PDA

View Full Version : Chức năng đề kháng của cơ thể



songchungvoi_HIV
12-12-2013, 23:11
CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ


CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ

-Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D.
Để bảo vệ sức khỏe, trong thế giới đầy mối nguy hại cho con người, tạo hóa đã trang bị bên trong cơ thể con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt, hay còn gọi là sự đề kháng của cơ thể, mang những đặc tính như những vũ khí bén nhạy, để chống lại những đe dọa gây hại cho cơ thể đến từ bên ngoài, như các trường hợp tai nạn, bạo hành, bệnh tật, . . . Để kiện toàn chức năng đề kháng, cơ thể phải dùng đến những đặc tính chống đỡ của lớp thành vách ngoại biên, nhiều chất đề kháng bên trong, và một hệ thống điều chỉnh tinh vi cao độ, . . . Để hiểu rõ tính chất căn bản của sự đề kháng cơ thể, chúng ta lần lượt tìm hiểu về những đặc tính sau đây : 1-Những Dấu Hiệu Báo Động (Warning Signals), 2-Hành Động Phản Xạ (Reflex Action), 3-Đau Nhức Là Triệu Chứng An Toàn (Pain is A Safe Guard), 4-Tuyến Phòng Thủ Đầu Tiên (First Line of Defense), 5-Sự Xâm Nhập Qua Môi Giới Truyền Nhiễm (Invasion by Infectious Agents), 6-Bạch Huyết-Lymph, Đường Dây Phòng Thủ Thứ Nhì (Lymph - A Second Line of Defense), 7-Cơ Chế Phòng Thủ Hóa Học(Chemical Defensers), 8-Tính Miễn Nhiễm (Immunization), 9-Sự Nhiễm Trùng Tổng Quát (General Infections),10-Tính Hồi Phục Sức Khỏe (Recovery).
1- DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG (WARNING SIGNALS):
Các cơ quan tri giác có nhiệm vụ giúp cơ thể nhận thức được những báo động trước khi tai nạn, hoặc một mối tấn công sắp đến. Thí dụ như mắt có thể nhận thấy, hay tai có thể nghe những âm thanh nguy hiểm, mũi có thể ngữi khám phá ra những mùi gây nguy hiểm, từ ngọn lửa đưa đến, hay hơi độc của chất hóa học. Sự cảm ứng của da cũng rất hữu dụng, trong việc khám phá ra sự tiếp xúc với những loài côn trùng, bò rất chậm chạp, và các loại động vật khác, mà chúng có thể gây nên những vết cắn nguy hiểm trên cơ thể. Ngoài ra, việc cảm ứng của da còn giúp chúng ta xác định được nhiệt độ quá nóng, hay quá lạnh, hoặc cách cấu tạo và đặc tính của những vật thể đặc hay lỏng, khi tiếp xúc đến chúng.
Tất cả những nhận thức từ các giác quan đều có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh. Một dấu hiệu báo động được nhận xuyên qua mắt, tai, mũi, và da, đều do dây thần kinh truyền lên não bộ. Sau đó, não ra lệnh hành động thích nghi. Nếu có nhiều thời gian, đây có thể là một hành động có ý thức. Thí dụ như trong lúc đang lái xe, và nhận thấy sự kẹt xe, trong một khoảng đường sắp đến. Lập tức, anh chạy chậm lại, để quan sát vị thế. Sau đó, anh nên quyết định việc gì phải làm sắp tới. Ngoài ra, trong lúc lái xe, anh nhận thấy một chiếc xe ở phía trước, bất ngờ thắng gắp lại. Lập tức, chân anh cũng đạp thắng xe giống như thế, trước khi anh có thời gian suy nghĩ, để bắt kịp vị thế. Quyết định nhanh, và bất ngờ nầy được gọi là hành động phản xạ (Reflex Action). Tương tự như thế, hành động phản xạ xảy ra khi anh né tránh nhanh, không cần suy nghĩ, trong lúc có một vật đang ném hướng vào đầu anh. Hoặc bàn tay lập tức giật mạnh nhanh ra khỏi một vật nóng khi bất ngờ bị chạm vào.
2- HÀNH ĐỘNG PHẢN XẠ ( Reflex Action ) :
Trong da có những cơ quan rất nhỏ, được gọi là cơ quan tiếp nhận (Receptors). Mỗi cơ quan nầy đều có mỗi chức năng cho mỗi cảm giác khác nhau như : nóng, lạnh, đau, ngứa, êm. Từ những cơ quan tiếp nhận này, những sợi dây thần kinh đi xuyên qua những thân thần kinh (Nerve Trunks) khác nhau, để đến trung tâm thần kinh (Nerve Center), hay hạch (Ganglion) bao gồm một chuỗi thần kinh nằm bên ngoài xương sống, trong những vùng thuộc bụng, ngực, cổ, và những nơi khác bên trong đầu.
Ngoài ra, những cơ quan tiếp nhận còn phát sinh sức ép đẩy, chuyển tới những dây thần kinh khác, trong cách nầy giống như sự tiếp âm điện thoại, mang chuyển tiếng nói từ máy điện thoại nầy đến máy khác, và thông điệp được chuyển vận đến não bộ. Sau đó, não bộ phát sinh những động lực chuyển đến trung tâm thần kinh trong cột xương sống, và từ đó, bằng những sợi dây thần kinh khác chuyển tới những bắp thịt, có mang những cơ quan tiếp nhận cảm giác thích nghi, để thực hiện vai trò của chúng. Thí dụ như đôi mắt, mũi, hay các ngón tay, . Vì vậy, khi chúng ta nhìn chăm chú, hoặc ngửi, hoặc cảm giác một đối tượng đang kích thích đến những cơ quan tiếp nhận nơi da, chúng ta sẽ nhận thấy được đối tượng đó là cái gì. Nếu trường hợp khẩn cấp, toàn thể hành động được rút ngắn lập tức, không cần suy nghĩ. Thí dụ như khi chúng ta sờ vào lò sưởi nóng, cảm giác đau nóng chạy vụt đến trạm tiếp cảm cột xương sống. Nơi đây, sự đau nóng được chận lại, và truyền đến những dây thần kinh thích nghi, để ra chỉ thị ép buộc những bắp thịt liên hệ lập tức rút ra khỏi vùng tiếp xúc nóng. Sự ngăn chận cảm giác tại cột xương sống làm giảm được những ảnh hưởng có thể nguy hiểm đến não bộ.
3-ĐAU NHỨC LÀ BÁO ĐỘNG MẤT AN TOÀN :
Thật ra, cơn đau nhức là tình trạng báo động sự mất an toàn của cơ thể, một biểu lộ có sự sai trái của một số chức năng trong cơ thể, cần được đặc biệt chú ý đến. Những cảm giác đau nhức được biểu lộ qua nhiều cách khác nhau như : Cơn đau nhức có thể kéo dài liên tục, hay gián đoạn từng cơn, dữ dội (nhanh mạnh), hay ngấm ngầm (chậm nhẹ), đau nhói hay nóng bỏng, . . . chúng luôn luôn cần được loại bỏ bằng những cách khác nhau. Bản chất của não không cảm giác đau, nhưng các màng bao phủ não bộ lại có tính nhạy cảm. Các đường ruột không có tính chất nhạy cảm khi bị cắt xén, nhưng có phản ứng đau đớn, lúc bị xoắn tréo lại, hay bị kéo giật ra, hoặc bị xưng phồng với chất hơi (Gas). Liên hệ mật thiết với cơn đau nhức thường là những cảm giác khó chịu khác như : ngứa ngáy, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, . . .
Hai chất hóa học Endorphins và Enkephalins được phát sinh trong não bộ là loại hóa học an thần tự nhiên “Natural Morphins” được tiết ra để đáp ứng làm giảm cơn đau nhức trong cơ thể. Sự bài tiết hai chất nầy còn được gây ra bởi một số thuốc kích thích, và phương pháp châm cứu, để giúp làm giảm sự đau nhức. Ngoài ra, các thuốc Valium, Opium, và Librium đều có tác dụng ngăn chận những cơn đau nhức, mà không ảnh hưởng đến những cảm giác khác trong cơ thể.
4- TUYẾN PHÒNG THỦ ĐẦU TIÊN:
Phần da và những chất màng nhầy (hay chất nhờn) của cơ thể là tuyến phòng thủ đầu tiên, có nhiệm vụ ngăn chận sự xâm nhập của vi trùng gây bệnh. Hệ thống hô hấp, và tiêu hóa thường được xem ở tận bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng có những bộ phận tiếp giáp bên ngoài, được bao phủ với những màng nhầy, nhằm chống lại sự thấm thấu của vi trùng. Các đơn vị phòng thủ do phần da cung cấp gồm nhiều loại khác nhau như:
4.1-Những lớp ngoài của phần da là các màng tế bào chết, tạo nên mô tầng bao phủ tự nhiên, để cản trở vi trùng xâm nhập từ bên ngoài. Những tầng lớp nầy có thể bị làm trầy, nhưng không gây tác hại đến cơ thể.
4.2-Chất dầu nhờn của phần da bắt nguồn từ những tuyến bả nhờn tiết ra, có tính chất không thấm nước, và giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng.
4.3-Những màng nhầy (chất nhờn) mang tính chất hóa học, chúng được tiết ra có công dụng ngăn cản, và chống lại sự tấn công của vi trùng.
4.4-Nước bọt mang tính chất acid nhẹ có trong miệng, và mạnh hơn chất acid chứa trong bao tử. Cả hai chất nầy là lợi khí, để tối thiểu hóa sự tấn công của các vi khuẩn. Trong mũi, màng nhầy có chứa ít chất Cilia, và cấu trúc những sợi lông nhỏ có nhịp rung động hướng ra ngoài hai lỗ mũi, để đẩy các chất bẫn, bụi, vi khuẩn ra ngoài.
4.5-Những mạch máu trong da đẩy dồn máu đến vùng bị đe dọa, để mang theo những lực lượng chống đỡ sự phát triển của vi trùng.
5-SỰ XÂM NHẬP QUA MÔI GIỚI TRUYỀN NHIỄM:
Khi phần da bị phá vỡ sẽ tạo nên một vết thương, và vùng bị ảnh hưởng chung quanh vết thương. Trước tiên, chất huyết tương (Clotted Blood) trong máu có nhiệm vụ bao phủ lên trên mặt vết thương. Ngoài việc ngăn chận sự chảy máu nơi vết thương, huyết tương còn tạo nên một màng phòng thủ chống lại sự nhiễm trùng. Nếu sự nhiễm trùng xảy ra vào lúc bị thương, vùng bị ảnh hưởng chung quanh vết thương trở nên viêm, thâm đỏ, và đau nóng, hay bị rung động. Sau đó, vết thương có thể trở nên ung mũ. Lập tức, nhiều lượng máu được đẩy mạnh đến vùng bị thương. Cho nên, tạo ra sự gia tăng nhiệt độ nơi đó. Những tế bào bạch huyết (White Blood cells) trong máu thoát ra khỏi các mạch máu, để đi xuyên qua các thành mao quản mỏng, và thấm thấu vào các mô tầng (Tissues). Nơi đó, chúng cố gắng mọi nỗ lực để vô hiệu hóa, và tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra, Interferon là một loại chất đạm (Protein), có tính chất cơ chế phòng thủ không riêng biệt, để chống lại sự nhiễm độc. Interferon có thể sinh ra bởi nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, để chống lại sự nhiễm độc của một loại tế bào đặc biệt. Không như những chất kháng thể khác, Interferon có thể bước vào bên trong những tế bào bị nhiễm độc, để hoạt động ngăn chận hàng loạt mầm độc. Các y sĩ có thể cung cấp Interferon cho những bệnh nhân bị nhiễm độc tố, nhằm nâng cao sức đề kháng của họ. Sự xâm nhập vào cơ thể bởi những nhiễm độc tố như : Vi khuẩn, mầm độc, mốc meo, được xem như một trận chiến. Có những cuộc chạm trán nhỏ địa phương, tại những điểm tấn công. Sau đó, những trận chiến lớn xảy ra. Trong cuộc chiến tranh nầy, những tế bào và những thành phần hóa học của máu, những tế bào mô tầng, và các phần chất lỏng mô tầng bạch huyết, được thể hiện như những lực lượng đề kháng của cơ thể, có nhiệm vụ chống lại với những độc tố ngoại xâm. Những tế bào bạch huyết cầu (White Blood Cells) có thể được so sánh như lực lượng bộ binh, chiến đấu bằng tay, và tẩy sạch chiến trường sau khi hành động.
Những vi khuẩn xâm nhập chỉ huy cuộc tấn công hóa học, chống lại những mô tầng cơ thể. Chúng sinh ra những chất hóa học, được gọi là độc tố, kháng nguyên, hay Immunogens, nhằm gây độc hại cho cơ thể. Những chất độc nầy có thể xuất hiện nơi vùng vi khuẩn tấn công, hoặc tại các nơi khác, trên khắp cơ thể. Chúng có thể gây nguy hại cho các cơ quan tim, thần kinh hệ, thận. Ngoài ra, chúng còn tạo nên những cơn nóng sốt cho cơ thể.
6-HẠCH BẠCH HUYẾT(LYMPH) PHÒNG THỦ THỨ HAI:
Khi chọc thủng được tuyến phòng thủ đầu tiên, và xâm nhập vào bên trong cơ thể, vi khuẩn còn phải đối đầu với đường dây phòng thủ thứ hai của Bạch Huyết (Lymph).
Bạch Huyết là một thành phần nằm trong mô tầng lỏng, được dẫn lưu bởi một chuỗi động mạch (vessels) đi song song với những tĩnh mạch (veins). Sau cùng, Bạch Huyết được chuyển vào hai động mạch lớn. Hai mạch Bạch Huyết nầy đi xuyên qua những mô tầng mềm xốp, được gọi là những hạch Bạch Huyết (Lymph Nodes) mà chúng nằm chung quanh vùng đáy cổ như là những trạm phòng thủ chiến lược, có nhiệm vụ như những cái bẫy chống sự nhiễm trùng. Thí dụ như những mô tầng lỏng (fluid Tissues) từ tay đi xuyên qua những hạch Bạch Huyết gần eo cùi chỏ, và vào nách. Những mô tầng lỏng từ chân đi xuyên qua những hạch Bạch Huyết gần đầu gối, và đi vào trong phần hán. Những hạch Bạch Huyết nầy được tràn ngập với một loại các tế bào Bạch Huyết đặc biệt (Lymphocytes). Chúng có thể phá vỡ tiến trình nhiễm độc trầm trọng, và tạo nên những ung thối (Abscesses), và chúng bảo vệ những cấu trúc chính, cũng như các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Sau khi vi khuẩn vượt qua những tuyến phòng thủ cục bộ, sự nhiễm trùng thường đánh dấu bằng những đường thâm đỏ, chạy từ điểm bị thương lên đến cánh tay hay chân. Đây là hiện tượng của những mạch Bạch Huyết bị xưng phồng.
Ngoài ra, còn có những hệ thống hạch Bạch Huyết và các mạch Bạch Huyết dẫn lưu mà chúng giúp cho những cơ quan nội tạng, trong cách thức giống như những hạch Bạch Huyết giúp cho hai tay và hai chân. Trong trường hợp chứng bệnh phổi (Tuberculosis), vi trùng lao tấn công vào những hạch Bạch Huyết, một cách kém mãnh liệt nhưng bền bỉ hơn. Trong điều kiện thuận lợi của cơ thể, những buồng nhỏ (Nodules) được gọi là những u lao (Tubercles) được phát sinh, có nhiệm vụ bắt giữ những vi khuẩn xâm lăng một cách dài hạn. Sau cùng, những u lao nầy có một lớp vỏ bọc ngoài với chất Calcium. Sau đó, nếu cơ thể trở nên yếu đuối vì mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, hay nhiễm trùng nặng hơn, thành vách của những u lao nầy bị bể vỡ ra, và phóng thích những vi khuẩn bị giam cầm, để tấn công cơ thể, dần dần cơ thể bị nhiễm bệnh.
7-PHÒNG THỦ HÓA HỌC (Chemical Defensers):
Trái với cơ chế phòng thủ thông thường (Non-Specific Defense Mechanism), một hệ thống phòng thủ khác được gọi là Cơ Chế Miễn Nhiễm Riêng Biệt (Specific Immune Mechanism) có nhiệm vụ đáp ứng với ngoại chất, mà cơ thể đã có lần xúc tác. Những ngoại chất nầy bao gồm các mầm độc từ Viruses, và những độc tố của vi khuẩn (Bacterial Toxins), được gọi là những kháng nguyên. Cơ thể phản ứng với những kháng nguyên này trong cách như sau:
Trong phản ứng thể dịch (In Humoral Response), cơ thể sản xuất những chất hóa học phòng thủ được gọi là Kháng Thể. Kháng Thể là những chất Đạm (Proteins) được sinh ra bởi những tế bào Bạch Huyết gọi là B-Lymphocytes (B-Cells), mà chúng thành hình nguyên thủy trong tủy xương (the bone marrow). Tùy theo mỗi Kháng Nguyên riêng biệt (specific Antigen) xuất hiện, lập tức, cơ thể đáp ứng, bằng cách sản xuất ra Kháng Thể (Antibody) thích nghi, để kết hợp với loại Kháng Nguyên đó, trong hình thức tương hợp giống như ổ khóa và chìa khóa. Sự liên hợp Antibody - Antigen nầy sẽ làm trung lập trực tiếp với Kháng Nguyên (Antigen), hoặc nó sẽ gây nên một phản ứng sưng viêm, bởi việc tác động lẫn nhau với những chất đạm huyết tương (Blood Plasma Protein), được gọi là những Bổ Thể (Complements). Nếu những Bổ Thể nầy được khơi động, chúng sẽ gây nên Tính Thực Bào (Phagocytosis) tối đa, để những tế bào Bạch Huyết (Phagocytes) nhận chìm các sinh vật xâm lăng.
Hơn nữa, đối với Kháng Thể (Antibodies) được tiết ra bởi B-Cells, hệ thống miễn nhiễm riêng biệt cũng có liên hệ đến số lượng Bạch Huyết Bào (Lymphocytes) được gọi là T-Cells, để sinh ra một phản ứng tế bào (A Cellular Response). T- Cells được sinh ra bởi Tuyến Ức (Thymus Gland) và tấn công trực tiếp vào quân xâm lăng đến từ bên ngoài. T-Cells có nhiều loại khác nhau như :
7.1-Killer T- Cells có nhiệm vụ tấn công tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm độc.
7.2-Helper T-Cells có nhiệm vụ giúp cho B-Cells bắt đầu sản xuất Antibody.
7.3-Memory T-Cells ghi nhận các Antigens xâm nhập vào các mô tầng trước đây.
7.4-Suppressor T-Cells làm chậm lại, hay chấm dứt sự phản ứng miễn nhiễm. T-Cells trở nên dễ nhạy cảm với loại Kháng Nguyên riêng biệt (specific Antigen), vì trước kia chúng đã có lần được đặt vào Kháng Nguyên đó. Cho nên, khi gặp nhau trong tương lai chúng rất dễ kết hợp với nhau. B-Cells được nằm trong những cơ quan Bạch Huyết Bào (Lymphoid Organs), và tiết ra Kháng Thể (Antibodies) dùng để phản ứng với Kháng Nguyên (Antigens). Trái lại, T-Cells tìm đến vùng bị nhiễm độc, để kết hợp với Kháng Nguyên (antigens).
8-TÍNH MIỄN NHIỄM (IMMUNIZATION):
Có nhiều loại tính miễn nhiễm khác nhau như sau :
8.1-Miễn Nhiễm Tự Nhiên(Natural Immunity)có được từ Kết quả sau một cơn bệnh.
8.2-Miễn Nhiễm Nhân Tạo(Artificial Immunity) : có được qua tiến trình tạo ra bởi con người.
8.3-Mẫu Miễn Nhiễm Năng Động(Active Immunity) có tính chất tùy thuộc vào sự kích thích của sự phòng vệ riêng biệt cơ thể. Sự miễn nhiễm như thế có thể kéo dài trong nhiều năm. Những chất thường cung cấp tạo nên tính miễn nhiễm lâu dài là những Kháng Nguyên (Antigens). Thí dụ như trong việc bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa (Small Pox), và bệnh chó dại (Rabies), người ta dùng cách tiêm chủng vào cơ thể những Kháng Nguyên bằng những Virus sống, nhưng bị làm suy yếu. Hoặc một số tiêm chủng vi khuẩn, với những vi khuẩn chết trong tình trạng không còn hoạt động. Một số tiêm chủng độc tố (Toxoids) với những độc tố bị làm suy yếu. Tất cả sự tiêm chủng nhằm kích thích những mô tầng trong cơ thể, để tạo nên những Kháng Thể nhằm chống lại những Kháng Nguyên của bệnh tật.
8.4- Mẫu Miễn Nhiễm Thụ Động (Passive Immunity): do bởi cơ giới phòng vệ của cơ thể không được kích thích. Cho nên, những kháng chất hóa học, những kháng độc tố (Antitoxins) được đưa thẳng vào bên trong cơ thể. Sư miễn nhiễm thụ động nầy chỉ có tính cách tạm thời.
Một số người đã tìm thấy sự khó khăn để phân biệt giữa Vaccines, Toxoids, Serums (huyết thanh), và Antitoxins (kháng độc tố).
-Vaccine là sự tiêm chủng với những Virus, hay cấy những vi khuẩn.
-Toxoid được chuẩn bị từ môi trường trung dung cấy chất lỏng, mà trong đó những vi khuẩn hay Virus đã trưởng thành, và sinh ra những độc tố của chúng.
-Một Serum (Huyết Thanh) là một phần chất lỏng của máu con người, hay động vật, mà có chứa những chất tạo ra sự miễn nhiễm.
-Một Antitoxin là chất tạo sự miễn nhiễm được tinh chế rút ra từ Huyết Thanh (Serum).
Vào năm 1798, y sĩ người Anh, Edward Jenner, đã khởi xướng cách thức ngăn ngừa bệnh đậu mùa (Small Pox), bằng việc tiêm chủng vào cơ thể người ta chất đậu bò (Cow Pox).Hiện nay, sự thực hiện việc chủng đậu rất phổ thông, và bệnh đậu mùa (Small Pox) chỉ còn lại tại một số vùng rất hẻo lánh, mà sự chủng ngừa đã bị chểnh mảng. Ngoài ra, việc chủng ngừa cần được khuyến khích, để tạo sự miễn nhiễm cho các trẻ em đối với một số bệnh như sau: Bạch Hầu (Diptheria), Ho Gà (Whooping Cough), Uốn Ván hay Phong Đòn Gánh (Tetanus), Tê Liệt (Polio), Cúm (Flu), Sởi (Measles), Ban hay Sởi Đỏ (Rubella), . . .
9-NHIỄM TRÙNG TỔNG QUÁT(General Infection):
Có một số bệnh nhiễm trùng quá mãnh liệt, đến nỗi những độc tố tràn ngập nhanh chóng vào tất cả vùng đề kháng nơi xâm nhập, và bước vào dòng máu. Trong một số trường hợp, sự nhiễm trùng được tiến thẳng vào đường máu, nếu bệnh nhân không có sự tiêm chủng miễn nhiễm trước, sự nhiễm trùng như thế thường xảy ra rất nghiêm trọng, và đôi khi có thể chết người. Sự nhiễm trùng có thể xảy ra trong những trường hợp: cơn sốt thấp khớp (Rheumatic Fever), cơn sốt thương hàn (Typhoid Fever), và sự nhiễm trùng kinh niên ở những van tim (Heart Valves) gây bởi loại vi khuẩn liên cầu (Streptococus). Chúng có thể vượt qua cơ chế miễn nhiễm của cơ thể, để đi xuyên qua sự phát triển dần dần của những Kháng Thể (Antibodies). Do đó, tiến trình bệnh trạng cần phải có một sự tranh đấu không ngừng, giữa sự nhiễm trùng và sức đề kháng. Kết quả sau cùng đưa đến là sự bình phục, hay bệnh tật kinh niên, hoặc bị chết.

10-TÍNH HỒI PHỤC SỨC KHỎE (Recovery):
Ngay khi bệnh nhân được hồi phục, một số cơ quan hay mô tầng có thể bị ít nhiều suy yếu, vì những bộ phận nầy đã bị tổn thương trong lúc lâm bệnh. Trong trường hợp nầy, cơ thể vẫn có thể tiếp tục hoàn thành chức năng của nó một cách bình thường, nếu sự tổn thương của các tế bào không quá trầm trọng, chúng có thể phục hồi chức năng của chúng. Còn các tế bào đã bị chết có thể được thay thế một phần, bởi các tế bào khác, có cùng tính chất tương tự.Ngoài ra, nếu hậu quả việc trị lành bệnh mang đến một bệnh chứng khác, hoặc thương tật, hay sau cuộc giải phẫu lưu lại quá nhiều vết thẹo cho mô tầng, và sự thay thế một số tế bào quá nhỏ. Cho nên, sự giới hạn chức năng của các bộ phận nầy có thể xảy ra.
Tuy nhiên, cơ thể còn có một tuyến phòng thủ sau cùng để sang bằng sự giới hạn nầy, do bởi có quá nhiều mô tầng dự bị, trong nhiều trường hợp, mô tầng dự bị sẽ có đầy đủ chức năng, để kịp thời đáp ứng cho những nhu cầu bình thường của cơ thể. Hơn nữa, như kết quả được biết, nhiều người với một số bộ phận, hay mô tầng bị thương tổn, mà họ vẫn sống lâu và khỏe mạnh dưới sự chăm sóc cẩn thận của y khoa.
Sau khi bị thương, nhiều mô tầng có thể được thay thế. Những mô tầng về cơ bắp, da, ngay như xương cũng đều được lành mạnh, phục hồi chức năng bình thường, ngoại trừ trường hợp vết thương quá trầm trọng. Những bộ phận chính yếu như tim có mức độ bình phục cao, sau một cơn bệnh trầm trọng, do từ độc tố bệnh yết hầu (Diphtheria Toxin), cơn sốt bệnh thấp khớp (Rheumatic Fever), hoặc ngay như bệnh công tim (Heart Attack). Đối với gan và thận, sự hồi phục bình thường có nhiều phần khó khăn hơn. Trái lại, những màng mỏng chứa chất nhờn của phổi, bao tử, ruột già, và những bộ phận nội tạng khác còn có khả năng xúc tiến phục hồi, sau khi chúng bị thương tổn trầm trọng.
Ngoài ra, một số bộ phận nhất định có thể làm thế chức năng của những bộ phận khác đang bị suy yếu. Thí dụ như bao tử có thể bị cắt bỏ hoàn toàn, và sự tiêu hóa vẫn còn tiếp diễn trong đường ruột, với một hiệu quả rất kém, nếu một ít thói quen ăn uống được sửa đổi. Sự cắt bỏ hay sự bất lực của những tuyến nội tiết (glands) hiện nay có thể được cứu chữa bằng việc cung cấp những kích thích tố (Hormones) tương xứng, mà những tuyến nầy tiết ra vào lúc bình thường. Việc dùng Tuyến Giáp Tố (Thyroxin) bằng đường miệng, và việc thay thế chất Insulin bằng cách chích vào thịt của bệnh nhân là những thí dụ điển hình. Trái lại, có những mô tầng đặc biệt không thể được thay thế bằng cách chữa trị, mỗi khi bị tàn phá. Thí dụ như dây thần kinh dùng trong việc nghe bị tê liệt, chức năng nghe của tai bị mất vĩnh viễn. Sự nhìn thấy của mắt bị mất khi dây thần kinh thị giác bị hư hoại. Khi những tế bào của các dây thần kinh cảm giác đặc biệt, não bộ, và cột xương sống bị hủy diệt, chúng không thể được thay thế bởi những tế bào thần kinh khác, nhưng được thay thế bởi mô tầng sẹo (scar tissue). Vì vậy, khi một vùng não bị tàn phá, có liên hệ đến một chức năng nhất định ở vùng nào đó, lập tức, bộ phận nơi đó bị tê liệt. Thí dụ như sự kiểm soát bắp thịt ở vùng bàn tay, hay bàn chân, bàn tay và bàn chân sẽ bị tê liệt, nếu những bắp thịt khác không thể thay thế được những bắp thịt bị mất. Thật ra, việc hồi phục toàn thể hay ít nhất một phần nào đó có thể xảy ra sau khi vùng não bị chấn thương, nhưng đây là trường hợp những tế bào thần kinh vùng não chỉ bị tổn thương, chớ không bị hủy diệt. Nhiều tế bào thần kinh có những tua sợi dài mang những xung lực (sức đẩy ép tới lui) tới một điểm ở xa, hay mang những xung lực về từ một điểm đó. Nếu một tua sợi như thế bị cắt đứt nhưng tế bào không bị hủy hoại, chức năng sẽ phục hồi khi một tua sợi mới được tăng trưởng để thay thế tua sợi bị thương.Trong tiến trình chữa trị liên quan đến những mô tầng kém đặc biệt, những tế bào mới được cấu tạo chỉ trong trường hợp mô tầng được hoàn toàn tái tạo và phục hồi chức năng của nó./.
-Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D.

songchungvoi_HIV
08-02-2014, 11:28
Thứ bảy, 1/2/2014 10:10 GMT+7
Nổi hạch ở bẹn là bệnh gì
Em năm nay 18 tuổi, cơ quan sinh dục vùng bẹn ở bên trái bị nổi hạch. Xin hỏi nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào. Em xin cảm ơn. (Bảo Sơn)
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/01/29/impotent-2368-1391008603.jpg
Ảnh minh hoạ: Men's Health.
Trả lời:
Chào bạn,
Trước hết, tôi xin làm rõ một số ý về hạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết (hay hạch lympho) là một trong vô số cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, là một phần của hệ bạch huyết.
Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc (hoặc bẫy) giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này.
Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Chúng nóng hoặc sưng lên trong những tình trạng khác nhau, từ nhẹ (như viêm họng) đến nguy hiểm (như ung thư). Ở bệnh nhân ung thư, tình trạng của hạch bạch huyết đáng chú ý đến mức nó được dùng để xác định ung thư đang ở giai đoạn nào.
Trường hợp bạn nổi hạch bẹn có thể là phản ứng của hạch trước một vết thương hay viêm nhiễm lân cận ở chi dưới, vùng sinh dục, hay thậm chí một bệnh lý toàn thân nào đó (sốt, nhiễm siêu vi). Trong trường hợp này, đây là biểu hiện nhất thời, vô hại và nhanh chóng mất đi.
Hạch phì đại hiếm có trường hợp nào cần phải nhập bệnh viện cấp cứu trừ những trường hợp có kèm nhiễm trùng nặng vùng da cần điều trị hoặc hạch phì đại nhiễm trùng cần được loại bỏ hoặc đau nhiều.
Hãy gặp bác sĩ để được khám và tư vấn khi có một số biểu hiện sau:
- Hạch phì đại lâu hơn 2 tuần hoặc khi có các dấu hiệu kèm theo như sụt cân, sốt về chiều, mệt mỏi hoặc sốt kéo dài.
- Hạch phì đại, cứng chắc, ít di động dưới da hoặc phát triển một cách nhanh chóng.
- Hạch phì đại kèm viêm, đỏ da và bạn có tình trạng nhiễm trùng kèm theo.
- Hạch phì đại vùng trên xương đòn hoặc vùng nách.
Thân ái.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

songchungvoi_HIV
14-03-2014, 17:12
Viêm hạch, lành hay dữ?TTCT - * Con trai tôi (6 tuổi) gần đây tự nhiên hay nổi hạch ở bẹn, có khi ở nách, sau đó biến mất, đôi khi kèm sốt. Tôi nghe nói phải mổ bỏ nếu không cứ tái diễn mãi, thậm chí ung thư, xin bác sĩ giải thích giúp?
http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=653681

N.T.LAN (Đắk Lắk)- Viêm hạch là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các vật lạ (siêu vi, vi trùng). Khi các hạch này bị tấn công thì sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch.
Hạch lympho nằm ở nhiều nơi trong cơ thể, do đó chỗ nào có hạch là chỗ đó có thể bị viêm hạch. Tuy nhiên, các hạch viêm thường hay gặp nhất là ở cổ, nách, bẹn. Viêm hạch có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như viêm hạch cổ thường xuất hiện sau viêm nhiễm ở mũi, amiđan, ổ răng, vòm họng, viêm hô hấp trên vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm.
Viêm hạch bẹn thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục. Một số trường hợp viêm hạch có thể là khởi phát và là dấu hiệu báo động cho một bệnh lý ác tính tiềm ẩn.
Khi hạch vùng nào bị viêm sẽ xuất hiện một khối sưng, cứng, đau ở vùng đó và đôi khi kèm theo sốt. Hầu hết các viêm hạch đều có thể chữa khỏi bằng kháng sinh đường uống, một số ít trường hợp nặng diễn tiến đến mức tụ mủ ở hạch thì cần được rạch để dẫn lưu. Tuy nhiên, trẻ cần được bác sĩ khám để xác định trường hợp viêm hạch là do siêu vi hay vi trùng.
Nếu hạch viêm do nhiễm khuẩn thì trẻ cần uống kháng sinh theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng. Một số trường hợp hạch viêm phản ứng thì không cần kháng sinh, chỉ cần kháng viêm, giảm đau nếu trẻ có đau, uống nhiều nước thì hạch cũng sẽ tự giới hạn và nhỏ lại.
Nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, một số nước trái cây có nhiều vitamin như cam, chanh cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không để khi tái khám dễ thảo luận với bác sĩ.
Trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị thông thường mà bệnh vẫn không thuyên giảm, nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị chính xác. Một số bệnh về máu làm xuất hiện hạch to như bệnh về bạch cầu. Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to, xuất huyết...
Nhìn chung hạch lành tính thư­ờng gặp ở trẻ em, thư­ờng do nhiễm vi khuẩn, virút, hạch thường mềm hoặc chắc, kích th­ước nhỏ, phát triển chậm. Hạch ác tính thư­ờng gặp ở ngư­ời lớn tuổi, có thể ở tuổi trẻ, hạch thư­ờng rắn hoặc chắc, kém di động, hay có hạch ở sâu, phát triển nhanh.


Khi nào trẻ cần thăm khám ngay?
- Sốt cao trên 39 độ C.
- Trẻ khó nuốt chất lỏng hoặc khó thở chứng tỏ có sự chèn ép đường thở.
- Hạch to nhanh và căng bóng, biểu hiện sự sắp vỡ.
Hạch viêm cấp trong một số bệnh truyền nhiễm:
+ Bạch hầu: hạch sư­ng to ngay từ khi mới phát bệnh, chủ yếu hạch dư­ới hàm, chắc, đau, kém di động, da không nóng đỏ như­ng thư­ờng sưng nề d­ưới da ở những tr­ường hợp nặng.
+ Sởi: có thể hạch to toàn thân.
+ Dịch hạch thể hạch: hạch khu trú chủ yếu ở bẹn, rất đau, s­ưng to nhanh, chắc, kém di động vì viêm quanh hạch, da phủ ngoài nóng đỏ. Hạch có thể hóa mủ trở thành mềm nhũn, loét vỡ chảy mủ ra ngoài.
+ Xoắn khuẩn lepto: hạch sư­ng đau ngay từ khi phát bệnh, chắc, dễ di động.
+ Tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm: thư­ờng có hạch to ở sau tai, không đau, kèm theo sốt và viêm họng.
Trong trường hợp trẻ có viêm hạch và đang sốt cao, người nhà nên bình tĩnh hạ sốt cho trẻ với paracetamol đường uống (biệt dược hapacol 80mg, 150mg, 250mg, efferalgan 150mg, 250mg) hoặc dạng tọa dược (efferalgan 80mg, 150mg, 300mg nhét hậu môn) với liều 10-15mg cho mỗi kilogram cân nặng trước khi đưa trẻ đi khám (tránh trường hợp trẻ sốt cao quá có thể gây co giật).

BS TRƯƠNG ANH MẬU

songchungvoi_HIV
14-03-2014, 17:20
Hạch viêm tăng sản* Tôi bị nổi 2 hạch ở cổ bên phải cách đây 4 tháng và được điều trị bằng tiểu phẫu tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM
Sau ngày tiểu phẫu, tôi phát hiện phía cổ trái nổi lên một hạch nữa và dưới cạnh hàm cũng có một hạch rất cứng nhưng không đau. Sau tiểu phẫu 3 ngày, tôi lại phát hiện chỗ mà bác sĩ đã mổ vẫn còn một hạch to hơn lúc chưa mổ. Chẩn đoán trong bệnh án là tôi bị hạch viêm tăng sản. Thật sự bệnh này có nguy hiểm không? Tôi đang rất lo lắng.
- Thạc sĩ – bác sĩ Phạm Hùng Cường, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, trả lời:
Hạch (từ chuyên môn gọi là hạch lymphô) là cơ quan thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Hạch lymphô có ở nhiều nơi trong người, thường có thể sờ thấy ở vùng cổ, nách, bẹn.

Hạch lớn lên sờ thấy được thường có các nguyên nhân sau: hạch viêm tăng sản, hạch lao hoặc hạch ung thư. Để chẩn đoán chính xác bệnh lý hạch cần phải chọc hút hạch hoặc mổ sinh thiết để làm giải phẫu bệnh. Nếu sờ thấy nhiều hạch, cần phải chọn chính xác hạch nào có bệnh rõ nhất để sinh thiết, thường đó là hạch có kích thước lớn nhất. Tuy vậy những hạch quá lớn lại thường bị hoại tử nên đôi khi không cho kết quả chính xác. Siêu âm trong tay các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp chọn chính xác các hạch nào nên được sinh thiết.

Hạch viêm tăng sản là tình trạng tăng sinh lành tính thường gặp của hạch lymphô, bệnh thường tự khỏi sau khi nguyên nhân sinh bệnh (thường do tình trạng viêm nhiễm tại vùng lân cận) đã hết. Tuy nhiên, một số trường hợp ung thư hạch (hay còn gọi là lymphôm) biệt hóa tốt đôi khi cũng có hình ảnh giải phẫu bệnh tương tự các hạch viêm tăng sản.

Nếu hạch vẫn tiếp tục phát triển (về kích thước hoặc về số lượng) sau khi sinh thiết, bạn cần trở lại Bệnh viện Ung Bướu tái khám. Các bác sĩ sẽ khám tai mũi họng, răng miệng,... để xem có viêm nhiễm tại các vùng này hay không để điều trị và nếu cần có thể phải sinh thiết lại lần hai để lấy trọn khối hạch làm giải phẫu bệnh. Việc lấy trọn hạch sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn, nếu kết quả vẫn là hạch viêm tăng sản thì đồng thời cũng giúp giải quyết không còn khối hạch đó nữa.


Huỳnh Văn Bảo (TPHCM)

songchungvoi_HIV
21-03-2014, 12:00
Hạch góc hàm đã 3-4 tháng chưa lặn là dấu hiệu ung thư?Thứ sáu, 21/03/2014 10:18
Thưa bác sĩ,

Hiện tại tôi đang rất hoang mang và lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ vì cách đây 3-4 tháng tôi có bị nổi hạch góc hàm phải, to bằng hạt lạc, tròn nhẵn sờ thấy không di động không đau. Cùng thời gian trên tôi đi khám thì phát hiện thêm hàm dưới bên trái mọc thêm 1 răng 38, lợi trùm nên làm khớp thái dương hàm bị lệch, há miệng kêu lộp cộp.

Hiện tại hạch góc hàm vẫn còn không lặn nên tôi rất lo đó là loại hạch ác do ung thư vòm họng mong BS tư vấn giúp tôi. Tôi cũng rất muốn đi khám nhưng do công tác ở vùng xâu vùng xa nên điều kiện không cho phép. Hiện tại tôi rất hoang mang và lo lắng nên đã ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống. Mong BS hồi âm.

(Kha - mailuonghuu…@gmail.com)BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/03/21/f26hach-goc-ham.jpeg

Ảnh minh họa
Bạn Kha thân mến,

Việc bạn phát hiện có hạch nhỏ bằng hạt lạc (kích thước chưa tới 1cm) bên góc hàm (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=h%E1%BA%A1ch%20g%C3%B3c%20h%C3%A0m) tồn tại 3-4 tháng nay, hạch không lặn, nhưng không lớn hơn, không đau... thì chưa có gì lo lắng. Cơ thể có hệ thống bạch huyết, tạo nên vô số hạch huyết, có kích thước thường nhỏ hơn 1cm, tuy nhiên, đôi khi hạch có kích thước tới 2cm nhưng vẫn là bình thường.Do đó, trường hợp của bạn hãy theo dõi diễn tiến các dấu hiệu của hạch và các triệu chứng của cơ thể như sau:
- Theo dõi hạch: về kích thước, số lượng, sự di động, đau, mật độ chắc của hạch, kiểm tra hạch các vùng khác như cổ, nách, bẹn...
- Theo dõi các dấu hiệu toàn thân: sốt, mệt mỏi, cân nặng, chảy máu cam, ù tai,...
Khi bạn có điều kiện, hãy tới bệnh viện khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm máu, siêu âm, Xquang phổi, nội soi tai mũi họng... để dánh giá tình trạng sức khỏe chung, đồng thời phát hiện các bệnh lý của cơ thể (nếu có) nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe, yêu đời nhé!

songchungvoi_HIV
21-03-2014, 12:05
Vì sao cứ hết thuốc hạch ở góc hàm lại sưng đau?

Chào bác sĩ,

Cách đây 3 tháng em bị đau và sưng hạch ở dưới tai phải kích thước cỡ quả chanh. Em có đi khám và tái khám ở BV Ung Bướu TPHCM. BS kết luận là viêm họng - viêm hạch và kê thuốc. Em uống đi uống lại 3 tháng nay rồi mà cứ hết thuốc lại sưng lên và đau. Không có dấu hiệu đau họng hay ho, sổ mũi gì cả. Giờ em không biết phải điều trị thế nào.

Em chưa có em bé nào. Hiện em rất mong có em bé. Em có thể cứ để vậy rồi có bầu có sao không ạ? Em đi chữa mà không hết bệnh em nản quá.

(Nguyễn T. Thủy - thuynguyen…@yahoo.com)

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/03/15/10dhach-goc-ham.jpg

Ảnh minh họa


Bạn Thủy thân mến,

Vùng dưới tai phải là vùng góc hàm có nhiều hạch bạch huyết và có các tuyến nước bọt. Nếu vùng này hay bị sưng tái đi tái lại, khối viêm to bằng quả chanh, đáp ứng với thuốc kháng sinh là do bị nhiễm vi trùng. Bạn dùng thuốc 3 tháng, khi hết thuốc, bệnh tái phát. Khi khám bệnh, BS xác định bạn bị viêm họng, đây có thể đường vào của vi trùng dẫn tới viêm hạch góc hàm (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=hạch góc hàm) hay viêm tuyến nước bọt. Bạn hãy tới bệnh viện tái khám, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho làm siêu âm vùng cổ, sinh thiết khối viêm để có chẩn đoán xác định và điều trị tích cực.
Sau khi sức khỏe ổn định, bạn hãy có em bé nhé!

songchungvoi_HIV
04-06-2014, 18:50
Gần gốc dương vật nổi hạch rất đau là bệnh gì?

Thứ tư, 04/06/2014 13:12
Câu hỏi :

AloBacsi ơi, mấy ngày nay phần lông gần gốc dương vật của em bị nổi một cục hạch, bầm tím như sưng, đường kính khoảng 1.5cm. Ấn vào thấy đau, gây khó chịu trong sinh hoạt và đi lại. Xin bác sĩ cho em biết em bị gì? Có cần phải phẫu thuật không và chi phí có cao không? Em cảm ơn rất nhiều!

(Quốc Cường - Đồng Nai)

ThS-BS Trần Thiện Hòa:


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/06/04/902noi-mun-duong-vat.jpg

Ảnh minh họa


Chào em,

Tôi nghĩ là em bị áp xe nang lông (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=áp xe nang lông). Nếu là bệnh này thì chi phí khám, làm tiểu phẫu cũng rẻ thôi em ạ.Em nên khám ở khoa niệu em nhé.
Chân thành cảm ơn.
http://alobacsi.vn/nam-khoa/gan-goc-duong-vat-noi-hach-rat-dau-la-benh-gi-q39454c201.htm

songchungvoi_HIV
05-07-2014, 07:51
Nổi hạch trong miệng, trường hợp nào cần đi khám gấp?Thứ sáu, 04/07/2014 16:38
Trong miệng em nổi 2 cục hạch ở mặt trong chân răng cửa dưới, không đau. Xin hỏi AloBacsi, liệu đó có phải dấu hiệu ung thư?Chào bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi: em phát hiện trong cằm dưới sau chân răng cửa ngay dưới chân lợi của em nổi lên hai cục hạch. Cách đây 3 năm thì em thấy nó nhỏ bằng hạt đậu con nhưng giờ nó lớn bằng hai hạt đậu phộng nhìn như hai cục tật em chẳng thấy đau gì cả.

Em ngại đi khám vì hoàn cảnh gia đình không đủ điều kiện. Bác sĩ cho em hỏi liệu đó có khả năng là ung thư không ạ? (Đình Tới - TPHCM)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/06/26/1a5mieng-noi-hach.jpgẢnh minh họa


Bạn Tới thân mến,

Hạch (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=H%E1%BA%A1ch)thì cũng có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch lắm, chứ không phải cứ nổi hạch thì là ung thư (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=ung%20th%C6%B0) bạn à.Thứ nhất phải xem xem quanh khu vực nổi hạch có bất cứ dấu hiệu bất thường gì khác hay không như 1 mảng niêm mạc đổi màu trắng/đỏ không rõ nguyên nhân hay có vết loét nào lâu lành trên 3 tuần không.
Thứ hai là sờ hạch thấy nhiều dấu hiệu bất thường như không thấy hạch di động, hạch dính vào tổ chức da, hạch sần sùi... thì bạn phải ngay lập tức đi khám bệnh.
Còn nếu không có dấu hiệu bất thường nào thì bạn tạm thời yên tâm không phải ung thư, tuy nhiên vì sao nổi hạch, hạch này là hạch gì, có liên quan bệnh khác nào thì bạn phải đi khám bác sĩ mới được.
Thân chào bạn,

BS Đoàn Khánh Ngọc -AloBacsi.vn

songchungvoi_HIV
13-07-2014, 09:59
Hạch xuất hiện có nguy hiểm?13/7/2014 09:21
Tự nhiên tôi bị xuất hiện một cục hạch to ở phía mang tai, không thấy đau đớn gì. Tôi rất lo lắng không biết đó là biểu hiện của bệnh gì.http://citinews.net/images/content/2014/7/13/hach-xuat-hien-co-nguy-hiem-_240x180.jpg
Vũ Thị Duyên (http://citinews.net/phap-luat/tp-hcm--xet-xu--dai-an--gan-4-000-ty-dong-TI6HHUI/)
(Thái Nguyên)
Hạch có chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn. Bình thường, hạch ở thể chìm, chỉ đến khi phải hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật, hạch mới sưng to.
Tuy nhiên, ở những người gầy yếu, sức khỏe kém..., hạch hay xuất hiện mà không cần phải có bệnh. Các hạch này thường ở bẹn, cổ, dễ di động, không đau, mật độ chắc; khi sức khỏe hồi phục, hạch sẽ hết.Hạch ở mỗi vùng cơ thể có liên quan đến các bệnh khác nhau. Hạch to ở vùng cổ, vùng thượng đòn có thể là dấu hiệu của bệnh lao hạch, bệnh hạch Hodgkin... nhưng cũng có khi chỉ là do các nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng, viêm amidan, viêm ở vùng răng, hàm, mặt...
Hạch còn là biểu hiện của các bệnh như ung thư hạch, ung thư từ một cơ quan khác di căn vào hệ thống hạch bạch huyết, bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu mạn thể lympho, bệnh dịch hạch, bệnh phát ban như Rubella, sốt xuất huyết, bệnh của các tổ chức liên kết, bệnh mèo cào, hạch do phản ứng thuốc... Bạn nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân nào dẫn đến việc nổi hạch.

BS. Thanh Xuân



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-985677114)

Charles
24-07-2014, 18:30
Thứ năm, 24/07/2014 06:41


Con tôi năm nay 8 tuổi. Tôi thấy cháu xuất hiện một chùm hạch (khoảng 4-5 hạch nhỏ) ở sau tai trái từ lúc sinh

Từ đó đến nay chùm hạch không to lên, cháu cũng không thấy đau nhưng gia đình rất lo lắng. Năm cháu 3 tuổi, tôi đã cho khám tại BV Nhi Trung ương nhưng bác sĩ bảo không sao, cháu sẽ tự hết. Từ đó đến nay chùm hạch vẫn còn. Vậy chùm hạch đó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Đỗ Thị Trang - trangdt11@


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/24/hach-2.jpg

Ảnh minh họa - nguồn internet



Em có 2 hạch ở cổ bé như hạt đậu là do nguyên nhân gì ạ?

Hj - Nguoianhyeu121994@

Tôi 16 tuổi. Ở nách bên phải nổi ba cục hạch cứng, trong đó có hai cục nhỏ và 1 cục lớn, tròn và không cảm thấy đau. Xin hỏi bác sĩ là tôi bị bệnh gì?

ngân - myngangh@

Tôi 36 tuổi, ở cánh tay bên trái dọc từ trên vai xuống đến cách tay có mọc năm cục hạch. Theo thời gian có phát trển to ra và cứ thay đổi thời tiết là đau. Vậy khối hạch của tôi có thuộc nhóm ác tính không và muốn đi khám thì đến bệnh viện nào. Hiện tôi đang sống ở Hà Nội.

Ngọc - hongngoc.gv32@

Em 23 tuổi. Em bị mọc hạch ở cổ từ cằm xuống chếch bên trái giữa cằm và xương quai xanh. Thi thoảng hay bị đau nên em đã đến bệnh viện khám xét nghiệm, BS chỉ nói là hạch viêm.

Em uống thuốc xong thì khỏi nhưng ngày càng nhiều hạch nhỏ xuất hiện hết một bên cổ ... Cho hỏi em bị như vậy có ảnh hưởng gì không, là bệnh gì? Và làm thế nào để hạch biến mất? Cứ để là thi thoảng nó đau khi bị ốm?

Thuỳ - Cogailolem9x317@

Cho em hỏi : "Cái hạch cổ bên phải của em rất hay sưng khi thời tiết thay đổi nóng quá hoặc lạnh quá, hoặc khi e sốt, cảm cúm. Khi hạch sưng em thường đau vai và nhức mỏi cánh tay phải. Triệu chứng của e có nghiêm trọng không ạ? E bị thế này gần 10 năm rồi. Khi đi khám người ta nói bị viêm hạch, nhưng sao chữa mãi không khỏi?

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - nguyenthiquynhhoa2411@


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/24/Noi-hach-la-benh-gi_2.jpg


TS.BS Trần Thanh Phương, Trưởng khoa ngoại 3, BV Ung Bướu TP.HCM, tư vấn:

Hạch là một cơ quan trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, được trải rộng khắp cơ thể, có vai trò như lọc, nắm bắt các vi sinh vật (vi trùng), vật lạ (kháng nguyên) khi chúng xuất hiện trong cơ thể.

Bình thường, hạch to khoảng vài milimet, mềm và khó sờ được. Khi bị viêm nhiễm, bị ung thư (ung thư hạch nguyên phát hay hạch di căn) hạch sẽ lớn và có thể đau, dính, cứng.

Theo mô tả của các bạn đọc kể trên thì có thể đó là hạch tăng sinh phản ứng do viêm nhiễm nhẹ gần đó (viêm họng, viêm amidan, sâu răng, cảm, sổ mũi...) hay viêm nhiễm nhẹ trước đó. Đặc điểm của hạch tăng sinh phản ứng do viêm nhiễm là khi hết viêm hạch thường nhỏ lại (tuy nhiên, không nhỏ lại hoàn toàn hay biến mất).

Sau một thời gian, nếu hiện tượng viêm nhiễm gần đó không tái phát thì hạch sẽ ổn định không tăng kích thước hay nhỏ hơn nữa. Như vậy không cần xử lí hạch và hạch cũng không biến thành ác tính, chỉ cần theo dõi.

Theo đó, nếu hạch nhỏ, mềm, không đau thì chỉ cần theo dõi. Nếu hạch vẫn tiếp tục nhỏ, mềm, không đau thì không cần phải đi khám liên tục, chỉ cần khám lần đầu ở cơ sở chuyên khoa. Khi đã được bác sĩ khám và chẩn đoán là hạch viêm tăng sinh phản ứng thì không cần phải điều trị uống thuốc hay mổ (nhưng vẫn phải theo dõi).

Nếu hạch chuyển hướng sưng to, đau, có thể kèm theo triệu chứng như sốt thì nên đến cơ sở y tế khám. Cũng có trường hợp hạch đang bình thường, tự nhiên lớn nhanh, sờ thấy đau, nhưng đôi khi đau là do có tình trạng viêm nhiễm cấp tính chứ chưa hẳn do hạch ác tính.

Không cụ thể hạch to bao nhiêu là bất thường, nhưng nếu hạch có đường kính to hơn hoặc bằng 1cm thì nên đi khám.

Tất cả những vấn đề trên chỉ là tương đối và có tính chất gợi ý (bởi chẩn đoán hạch vẫn là vấn đề khó đối với một số bác sĩ, nhất là các bác sĩ trẻ chưa kinh nghiệm).

Tốt nhất khi nổi hạch thì các bạn nên đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để: Thứ nhất, xác định đó có phải là hạch hay không. Thứ hai, là loại hạch gì, lành hay ác và cần phải làm gì để chẩn đoán chính xác hạch. Thứ ba, hướng điều trị như thế nào.

Các bước chẩn đoán, hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, siêu âm mới chỉ là gợi ý bản chất hạch là lành hay ác. Để giúp chẩn đoán chính xác bản chất hạch cần phải thực hiện kỹ thuật lấy trọn hạch (tiểu phẫu có gây tê tại chỗ).

Gần đây, người ta còn sử dụng phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) hay chọc hút cọng mô (core biopsy) dưới hướng dẫn của siêu âm, cách này có thể giúp chẩn đoán hạch ở mức tương đối chính xác.


AloBacsi.vn
Theo BS Phụ Nữ Online

songchungvoi_HIV
27-08-2014, 14:09
Nổi hạch ở trẻ
13/7/2014 10:54
Rất nhiều bà mẹ hoang mang khi phát hiện những cục hạch nhỏ nổi sau gáy, cổ hoặc vành tai của con mình. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số loại hạch nguy hiểm cần lưu ý.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/13/953c202ed334e9.img.jpg
ảnh minh họa
Nhận diện hạch bình thường
Theo bác sĩ Trương Anh Mậu (http://citinews.net/doi-song/bi-sat-de--dut-roi-am-dao--bang-quang-646QJKQ/), Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, hạch có nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Với trẻ em, những cục hạch nhỏ nổi ở sau tai, gáy có tên gọi là hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết bình thường có kích thước nhỏ từ vài milimet đến khoảng 2 cm, thường không đau, không nhạy cảm khi sờ. Chức năng của hạch này là sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi sinh, vi rút...
Đôi khi hạch bạch huyết sẽ sưng to. Điều này làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, vội đưa con đến bệnh viện ung bướu làm xét nghiệm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Mậu, khi các hạch bị sưng thường là kết quả của cảm cúm, viêm họng, viêm da đầu, hoặc một số bệnh nhiễm như Rubella, tăng đơn nhân nhiễm khuẩn. Ngoài ra, hạch cũng sưng lên trong trường hợp do vết côn trùng cắn hay vết thương rách da. Hạch có thể sưng kể cả đối với những bệnh truyền nhiễm thông thường mà trẻ em thường hay mắc phải.
Chỉ trong một số trường hợp nhất định, sưng hạch là dấu hiệu của những nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn. Những vị trí hạch dễ bị sưng và sờ được là vùng hai bên cổ, sau tai, nách và bẹn. Trong đó, hạch ở vùng cổ, sau tai bị sưng, sờ được thường khiến người lớn hoang mang nhất.
Hạch sưng cũng có thể do bị viêm. Nguyên nhân hạch viêm do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một số trường hợp trẻ có viêm a mi đan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và u quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.
Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ sốt cao, hạch sưng to, đỏ, nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài. Trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7 - 10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Nếu có tụ mủ, trẻ sẽ được rạch và dẫn lưu mủ.
Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch này có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm. Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng lên nhanh chóng của hạch trong thời kỳ đầu chống chọi với bệnh truyền nhiễm và sẽ biến mất sau vài ngày. Thời gian hạch nhỏ lại thường lâu hơn thời gian chúng bị sưng lên.
Đừng "khám" hạch qua các diễn đàn trên mạng
Mới đây, khoa Nhi Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM tiếp nhận một trường hợp bị lao hạch nặng. Vì người nhà đưa đến bệnh viện quá trễ nên những cục hạch rò mủ ra ngoài da khiến bệnh nhân đau đớn và nhiễm trùng. Đó là trường hợp của bé Vũ Gia H., 3 tuổi rưỡi, ở Q.Tân Bình, TP.HCM.
Theo lời chị L., mẹ bé, thì cách đây hơn 1 năm, quanh vùng cổ, sau gáy của H. nổi nhiều cục hạch nhỏ, sờ vào không thấy bé phản ứng gì. Thấy con không đau nên chị không đưa đi khám mà lên một diễn đàn trên mạng tìm hiểu về tình trạng của bé. Khi hỏi mọi người, chị nhận được mấy trăm ý kiến và đa số đều cho rằng chị quá lo xa, con cái họ đứa nào cũng bị nổi hạch, đưa đi khám bác sĩ bảo là "hạch tốt" của cơ thể. Thấy vậy nên chị L. yên tâm.
Tiếp sau đó H. thường xuyên bị sốt cao, ho. Ban đầu chị đưa đi khám ở bệnh viện nhi thì được chẩn đoán là viêm họng nên lấy thuốc về uống. Về sau bé cũng bị tương tự nên chị cầm đơn thuốc cũ ra tiệm thuốc tây mua về cho con uống. Từ lúc 2 tuổi, H. được 13 kg và khi đón sinh nhật lần thứ 3 thì cân nặng cũng chẳng có gì thay đổi.
Đầu mùa hè này chị cho bé về quê nội chơi. Khi thấy xung quanh cổ, sau gáy có dịch rịn ra ngoài như giống như mủ và rất hôi nên ông bà tức tốc đưa H. về TP.HCM. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 khám và kết luận H. bị lao hạch, chuyển qua Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch điều trị.
Theo bác sĩ Mậu, bệnh sẽ không nguy hiểm nếu H. được khám và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, vì để quá lâu nên vi trùng đã lan vào máu, may mắn là không gây nhiễm trùng toàn thân nên chưa nguy hiểm đến tính mạng. Lao hạch đối với trẻ em phải điều trị vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian, phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Chỉ cần quên một liều thuốc thì phải bỏ hết tất cả những ngày uống thuốc trước đây để bắt đầu uống lại từ đầu.
Bác sĩ Mậu lưu ý là nên đưa trẻ đến bác sĩ khi có những dấu hiệu sau: Sốt trên 38 độ C mà không tìm thấy nguyên nhân; hạch sưng to, có màu đỏ, sờ thấy rất chắc và đau; sưng hạch có liên quan đến những dấu hiệu nhiễm trùng khác ở các vết thương; da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau; các hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần. Ngoài ra, khi thấy trẻ bị rất nhiều hạch ở nhiều nơi như gáy, chẩm, sau tai, góc hàm, sau cơ ức đòn chũm... thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa lao để xem trẻ có bị bệnh lao sơ nhiễm, hay lao hạch, bệnh về máu...
Điều quan trọng là cha mẹ không nên tin tưởng tuyệt đối vào cách chữa bệnh và làm theo những lời khuyên tại các diễn đàn trên mạng. Vì cơ thể mỗi người hoàn toàn khác nhau nên cho dù có cùng một triệu chứng nhưng bệnh lại khác nhau. Trong trường hợp lao hạch hoặc lao sơ nhiễm thì phải điều trị kiên trì theo phác đồ thuốc chống lao. Nếu bệnh về máu phải điều trị ở chuyên khoa huyết học. Biểu hiện trẻ bị lao sơ nhiễm thường nổi hạch kèm với các triệu chứng toàn thân khác như sốt cao (có trường hợp chỉ sốt nhẹ), ho dai dẳng, chậm lớn hoặc sút cân...
Bên cạnh thuốc men, cha mẹ cần cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong trái cây, rau xanh...



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-732496788)

songchungvoi_HIV
21-09-2014, 17:29
Hạch cổ do K giáp di căn phải không, AloBacsi ơi?
21/9/2014 17:10
Em bị K giáp đã phẫu thuật trọn. Tháng trước tái khám, siêu âm và xét nghiệm máu thì kết quả bình thường, K giáp ổn. Nhưng khoảng 1 tuần nay em thấy cổ có cục gì cứng, siêu âm lại thì kết quả.
- Tuyến mang tai và tuyến hàm dưới 2 bên bình thường.
- Hạch dưới góc hàm và tam giac cổ sau hai bên có vài khối echo kém, giới hạn rõ, KT 3-5mm còn rốn hạch.

AloBacsi (http://citinews.net/doi-song/benh-ly-amib-co-nguy-hiem-khong--alobacsi-oi--NFVMPZQ/) ơi, có phải em bị di căn hạch không ạ? Em cảm ơn. (Tường Vy - truongvy…@gmail.com)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/21/hach-co-do-K-giap.jpg

Ảnh minh họa - nguồn internet


Chào em Tường Vy,

Thông tin em cung cấp không đề cập đến thời điểm mổ K giáp, sau mổ đã điều trị thêm những gì?

Hiện vùng cổ xuất hiện các khối Echo kém, # 3 - 5 mm. Để biết chắc chắn đây có phải hạch di căn không, em cần tái khám BS chuyên khoa Ung bướu, làm một số xét nghiệm máu và sinh thiết khối u này. Nếu cần làm thêm PET (http://citinews.net/cong-nghe/lang-game-viet-nua-cuoi-thang-08-co-gi-hot--XUEFMII/) CT để có kết luận chính xác và hướng điều trị sau đó luôn, em nhé.

Chúc em nhiều sức khỏe.

BS-CK1 BÙI THƯỜNG HƯƠNG THY (http://citinews.net/doi-song/di-ngoai-phan-long-la-do-tieu-duong--MOLKIWI/)http://citinews.net/

songchungvoi_HIV
04-10-2014, 11:42
Viêm họng mãn tính, nổi hạch ở cổ do “trào ngược”?Thứ bảy, 04/10/2014 11:20
Thưa bác sĩ,

Cháu bị viêm họng mãn tính, nổi hạch ở cổ do bị trào ngược dạ dày thì điều trị như thế nào? Có gây ung thư vòm họng không ạ? Mỗi sáng thức dậy, cháu có rất nhiều đờm, phải khạc nhổ lien tục. Cháu rất mong bác sĩ trả lời giúp.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/04/5fetrao-nguoc.jpg
Ảnh minh họa

Chào em,

1- Viêm họng mãn tính thường do nhiều nguyên nhân trong đó có trào ngược dạ dày (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=tr%C3%A0o%20ng%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%E1%BA%A1%20 d%C3%A0y). Tuy nhiên nếu kèm theo triệu chứng tăng đàm nhớt phải khạc nhổ nhiều buổi sáng thì nhiều khả năng em bị mắc chứng trào ngược dạ dày (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=tr%C3%A0o%20ng%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%E1%BA%A1%20 d%C3%A0y) thực quản với biểu hiện triệu chứng không liên quan đến thực quản. Em nhớ kỹ lại xem thỉnh thoảng mình có bị ợ chua hoặc bị nóng rát (cảm giác nóng như xức dầu gió hoặc cồn cào xót ruột) ở vùng bụng trên hay vùng trước ngực không? Nếu có thì chắc chắn em đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.2- Em cần đi khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được nội soi dạ dày, chụp XQ phổi xét nghiệm máu để có chẩn đoán chính xác rồi mới bắt đầu điều trị.

3- Riêng tình trạng nổi hạch ở cổ do trào ngược mãn tính thì phải nói là RẤT HIẾM GẶP. Nguyên nhân của hạch cổ to có thể là viêm amiđan mãn tính, sâu răng, mọc răng khôn, viêm xoang mãn tính hay hạch trong ung thư, lao hạch… Để chính xác em cần siêu âm vùng cổ và nếu cần phải sinh thiết hạch nhìn dưới kính hiển vi mới chính xác.
4- Trào ngược dạ dày (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=tr%C3%A0o%20ng%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%E1%BA%A1%20 d%C3%A0y) thực quản không gây biến chứng ung thư vòm họng. Hút thuốc lá nhiều và nghiện rượu là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng.
5- Trước mắt, em không nên ăn quá khuya (bữa ăn cuối cùng nên cách 2-3 giờ trước khi lên giường nằm ngủ). Tối ngủ nên gối cao đầu. Hạn chế rượu bia và thực phẩm chua cay.
Thân mến,
ThS-BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phươnghttp://alobacsi.com/

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 20:00
Nổi hạch dưới hàm kèm đau đầu, ù tai… có phải dấu hiệu ung thư?

19-12-2014 18:10 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1929749355)

Hơn 1 năm gần đây tôi có nổi 1 hạch dưới hàm kích thước 8x3,5mm. Hạch hơi mềm và đau lan lên tai, gây ù tai, đau ra sau cổ, làm tôi không thể tập trung công việc được.

Ngoài ra tôi còn có triệu chứng đau nửa đầu và thi thoảng đau họng, nghẹt mũi cùng bên nổi hạch. Tôi đã đi nội soi rất nhiều lần, làm xét nghiệm chuẩn đoán ung thư sớm vòm SCC... ở 1 số nơi thì được kết quả không phát hiện ung thư. Các BS cho thuốc điều trị viêm họng nhưng cái hạch vẫn không hết và bệnh tình tôi không có tiến triển gì cả. Tôi đang rất lo lắng vì nghĩ mình bị ung thư vòm giai đoạn đầu và nó đang mượn các triệu chứng của Tai Mũi Họng (http://citinews.net/doi-song/pin-dien-tu--mot-loai-di-vat-nguy-hiem-o-duong-mui-va-duong-an-DZRG3NA/) thông thường.

Mấy ngày nay tôi lại bị đau họng, tôi định đến viện K để làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân nổi hạch. Vậy theo BS bệnh của tôi có khả năng ung thư không? Tôi có nên sinh thiết vòm họng và sinh thiết hạch để kiểm tra không? Xin cám ơn BS!

(Nguyễn Thanh - Hà Nội)

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng (http://citinews.net/doi-song/co-hong-nhu-bi-hoc--kho-rat--la-benh-gi--P4OCR5Y/):





http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/19/379noi-hach-duoi-ham.jpg



Ảnh minh họa






Bạn Nguyễn Thanh (http://citinews.net/the-thao/ket-qua-cuoc-thi-viet-ve-real-madrid-KEUVYCQ/) thân mến,


Vùng cổ và vùng dưới cằm có nhiều nhóm hạch thuộc hệ bạch huyết. Bình thường hạch có kích thước khoảng từ 0.5 cm tới khoảng 1cm, trường hợp của bạn kích thước hạch từ 8mmx 3.5mm là bình thường.


Qua nội soi vòm mũi họng, bác sĩ không phát hiện khối u, nang hay hình ảnh bệnh lý khác... do đó, bạn hãy yên tâm vì không phát hiện tổ chức hay khu vực nghi ngờ . Bạn không nên lo lắng quá mức, có thể dẫn tới ám ảnh bệnh tật bạn nhé!


Bạn có thể đến phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khám và điều trị tích cực tình trạng đau họng, ù tai, đau đầu nhé.


Chúc bạn điều trị đạt kết quả tốt.


Thân ái,

songchungvoi_HIV
21-12-2014, 13:21
Dấu hiệu trẻ bị viêm hạch

21-12-2014 11:47 - Theo: www.vnmedia.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1557399706)

Bác sĩ Trương Anh Mậu, khoa ngoại, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, viêm hạch là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các vật lạ (siêu vi, vi trùng). Khi các hạch này bị tấn công thì sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch.

http://images.vnmedia.vn/images_upload/2014/vnm_2014_9852301.jpg
Ảnh minh họa.
Hạch lympho nằm ở nhiều nơi trong cơ thể, do đó chỗ nào có hạch là chỗ đó có thể bị viêm hạch. Tuy nhiên, các hạch viêm thường hay gặp nhất là ở cổ, ở nách, ở bẹn.


Viêm hạch có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như viêm hạch cổ thường xuất hiện sau viêm nhiễm ở mũi, amidan, ổ răng, vòm họng, viêm hô hấp trên vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm. Viêm hạch bẹn thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu-sinh dục. Một số trường hợp viêm hạch có thể là khởi phát và là dấu hiệu báo động cho một bệnh lý ác tính tiềm ẩn.


Khi hạch vùng nào bị viêm thì sẽ xuất hiện một khối sưng, cứng, đau ở vùng đó và đôi khi có kèm theo sốt. Hầu hết các viêm hạch đều có thể chữa khỏi bằng kháng sinh đường uống, một số ít trường hợp nặng diễn tiến đến mức tụ mủ ở hạch thì cần được rạch để dẫn lưu.


Tuy nhiên, trẻ cần được bác sĩ khám để xác định trường hợp viêm hạch là do siêu vi hay vi trùng.


Cha mẹ làm gì khi trẻ bị viêm hạch?


Nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, một số nước trái cây có nhiều vitamin như cam, chanh cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ.


Cha mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay khôn.


Trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị thông thường mà bệnh vẫn không thuyên giảm nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị chính xác.


Một số bệnh về máu làm xuất hiện hạch to như bệnh về bạch cầu. Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to, xuất huyết… Nhìn chung hạch lành tính thường gặp ở trẻ em, thường do nhiễm vi khuẩn, vi rút, hạch thường mềm hoặc chắc, kích thước nhỏ, phát triển chậm.


Hạch ác tính thường gặp ở người lớn tuổi, có thể ở tuổi trẻ. Hạch thường rắn hoặc chắc, kém di động, hay có hạch ở sâu, phát triển nhanh.


Khi nào trẻ cần thăm khám ngay?


- Sốt cao trên 39 độ C.


- Trẻ khó nuốt chất lỏng hoặc khó thở chứng tỏ có sự chèn ép đường thở


- Hạch to nhanh và căng bóng, biểu hiện sự sắp vỡ.


Một số bệnh truyền nhiễm dễ gây hạch


- Bạch hầu: hạch sưng to ngay từ khi mới phát bệnh, chủ yếu hạch dưới hàm, chắc, đau, kém di động, da không nóng đỏ nhưng thường nề tổ chức dưới da ở những trường hợp nặng.


- Sởi: có thể hạch to toàn thân .


- Dịch hạch thể hạch: hạch khu trú chủ yếu ở bẹn, rất đau, sưng to nhanh, chắc, kém di động vì viêm quanh hạch, da phủ ngoài nóng đỏ. Hạch có thể hoá mủ trở thành mềm nhũn, loét vỡ chảy mủ ra ngoài.


- Xoắn khuẩn lepto: hạch sưng đau ngay từ khi phát bệnh, chắc, dễ di động.


- Tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm: thường có hạch to ở sau tai, không đau, kèm theo sốt và viêm họng.


Theo bác sĩ Trương Anh Mậu (http://citinews.net/doi-song/te-khi-choi-nhay-day--be-9-tuoi-bi-thung-hau-mon-M4GA4EA/) , trong trường hợp trẻ có viêm hạch và đang sốt cao, người nhà nên bình tĩnh hạ sốt cho trẻ với paracetamol đường uống (biệt dược Hapacol 80mg, 150mg, 250mg,Efferalgan (http://citinews.net/doi-song/dung-thuoc-ho-tro-trong-dau-that-lung-GGMOYNI/) 150mg, 250mg) hoặc dạng tọa dược (Efferalgan 80mg, 150mg,300mg nhét hậu môn) với liều 10 - 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng trước khi đưa trẻ đi khám (tránh trường hợp trẻ sốt cao quá có thể gây co giật).

Phạm Minh

songchungvoi_HIV
31-03-2015, 13:33
Nổi hạch to có phải ung thư?

31-03-2015 07:26 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-270935638)

Hạch là biểu hiện đầu tiên hoặc thứ phát của nhiều bệnh lý.


Với tuổi dưới 30 thì 79% là lành tính, 15% lymphô (rối loạn tăng sinh ác tính của một loại tế bào bạch cầu), 6% ung thư. Nếu người nổi hạch dưới 50 tuổi: 40% lành tính, 16% lymphô, 44% ung thư.

Kích thước: Hạch bình thường nhỏ hơn 1cm. Hạch to có kích thước lớn hơn 1cm. Một số trường hợp hạch bất thường như: hạch ở vùng ròng rọc cẳng tay lớn hơn 0,5cm; hạch bẹn lớn hơn 1,5cm, hạch ở trẻ em từ 1,5 - 2cm. Nếu hạch tiếp tục gia tăng kích thước là dấu hiệu của sự bất thường.

Số lượng: Lúc đầu ít hạch, sau nhiều và lan rộng là biểu hiện của hạch Hodgkin (một dạng bệnh lymphô), u lymphô ác tính (không Hodgkin)...; hạch nhiều ngay từ đầu là bệnh bạch cầu lymphô cấp hoặc mạn tính...

Tính chất: Hạch cứng thường là dấu hiệu của ung thư; hạch chắc: lymphô, bạch cầu mạn; hạch mềm: viêm, nhiễm trùng… Hạch di động dễ dàng: hạch viêm mãn, hạch thể tạng, hạch bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin, lymphô (không Hodgkin)...

Hạch kém di động do dính vào da là biểu hiện bệnh lymphô (không Hodgkin); do dính vào tổ chức dưới da là hạch ung thư di căn, bệnh Hodgkin, lymphô (không Hodgkin)...; do dính vào nhau thành một khối là hạch Hodgkin, lymphô (không Hodgkin), hạch lao...

Vị trí hạch: Hạch ở cổ đa phần nguyên nhân do nhiễm trùng. Hạch trên đòn vai: dấu hiệu của ung thư vú, ống tiêu hóa, bệnh ác tính phổi; bệnh Hodgkin; bệnh lao và nhiễm nấm mạn. Hạch nách: dấu hiệu của một số bệnh Hodgkin, ung thư da, Staph (http://citinews.net/doi-song/5-benh-khong-nen-dung-khang-sinh-7FKBATA/)/strep (bệnh do nhiễm trùng), bệnh mèo cào…

Hạch bẹn: có thể do nhiễm trùng chân; nhưng cũng có thể là ung thư dương vật, âm hộ; hay bệnh lây qua đường tình dục. Hạch khuỷu: Lymphô/bệnh bạch cầu, tiền sử liên quan giang mai, rubella, phong; theo nhiều khảo sát, hạch này liên quan bệnh HIV (http://citinews.net/doi-song/nam-sinh-17-tuoi-phat-hien-huong-moi-cho-thuoc-chua-hiv-7EM2VUA/) giai đoạn sớm (ở nơi có tỷ lệ mắc cao)…
Theo Phụ nữ TPHCM (http://citinews.net/giao-duc/bo-gd-dt-cong-bo-thong-tin-tuyen-sinh-tren-mang-6C44PTA/)

Charles
05-04-2015, 17:08
Hạch ở cổ có nguy hiểm?

Chủ nhật, 05/04/2015 07:13

Hai năm nay, cổ tôi có một cục hạch to bằng hạt lạc, cứng, không đau, cũng không phát triển. Xin hỏi, hạch đó là gì.

Liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư không, thưa bác sĩ?


Trần Thanh Hòa (Lạng Sơn)

Chào bạn,

Hạch là một tổ chức limpho thuộc hệ bạch huyết. Trong một số trường hợp như viêm hạch, lao hạch, áp-xe hạch, bệnh bạch cầu, giang mai hay ung thư hạch... hạch sẽ nổi to khiến chúng ta có thể sờ thấy được.

Nổi hạch vùng cổ có thể chỉ là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm vùng mũi xoang, viêm loét amidan, viêm họng, viêm tấy nướu (lợi) răng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt hoặc viêm đặc hiệu do lao, giang mai... nhưng cũng có thể là hạch di căn đến từ khối ung thư như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi, dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn...

Theo thống kê, đa phần các bệnh nhân bị nổi hạch là do bị viêm hạch do nguyên nhân tụ cầu, liên cầu và thường là thứ phát sau nhiễm khuẩn ở vết thương, ổ áp-xe lân cận theo đường bạch huyết, đường máu vào hạch.

Trong trường hợp viêm cấp tính hạch có thể viêm sưng to, chắc và đau, da trên vùng hạch đỏ rực, nóng, khi hạch làm mủ thì sờ thấy hạch mềm, lùng nhùng mủ ở trong và thường kèm theo triệu chứng sốt, rét run, đau đầu.

Trường hợp viêm hạch do vi khuẩn có độc tính thấp và thường là sau khi điều trị khỏi các ổ viêm nhiễm như răng, họng, tuyến mang tai gây các phản ứng viêm ở hạch nách, sau tai, dưới hàm... thì triệu chứng tại hạch thường nhẹ và diễn biến thành mạn tính với biểu hiện là hạch to, đau nhẹ, dần dần hạch xơ hóa và trở thành một cục cứng có thể sờ thấy.

Tuy nhiên, muốn chẩn đoán chính xác hạch viêm hay do các nguyên nhân khác cần dựa vào siêu âm chọc hạch và sinh thiết hạch, vì thế, bạn hãy đi khám và làm các xét nghiệm cụ thể để xem hạch đó lành tính hay ác tính.



Theo BS Nguyên Diễn - Sức khỏe và Đời sống
http://alobacsi.com

songchungvoi_HIV
24-11-2015, 15:56
Nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không?
Thứ hai, 23/11/2015 07:49 Chào bác sĩ, Em bị hạch ở cổ. Liệu có nguy hiểm không BS? Chân thành cảm ơn BS. (giang pham - phamthanhgiang...@gmail.com)http://media.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/11/09/08dimages2.jpg?mode=crop&width=160&height=120
Hình minh họa

Chào em,


Hạch có nhiều nguyên nhân, tùy vào tính chất của hạch mà có thể định hướng nguyên nhân. Hạch viêm thường mềm, ấn đau, di động, hạch viêm ở cổ, hàm thường đi kèm với viêm họng. Hạch ung thư (http://alobacsi.com/tin-y-te/hach-xuat-hien-co-nguy-hiem-a20140713093356397c308.htm) thường cứng chắc, ấn không đau, mọc thành chùm, không di động, mọc ở nhiều vị trí khác nhau.

Nếu lo lắng em có thể đến khám BS chuyên khoa Ung thư hoặc BS Nội tổng quát để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị tích cực.

BS Trần Thị Thu Cúc
http://alobacsi.com/benh-truyen-nhiem/benh-truyen-nhiem/noi-hach-o-co-co-nguy-hiem-khong-a20151109074710172c783.htm

songchungvoi_HIV
30-12-2015, 14:29
Viêm hạch có nguy hiểm?
Thứ Tư 30/12/2015 02:25:08 PM


SKĐS - Con trai tôi 4 tuổi gần đây tự nhiên hay nổi hạch ở bẹn, có khi ở nách, sau đó biến mất, đôi khi kèm sốt. Tôi rất lo lắng không hiểu cháu bị bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? Xin bác sĩ tư vấn.



Ngô Việt Anh (Hà Nội)
http://suckhoedoisong.vn/thumb_342x192/Images/nguyenkhanh/2015/12/30/viem-hach-co-nguy-hiem1451444518.jpg

Viêm hạch là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các vật lạ (vi khuẩn, virut). Khi các hạch này bị tấn công thì sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch.

<ins data-adsbygoogle-status="done" class="adsbygoogle" style="display: block; height: 60px;" data-ad-client="ca-pub-3490685651420900" data-ad-slot="2605969678" data-ad-format="auto"><ins id="aswift_0_expand" style="display:inline-table;border:none;height:60px;margin:0;padding:0;p osition:relative;visibility:visible;width:690px;ba ckground-color:transparent"><ins id="aswift_0_anchor" style="display:block;border:none;height:60px;margin:0;pad ding:0;position:relative;visibility:visible;width: 690px;background-color:transparent"></ins></ins></ins>
Hạch lympho nằm ở nhiều nơi trong cơ thể, do đó chỗ nào có hạch là chỗ đó có thể bị viêm hạch. Tuy nhiên, các hạch viêm thường hay gặp nhất là ở cổ, nách, bẹn. Viêm hạch có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận.


Viêm hạch bẹn thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục. Một số trường hợp viêm hạch có thể là khởi phát và là dấu hiệu báo động cho một bệnh lý ác tính tiềm ẩn.


Khi hạch vùng nào bị viêm sẽ xuất hiện một khối sưng, cứng, đau ở vùng đó và đôi khi kèm theo sốt. Nếu hạch viêm do nhiễm khuẩn thì cần uống kháng sinh theo đơn bác sĩ chỉ định. Chị nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị chính xác.

BS. Văn Bàng

http://suckhoedoisong.vn/viem-hach-co-nguy-hiem-n110416.html

songchungvoi_HIV
15-01-2016, 16:41
Sốt, nhức đầu, hàm nổi hạch có phải triệu chứng quai bị?
Thứ sáu, 15/01/2016 16:00Cháu thấy miệng nhạt, nuốt nước bọt hơi nghẹn. Biểu hiện vậy là cháu bị sao ạ? Có phải bị quai bị không thưa BS.




Chào BS,

2 ngày nay cháu bị sốt, nhức đầu. Cháu dùng thuốc Paracetamol, Alphachymotrypsin, Cephalexin thấy khỏi dần. Nhưng cháu thấy dưới cằm và dưới tai cháu có nổi hạch, dưới tai tức tức khó chịu, dưới cằm không thấy đau, ngứa cổ. Cháu thấy miệng nhạt, nuốt nước bọt hơi nghẹn. Biểu hiện vậy là cháu bị sao ạ? Có phải bị quai bị không thưa BS?

Trước cháu bị viêm tuyến nước bọt mang tai do không phát hiện sớm đã bị chạy hậu. Mong BS tư vấn giúp cháu.


(emnhangheo…@gmail.com)




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/1/15/Sot-nhuc-dau-ham-noi-hach-co-phai-trieu-chung-quai-bi-1.jpg


Ảnh minh họa




Chào cháu,

Với triệu chứng hiện tại cháu bị sốt, nhức đầu đã dùng thuốc và nổi hạch góc hàm khả năng cao nhất là hạch viêm. (http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/viem-hach-lanh-hay-du-a20130904074827293c161.htm)Cháu đang dùng kháng sinh nên hạch viêm này sẽ giảm sau vài ngày. Cháu yên tâm nhưng đã dùng kháng sinh thì cháu phải uống đủ liều không nên cắt ngang thuốc, cháu nhé!



Nếu cháu bị quai bị (http://alobacsi.com/ho-hap-cam-cum/ho-hap-quai-bi/nhan-biet-dau-hieu-benh-quai-bi-a20150708105239221c722.htm) thì mới chạy hậu vì siêu vi này nó nhạy cảm với tuyến mang tai và tinh hoàn, vì vậy theo cháu mô tả thì quả là trước đây cháu bị quai bị chứ không phải viêm tuyến nước bọt mang tai (http://alobacsi.com/tai-mui-hong/toi-bi-viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-nho-bac-si-xem-gium-don-thuoc-q74367c185.htm).

Chào cháu,


BS.CK1 Nguyễn Thị Kim Anh
http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/sot-nhuc-dau-ham-noi-hach-co-phai-trieu-chung-quai-bi-a20160115035714838c161.htm

songchungvoi_HIV
22-01-2016, 14:06
AloBacsi ơi, đau ở bẹn thì là bị bệnh gì?Thứ sáu, 22/01/2016 10:18
Chào bác sĩ, dạo này em hay bị đau ở bẹn thì là bị bệnh gì ạ? Mong bác sĩ trả lời cho em.

(Lê Đức Thắng - bạn đọc facebook)BS Cao Thị Lan Hương:




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/01/22/4dadau-vung-ben.jpg
Hình minh họa. Nguồn Internet
(http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/01/22/4dadau-vung-ben.jpg)







Chào em, Đau ở bẹn (http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/em-dau-vung-ben-ben-phai-va-dau-lung-ben-trai-vay-co-nghiem-trong-khong-a20121006062223142c161.htm)do nhiều nguyên nhân, có thể là hạch viêm, đau do căng cơ, do viêm mô mềm... em nên khám BS để được kiểm tra và định rõ nguyên nhân.

Thân,

http://alobacsi.com/da-lieu-di-ung/alobacsi-oi-dau-o-ben-thi-la-bi-benh-gi-q75136c188.htm

songchungvoi_HIV
27-02-2016, 19:42
Vì sao bị nổi hạch bẹn sau đốt laser?Thứ bảy, 27/02/2016 16:26Chào BS,

Em bị mụn ở ngón chân cái, đi khám BS chuẩn đoán là u gai và chỉ định laser CO2 nhiều lần. Laser xong em bị nổi hạch ở bẹn. Liệu em có bị làm sao không BS?

(Vũ Văn Sơn – Hà Nội)BS Trần Thị Thu Cúc:





http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/09/02/35ehach-ben.jpg
Ảnh minh họa


Chào em,

Hạch bẹn có thể là hạch viêm phản ứng của tình trạng nhiễm trùng từ chân, cũng có thể do nguyên nhân khác. Tùy vào tính chất của hạch, mà có thể tiên đoán nguyên nhân. Em cần đến khám bác sĩ để làm thêm xét nghiệm ban đầu để biết nguyên nhân và có hướng xử trí tiếp theo.

Thân ái,


http://alobacsi.com/benh-khac/vi-sao-bi-noi-hach-ben-sau-dot-laser-q67696c196.htm

songchungvoi_HIV
06-03-2016, 11:50
Hạch góc hàm ở trẻ, do bệnh gì?


Chủ Nhật 6/3/2016 11:43:53 AM


SKĐS - Con tôi 2 tuổi, hàm bên trái của cháu có mọc một cái mụn nằm bên trong da mặt to bằng hạt đậu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị như vậy có phải lên chắp hay bệnh gì?


Con tôi 2 tuổi, hàm bên trái của cháu có mọc một cái mụn nằm bên trong da mặt to bằng hạt đậu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị như vậy có phải lên chắp hay bệnh gì?

Nguyễn Thu Phương(phuonganhnguyen1983va2014@yahoo.com.tw)







http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/29/noi-hach.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/29/noi-hach.jpg)

Hình minh họa. Nguồn Internet





Chào em,

Có thể khẳng định ngay đó không phải là chắp, vì chắp là tổn thương mọc ở mi mắt còn theo chị mô tả thì rất có thể đó là hạch góc hàm. Chúng ta có hệ thống hạch bạch huyết chạy khắp cơ thể. Bình thường hạch không sờ thấy nhưng khi bị viêm nhiễm ở vùng nào đó thì hạch vùng lân cận sẽ nổi to hơn bình thường nên ta có thể sờ thấy (đó gọi là phản ứng hạch). Hạch cũng sẽ mất đi khi hết viêm nhiễm. Ở trẻ nhỏ hay sờ thấy hạch góc hàm, hạch sau tai, hạch vùng chẩm khi có viêm nhiễm vùng mũi họng, sưng răng lợi, viêm tai giữa... Nếu cháu ăn ngủ và chơi ngoan thì chị cứ yên tâm. Nếu có ho sốt,... cần đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị. Nhân đây cũng xin giải thích về hiện tượng chắp để bạn đọc hiểu thêm: Chắp là tình trạng viêm tuyến sụn mi mạn tính. Chắp có nhiều dạng nhưng thường thấy là: chắp bên ngoài: đau nhẹ hay không đau, có dạng như hạt đậu, hơi nổi lên dưới da. Chắp bên trong đau nhiều hơn, khi lật mi mắt lên thấy vị trí viêm. Chắp bờ tự do của mi có dạng là một chỗ sưng lên ở bờ kết mạc bờ mi. Tùy loại chắp mà bác sĩ nhãn khoa (mắt) sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể.

BS. Vũ Hồng Ngọc


http://suckhoedoisong.vn/hach-goc-ham-o-tre-do-benh-gi-n112997.html

songchungvoi_HIV
07-03-2016, 19:46
Nổi hạch khi bị thủy đậu, có nguy hiểm không?Thứ hai, 07/03/2016 18:39Em 20 tuổi. Em bị thủy đậu đã được 2 tuần và các nốt thủy đậu cũng đã gần như khỏi hẳn. Trong thời gian bị thủy đậu thì em có nổi hạch ở bên hàm, nhưng đến bây giờ thủy đậu đã khỏi nhưng mà hạch vẫn chưa tan. Cho em hỏi em có làm sao không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

(Nam Nguyễn - 20 tuổi - TPHCM)BS Cao Thị Lan Hương:

(http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/07/ad7noi-hach.jpg)

http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/07/ad7noi-hach.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/07/ad7noi-hach.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet





Chào em,
(http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/07/ad7noi-hach.jpg)
Trong thời gian bị thủy đậu (http://alobacsi.com/benh-khac/dau-hong-khi-bi-thuy-dau-co-phai-do-benh-bien-chung-q43428c196.htm), nổi hạch (http://alobacsi.com/benh-khac/dau-hong-khi-bi-thuy-dau-co-phai-do-benh-bien-chung-q43428c196.htm) ở bên hàm cũng thường gặp, đa số đây là hạch viêm và sẽ dần lặn đi khi hết hẳn thủy đậu.

Có trường hợp hạch lặn chậm hơn, em nên chờ thêm 3 tháng nữa, nếu hạch vẫn chưa lặn hay có biểu hiện phát triển to lên nữa, mọc thêm hạch mới thì phải khám lại BS để kiểm tra kỹ hơn các hạch này.


http://alobacsi.com/benh-khac/noi-hach-khi-bi-thuy-dau-co-nguy-hiem-khong-q76346c196.htm

songchungvoi_HIV
11-03-2016, 18:10
Xuất hiện hạch ở vùng rốn, bệnh gì?Thứ sáu, 11/03/2016 16:23Em chào bác sĩ,

Em năm nay 28 tuổi. Vùng da xung quanh bụng của em nếu dùng ngón tay sờ kĩ thì phát hiện có 3 hạch nhỏ với kích thước khác nhau và nằm ở những vị trí khác nhau: 2 hạch to gần bằng đầu ngón tay út (hình tròn), 1 hạch to bằng 1 viên thuốc dạng nén (hình thoi).

Bên ngoài da chỗ có hạch thì không có dấu hiệu sưng tấy hay mẩn đỏ hay bất cứ triệu chứng gì (hoàn toàn bình thường). Nhưng khi dùng ngón tay ấn mạnh vào hạch thì có cảm giác hơi nhói.

(Фат Лам - bạn đọc facebook)BS Cao Thị Lan Hương:


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/11/777hach.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/11/777hach.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet


Chào em,

Thông tin em cung cấp chưa đủ để BS định hình bệnh. BS cần thêm thông tin cụ thể về vị trí (gần rốn, dưới mũi ức, trên xương mu...), thời gian xuất hiện, có tiến triển lớn lên hay không...

Hơn nữa, làm sao em chắc chắn đây là hạch (http://alobacsi.com/benh-khac/em-bi-noi-hach-o-bung-va-co-benh-gi-alobacsi-oi-q74777c196.htm)? Nhiều người dân thường có thể nhầm lẫn hạch và bướu của mô mỡ, của mô sợi, của mô cơ; ngoài ra các cơ quan khác như gan lách phổi... liệu có thật sự bình thường? Em nên khám BS để được kiểm tra kỹ, có thể siêu âm khảo sát khi cần mới định hướng sơ bộ được đây là gì, em nhé.

Thân ái,
http://alobacsi.com/benh-khac/xuat-hien-hach-o-vung-ron-benh-gi-q77120c196.htm

songchungvoi_HIV
11-03-2016, 18:14
Nổi hạch dưới cổ trái, làm sao để hết sưng? Thứ năm, 10/03/2016 18:39Cháu tên Thư, năm nay 20 tuổi, cháu bị nổi hạch dưới cổ trái, đã bị cách đây 4 ngày, hạch nhỏ không to lắm, nhưng khi cháu ăn đồ ăn thì nó đau và sưng lên. được 1 lúc sau thị hạch nhỏ lại.

Cháu muốn hỏi: Cháu cỏ thể tìm mua thuốc để khắc phục tình trạng này ở các hiệu thuốc hay không. Cháu thấy nhiều bạn đến bệnh viện vẫn không khá hơn cháu lắm. Và theo suy nghĩ của cháu thì bệnh gì cũng phải gặp đúng thầy, đúng thuốc mới khỏi. Chất gì có tác dụng làm tan cục hạch thưa bác sĩ.

(Minh Thư - 1412...@st.hcmuaf.edu.vn) BS Trần Thị Thu Cúc:


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/10/f28noi-hach.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/10/f28noi-hach.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet


Chào em,

Mỗi một cá thể là riêng biệt với những triệu chứng khác nhau sẽ có những gợi ý chẩn đoán và điều trị khác nhau. Vì vậy mà em không thể tìm ra cách điều trị cho bệnh của em trên internet. Cần phải qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm mới có thể đưa ra chẩn đoán, đôi khi những trường hợp khó phải điều trị thử và đánh giá đáp ứng điều trị.

Vì vậy không thể áp đặc triệu chứng của người khác cho triệu chứng của em và tự điều trị tại nhà.

Hạch (http://alobacsi.com/tai-mui-hong/noi-cuc-hach-phia-duoi-hai-quai-ham-bi-benh-gi-alobacsi-q75267c185.htm) có nhiều nguyên nhân và những nhóm hạch ở vị trí khác nhau lại xuất phát từ những bệnh nguyên khác nhau. Khi xuất hiện hạch có hai nhóm nguyên nhân lớn cần nghĩ đến đó là nguyên nhân do bệnh lý ác tính như ung thư hạch nguyên phát hoặc ung thư từ nơi khác di căn đến.

Nhóm thứ 2 là do những bệnh lý lành tính như Lao hạch (http://alobacsi.com/tai-mui-hong/noi-cuc-hach-phia-duoi-hai-quai-ham-bi-benh-gi-alobacsi-q75267c185.htm), hạch nhiễm trùng hoặc hạch phản ứng của tình trạng nhiễm trùng từ cơ quan khác và đây là nguyên nhân thường hay gặp. Nếu là hạch viêm thì hạch sẽ tự khỏi khi ổ nhiễm trùng được giải quyết. Cần phải thăm khám mời đưa ra chẩn đoán chính xác cho em. Em nên đến bệnh viện để kiểm tra em nhé.

Thân ái,
http://alobacsi.com/benh-khac/noi-hach-duoi-co-trai-lam-sao-de-het-sung-q76661c196.htm

songchungvoi_HIV
16-03-2016, 13:54
Hỏi: Hạch nổi lên sau khi bị bệnh bướu có bị sao không? - Bệnh khác
16/03/2016 13:40

Thưa bác sĩ hiện tại sau khi qua điều trị hóa chất bệnh con đã thuyên giảm và dường như là khỏi thì 2 hôm trước con có chịu chứng đau họng sau đó ho hôm nay con cảm thấy nhức răng và chiều nay con phát hiện có nổi hạch ở sau mang tai như vậy con có bị sao không ạ.
U lympho (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=U%20lympho&topic_id=0&option=0) | (01693***157 - 11:29 16/03/2016)

Trả lời:

( BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa - 11:29:16 16/03/2016)



Chào em!

Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, sau mang tai, nách và bẹn, bình thường không sờ thấy. Khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, hạch sưng to.

Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, có chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Khi hạch hoạt động mạnh thì sưng to, hay gặp trong các bệnh liên quan đến hệ liên võng nội mạc, bệnh tạo huyết, các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ung thư.

Em bị đau họng kèm nhức răng sau đó có biểu hiện nổi hạch sau mang tai rất có thể đây là hạch viêm là hạch tính xuất hiện khi các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm. Tuy nhiên trong trường hợp của em mới điều trị hóa chất xong em nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám trực tiếp kết hợp với một số xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh và điều trị.

Chúc em sức khỏe!
http://doisongkhoe.com/ha-ch-no-i-len-sau-khi-bi-be-nh-buo-u-co-bi-sao-khong-101611.faq

songchungvoi_HIV
19-03-2016, 17:03
Viêm họng kèm nổi hạch dọc theo quai hàm, bệnh gì Bác Sĩ ơi? 18-03-2016 19:11 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=2077456949) - Lê Hải Đăng
Thưa bác sĩ, hôm nọ cháu có đi siêu âm, bác sĩ bảo có hạch 12mm ở phía trên cằm dưới. Chắc bảo mấy hôm trước cháu có bị viêm họng, người ta cho thuốc nhưng bây giờ uống hết rồi mà vẫn có hạch ở hàm dưới và phần dưới hàm có vài cái như là 1 dây. Cháu lo lắng lắm bác sĩ có thể cho cháu biết cháu bị bệnh gì không ạ? Cháu năm nay 14 tuổi.

Xin cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/18/563BS-Lan-Huong.jpg
BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương - BV Trưng Vương



Chào em,

Viêm họng kèm nổi hạch dọc theo quai hàm cũng thường gặp, đó là hạch viêm. Khi điều trị hết viêm họng thì hạch sẽ lặn dần, có thể lặn chậm hơn vài tuần sau khi họng đã hoàn toàn hết viêm.

Em nên chờ thêm 2 tháng nữa, nếu hạch vẫn chưa lặn hay có biểu hiện phát triển to lên nữa, mọc thêm hạch mới thì phải khám lại BS để kiểm tra kỹ hơn các hạch này, tốt nhất là sinh thiết hạch sẽ biết được bản chất của hạch.

songchungvoi_HIV
29-03-2016, 18:17
Hỏi: Có hạch 12mm ở phía trên cằm dưới, có nguy hiểm không? - Bệnh khác
29/03/2016 18:02

Thưa bác sĩ, hôm nọ cháu có đi siêu âm, bác sĩ bảo có hạch 12mm ở phía trên cằm dưới. Chắc bảo mấy hôm trước cháu có bị viêm họng, người ta cho thuốc nhưng bây giờ uống hết rồi mà vẫn có hạch ở hàm dưới và phần dưới hàm có vài cái như là 1 dây. Cháu lo lắng lắm bác sĩ có thể cho cháu biết cháu bị bệnh gì không ạ? Cháu năm nay 14 tuổi. Xin cảm ơn.

(Lê Hải Đăng - bạn đọc facebook - 11:14 29/03/2016)Trả lời:
( BS Cao Thị Lan Hương: - 11:14:06 29/03/2016)



http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/21/6benoi-hach.jpg
Hình minh họa. Nguồn Internet


Chào em,

Viêm họng kèm nổi hạch dọc theo quai hàm cũng thường gặp, đó là hạch viêm. Khi điều trị hết viêm họng thì hạch sẽ lặn dần, có thể lặn chậm hơn vài tuần sau khi họng đã hoàn toàn hết viêm.

Em nên chờ thêm 2 tháng nữa, nếu hạch vẫn chưa lặn hay có biểu hiện phát triển to lên nữa, mọc thêm hạch mới thì phải khám lại BS để kiểm tra kỹ hơn các hạch này, tốt nhất là sinh thiết hạch sẽ biết được bản chất của hạch.

Thân ái,

http://doisongkhoe.com/co-hach-12mm-o-phia-tren-cam-duoi-co-nguy-hiem-khong-109551.faq

songchungvoi_HIV
29-03-2016, 18:35
Hỏi: Nổi hạch có phải là dấu hiệu bị HIV không? - Bệnh khác
29/03/2016 18:19


Chào Bác sĩ. Cách đây khoảng 4 tháng trước em có qh với gmd trong khi qh em bị rách bcs lúc nào không biết và em đã xuất tinh trong cô bé của gmd... Em lo lắng là mình có bị hiv không, em đã sử dụng thuốc chống phoi nhiêm ARV nhưng có 1 ngày quên không uống... Và trong thời gian 4 tháng em có hiện tượng nổi hạch sau giữa tai và cổ nay vẫn chưa hết và 2 hạch 2 bên hàm dưới... Em rất lo lắng mong Bác sĩ tư vấn em cảm ơn Bác sĩ.

HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0965***098 - 00:56 29/03/2016)
Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 00:56:08 29/03/2016)
Chào em.

Nối hạch tại chỗ thường là phản ứng của cơ thể với tác nhân nhiễm trùng. Nổi hạch vùng cổ là triệu chứng khá thường gặp trong nhiễm khuẩn vùng tai, mũi, họng. Khuyên em yên tâm, không nên lo lắng. Em nên làm xét nghiệm HIV kiểm tra nhé.

Chúc em mạnh khỏe.


http://doisongkhoe.com/noi-hach-co-phai-la-dau-hieu-bi-hiv-khong-109078.faq



<ins data-adsbygoogle-status="done" class="adsbygoogle" style="display: inline-block; width: 300px; height: 250px;" data-ad-client="ca-pub-7688811034310802" data-ad-slot="6840035371"><ins id="aswift_0_expand" style="display:inline-table;border:none;height:250px;margin:0;padding:0; position:relative;visibility:visible;width:300px;b ackground-color:transparent"><ins id="aswift_0_anchor" style="display:block;border:none;height:250px;margin:0;pa dding:0;position:relative;visibility:visible;width :300px;background-color:transparent"></ins></ins></ins>

songchungvoi_HIV
29-04-2016, 15:31
Hỏi: Có hạch dưới hàm khoảng 10 năm nay có sao không? - Bệnh khác 29/04/2016 15:24

Chào bác sĩ. Em năm nay 35 tuổi. Có hạch dưới hàm khoảng 10 năm nay. Em nhớ là 10n năm về trước do em hay khạc nhổ đờm nên xuất hiện hạch dưới hàm. Đi siêu âm, trọc hạch sinh thiết thì đều kết luận hạch hàm, tuyến giáp bình thường (cách đây khoảng 1, 5 năm em đã khám lại ở BV K, BV Nội tiết trung ương thì kết quả đều bình thường). Cách đây hơn 1 tháng em đi siêu âm tuyến giáp tại BV em thì thùy trái, thùy phải bt. có vài hạch nhỏ dưới cằm, đk 0, 6cm. Khi nào em nói nhiều hoặc nói to thì hạch cũng to ra, hơi đau. Ít nói, nói nhỏ thì lại bình thường. Mấy hôm nay em thấy hay có đơm dặc, xanh. Nuốt nước bọt thấy vướng và hơi đau. Nhiều lúc thấy nước bọt nhớt, vướng không chỉ lúc đi ngủ và ngủ dậy. Vậy triệu trứng đó có báo hiệu điều gì không ạ. Các bác sĩ BV Đại học y, BV không đều nói bình thường, không cần phải mổ. Nhưng em sợ để lâu năm liệu có bị biến chứng từ lành thành ác không. Em muốn mổ càng sớm càng tốt, nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thanh quản, liệu có bị mất tiếng không. Em băn khoăn nhiều điều quá. Kính mong các bác sĩ tư vấn cho em. Trân trọng cảm ơn.
U lympho (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=U%20lympho&topic_id=0&option=0) | (huongluuthu2501@gmail.com - 14:44 29/04/2016)


Trả lời:

( BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa - 14:44:29 29/04/2016)


Chào bạn!

Các triệu chứng hiện tại của bạn có thể chỉ là viêm họng đơn thuần thôi. Để an tâm thì bạn nên đi khám bác sỹ Tai mũi họng, nếu thấy cần thiết bác sỹ sẽ tiến hành sinh thiết hạch. Kết quả sinh thiết lành tính thì bạn không cần quá lo lắng nhé. Để hạn chế tái phát viêm họng (thường là nguyên nhân gây nổi hạch vùng cổ), bạn nên súc họng nước muối thường xuyên, cứ 3h/1 lần nhé.

Chúc bạn sức khỏe!


http://doisongkhoe.com/co-hach-duoi-ham-khoang-10-nam-nay-co-sao-khong-113202.faq

songchungvoi_HIV
07-05-2016, 13:28
Nổi hạch góc hàm, ấn thấy đau có phải bệnh quai bị?Thứ bảy, 07/05/2016 11:18Thưa BS,

Tôi có bị một cái hạch dưới góc hàm. Chỉ ấn vào mới đau, không sưng to và không đau tai hay cổ họng gì cả. Tôi ăn uống nhai bình thường. Mọi người cho rằng tôi bệnh quai bị, tôi đang nghỉ ngơi, kiêng nước lạnh và gió.

BS cho tôi hỏi những triệu chứng trên có phải là quai bị không? Tại hồi nhỏ tôi đã bị quai bị rồi rất đau và không ăn uống được gì cả. Tôi cũng lên hạch ở dưới hàm do viêm tai giữa 2 lần rồi. Tôi bị sang ngày thứ 4 rồi, ấn vào hạch thấy gần như hết đau, vậy tôi đã khỏi chưa? Xin cảm ơn.

(Trần Thêu – Ninh Bình)BS Trần Thị Thu Cúc:

http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/05/07/377hach-goc-ham.jpg

Ảnh minh họa



Chào bạn,

Quai bị là hiện tương sung viêm tuyến mang tai, người bệnh sẽ sốt kèm theo sưng đau hai bên hoặc một bênh vùng tuyến mang tai (hai bênh má). Sau khi mắc bệnh sẽ tạo kháng thể bảo vệ cơ thể vĩnh viễn, vì vậy nhiều khả năng trường hợp của bạn không phải quai bị.

Hạch gốc hàm ấn đau có thể là hạch viêm. Bạn có thể đến khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc nội tổng quát để BS tìm ra ổ nhiễm trùng và điều trị để nhanh chóng khỏi.


http://alobacsi.com/benh-khac/noi-hach-goc-ham-an-thay-dau-co-phai-benh-quai-bi-q73802c196.htm

songchungvoi_HIV
18-05-2016, 18:05
Sưng, nổi hạch trên người có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư?


Thứ tư, 18/05/2016 10:56

Bị sưng, nổi hạch ở cổ có phải là đã mắc bệnh ung thư không? BS Nguyễn Lê sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn.



(http://alobacsi.com/kham-benh-online.htm)


Nhìn cổ đoán bệnh

Theo Healthyfoodteam đưa tin, các hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể, bình thường không thể sờ thấy, cũng không gây đau đớn. Nhưng nếu bị sưng phồng lên thì chúng sẽ cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.

Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ có thể cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng nhẹ như cảm lạnh, nghiêm trọng hơn là bị viêm nhiễm, thậm chí là ung thư.

Hạch sưng to ở dạng hình hạt đậu cho đến cỡ quả anh đào nhỏ. Bình thường, hạch nhỏ hơn 1cm đường kính. Khi hạch bạch huyết sưng lên không có nghĩa là sức khỏe đang bị sa sút nghiêm trọng, nhưng một khi sưng lên thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có vấn đề.

Khi hạch bạch huyết sưng đột ngột mà bạn không cảm thấy đau, không có biểu hiện viêm nhiễm hay do chấn thương gì thì cần đi khám ngay. Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.


https://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/AwWKf7rlu1Ckqz3Mr1sjw4gb51UN4/Image/2016/05/h1-d7aa2/hach-sung1.png
Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ có thể cảnh báo cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe. (Ảnh: Healthyfoodteam)


Bác sĩ khẳng định nổi hạch cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Thượng tá, ThS. BS Nguyễn Lê (Bệnh viện Quân y 103, giảng viên Học viện Quân y) chuyên điều trị ung thư và viêm gan siêu vi khẳng định, nổi hạch là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.

Hạch thuộc hệ thống bạch huyết của cơ thể, khi có tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào (như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...) thì sẽ bị sưng lên để bảo vệ cơ thể, ví dụ như bạn bị viêm họng, viêm răng lợi cũng có thể bị nổi hạch ở cổ, vết thương ở chân có thể nổi hạch ở bẹn… Đây chính là một phản ứng bảo vệ của cơ thể.

“Các hạch bạch huyết thường nổi nhiều nhất ở vùng cổ, nách, bẹn. Tuy nhiên, các hạch bạch huyết ở những vùng khác nhau cũng có thể bị ảnh hưởng, tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân”, BS Nguyễn Lê nói.

Hạch sưng cho thấy cơ thể bị xâm nhập bởi một số mầm bệnh hay do chấn thương, viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn là ung thư, có thể là ung thư hạch hoặc

ung thư di căn (http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/cuong-xuong-khop/dau-xuong-am-i-canh-bao-nguy-co-ung-thu-di-can-a20150824112942886c183.htm) từ các cơ quan khác vào hạch.


https://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/Lew0w3pIoyh272KqgZVKzcqDLR91OE/Image/2016/05/sung-hach-1-19f31/sung-hach-co-phai-do-ung-thu.jpg
BS Nguyễn Lê khẳng định nổi hạch là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tật, trong đó có ung thư


Một số bệnh khiến hạch bị sưng, nổi lên có thể là viêm nhiễm tại chỗ như viêm họng, viêm amidan... Ngoài ra, khi bạn bị lao, sởi, quai bị, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn... cũng có thể sẽ nổi hạch. “Các triệu chứng khác của cơ thể kèm nổi hạch như cảm, ho, vết thương, có viêm nhiễm… thì chuyện lên hạch là điều bình thường. Nhưng nếu tự nhiên xuất hiện hạch khi cơ thể không bị làm sao trước đó thì cần phải lưu ý”, BS Nguyễn Lê cảnh báo.

“Nguy hiểm nhất là sưng hạch do ung thư hạch, hạch di căn do bệnh ung thư ở những cơ quan khác, hay gặp như ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, dạ dày, hạch bạch huyết”, chuyên gia cho biết.

Ông cũng đưa ra cảnh báo: “Với các tác nhân thông thường khiến hạch nổi thì hạch sẽ tự động biến mất trong 3 - 4 tuần là cùng. Nhưng nếu hạch sưng kéo dài trên 1 tháng đến vài tháng thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý mạn tính nguy hiểm hoặc ung thư”. Chuyên gia cũng lưu ý thêm, bệnh nhân HIV thường nổi hạch toàn thân nên đối tượng nổi hạch nhiều, kéo dài cũng có khả năng mắc HIV, nên kiểm tra để loại trừ.

Hạch có thể sưng ở vùng ngoại vi như cổ, nách, bẹn, trên xương đòn, dưới xương đòn, vùng khuỷu tay, hoặc sâu hơn như hạch cổ tử cung, hạch trung thất. Đây là những loại hạch dễ và hơi khó phát hiện. Ngoài ra còn có những hạch rất khó phát hiện vì nằm ở trong nội tạng, mạc treo... phải chụp chiếu kỹ mới có thể phát hiện được.

Theo BS Nguyễn Lê, khi nổi hạch bạn cần xác định vị trí của hạch nằm ở đâu, tập trung nhiều ở chỗ nào, hạch nổi ở một nơi hay nhiều nơi. Số lượng hạch nhiều hay ít, chỉ có 1- 2 cái hay một chùm, một tràng, kích thước. Mật độ của hạch là to hay bé, mềm hay chắc, cứng, hạch dính tại chỗ hay di động, hạch di động được thì đỡ nhưng cố định, dính thì càng nguy hiểm. Thời gian tồn tại của hạch dài hay ngắn. Đừng quên hạch nổi hơn 1 tháng trở lên rất nguy hiểm, thường là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý mạn tính nào đó.

Bạn có thể dựa vào đó để định hướng căn nguyên, sau đó cần đi khám, xét nghiệm ở những nơi có bác sĩ chuyên khoa. Những trường hợp do phản ứng của cơ thể với những bệnh thông thường, xác định được thì không lo ngại, tự hết sau vài ngày. “Những trường hợp tự nhiên nổi hạch, kèm những biểu hiện bất thường về sức khỏe thì cần phải được tìm ra nguyên nhân từ bác sĩ chuyên khoa để xử lý triệt để, chính xác”, BS Lê nhấn mạnh.

Bạn sẽ được khám tổng quát, làm xét nghiệm. Nếu còn phân vân, nghi ngờ, các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hạch để xét nghiệm tế bào, nếu vẫn còn nghi ngờ thì cần sinh thiết hạch, lấy cả hạch rồi làm thì sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Theo Tiểu Nguyễn - Trí thức trẻ

songchungvoi_HIV
20-05-2016, 17:35
Thưa BS,

Cách đây 2 tuần con bị nổi 1 hạt ở bên phải cổ. Đến BV Tai Mũi Họng khám, BS nói do bị viêm họng hạt. Con đã đi tái khám 2 lần và uống thuốc đầy đủ nhưng vẫn không thấy hạt đó mất. Lúc đầu chỉ khi ấn vào mới cảm thấy cộm, còn bây giờ chỉ vuốt cổ cũng có thể cảm thấy cộm. Và hiện tại cổ phải con có dấu hiệu sưng một tí. Xin BS tư vấn cho con.

(Thiên Thanh – TPHCM)BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/05/20/18fco-noi-hat.jpg

Ảnh minh họa


Bạn Thiên Thanh thân mến,

Bạn đã 2 lần tới bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán bị viêm họng, như vậy tình trạng bệnh lý không có vấn đề gì quá lo lắng.Hạt cổ bên phải mà bạn quan tâm có thể là hạch cổ, có thể là nang tuyến giáp, có thể nang tuyến bã... AloBacsi không trực tiếp thăm khám nên khó xác định hạt cổ thuộc cấu trúc của tổ chức nào. Do đó, bạn tới cơ sở y tế gần nhà, BS khám, xác định hạt cổ bên phải của bạn là loại nào, là bình thường hay bất thường, cần thiết phải thăm khám gì thêm để có chẩn đoán xác định nhé.


AloBacsi.com

songchungvoi_HIV
31-08-2016, 12:21
Thứ tư, 31/08/2016 11:23
Nổi cục nhỏ sau dái tai, bệnh gì?

Chào BS

Em năm nay 25 tuổi, tự nhiên sau tai phải của em nổi 1 cục nhỏ nằm sát ngay phía sau dái tai, em ấn vào thấy hơi đau. Em không biết đó là cục gì xin BS cho em biết đó là cục gì vậy? Em xin chân thành cảm ơn.

(Trần quang - tvq.utc...@gmail.com)

BS Trần Thị Thu Cúc:



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/08/31/6c2Noi-cuc-nho-sau-dai-tai-benh-gi.jpg (http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/08/31/6c2Noi-cuc-nho-sau-dai-tai-benh-gi.jpg)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo tôi đó chỉ là hạch viêm do nhiễm trùng vùng tai-mũi-họng (http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/tai-mui-hong/vi-sao-viem-tai-giua-hay-tai-phat-a20160516031445283c185.htm), hạch sẽ tự mất đi sau vài tuần hay khi tình trạng viêm nhiễm được giải quyết. Tuy nhiên, nếu hạch chảy mủ và bạn bị sốt bạn nên đến gặp BS để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thân mến!


AloBacsi.com

songchungvoi_HIV
14-09-2016, 13:27
Thứ tư, 14/09/2016 11:38
Hạch nổi gần gốc dương vật do nhiễm nấm?

Chào bác sĩ,

Em năm nay 20 tuổi, cách đây khoảng 4 tuần, em có một cục hạch ở giữa vùng mu (bên trái). Em cũng rất lo, nhưng một thời gian, nó có mủ và tự động lặn mất. Giờ ở gần gốc dương vật em lại thấy có một cục hạch sờ vào cứng cứng, không có cảm giác đau hay sưng gì cả.

Em rất lo lắng, không biết có phải là biểu hiện của một bệnh lý gì nguy hiểm hay không. Do em bị ngứa vùng bẹn, đi khám da liễu thì BS nói bị nấm rồi cho thuốc uống và giờ cũng đã khỏi. Không biết cục hạch ở đó có liên quan gì đến nấm hay không BS. Mong BS tư vấn giúp em. Chân thành cám ơn BS rất nhiều.

(Bùi Thiện - karma...@gmail.com)

BS Cao Thị Lan Hương:



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/09/14/298Hach-noi-gan-goc-duong-vat-do-nhiem-nam.jpg (http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/09/14/298Hach-noi-gan-goc-duong-vat-do-nhiem-nam.jpg)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thông thường nhiễm nấm (http://alobacsi.com/phu-nu/meo-phong-tranh-nhiem-nam-am-dao-a20160406044619697c336.htm) ngoài da hiếm khi gây nổi hạch, mà nếu có, thì khi điều trị nấm khỏi, hạch cũng sẽ tự lặn bạn nhé.

Thân mến!


AloBacsi.vn

songchungvoi_HIV
17-09-2016, 14:09
Thứ bảy, 17/09/2016 10:00
Tai nổi cục hạch sưng đỏ, nên khám chuyên khoa nào?

Thưa BS!

Khoảng một tuần nay vành tai trong của em xuất hiện hạch to bằng hạt nạc sưng đỏ, còn bên trong tai của em vẫn bình thường. BS tư vấn giúp em, không biết em bị bệnh gì vậy? Và em nên đến chuyên khoa nào để chẩn đoán chính xác bệnh. Em cảm ơn BS!

(Nguyễn Tuấn Tâm - Hà Nội)

BS Trần Thị Thu Cúc:



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/09/16/a6fTai-noi-cuc-hach-sung-do-nen-kham-chuyen-khoa-nao.jpg (http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/09/16/a6fTai-noi-cuc-hach-sung-do-nen-kham-chuyen-khoa-nao.jpg)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Vị trí mà em mô tả thường không có hạch (http://alobacsi.com/benh-khac/hach-khong-tang-kich-thuoc-nhieu-nam-co-nguy-hiem-khong-alobacsi-q84632c196.htm). Do sang thương của em hiện tại sưng đau nên tôi nghĩ nhiều đến tính trạng nhiễm trùng hoặc mụn mủ. Em không nên chạm vào đó, có thể tình trạng nhiễm trùng sẽ tự khỏi. Nếu sang thương tăng kích thước hoặc chảy mủ, em nên đến gặp BS để được kê toa điều trị em nhé.

Thân mến!


AloBacsi.vn