympho trưởng thành khu trú ở các tổ chức bạch huyết, chúng được “xử lý” tại những nơi khác nhau trong cơ thể. Một số di trú đến tuyến ức để được “xử lý” ở đó và được gọi là lympho T. Một số khác được “xử lý” ở gan trong những tháng giữa của thai kỳ, ở tuỷ xương trong những tháng sau của thai kỳ và sau khi sinh, chúng được gọi là lympho B.Từ các tổ chức bạch huyết, bạch cầu lympho vào hệ tuần hoàn liên tục theo dòng bạch huyết. Sau vài giờ, chúng xuyên mạch vào tổ chức rồi vào dòng bạch huyết để trở về tổ chức bạch huyết hoặc vào máu lần nữa rồi lần nữa ... Các bạch cầu lympho có thời gian sống hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm tuỳ thuộc nhu cầu của cơ thể.Chức năng của bạch cầuChức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhìn chung, chúng có các đặc tính sau để thích hợp với chức năng này:Xuyên mạch: tự biến đổi hình dạng để chui qua giữa các tế bào nội mô mạch máu vào tổ chức xung quanh.Vận động: theo kiểu a-míp (bằng chân giả) để đến các tổ chức cần nó.Hoá ứng động: bạch cầu bị hấp dẫn đến vị trí tổn thương khi có các hoá chất được giải phóng ra bởi tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn, và khi có các phức hợp miễn dịch.Thực bào: bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi tiêu hoá chúng.Tuy nhiên không phải loại bạch cầu nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên.
http://www.dieutri.vn/upload/slmau04.gif
Hình: Các tế bào thực bào di chuyển từ máu đến tổ chức tổn thương.
Chức năng của bạch cầu hạt trung tínhBạch cầu hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chúng rất vận động và thực bào tích cực.Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là các tiêu thể chứa enzym thuỷ phân. Các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối đa khoảng 5-20 vi khuẩn.Chức năng của bạch cầu hạt ưa kiềmBạch cầu hạt ưa kiềm rất giống một loại tế bào khác ở trong tổ chức bên ngoài mao mạch gọi là dưỡng bào (mast cell).Bạch cầu hạt ưa kiềm và dưỡng bào có thể phóng thích heparin ngăn cản quá trình đông máu và thúc đẩy sự vận chuyển mỡ từ máu sau bữa ăn nhiều chất béo.Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Do các kháng thể gây phản ứng dị ứng (loại IgE) có khuynh hướng đến gắn trên bề mặt dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm. Khi có sự kết hợp giữa kháng thể này với dị ứng nguyên, dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm sẽ vỡ ra và giải phóng histamine, cũng như bradykinin, serotonin, chất phản ứng chậm của sốc phản vệ (slow-reacting substance of anaphylaxis), enzym tiêu protein....tạo nên bệnh cảnh điển hình của dị ứng.Chức năng bạch cầu hạt ưa acidBạch cầu hạt ưa acid ít vận động hơn bạch cầu trung tính và thực bào cũng ít tích cực hơn, chúng không thực bào vi khuẩn.Chức năng đầu tiên của bạch cầu hạt ưa acid là khử độc protein lạ nhờ các enzym đặc biệt trong hạt bào tương. Bạch cầu ưa acid thường tập trung nhiều ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu-sinh dục để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể.Chúng có thể tiết ra các chất độc đối với ký sinh trùng. Đặc biệt là các loại sán máng (schistosomum) hoặc giun xoắn (trichinella).Bạch cầu hạt ưa acid còn tập trung ở nơi có phản ứng dị ứng xảy ra, chúng tiết ra các enzym để chống lại tác dụng của histamine và các chất trung gian khác trong phản ứng dị ứng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng thực bào các phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Vì vậy, chúng ngăn cản không cho tiến trình viêm lan rộng.Chức năng bạch cầu mono - đại thực bàoCác bạch cầu mono chưa thực sự trưởng thành, khả năng tiêu diệt tác nhân nhiễm khuẩn của chúng còn kém. Nhưng khi vào trong tổ chức, trở thành đại thực bào với kích thước lớn hơn và nhiều tiêu thể trong bào tương, chúng có khả năng chống tác nhân gây bệnh rất mãnh liệt. Khả năng thực bào của chúng mạnh hơn bạch cầu hạt trung tính nhiều, chúng có thể thực bào khoảng 100 vi khuẩn. Đại thực bào còn có thể thực bào các thành phần lớn hơn như hồng cầu chết, ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra, chúng còn có lipase giúp tiêu hoá các vi khuẩn có vỏ bọc lipid dày. Sau khi thực bào, chúng có thể đẩy các sản phẩm ra và thường sống sót vài tháng.Các đại thực bào còn có chức năng trình diện kháng nguyên cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.Chức năng bạch cầu lymphoCó 3 loại tế bào lympho là:
Tế bào diệt tự nhiên (NK: natural killer):Các tế bào NK hiện diện ở lách, hạch, tuỷ xương đỏ và máu. Chúng thường tấn công các vi sinh vật gây bệnh và một số tế bào khối u tiên phát. Cơ chế tác dụng của chúng chưa được rõ ràng.
Lympho B:Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian kháng thể). Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus.Khi có các vi khuẩn xuất hiện, lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hoá. Khi đó nó có khả năng phân bào và biệt hoá thành tương bào (plasma cell). Các tương bào này sẽ sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn đã xâm nhập. Kháng thểï tiêu diệt các vi khuẩn hoặc bất hoạt độc tố của chúng.Một số lympho B được sinh ra ở trên không trở thành tương bào mà trở thành lympho B nhớ sẵn sàng đáp ứng nhanh và mạnh khi có cùng loại vi khuẩn xâm nhập lần sau.
Lympho T:Bạch cầu lympho T là tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Lympho T có khả năng chống lại các tác nhân như virus, nấm, tế bào mảnh ghép, tế bào ung thư và vài loại vi khuẩn. Khi có các tác nhân đó xuất hiện trong cơ thể, các lympho T sẽ nhận diện kháng nguyên đặc hiệu với nó và được hoạt hoá. Sau đó chúng trở nên lớn hơn, sinh sản tạo nên hàng ngàn lympho T có thể nhận diện kháng nguyên xâm nhập này. Có 3 loại lympho T chính:T giúp đỡ (Th: helper): kích thích sự phát triển và sinh sản của các lympho T độc, T ức chế. Th còn kích thích sự phát triển và biệt hoá lympho B thành tương bào. Ngoài ra, Th còn tiết các chất làm tăng cường hoạt động bạch cầu trung tính và đại thực bào.T độc (Tc: cytotoxic): tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm tương ứng. Tc cũng tiết các chất khuếch đại khả năng thực bào của đại thực bào.T ức chế (Ts: suppressor): phát triển chậm hơn, nó có tác dụng ức chế lympho Tc và Th làm cho đáp ứng miễn dịch không phát triển quá mức.Một số lympho T trở thành tế bào T nhớ có khả năng khởi phát một đáp ứng miễn dịch tương tự khi có cùng loại tác nhân gây bệnh (kháng nguyên) xâm nhập nhưng ở mức độ nhanh, mạnh hơn nhiều, gọi là đáp ứng miễn dịch lần hai.Lưu ý:Các Th thuộc loại lympho T4, còn Tc và Ts thuộc loại lympho T8.Tế bào Th đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình miễn dịch trung gian tế bào lẫn miễn dịch dịch thể. Trong bệnh AIDS các HIV tấn công dòng T4 (chủ yếu là Th) nên các đáp ứng miễn dịch bị tê liệt và cơ chế bảo vệ không đặc hiệu cũng bị suy giảm. Bệnh nhân sẽ chết do nhiễm trùng cơ hội.Đáp ứng miễn dịch lần sau nhờ vai trò của T nhớ hoặc B nhớ là cơ sở miễn dịch của việc chủng ngừa để phòng bệnh.Số lượng bạch cầu - Công thức bạch cầuSố lượng bạch cầuBình thường số lượng bạch cầu trong máu trung bình khoảng 7000/mm3.Tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, viêm hoặc Leukemia.Giảm trong các trường hợp suy tuỷ.Công thức bạch cầuCông thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của các loại bạch cầu. Có nhiều loại công thức bạch cầu nhưng trên lâm sàng thường sử dụng công thức bạch cầu thông thường. Người bình thường có thể có công thức bạch cầu như sau:Bạch cầu đa nhân trung tính: 60-70 %.Bạch cầu đa nhân ưa acid: 2-4 %.Bạch cầu đa nhân ưa kiềm: 0,5-1 %.Bạch cầu mono: 3-8 %.Bạch cầu lympho: 20-25 %.Sự thay đổi tỷ lệ các loại bạch cầu giúp các nhà lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân.
Bạch cầu trung tính:Tăng khi nhiễm khuẩn cấp, bỏng, stress, viêm.Giảm khi nhiễm tia xạ, sử dụng một vài loại thuốc (như thuốc kháng giáp), bệnh Lupus ban đỏ.
Bạch cầu ưa acid:Tăng khi có phản ứng dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh tự miễn, suy thượng thận.Giảm khi sử dụng một số thuốc (corticoid), hội chứng Cushing, stress.
Bạch cầu ưa kiềm:Tăng trong một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.Giảm trong trường hợp mang thai, rụng trứng, stress, cường giáp (vì bạch cầu này chiếm tỷ lệ thấp nên rất khó phát hiện giảm).
Bạch cầu lympho:Tăng trong nhiễm virus, bệnh miễn dịch, bệnh bạch cầu.Giảm khi bị bệnh nặng kéo dài, tăng nồng độ steroid, bị ức chế miễn dịch.
Bạch cầu mono:Tăng khi bị nhiễm virus, nấm, lao, một số bệnh bạch cầu và bệnh mạn tính.Giảm bạch cầu mô-nô rất hiếm xảy ra.Một số rối loạn lâm sàng dòng bạch cầuGiảm bạch cầuGiảm bạch cầu thường xảy ra khi tuỷ xương ngừng sản xuất bạch cầu, làm vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác có điều kiện thuận lợi xâm nhập vào cơ thể.Bệnh nhân có thể chết trong vòng 1 tuần do nhiễm khuẩn nặng.Nguyên nhân thường do bị nhiễm tia gam-ma (phóng xạ nguyên tử), hoá chất có nhân benzene, anthracene. Ngoài ra có thể do một số thuốc như chloramphenicol, thiouracil, barbiturate.Bệnh bạch cầu (Leukemia, ung thư máu)Đó là sự sinh sản bạch cầu không thể kiểm soát gây nên do đột biến ung thư của các tế bào dòng tuỷ hoặc dòng lympho. Bệnh bạch cầu được đặc trưng bởi sự gia tăng quá mức số lượng bạch cầu bất thường trong máu.Bệnh nhân thường bị nhiễm trùng, thiếu máu nặng, dễ xuất huyếtBệnh nhân bệnh bạch cầu cấp có thể chết sau ít tháng không điều trị, còn bệnh bạch cầu mạn có thể sống 10-20 năm.

songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:02
Bệnh bạch cầu Lympho cấp

Bệnh bạch cầu cấp là bệnh tăng sinh ác tính trong quá trình tạo máu ở dòng tuỷ hay lympho, là bệnh UT phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 42% các bệnh ác tính trong nhi khoa. Bệnh bạch cầu lymphô cấp lại là bệnh hàng đầu của các bệnh bạch cầu cấp trẻ em. Nhờ những tiến bộ về hiểu biết bệnh sinh, phân loại, thuốc điều trị, bệnh bạch cầu lymphô cấp trẻ em được coi là bệnh có thể chữa khỏi.
1. DỊCH TỄ, NGUYÊN NHÂN


Bệnh bạch cầu lympho cấp (BCL cấp) chiếm khoảng 75% bệnh bạch cầu ở trẻ em, là bệnh UT phổ biến nhất ở trẻ em. Tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là dưới 5 tuổi, đỉnh cao nhất là 3-4 tuổi. Trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,6.
Nguyên nhân của bệnh BCL cấp còn chưa rõ, song một số yếu tố môi trường và di truyền có thể thấy trong bệnh BCL cấp.
- Một số yếu tố môi trường được nêu lên trong bệnh sinh bệnh bạch cầu:
Đ Virus: Nhiều chứng cứ cho rằng RNA virus typ C, retrovirrus, HTLV-1 (human T cell leukemia virus), virus Epstein - Barr (EBV), DNA - virus khác có thể gây bệnh bạch cầu cấp, u lymphô Burkitt, bệnh Hodgkin;
Đ Tia ion hoá, phóng xạ;
Đ Hoá chất, như vai trò của benzen;
Đ Thuốc, các chất alkyl hoá.
- Một số yếu tố di truyền:
Đ Trẻ có bất thường về nhiễm sắc thể, nguy cơ bị bệnh bạch cầu cấp nhiều hơn như hội chứng Down, hội chứng Fanconi, hội chứng Bloom
Đ Trẻ sinh đôi với trẻ bị bệnh bạch cầu, nguy cơ tới 20% trong 5 năm đầu
Đ Tần số bị bệnh bạch cầu của anh em ruột với trẻ bị bệnh bạch cầu cấp gấp 4 lần trẻ khác
Đ Tần số bệnh bạch cầu tăng ở một số bệnh di truyền sau: Bệnh Kostmann, thiếu máu Diamond - Blackfan, hội chứng Shwachman - Diamond, mất điều hoà giãn mạch (ataxia telangiectasia), không có gamma globulin máu bẩm sinh.
2. CHẨN ĐOÁN


Chẩn đoán xác định bệnh phải dựa vào lâm sàng và xét nghiệm huyết học. Song chẩn đoán phân loại bệnh BCL cấp phải dựa vào nhiều loại xét nghiệm về hình thái học, hoá học tế bào, miễn dịch tế bào và di truyền tế bào. Việc chẩn đoán phân loại có ý nghĩa quan trọng về điều trị, tiên lượng.
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng ban đầu bệnh BCL cấp thường không đặc hiệu và nghèo nàn. Song biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn tiến triển bệnh khá rõ ràng, biểu hiện hai loại triệu chứng, các triệu chứng do hậu quả của sự tăng sinh các nguyên bào lympho (lymphoblasts) gây lấn át các dòng tế bào tuỷ bình thường và các triệu chứng do xâm nhiễm vào các hệ thống cơ quan.
- Triệu chứng toàn thể :
Biểu hiện toàn thể ban đầu không đặc hiệu, sau rõ dần, biểu hiện toàn thể là:
Đ Sốt, sốt thất thường, điều trị kháng sinh không hiệu quả;
Đ Mệt mỏi;
Đ Đau xương khớp, thường đau ở xương dài, chi dưới;
Đ Da xanh tái.
- Triệu chứng xâm nhiễm tại tuỷ xương :
Tại tuỷ xương do tăng sinh các nguyên bào lymphô, gây lấn át các dòng tuỷ bình thường, nên có các biểu hiện:
Đ Thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, trẻ mệt mỏi, tim đập nhanh, thở nhanh, thiếu máu nặng dần đòi hỏi phải truyền máu ;
Đ Xuất huyết dưới da, niêm mạc, biểu hiện trên da có nốt, chấm, mảng bầm máu, chảy máu mũi, răng lợi, đôi khi có xuất huyết nội tạng (tiêu hoá, nội sọ, phổi), do hậu quả giảm tiểu cầu ;
Đ Sốt, nhiễm khuẩn, viêm loét niêm mạc miệng, do hậu quả giảm bạch cầu trung tính.
- Triệu chứng do xâm nhiễm ngoài tuỷ xương :
Biểu hiện do xâm nhiễm ngoài tuỷ xương là hậu quả tăng sinh của bệnh ở nhiều bộ phận. Với bệnh BCL cấp thường thấy:
Đ Biểu hiện ở hệ thống lympho: hạch bạch huyết to ở ngoại biên, ở trung thất, hạch ổ bụng và lách to.
Đ Gan to;
Đ Biểu hiện ở xương: đau xương, thường ở các xương dài, là một biểu hiện sớm. Đôi khi có biểu hiện u xương, hay gặp u ở hố mắt, nên nhãn cầu bị đẩy lồi lên. Chụp X-quang thấy có hiện tượng tiêu xương.
Đ Biểu hiện thâm nhiễm thần kinh trung ương, thường xảy ra ở giai đoạn muộn, ở giai đoạn tái phát, chỉ 5% xảy ra ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân có triệu chứng tăng áp lực nội sọ như đau đầu, buồn nôn, phù gai thị, liệt thần kinh. Chọc dịch não tuỷ thấy áp lực tăng, tăng bạch cầu, có nguyên bào lympho trong dịch não tuỷ.
Đ Biểu hiện thâm nhiễm ở đường sinh dục - tiết niệu: tinh hoàn to, đau, thường xảy ra ở trẻ trai trong giai đoạn bệnh muộn, hoặc tái phát, thường thấy ở BCL cấp tế bào T. Thâm nhiễm ở buồng trứng của trẻ gái ít gặp. Thâm nhiễm thận thường gặp trong BCL cấp tế bào T và tế bào B trưởng thành, có thể có biểu hiện đái máu, cao huyết áp.
Đ Biểu hiện thâm nhiễm đường tiêu hoá có thể thấy là xuất huyết tiêu hoá, thâm nhiễm tổ chức lympho ở manh tràng gây hội chứng giống thương hàn.

songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:07
Bệnh bạch cầu lympho mạn (BCLPM) là một bệnh tăng sinh ác tính bạch cầu lympho trưởng thành về hình thái học, có xu hướng tích lũy ở trong máu ngoại vi, tủy xương, hạch, lách và gan dẫn đến suy giảm chức năng tủy xương và phì đại các cơ quan nói trên. Trong số các trường hợp mắc bệnh, 98% thuộc dòng lympho B và chỉ có 2% thuộc dòng lympho T.

1. ĐẠI CƯƠNGBệnh bạch cầu lympho mạn (BCLPM) là một bệnh tăng sinh ác tính bạch cầu lympho trưởng thành về hình thái học, có xu hướng tích lũy ở trong máu ngoại vi, tủy xương, hạch, lách và gan dẫn đến suy giảm chức năng tủy xương và phì đại các cơ quan nói trên. Trong số các trường hợp mắc bệnh, 98% thuộc dòng lympho B và chỉ có 2% thuộc dòng lympho T.
Bệnh chủ yếu gặp ở phương Tây, tỉ lệ mắc hàng năm ở Hoa Kỳ từ 1,8 đến 3/100.000 dân, chiếm 20% số bệnh nhân bị bệnh bạch cầu. Ở phương Đông, bệnh ít gặp hơn. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam bệnh chỉ chiếm khoảng 5% số trường hợp bị bệnh bạch cầu. Bệnh ít thấy ở người dưới 30 tuổi, tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 64. Sau lứa tuổi này, tỉ lệ mắc tăng dần. Tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 2 : 1.
Bệnh BCLPM không liên quan đến tiếp xúc phóng xạ. Hiện chưa có bằng chứng về nguyên nhân vi rút retro của bệnh. Tính gia đình của BCLPM cũng được báo cáo. Những người ở mức huyết thống thứ nhất của bệnh nhân BCLPM có nguy cơ bị bệnh này và các bệnh ác tính khác thuộc hệ lympho tăng gấp 3 lần so với dân số chung.

2. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ BILAN2-1. Lâm sàngBCLPM thường xuất hiện một cách âm thầm với giai đoạn không có triệu chứng khá dài. Chính vì vậy, có đến 25-30% trường hợp được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm công thức bạch cầu cho một bệnh khác hoặc trong khi khám sức khỏe định kỳ.
Sau thời kỳ không có triệu chứng nói trên, bệnh nhân có thể bắt đầu yếu mệt, giảm sức lao động, suy nhược. Bệnh nhân hay bị nhiễm vi khuẩn, vi rút tái diễn nhiều lần.
Giai đoạn muộn hơn, bệnh có biểu hiện bằng sút cân và hạch to. Hạch to là triệu chứng và dấu hiệu được lưu tâm đặc biệt. Vị trí hay gặp ở cổ, thượng đòn và nách. Hạch thường chắc, di động, không đau. Một số ít trường hợp hạch tạo khối lớn, chèn ép gây phù chi, cản trở đường mật, đường tiết niệu, hoặc đường hô hấp. Khoảng 50% số trường hợp có lách và gan to với mức độ nhẹ và vừa phải. Sốt ít khi gặp trong BCLPM. Xuất huyết dưới da cũng đôi khi gặp ở một số trường hợp hạ tiểu cầu nặng.
2-2. Cận lâm sàng2-2-1. Công thức máu (hoặc huyết đồ)
Bạch cầu thường tăng từ 15.000 đến 200.000 / mm3. Hồng cầu và tiểu cầu bình thường hoặc giảm nhẹ. Mức độ giảm tùy theo giai đoạn bệnh.
Trong công thức bạch cầu, lympho tăng từ 5.000 đến 15.000/ mm3 (bình thường không quá 4000/ mm3) và chiếm tới 70-95% số lượng bạch cầu. Trên phiến đồ máu ngoại vi thấy tràn ngập các lympho bào có hình dạng tương đối bình thường.
2-2-2. Chọc hút tủy (tủy đồ)
Thấy tủy xương bị xâm nhập các lymphô nhỏ, biệt hóa cao, chiếm từ 40-50% số tế bào tủy.
2-2-3. Sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy không những cho chẩn đoán xác định mà còn giúp tiên lượng bệnh. Cấu trúc tủy bị biến đổi do sự xâm nhập các lymphô theo một số dạng khác nhau với tiên lượng khác nhau.
2-2-4. Phân tích tế bào dòng chảy (flow cytometry)
Là phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng gắn huỳnh quang để xác định các kháng nguyên bề mặt tế bào. Mỗi loại tế bào lymphô (như tế bào lành, tế bào tóc, tế bào trong BCLPM,v.v.) có những bộ kháng nguyên đặc trưng. Phương pháp giúp chẩn đoán phân biệt chính xác BCLPM với các bệnh khác như u lymphô ác tính không Hodgkin loại lymphô bào nhỏ, u lymphô ác tính chuyển dạng lymphô cấp và các bệnh bạch cầu khác.
2-2-5. Sinh thiết hạch
Hạch bị xâm nhập lan tỏa các lymphô bào nhỏ giống với hạch trong u lymphô ác tính không Hodgkin loại lymphô bào nhỏ (WF1).
2-2-6. X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp ngực
Có thể phát hiện các hạch trung thất, rốn phổi ... ở một số trường hợp.
2-2-7. Siêu âm ổ bụng hoặc chụp cắt lớp ổ bụng-khung chậu
Có thể đánh giá mức độ xâm lấn của bệnh vào các cơ quan nhất là tình trạng và kích thước của gan, lách, hạch ổ bụng.
2-2-8. Chụp bạch mạch
Nhằm phát hiện thêm các hạch sau phúc mạc. Chụp bạch mạch có thể phát hiện được hạch sau phúc mạc. Khoảng 20-30% số bệnh nhân không có hạch ngoại vi.
2-2-9. Các xét nghiệm sinh hóa
Chức năng gan : AST, ALT, Bilirubin ...
Chức năng thận : Urê, Creatinin huyết.
Xét nghiệm nồng độ của lactate dehydrogenase (LDH)
2-2-10. Các xét nghiệm khác
Nồng độ b2-microglobulin.
Xét nghiệm Coombs.
Điện di protein, điện di miễn dịch.
Định lượng globulin miễn dịch.
Di truyền học tế bào, phản ứng lai tại chỗ huỳnh quang (FISH) nếu có điều kiện.
2-3. Các điểm căn bản để chẩn đoánTăng lymphô trong máu ngoại vi (³ 4000/mm3) trong ít nhất 4 tuần liên quan với tăng lymphô trong tủy xương (>40%) hoặc sinh thiết tủy xương hoặc sinh thiết hạch phù hợp với BCLPM.
Nhiều hạch to có thể kèm theo lách to, gan to.
Bệnh nhân thường >50 tuổi.
3. XẾP GIAI ĐOẠNHiện nay, trên thế giới và nước ta vẫn đang áp dụng hệ thống xếp giai đoạn cho BCLPM theo Rai và Binet. Đây là hai hệ thống xếp giai đoạn đơn giản, dễ áp dụng cho mọi cơ sở y tế và rất có ý nghĩa trong thái độ xử trí cũng như tiên lượng bệnh.
Hệ thống xếp giai đoạn theo Rai

<tbody>
Giai đoạn

Đặc điểm

Thời gian sống trung bình (năm)



0

Chỉ tăng lymphô (ở máu và tủy)

> 10



1

Tăng lymphô và hạch to

> 8



2


Tăng lymphô và lách to. Hạch có thể to hoặc không

6



3


Tăng lymphô và thiếu máu (Hemoglobin <11g/dl)
Hạch, gan, lách có thể to hoặc không

2




4


Tăng lymphô và giảm tiểu cầu (Tiểu cầu < 100.000 /mm3) thiếu máu có thể có hoặc không. Hạch, gan, lách có thể to hoặc không

2


</tbody>
Hệ thống xếp giai đoạn theo Binet

<tbody>
Giai đoạn

Đặc điểm

Thời gian sống trung bình (năm)



A

Số vùng bị xâm lấn (*) dưới 3. Không thiếu máu và giảm tiểu cầu.

> 10



B

Số vùng bị xâm lấn từ 3 trở lên. Không thiếu máu và giảm tiểu cầu.

6




C

Thiếu máu (Hemoglobin < 10g/dl) và/ hoặc giảm tiểu cầu (tiểu cầu < 100.000/ mm3).

2


</tbody>
(*) vùng bị xâm lấn gồm : hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn - đùi và gan, lách.
4. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ4-1. Theo dõi giai đoạn sớmBCLPM ở giai đoạn sớm (0,1,2 theo Rai và A,B theo Binet) hầu như không cần điều trị. Việc điều trị bằng các thuốc hóa chất ở giai đoạn này có thể còn làm thời gian sống của bệnh nhân giảm đi.
Bệnh nhân chỉ cần được theo dõi sát về lâm sàng và xét nghiệm. Đặc biệt lưu ý đến các yếu tố sau:
* Lâm sàng:
Kích thước của hạch, gan, lách.
Số lượng hạch to.
* Xét nghiệm :
Số lượng bạch cầu, đặc biệt là số lượng và tỉ lệ % của lymphô bào.
Có hiện tượng non hóa các lymphô bào không?
Mức độ thiếu máu và giảm tiểu cầu.
4-2. Điều trị khi bệnh tiến triểnViệc điều trị chỉ nên bắt đầu khi bệnh nhân có các biểu hiện sau:
Hoặc hạch to gây các rối loạn chức năng các cơ quan : gây liệt, gây đau, gây tắc ...
Hoặc lách to gây khó thở, đầy tức khó chịu.
Hoặc có các diễn biến toàn thân nặng lên: sút cân (>10% trong vòng 6 tháng), mệt mỏi nhiều, sốt (trên 380C trong hơn 2 tuần).
Hoặc có các biến đổi về huyết học:
Bạch cầu lymphô tăng quá cao hoặc có hiện tượng non hóa (ví dụ chuyển thành prolymphocyte), hoặc bạch cầu lymphô tăng hơn 50% trong 2 tháng hoặc thời gian nhân đôi số lượng ước tính dưới 6 tháng.
Thiếu máu (Hb < 11g/dl).
Giảm tiểu cầu (tiểu cầu < 100.000/ mm3).
4-2-1. Điều trị thiếu máu tan máu tự miễn hoặc giảm tiểu cầu miễn dịch
Trong BCLPM hay xảy ra các biểu hiện của bệnh tự miễn gây thiếu máu, tan máu hoặc giảm tiểu cầu. Nếu chỉ có hiện tượng này xảy ra thì chỉ nên điều trị cho bệnh nhân bằng các phác đồ cho bệnh tự miễn, chưa cần sử dụng tới hóa chất.
Thuốc cơ bản trong điều trị tan máu tự miễn và giảm tiểu cầu miễn dịch là prednisone 60-100mg/ngày trong 3-6 tuần cho đến khi hiện tượng tan máu giảm xuống, sau đó sẽ giảm liều dần. Cyclosporin A một thuốc ức chế miễn dịch, cũng có hiệu quả cả trong trường hợp kháng với steroid. Một số trường hợp có thể cần thiết phải cắt lách hoặc tia xạ vào lách.
4-2-2. Điều trị hóa chất
Phác đồ được sử dụng nhiều cho bệnh nhân BCLPM là phối hợp chlorambucil và prednisolon. Tỉ lệ đáp ứng ở các nghiên cứu khác nhau dao động từ 38% - 74% và thời gian sống trung bình khoảng 5 năm.
Phác đồ CVP (hay còn gọi là COP) cũng cho tỉ lệ đáp ứng và thời gian sống tương đương với phác đồ chlorambucil + prednisolon. Phác đồ không những có hiệu quả khi điều trị các bệnh nhân mới (chưa điều trị) mà còn có tác dụng cả với các bệnh nhân trước đó đã điều trị bằng chlorambucil + prednisolon. Độc tính với tủy xương của phác đồ CVP cũng cao hơn chlorambucil + prednisolon.
Phác đồ CHOP cho tỉ lệ đáp ứng cao hơn nhưng thời gian sống sau điều trị không khác với các phác đồ nói trên là bao. Phác đồ được sử dụng khi bệnh tiến triển mạnh, cần sự lui bệnh nhanh.
Các dẫn chất purine : Các thuốc này thường được sử dụng theo phác đồ một hóa chất. Các phác đồ phối hợp thuốc thuộc nhóm này với các thuốc khác đang còn trong nghiên cứu. Hiện có 3 thuốc sau:
Fludarabine
Cladribine
Pentostatin
Trong đó, fludarabine tỏ ra có hiệu quả cao nhất và được coi là thuốc có tác dụng nhất trong điều trị vớt vát. Gần đây, nhiều nơi đã điều trị hoá chất bắt đầu bằng fludarabine đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc khác.
4-2-3. Kháng thể đơn dòng
Alemtuzumab là kháng thể đơn dòng chống CD52 có mặt trên cả tế bào B và tế bào T. Hiện thuốc đã được công nhận trong điều trị BCLPM tế bào B kháng với các thuốc hoá chất. Do thuốc ức chế tế bào T, nguy cơ nhiễm trùng khá cao nên phải sử dụng các thuốc kháng sinh và kháng vi-rút kèm theo.
Rituximab là kháng thể đơn dòng đặc hiệu với CD20. CD20 bộc lộ ít hơn trên tế bào BCLPM so với u lymphô ác tính do đó rituximab đem lại lợi ích thấp hơn khi điều trị BCLPM. Khi sử dụng điều trị ban đầu cho BCLPM, rituximab cho tỷ lệ đáp ứng 51% với đáp ứng hoàn toàn 4%. Phối hợp rituximab với hoá chất cho kết quả cao hơn khi sử dụng riêng rẽ từng loại.
4-2-4. Tia xạ
Trong các trường hợp hạch quá to gây đau, gây chèn ép, bít tắc hoặc làm biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc lách to gây khó chịu cho bệnh nhân thì cần tia xạ tại chỗ (liều thấp : 20 Gy) để giảm bớt triệu chứng.
Tia xạ vào lách còn có tác dụng giảm số lượng bạch cầu máu ngoại vi và cải thiện tình trạng thiếu máu.
4-2-5. Các biện pháp điều trị hỗ trợ
a- Chống nhiễm trùng
Bệnh nhân bị BCLPM hay bị nhiễm trùng cơ hội trong đó giảm gammaglobulin máu là yếu tố làm tăng nguy cơ.
Vì vậy các bệnh nhân hay bị nhiễm trùng tái diễn nên được dùng kháng sinh dự phòng. Dự phòng bằng globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch.
b- Truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu
Có vai trò hỗ trợ cho tất cả các phương pháp điều trị BCLPM và chỉ áp dụng khi cần thiết.
c- Sử dụng các yếu tố kích thích
Làm tăng sinh bạch cầu hạt G-CSF, GM-CSF góp phần tăng hiệu quả điều trị hóa chất.
d- Gạn bạch cầu
Có tác dụng làm giảm số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi, giảm bớt sự cản trở sản sinh hồng cầu và tiểu cầu. Biện pháp này được chỉ định khi bạch cầu máu ngoại vi tăng cao hoặc ở những bệnh nhân bị suy tủy sau dùng hóa chất mà bệnh vẫn không thoái lui. Gạn bạch cầu chỉ có tác dụng cải thiện tạm thời, không được coi là biện pháp điều trị triệt để.
4-2-6. Các phương pháp điều trị khác
a- Ghép tế bào gốc tạo máu
Có thể thực hiện một trong hai phương pháp : Ghép tế bào gốc dị gien hoặc ghép tế bào gốc tự thân.
Ghép tế bào gốc được thực hiện tốt hơn ở các bệnh nhân < 60 tuổi.
Tỉ lệ tử vong do ghép còn khá cao.
Các bệnh nhân sau ghép tế bào gốc có thể kéo dài được thời gian sống (40% đạt được thời gian sống 4 năm không tái phát).
b- Interferon alpha
Interferon alpha (IFN-a) làm giảm số lượng lymphô bào và cho đáp ứng một phần ở giai đoạn sớm, không có hiệu quả khi bệnh tiến triển. Thuốc có thể dùng điều trị duy trì sau khi bệnh lui với hoá chất.
4-2-6. Một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh bạch cầu lymphô mạn :
a- Chlorambucil + Prednisolon:
Chlorambucil 0,3mg/kg/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5.
Prednisolon 40mg/ m2 / ngày . Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
b- CVP:
Cyclophosphamide 300mg/m2/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Vincristin 1mg/m2. Truyền tĩnh mạch ngày 1
Prednisolon 40mg/ m2 / ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
c- CHOP:
Cyclophosphamide 300mg/m2/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Vincristin 1mg/m2 . Truyền tĩnh mạch ngày 1
Prednisolon 40mg/m2 /ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Doxorubicin 25mg/ m2 . Truyền tĩnh mạch ngày 1.
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
d- Fludarabine:
Fludarabine 25mg/ m2/ ngày x 5 ngày .
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
e- Pentostatin:
Pentostatin 4mg/ m2 / tuần x 3 tuần, sau đó cách 2 tuần dùng 1 đợt.
5. TIÊN LƯỢNGNgoài giá trị tiên lượng của giai đoạn bệnh nói trên, một số yếu tố khác cũng có ý nghĩa tiên lượng. Sự có mặt của các yếu tố sau đi cùng với tiên lượng xấu:
Xâm nhập tuỷ xương lan toả.
Thời gian nhân đôi của lymphô bào nhanh (<12 tháng).
Tuổi cao
Nam giới
Có các bất thường về nhiễm sắc thể.
Nồng độ b2-microglobulin, LDH tăng.
Bộc lộ CD38 trên tế bào bệnh bạch cầu.

songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:13
TÌM HIỂU VỀ BỆNH U LYMPHÔ
TS.BS Phan Bích Liên
Trưởng khoa Huyết học - BV Chợ Rẫy
Thế nào là bệnh U Lymphô?
Bệnh U Lymphô (hay còn gọi là lymphoma) trong dân gian còn gọi là ung thư hạch. Đây là bệnh lý ung thư của hệ lymphô tức là hệ bạch huyết.
Hệ bạch huyết thuộc hệ tuần hoàn và là một phần của hệ miễn dịch nên có nhiệm vụ vừa chống lại các bệnh nhiễm trùng vừa cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Hệ bạch huyết bao gồm: mạch bạch huyết, kế đến là các hạch bạch huyết và các tổ chức khác như Amiđan, tuyến ức, lách, tủy xương và các mô bạch huyết.
- Mạch bạch huyết: là một mạng lưới các ống, chia nhánh tỏa khắp cơ thể. Mạch bạch huyết chứa chất dịch gọi là dịch bạch huyết mang các tế bào lymphô đi khắp nơi trong cơ thể. Tế bào lymphô là một loại tế bào bạch cầu đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể. Khi có vi khuẩn hay những chất tác hại xâm nhập vào cơ thể, các tế bào này lập tức phản ứng để cô lập và tiêu diệt vi khuẩn.
- Hạch bạch huyết là các tuyến nhỏ nằm ở khắp nơi trong cơ thể. Mỗi hạch có thể có kích thước nhỏ cỡ đầu đinh ghim cho đến to bằng hạt đậu, thường xếp thành nhóm hay chuỗi, nằm ở cổ, nách, trong lồng ngực, khoang bụng và hai bên bẹn. Các hạch bạch huyết chính là các cơ quan sản xuất ra các tế bào lymphô và nếu từ các tế bào lymphô này phát triển bất thường sẽ sinh ra bệnh ung thư mà ta gọi là bệnh U lymphô.
- Ngoài ra, các tế bào lymphô còn có trong các tổ chức khác như Amiđan, tuyến ức, lách, tủy xương và các mô bạch huyết nằm trong các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh U Lymphô là bệnh ung thư hệ bạch huyết xảy ra khi có sự sai lệch trong quá trình hình thành tế bào lymphô, tạo ra những tế bào lymphô bất thường mang các đặc điểm:
- Chúng sinh sản gấp nhiều lần so với sự sinh sản của tế bào bình thường.
- Các tế bào mới sinh ra không trưởng thành cũng không chết đi. Chúng lại tiếp tục sinh sản tạo ra các tế bào không có chức năng đến một lúc nào đó làm phá vỡ cấu trúc của các tổ chức bạch huyết, rõ nhất là các hạch bạch huyết, làm cho các hạch phì đại và to ra mà ta có thể sờ thấy được.
Dựa vào mô học, bệnh U lymphô được chia làm hai nhóm chính là bệnh Hodgkin và bệnh U lympho không Hodgkin. Hai loại này có triệu chứng gần giống nhau, đều có hạch to nhưng về tần suất thì Hodgkin ít gặp hơn so với U lymphô không Hodgkin và tiên lượng thì tốt hơn.
Bệnh U lymphô có thường gặp không?
Bệnh U lymhphô là một trong mười bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay có hơn 1 triệu người mắc bệnh U lymphô với khoảng 360.000 người mới được phát hiện hằng năm tương đương gần 1.000 người mỗi ngày. Ở phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở châu Á. Đối với nước ta, ước tính có khoảng hơn 2.400 người mới mắc bệnh ở đủ các lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Bệnh U lymphô đang trở thành mối đe dọa cho cộng đồng do nhiều hậu quả gây ra. Thế nhưng qua khảo sát tiến hành ở nhiều quốc gia cho thấy hơn 50% người dân chưa biết bệnh lý này và ở ta hiện đa số các trường hợp bệnh khi đến các cơ sở điều trị thường đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh?
Nguyên nhân gây ra bệnh U lymphô cho đến nay vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên qua nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy có một số yếu tố nguy cơ được cho là liên quan đến bệnh U lymphô là:
- Yếu tố về miễn dịch: suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (HIV/AIDS), thiếu sự điều hòa miễn dịch, bệnh tự miễn, bệnh nhân ghép tạng…
- Yếu tố nhiễm khuẩn: nhiễm vi rút Epstein Barr, HTLV, HCV, vi khuẩn Helicobacter pylori trong U lymphô dạ dày.
- Yếu tố hóa học: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, khai hoang...
- Môi trường: làm việc trong các ngành công nghiệp gỗ, giấy, cao su, thuốc nhuộm…
Triệu chứng của bệnh U lymphô là gì?
Do các tế bào lymphô tập trung nhiều tại các hạch bạch huyết nên triệu chứng tại hạch thường gặp và rõ ràng nhất.
Tại hạch: Hạch càng ngày càng to ra, lúc đầu chỉ có thể một hạch sau lan ra một hay nhiều nhóm hạch, cuối cùng là hạch toàn thân. Hạch lúc đầu không đau hoặc chỉ đau nhẹ, càng về sau người bệnh có thể đau nhức nhiều do tế bào ung thư xâm lấn các tổ chức xung quanh. Hạch to thường dễ phát hiện nếu là hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn.
Ngoài hạch : Nếu U lymphô xuất hiện ngoài hạch như ở dạ dày thì sẽ có triệu chứng như viêm lóet dạ dày, xuất huyết tiêu hóa (đi cầu phân đen), ở vùng bụng thì có triệu chứng đau vùng bụng, đau lưng.
Bệnh thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như: sốt kéo dài nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân hơn 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng.
Bệnh được chẩn đoán bằng cách nào?
Bệnh nhân khi có triệu chứng nghi ngờ sẽ được khám bệnh nhằm phát hiện hạch to, các đặc điểm của hạch cũng như tìm ra các ổ nhiễm trùng lân cận có thể là nguyên nhân gây ra hạch to.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng của từng người mà bệnh nhân có thể được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm như:
- Sinh thiết hạch
- Xét nghiệm hình ảnh học:
+ Chụp X-quang phổi
+ Cắt lớp điện toán (CT – scanner): cơ, ngực, bụng và cơ quan nào dễ ảnh huởng đến hạch bạch huyết
+ Cộng hưởng từ (MRI): xương, não, cột sống để đánh giá ung thư phát triển đến đâu
+ PET scan.
- Công thức máu, xét nghiệm gan, thận
- Xét nghiệm dịch não tủy (một loại dịch nằm trong não bộ và tủy sống)
- Khảo sát tủy
- Thử miễn dịch kháng nguyên có trên bề mặt tế bào ung thư (CD : Cluster Differential).
Đánh giá giai đoạn bệnh:
Bệnh được chia làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có tiên lượng và được điều trị bằng những phương pháp khác nhau.
Giai đọan I: chỉ có ở 1 hạch (đây là giai đoạn sớm)
Giai đoạn II: từ 2 hạch trở lên nhưng ở một bên cơ hoành
Giai đoạn III: từ 2 hạch trở lên nhưng ở hai bên cơ hoành
Giai đoạn IV: có lách to, đã xâm lấn một số cơ quan như tủy, xương, não…
Bệnh được điều trị ra sao?
Hiện có 5 phương pháp điều trị đang được áp dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.
1/. Phẫu thuật :
Thường dùng để lấy mẫu mô xét nghiệm chẩn đoán (sinh thiết hạch). Tuy nhiên trong một số trường hợp như: U lymphô ở trung thất, dạ dày, tuyến giáp, hệ thần kinh trung ương hoặc ở đại tràng gây tắc ruột thì phẫu thuật cắt bỏ được thực hiện như một phương pháp điều trị và tùy trường hợp sẽ tiến hành hóa trị hay xạ trị kèm theo.
2/. Xạ trị :
Dùng tia X để diệt tế bào ung thư. Xạ trị được dùng khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1 hay 2) và có thể phối hợp với trị liệu hoặc ở những vị trí mà thuốc, hóa chất không vào được như U lymphô ở hệ thần kinh trung ương.
3/. Hóa trị:
Dùng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc hóa trị sẽ vào máu và đến tất cả các cơ quan của cơ thể. Vì vậy việc địều trị rất có hiệu quả và thông dụng. Tùy trường hợp mà có thể dùng một loại thuốc (đơn hóa trị) hoặc nhiều loại thuốc (đa hóa trị). Bất lợi của hóa trị là thuốc diệt cả tế bào ác tính lẫn tế bào bình thường nên gây ra nhiều tác dụng phụ như: nôn ói, rụng tóc, đau họng, có khi chảy máu, thiếu máu và sốt nhiễm trùng.
4/. Miễn dịch trị liệu:
Dùng các kháng thể đặc hiệu để diệt tế bào u lympho, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại các tổ chức ung thư hiệu quả hơn. Bình thường cơ thể có thể sản xuất ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm như vi khuẩn, vi rút. Trong miễn dịch trị liệu người ta tạo ra các kháng thể đơn dòng để tiêu diệt các tế bào U lymphô.
Ví dụ: một số tế bào U lymphô trên bề mặt có dấu ấn gọi là CD20. Người ta tạo ra một loại kháng thể đặc hiệu gắn với dấu ấn CD20 này gọi là kháng thể đơn dòng. Kháng thể này sẽ tiêu diệt các tế bào lympho có chứa dấu ấn CD20. Do đó, chỉ có tế bào U lympho bị tiêu diệt còn tế bào bình thường không bị ảnh hưởng nên đạt được hiệu quả điều trị rất cao mà lại rất ít tác dụng phụ.
5/. Ghép tủy:
Khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp trị liệu đã nêu thì ghép tủy sẽ được xem xét thực hiện và là biện pháp trị liệu cuối cùng của bệnh U lymphô.

songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:15
UNG THƯ BẠCH CẦU LYMPHO ÁC TÍNH (ALL)

ALL là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành từ tủy xương. Các tế bào chưa trưởng thành nhân lên một cách không kiểm soát được và chiếm đầy tủy xương. Điều này cản trở việc sản xuất các tế bào máu bình thường. Trẻ em bị mắc ALL phải chịu đựng sự thiếu máu, nhiễm trùng tái phát, các vết bầm tím và chảy máu dễ dàng vì tủy xương của chúng không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu, các tế bào bạch cầu và các tiểu cầu.
ALL phổ biến ở trẻ em ra sao?
http://www.parkwaycancercentre.com/wp-content/uploads/2013/04/ALL_IMG1.jpgALL là hình thức phổ biến nhất của bệnh ung thư ở trẻ em. Mỗi năm, khoảng 30-40 trong số một triệu trẻ em sẽ được chẩn đoán mắc ALL. Cứ mỗi ba trẻ em được phát hiện bị ung thư, một trẻ em sẽ bị mắc ALL.
Nguyên nhân gây ra ALL?
Không có các nguyên nhân chính xác gây ra ALL mặc dù các nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các khả năng có thể. Có một số yếu tố nguy cơ có thể được cho là gây ra tổn hại di truyền mà có thể dẫn đến sự phát triển của ALL:
Nhiễm trùng: Việc kéo dài với các bệnh nhiễm trùng trẻ em thông thường hoặc một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của trẻ với các bệnh nhiễm trùng này có thể liên quan. ALL không phải bệnh truyền nhiễm. Trẻ em không thể mắc bệnh bạch cầu từ những đứa trẻ khác.
Bức xạ ion hóa: Trẻ em tiếp xúc với liều lượng lớn các bức xạ ion hóa (Chùm năng lượng tạo ra bởi các tia X và các chất phóng xạ) trước khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có thể có nhiều nguy cơ phát triển ALL hơn.
Các Yếu tố di truyền: ALL không phải là một bệnh di truyền, nhưng trẻ em với một số rối loạn bẩm sinh như hội chứng Down có nguy cơ cao hơn phát triển ALL.

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA ALL LÀ GÌ?
http://parkwaycancercentre.com/wp-content/uploads/2013/04/All_signs_Symtoms.jpg

<tbody>

</tbody>

<tbody></tbody>

Các triệu chứng của ALL chủ yếu là do thiếu hụt các tế bào máu bình thường trong hệ thống máu. Chúng bao gồm:


Bệnh thiếu máu gây bởi mức các tế bào hồng cầu thấp.
Đứa trẻ có biểu hiện dễ mệt mỏi và trông nhợt nhạt.
Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu gây bởi mức các tiểu cầu thấp.
Các nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài xảy ra khi đứa trẻ không có đủ các tế bào bạch cầu trưởng thành để chống nhiễm trùng.
Đau xương và/hoặc đau khớp
Các biểu hiện khác có thể bao gồm các hạch bạch huyết bị sưng lên, chán ăn, giảm cân, đau ngực và khó chịu ở bụng.

ALL ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Một đánh giá đầy đủ về ALL bao gồm các xét nghiệm máu và kiểm tra tủy xương.
http://parkwaycancercentre.com/wp-content/uploads/2013/04/bone_marrow.jpgĐếm máu đầy đủ (FBC)
Xét nghiệm liên quan đến lấy mẫu máu và gửi đến phòng xét nghiệm. Các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu sẽ được đếm. Các tế bào này cũng sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào máu bất thường.
Kiểm tra tủy xương
Xét nghiệm này được thực hiện để xác nhận (hoặc bác bỏ) một chẩn đoán về ALL. Việc kiểm tra này giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho đứa trẻ. Thủ tục này liên quan đến việc lấy một mẫu nhỏ của tủy xương từ xương hông cho các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Một chẩn đoán sẽ được xác nhận bằng sự hiện diện của các tế bào bạch cầu trong tủy xương. Các xét nghiệm bổ sung cũng sẽ được thực hiện để xác định loại ung thư bạch cầu và dự đoán các kết quả sau khi điều trị.
Kiểm tra Dịch Não Tủy (CSF)
Một mẫu nhỏ của dịch não tủy (CSF) bao quanh não và tủy sống sẽ được thu thập trong một thủ thuật được gọi là Chọc dò Tủy sống. Mẫu này được kiểm tra trong phòng thí nghiệm về sự hiện diện của các tế bào bạch cầu trong hệ thống thần kinh trung ương. Điều trị bổ sung là cần thiết nếu các tế bào bệnh bạch cầu được phát hiện trong CSF.
Các xét nghiệm khác
Các xét nghiệm khác và chụp X-quang sẽ cung cấp thông tin về các chức năng của các cơ quan quan trọng khác nhau và sức khỏe tổng quát của đứa trẻ. Các kiểm tra này có thể được thực hiện từ nay về sau để so sánh sự tiến bộ của đứa trẻ trong giai đoạn sau của quá trình điều trị.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẴN CÓ?

Một sự kết hợp của hóa trị đã được chứng minh là phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em bị mắc ALL. Phương pháp này có thể được thực hiện qua miệng, bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc vào dịch não tủy. Hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị nếu cần thiết.
Trẻ em bị mắc ALL được điều trị tại các cơ sở y tế hiện đại có khoảng 80% cơ hội chữa khỏi bệnh sau khi điều trị. Chăm sóc y tế kịp thời và điều trị tích cực rất quan trọng cho sự tiến triển tốt nhất.
Cấy ghép Tủy xương (hay Tế bào gốc) có cần thiết không?
Điều trị cấy ghép nói chung là không cần thiết. Cấy ghép tủy xương sẽ được yêu cầu cho các tế bào bệnh bạch cầu mà chúng mang những thay đổi phân tử nhất định, không có đáp ứng với hóa trị và khi bệnh tái phát trở lại trong hoặc sau khi điều trị.
Tại sao trẻ em bị mắc ALL có thể nhận được các phương pháp điều trị khác?
Việc điều trị của ALL được xác định bởi loại tế bào bị bệnh bạch cầu, các biến đổi phân tử và đáp ứng ban đầu với hóa trị. Điều này có nghĩa là để tối ưu hóa cơ hội chữa khỏi bệnh trong khi tránh được sự dư thừa các tác dụng phụ dài hạn từ quá trình điều trị.
Các tế bào bị bệnh bạch cầu được phân loại tại thời điểm chẩn đoán thành bệnh tế bào B hoặc bệnh tế bào T. Chúng cũng được nghiên cứu để xem liệu chúng có bất kỳ thay đổi nhiễm sắc thể hoặc phân tử ở cấp độ ADN. Sự giảm các tế bào bị bệnh bạch cầu cả trong máu và trong tủy xương được giám sát chặt chẽ trong quá trình điều trị. Những điều này là quan trọng để xác định tiên lượng bệnh của một đứa trẻ bị mắc ALL.
Các tác dụng phụ của việc điều trị là gì?
Hầu hết các tác dụng phụ của việc điều trị cho ALL đến từ hóa trị. Hóa trị giết chết các tế bào bị bệnh bạch cầu mà chúng sinh sản nhanh chóng. Nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào bình thường phát triển nhanh, bao gồm các tế bào từ tóc, ruột, miệng và tủy xương.
Buồn nôn, nôn, sự hiện diện của loét miệng và rụng tóc là thường xảy ra nhưng tạm thời. Các biện pháp sẽ được thực hiện để giảm thiểu sự khó chịu của bệnh thiếu máu và sự giảm tiểu cầu (giảm số lượng tiểu cầu) là gần như phổ biến. Điều trị truyền máu thường được yêu cầu để giảm các tác dụng phụ có hại của bệnh thiếu máu và để ngăn ngừa hoặc kiểm soát chảy máu do số lượng tiểu cầu thấp. Lời khuyên sẽ được đưa ra cho các biện pháp phòng ngừa chống lại nhiễm trùng do giảm bạch cầu (số lượng bạch cầu thấp).
Hóa trị có thể có các tác dụng phụ dài hạn như gây các độc tính cho tim, các chức năng nội tiết và khả năng sinh sản sau này. Ngoài ra cũng có một nguy cơ nhỏ phát triển một bệnh ung thư thứ hai trong cuộc sống sau này, đặc biệt là khi xạ trị đã được sử dụng.

LIỆU SẼ CÓ NGUY CƠ CHO CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH?

ALL gần như không bao giờ di truyền trong dạng nguyên gốc và ALL ảnh hưởng đến hơn một thành viên của gia đình là rất hiếm. Giống như các bệnh ung thư khác, ALL không lây lan và không thể được truyền từ người này sang người khác, ngay cả với tiếp xúc gần gũi hay dùng chung đồ ăn. Vì vậy, cha mẹ không nên bị đè nặng bởi nỗi sợ hãi rằng căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến anh chị em tiếp theo của đứa trẻ.

CÁC BẬC CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP ĐỨA TRẺ BỊ MẮC ALL?

Cha mẹ là những người trợ giúp quan trọng nhất và lớn nhất đối với một đứa trẻ bị bệnh nghiêm trọng như ALL. Đội ngũ y tế và điều dưỡng luôn luôn sẵn sàng để thảo luận với các bậc cha mẹ về bản chất của bệnh, phương pháp điều trị và các tác dụng phụ của nó, và chăm sóc cho trẻ sau khi hoàn thành điều trị. Chúng tôi tin rằng tất cả trẻ em bị ung thư sẽ có cơ hội để phục hồi thể chất và tình cảm. Sự chăm sóc của cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ quá trình điều trị thành công nào.

songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:19
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính

Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính! Nhiều người mắc bệnh không triệu chứng, nhưng có thể gặp: To hạch nhưng không đau, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, thường xuyên nhiễm trùng.Định nghĩaBệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL) là một loại bệnh ung thư máu và tủy xương, mô xốp bên trong xương, nơi các tế bào máu được thực hiện.Thuật ngữ "mãn tính " trong bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính xuất phát từ thực tế là nó thường tiến triển chậm hơn so với các loại bệnh bạch cầu. Các " lymphocytic " trong bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính xuất phát từ các tế bào bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này - một nhóm các tế bào bạch cầu gọi là lymphocytes, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.Khoảng 15.000 người dân nhận được một chẩn đoán bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính mỗi năm tại Hoa Kỳ, theo Viện Ung thư Quốc gia. Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính phổ biến nhất là ảnh hưởng đến người lớn tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và hiếm khi có thể ảnh hưởng đến trẻ em.Các triệu chứngNhiều người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính không có triệu chứng. Những người phát triển các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp:Mở rộng các hạch bạch huyết nhưng không đau.Mệt mỏi.Sốt.Đổ mồ hôi đêm.Trọng lượng mất mát.Thường xuyên bị nhiễm trùng.Hãy gặp bác sĩ nếu lo ngại về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng.Nguyên nhânKhông phải là một số những gì bắt đầu quá trình gây ra bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Các bác sĩ biết rằng một đột biến di truyền trong DNA của tế bào sản xuất máu gây ra. Đột biến này gây ra các tế bào máu sản xuất bất thường, lympho không hiệu quả - một loại tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng cơ thể.Các lymphocytes bất thường tiếp tục sống, khi các tế bào khác chết. Các lymphocytes bất thường bắt đầu tích lũy trong máu và các cơ quan nhất định, nơi mà nó gây ra biến chứng. Nó có thể tụ hợp các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và gây trở ngại cho sản xuất tế bào máu bình thường.Các bác sĩ và các nhà nghiên cứu đang làm việc để hiểu cơ chế chính xác gây ra bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.Yếu tố nguy cơYếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính bao gồm:
Tuổi. Hầu hết mọi người được chẩn đoán với bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính là trên 50.
Giới tính. Đàn ông có nhiều khả năng phụ nữ hơn phát triển bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.
Chủng tộc. Người da trắng có nhiều khả năng phát triển bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính hơn là những người của các chủng tộc khác.
Lịch sử gia đình có bệnh ung thư máu và tủy xương. Một sử gia đình mắc bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính hoặc máu khác và ung thư tủy xương có thể làm tăng nguy cơ.
Tiếp xúc với hóa chất. Một số chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu, bao gồm cả chất độc da cam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, đã được liên kết với tăng nguy cơ bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.Các biến chứngBệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính có thể gây biến chứng như:
Một chuyển đổi sang một hình thức tích cực hơn của bệnh ung thư. Một số nhỏ những người có bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính có thể phát triển một hình thức tích cực hơn của bệnh ung thư gọi là khuếch tán lớn B - cell lymphoma. Các bác sĩ đôi khi gọi chuyển đổi này như là hội chứng của Richter.
Thường xuyên bị nhiễm trùng. Những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính có thể bị nhiễm trùng thường xuyên. Trong hầu hết trường hợp, các bệnh nhiễm trùng là bệnh nhiễm trùng thông thường đường hô hấp. Nhưng đôi khi nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể phát triển.
Tăng nguy cơ ung thư khác. Những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính có nguy cơ gia tăng của các loại ung thư khác, bao gồm sarcoma Kaposi 's, khối u ác tính và ung thư bàng quang, phổi, dạ dày và cổ họng.Các xét nghiệm và chẩn đoánXét nghiệm máuCác xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính bao gồm xét nghiệm máu:
Đếm số lượng tế bào trong một mẫu máu. Một số cao các tế bào B, một loại tế bào lympho, có thể chỉ ra bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính .Xác định loại lymphocytes tham gia. Một thử nghiệm được gọi là dòng cytometry hoặc immunophenotyping giúp xác định xem một số lượng gia tăng của lymphocytes là do bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính, rối loạn máu khác nhau hoặc phản ứng của cơ thể đến quá trình khác, chẳng hạn như nhiễm trùng. Nếu bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính, dòng cytometry cũng có thể giúp phân tích các tế bào bạch cầu cho các đặc điểm có thể trợ giúp dự đoán cách tích cực.
Phân tích lymphocytes cho bất thường di truyền. Một thử nghiệm được gọi là lai tạo huỳnh quang tại chỗ (FISH) xem xét các nhiễm sắc thể bên trong các lymphocytes bất thường để tìm những bất thường. Các bác sĩ đôi khi sử dụng thông tin để xác định chẩn đoán và giúp chọn một điều trị.Các kiểm traTrong một số trường hợp bác sĩ có thể tự kiểm tra bổ sung và các thủ tục để hỗ trợ trong chẩn đoán, chẳng hạn như:Sinh thiết tủy xương.Chụp cắt lớp vi tính (CT).Sau khi chẩn đoán được xác nhận, bác sĩ xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Hai hệ thống dàn dựng khác nhau được sử dụng. Mỗi cho một giai đoạn - đầu, trung cấp hoặc cao cấp, cho biết tiến triển của bệnh bạch cầu lymphocytic của một người. Các mức được sử dụng để xác định lựa chọn điều trị.Nói chung, những người bị bệnh giai đoạn đầu không cần điều trị ngay lập tức. Những người có giai đoạn bệnh mức độ trung cấp và giai đoạn bệnh tiên tiến có thể có tùy chọn để bắt đầu điều trị ngay.Phương pháp điều trị và thuốcĐiều trị tùy chọn cho bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như các giai đoạn của ung thư, cho dù đang trải qua những dấu hiệu và triệu chứng, sức khỏe tổng thể và sở thích.Điều trị có thể không cần thiết trong giai đoạn đầuNhững người mãn tính giai đoạn đầu bệnh bạch cầu lymphocytic thường không được điều trị, mặc dù thử nghiệm lâm sàng được đánh giá hay không điều trị sớm có thể hữu ích . Nghiên cứu cho thấy điều trị sớm không kéo dài cuộc sống cho những người giai đoạn đầu bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Thay vì trải qua các tác dụng phụ tiềm năng và các biến chứng của điều trị trước khi cần nó, các bác sĩ theo dõi cẩn thận tình trạng và điều trị dự phòng khi bệnh bạch cầu tiến triển. Các bác sĩ gọi đây là chờ đợi thận trọng. Chờ đợi không làm cho phương pháp điều trị ít hiệu quả hơn trong tương lai.Khoảng một trong số ba người có bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính được chẩn đoán ở giai đoạn đầu sẽ không bao giờ cần điều trị.Bác sĩ sẽ lập một lịch trình kiểm tra. Có thể đáp ứng yêu cầu của bác sĩ và đã được thử nghiệm máu vài tháng một lần để theo dõi tình trạng.Điều trị cho giai đoạn trung cấp và cao cấpNếu bác sĩ xác định bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính đang tiến triển hay là trong giai đoạn trung cấp hoặc cao cấp, tùy chọn điều trị có thể bao gồm:
Hóa trị. Hóa trị là một điều trị bằng thuốc diệt tế bào ung thư. Phương pháp điều trị Hóa trị có thể được thông qua một tĩnh mạch ở cánh tay. Tùy thuộc vào tình hình, bác sĩ có thể sử dụng một loại thuốc hóa trị liệu duy nhất hoặc có thể kết hợp của thuốc. Tác dụng phụ tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị được sử dụng. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm mệt mỏi, số lượng tế bào máu thấp và nguy cơ nhiễm trùng thường xuyên.
Mục tiêu loại thuốc điều trị. Mục tiêu được thiết kế để tận dụng lợi thế của các lỗ hổng bảo mật cụ thể của tế bào ung thư. Tế bào bạch cầu lymphocytic mãn tính có nhiều protein trên bề mặt. Thuốc điều trị mục tiêu được thiết kế để gắn kết với một protein cụ thể như là một cách để nhắm mục tiêu và tiêu diệt tế bào bạch cầu. Hai loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu thường xuyên được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính là rituximab (Rituxan), được sử dụng kết hợp với các thuốc hóa trị liệu, và alemtuzumab (Campath), được sử dụng một mình hoặc kết hợp với thuốc khác. Tác dụng phụ của các thuốc này bao gồm sốt, ớn lạnh và nhiễm trùng.
Cấy ghép tế bào gốc tủy xương. Cấy ghép tế bào gốc tủy xương sử dụng loại thuốc hóa trị mạnh mẽ để diệt các tế bào gốc trong tủy xương đang tạo bệnh lymphocytes. Sau đó các tế bào gốc máu được truyền vào máu, nơi nó đến tủy xương và bắt đầu làm cho các tế bào máu khỏe mạnh. Cấy ghép tế bào gốc tủy xương tương tự như ghép tế bào gốc chuẩn, nhưng nó sử dụng liều thấp hơn các loại thuốc hóa trị. Tế bào gốc tủy xương có thể là một lựa chọn điều trị cho những người không cải thiện với phương pháp điều trị khác. Đối với những người nhất định hóa trị với bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính rất mạnh, tuy nhiên ghép tế bào gốc tủy xương là một lựa chọn điều trị quan trọng.Các thử nghiệm lâm sàngCác thử nghiệm lâm sàng đang nghiên cứu để thử nghiệm phương pháp điều trị mới và những cách thức mới của việc sử dụng phương pháp điều trị hiện có. Trong khi cung cấp cho những người có bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính là một cơ hội để thử các phương pháp trị liệu mới nhất, thử nghiệm lâm sàng không đảm bảo chữa bệnh. Hãy hỏi bác sĩ bất kỳ thử nghiệm lâm sàng có sẵn. Ví dụ về các phương pháp điều trị đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm:
Việc điều trị sớm cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Một số người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính sẽ không bao giờ cần điều trị. Những người khác có thể gặp một bệnh rất tích cực đòi hỏi phải điều trị ngay sau khi chẩn đoán và có thể dẫn đến rút ngắn cuộc sống. Các bác sĩ đang sử dụng một loạt các kiểm tra để đánh giá dự báo nguy cơ của bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Mặc dù cách tiếp cận tiêu chuẩn để điều trị cho những người bị bệnh bạch cầu giai đoạn đầu lymphocytic mãn tính là chờ đợi thận trọng, thử nghiệm lâm sàng được đánh giá cho dù điều trị đầu với liệu pháp hiện đại hơn có thể có ích cho những người có xét nghiệm cho thấy họ sẽ trải nghiệm một bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính tích cực hơn.
Kết hợp các loại thuốc hiện có. Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu kết hợp mới của các loại thuốc hóa trị. Bởi vì nhiều người tuổi lớn hơn mắc bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính và có thể có vấn đề sức khỏe khác khiến họ không trải qua hóa trị liệu, các bác sĩ hy vọng sự kết hợp liên quan đến thuốc với ít tác dụng phụ có thể chứng minh hữu ích.
Một loại thuốc tương tự như thalidomide. Các thalidomide ma túy đã trở thành nổi tiếng trong việc gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng thuốc trong thai kỳ. Sau đó nó đã được phát hiện ra rằng thalidomide là hữu ích trong điều trị ung thư. Điều này dẫn đến việc tạo ra các loại thuốc tương tự. Lenalidomide (Revlimid) được chấp thuận cho điều trị bệnh ung thư máu khác và tủy xương, và các bác sĩ đang nghiên cứu sử dụng nó trong bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.
Các loại thuốc mới. Nhiều loại thuốc khác đang được thử nghiệm với các điều trị cho những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính, bao gồm các loại thuốc đã chứng minh rất hữu ích trong điều trị các loại ung thư khác.Phong cách sống và biện pháp khắc phụcCó thể thực hiện các bước để giữ cơ thể khỏe mạnh nếu đã được chẩn đoán với bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Hãy cố gắng:
Hãy làm những gì có thể để tránh nhiễm trùng. Những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính dễ bị nhiễm trùng thường xuyên. Thực hiện các bước để giữ cho mình khỏe mạnh. Ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả. Ngủ đủ để đánh thức cảm giác nghỉ ngơi. Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng để giúp khỏi vi trùng.
Giảm nguy cơ ung thư thứ hai. Những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính có nguy cơ ung thư thứ hai. Thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ, chẳng hạn như không hút thuốc, uống rượu điều độ, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên cây trồng và sử dụng kem chống nắng khi đang ở bên ngoài.
Tái khám đầy đủ. Xét nghiệm máu thường xuyên để xem nếu ung thư đã tiến triển. Mỗi lần đi cho thử nghiệm có thể gặp sự lo lắng rằng bệnh ung thư đang xấu đi. Đừng để điều này dừng đi. Tìm các hoạt động thư giãn để chiếm tâm trí trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm. Ví dụ, tập thể dục, đọc hoặc dành thời gian với gia đình.Thuốc thay thếKhông có phương pháp điều trị thay thế đã được tìm thấy để chữa bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Nhưng thay thế thuốc có thể giúp đối phó với các triệu chứng của ung thư và các tác dụng phụ của điều trị.Những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính thường xuyên gặp mệt mỏi. Bác sĩ có thể điều trị mệt mỏi bằng cách kiểm soát các nguyên nhân tiềm ẩn, nhưng thường một mình thuốc là không đủ. Có thể tìm cứu trợ thông qua các liệu pháp thay thế, chẳng hạn như:Tập thể dục.Thiền.Các kỹ thuật thư giãn.Yoga.Nói chuyện với bác sĩ về các tùy chọn. Cùng có thể nghĩ ra một kế hoạch để giúp đối phó với mệt mỏi.
Thành viên Dieutri.vn

songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:23
UNG THƯ MÁU LÀ GÌ (http://www.cancer.com.vn/index.php/kien-thuc-ung-thu/ung-thu-la-gi/198-benh-bach-cau-la-gi)http://www.cancer.com.vn/images/1/ung-thu-mau-2.gif
Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư của các tế bào trong tủy xương (tế bào phát triển thành tế bào máu).
Ung thư là bệnh của các tế bào trong cơ thể. Có rất nhiều loại ung thư phát sinh từ các loại khác nhau của tế bào. Những gì tất cả các bệnh ung thư có điểm chung là các tế bào ung thư bất thường và không đáp ứng với cơ chế kiểm soát bình thường. Một số lượng lớn của các tế bào ung thư xây dựng bởi vì chúng phát triển 'không kiểm soát', hoặc bởi vì chúng sống lâu hơn so với tế bào bình thường, hoặc cả hai. Với bệnh bạch cầu, tế bào ung thư trong tủy xương tràn vào máu. Có một số loại bệnh bạch cầu. Hầu hết các loại phát sinh từ các tế bào bình thường phát triển thành các tế bào máu trắng. (Từ bệnh bạch cầu xuất phát từ một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là 'máu trắng'.) Điều này là bởi vì triển vọng (tiên lượng) và các phương pháp điều trị khác nhau cho các loại khác nhau. Trước khi thảo luận về các loại khác nhau của bệnh bạch cầu, nó có thể giúp để biết một số vấn đề cơ bản về các tế bào máu bình thường và chúng được thực hiện như thế nào.
Máu bình thường tạo thành


Các tế bào máu , có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% khối lượng của máu. Các tế bào máu được chia thành ba loại chính:
Các tế bào màu đỏ (hồng cầu). Những làm cho máu có màu đỏ. Một giọt máu có chứa khoảng 5.000.000 tế bào màu đỏ. Các tế bào màu đỏ chứa một chất hóa học được gọi là hemoglobin. Điều này kết hợp với oxy và oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
Các tế bào màu trắng (bạch cầu). Có nhiều loại khác nhau của các tế bào màu trắng, được gọi là bạch cầu trung tính (đa hình), tế bào lympho, bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân, và basophils. Họ là một phần của hệ thống miễn dịch. Vai trò chính của họ là để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Tiểu cầu . Đây là những nhỏ bé và giúp cho việc đông máu nếu chúng ta cắt mình.
Dịch Plasma là phần chất lỏng của máu và làm cho khoảng 60% khối lượng của máu. Plasma chủ yếu được làm từ nước, nhưng có chứa nhiều protein khác nhau và các hóa chất khác, chẳng hạn như kích thích tố, kháng thể, enzyme, glucose, các hạt chất béo, muối, vv

Khi máu chảy từ cơ thể của bạn (hoặc một mẫu máu được lấy vào ống ) các tế bào và Dịch plasma protein nhất định với nhau để tạo thành một cục máu đông. Các chất lỏng còn lại được gọi là huyết thanh.
Tủy xương, tế bào gốc và sản xuất tế bào máu
Tủy xương
Các tế bào máu trong tủy xương bởi các tế bào 'gốc'. Tủy xương là vật liệu mềm, xốp, ở trung tâm của xương. Các xương phẳng lớn, chẳng hạn như khung xương chậu và xương ngực (xương ức), chứa tủy xương nhất. Để làm cho các tế bào máu liên tục, bạn cần một tủy xương khỏe mạnh. Bạn cũng cần chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống của bạn, bao gồm cả sắt và vitamin nhất định.
Tế bào gốc
http://www.cancer.com.vn/images/1/ung-thu-mau.gif
Tế bào gốc là tế bào nguyên thủy (chưa trưởng thành). Có hai loại chính tế bào gốc trong tủy xương tủy và bạch huyết. Xuất phát từ nguyên thủy phổ biến các tế bào pleuripotent 'gốc. Các tế bào gốc phân chia liên tục và sản xuất các tế bào mới. Một số tế bào mới vẫn là tế bào gốc và những người khác đi qua một loạt các giai đoạn trưởng thành (tiền thân 'hoặc' nổ 'tế bào) trước khi hình thành thành tế bào máu trưởng thành. Các tế bào máu trưởng thành từ tủy xương được phát hành vào máu.


Tế bào lympho tế bào máu trắng phát triển từ các tế bào bạch huyết. Có ba loại tế bào lympho trưởng thành:
Các tế bào lympho B làm cho kháng thể tấn công vi khuẩn lây nhiễm, virus, ...
T tế bào lympho giúp các tế bào lympho B để tạo ra kháng thể.
Tế bào giết tự nhiên, mà còn giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Tất cả các tế bào máu khác nhau (tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính, basophils, bạch cầu ái toan và đơn bào) phát triển từ tế bào gốc tủy.
Sản xuất máu
Bạn sản xuất hàng triệu tế bào máu mỗi ngày. Mỗi loại tế bào có một tuổi thọ dự kiến. Ví dụ, các tế bào máu đỏ bình thường khoảng 120 ngày. Một số tế bào máu trắng cuối cùng chỉ vài giờ hoặc vài ngày. Mỗi ngày hàng triệu tế bào chết và bị phá vỡ. Tạo sự cân bằng giữa số lượng tế bào máu mà bạn có thể sản sinh và số chết và bị phá vỡ. Yếu tố khác nhau giúp đỡ để duy trì sự cân bằng này. Ví dụ, một số hormone trong máu và các hóa chất trong tủy xương được gọi là "yếu tố tăng trưởng đã giúp đỡ để điều chỉnh số lượng các tế bào máu được thực hiện.
Các loại chính của bệnh bạch cầu là:


Lymphoblastic bệnh bạch cầu - ALL '(đôi khi được gọi là cấp tính lymphocytic bệnh bạch cầu).
Bệnh bạch cầu myeloid - AML '.
Chronic lymphocytic bệnh bạch cầu - CLL.
Mãn tính bạch cầu myeloid - CML.

Có khác nhau phân loại của mỗi trong số này. Ngoài ra còn có một số loại khác của bệnh bạch cầu:


'Cấp tính' có nghĩa là bệnh phát triển và tiến triển khá nhanh chóng.
'Mãn tính' có nghĩa là liên tục hoặc liên tục. Khi nói về bệnh bạch cầu mãn tính từ cũng có nghĩa là bệnh phát triển và tiến triển từ từ (ngay cả khi không điều trị).
Lymphoblastic 'và' lymphocytic 'có nghĩa là một tế bào ung thư bất thường là một tế bào có nguồn gốc từ một tế bào gốc lymphoid.
'Dòng tủy có nghĩa là một tế bào ung thư bất thường là một tế bào có nguồn gốc từ một tế bào gốc tủy.

Lymphoblastic bệnh bạch cầu
Trong lymphoblastic bệnh bạch cầu (ALL) tủy xương làm cho số lượng lớn bất thường của tế bào lympho chưa trưởng thành được gọi là lymphoblasts. Có khác nhau phân loại của tất cả. Ví dụ, lymphoblasts bất thường có thể là B chưa trưởng thành hoặc các tế bào lympho T. Thông thường, tất cả những phát triển khá nhanh (cấp tính) và nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn (trên một vài tuần hoặc lâu hơn), trừ khi được điều trị. ALL có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng khoảng 6 trong 10 trường hợp xảy ra ở trẻ em. Nó là hình thức phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến trẻ em (mặc dù nó là một bệnh hiếm gặp).
Bệnh bạch cầu myeloid
Trong tủy bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) xương làm cho số lượng lớn các tế bào máu bất thường chưa trưởng thành màu trắng có nguồn gốc từ một tế bào gốc tủy. Các tế bào chưa trưởng thành bất thường được gọi là vụ nổ. Có nhiều loại AML, tùy thuộc vào chính xác những gì loại tế bào trở thành ung thư và giai đoạn trong quá trình trưởng thành. Thông thường, AML phát triển khá nhanh (cấp tính) và nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn (trên một vài tuần hoặc lâu hơn), trừ khi được điều trị. AML là một bệnh phổ biến. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
Chronic lymphocytic bệnh bạch cầu
Trong mãn tính lymphocytic bệnh bạch cầu (CLL), bạn có nhiều tế bào lympho B bất thường. Lý do chính cho việc xây dựng của các tế bào bạch huyết bất thường là bởi vì chúng sống quá lâu - họ không chết sau khi tuổi thọ bình thường của tế bào lympho. (Điều này là khác nhau cho các loại cấp tính của bệnh bạch cầu, nơi mà các tế bào nhanh chóng nhân 'kiểm soát' Trong CLL các tế bào bạch huyết bất thường không để nhân nhanh hơn so với tế bào lympho bình thường) Thông thường, CLL phát triển và tiến triển rất chậm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm , thậm chí không cần điều trị. CLL là loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu.
Bạch cầu myeloid mạn tính
Bạch cầu myeloid mãn tính (CML) phát triển do một vấn đề với một tế bào gốc trong tủy xương trở nên bất thường. Các tế bào gốc nhân bất thường và các tế bào được tạo ra từ các tế bào gốc bình thường trưởng thành và phát triển thành các tế bào bình thường gần trắng - chủ yếu là bạch cầu trung tính, basophils và bạch cầu ái toan (gọi chung là bạch cầu hạt). Thông thường, CML phát triển và tiến triển từ từ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, thậm chí không cần điều trị. CML là hiếm nhất trong bốn loại chính của bệnh bạch cầu.

songchungvoi_HIV
03-12-2013, 23:25
Tế bào lympho Definition - Lympho là gì - Celiac bệnh (https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=9&ved=0CGIQ_RMwCA&url=http%3A%2F%2Ftranslate.google.com.vn%2Ftransla te%3Fhl%3Dvi-VN%26langpair%3Den%257Cvi%26u%3Dhttp%3A%2F%2Fcelia cdisease.about.com%2Fod%2Fceliacdiseaseglossarygl% 2Fg%2FLymphocytes.htm&ei=AP-dUuWCO8TJiAfUlYDQCg&usg=AFQjCNHW_ObfcnnnZenyoXyIJ94ToJ2v7Q)
Định nghĩa: Lympho là các tế bào máu trắng nhỏ đóng một vai trò trong phản ứng miễn dịch của cơ thể (có nghĩa là, trong cuộc chiến của cơ thể chống lại vi trùng và bệnh tật).Có hai loại chính của tế bào lympho, được gọi là tế bào B và tế bào T (còn gọi là tế bào lympho B và lympho T). Các tế bào B sản xuất kháng thể tấn công các phân tử nước ngoài (vi trùng và các độc tố do mình sản xuất). Các tế bào T là phức tạp hơn, nhưng họ có thể tấn công các tế bào của cơ thể khi họ đang bị bệnh (ví dụ, khi các tế bào đã bị xâm chiếm bởi ung thư hoặc virus).
Chất được tiết ra bởi các tế bào lympho (gọi là lymphokines) đóng góp vào viêm. Bất cứ nơi nào có tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, các tế bào lympho có mặt.

Phát âm: Lim-fo-điểm tham quan
Cũng được biết đến như: Bạch cầu
Spellings thay thế: bạch cầu