PDA

View Full Version : Hy vọng chữa HIV từ các liệu pháp tiềm năng



mưa buon
26-03-2019, 11:29
Một số phương pháp tiềm năng ức chế virus HIV gần đây đã mở ra hy vọng về việc ngăn chặn được bệnh AIDS trong tương lai.Ông Timothy Brown - trường hợp đầu tiên trên thế giới được cho là đã được chữa khỏi HIV/AIDS. Hơn 10 năm trước, một bệnh nhân HIV người Mỹ tên Timothy Brown đã trở thành trường hợp đầu tiên trên thế giới tạm gọi là “chữa khỏi” bệnh. Ông Brown được ghép tủy xương từ một người hiến có đề kháng tự nhiên với HIV. Dù đã ngưng thuốc đặc trị ARV, ông Brown cho đến nay vẫn chưa tái phát HIV. Hồi đầu tháng này, một bệnh nhân HIV tại London đã trở thành trường hợp thứ hai trên thế giới không còn virus sau khi được ghép tủy của một người kháng HIV. Gần 3 năm kể từ khi tiếp nhận tế bào gốc tủy sống từ một người hiến và sau hơn 18 tháng kể từ khi ngưng thuốc đặc trị ARV, bệnh nhân không còn dấu vết virus HIV trong cơ thể, theo Reuters dẫn lời Giáo sư Ravindra Gupta của Đại học London .
Liệu pháp 1 Nhắm vào kho trữ
Một trong những liệu pháp chữa trị HIV tối tân là tìm cách hạn chế khả năng tự nhân bản phân tử ARN của loại virus này, Công ty Pháp Abivax hồi năm 2017 đã công bố một thí nghiệm cho thấy phương pháp này có thể trở thành liệu pháp chữa HIV. Điểm chính của liệu pháp này là có thể nhắm vào kho dự trữ virus HIV “lẩn trốn” trong tế bào người. “Những phương pháp điều trị hiện tại ức chế sự lưu thông virus bằng cách ngăn chặn việc hình thành virus mới, song lại không đụng đến kho lưu trữ. Do đó, virus sẽ quay trở lại trong vòng 10 - 14 ngày. ABX464 là loại thuốc thử nghiệm đầu tiên cho thấy giúp giảm kho trữ HIV”, ông Hartmut Ehrlich, Tổng giám đốc Hãng Abivax, cho hay. Thử nghiệm cho thấy ở những người dùng thuốc ABX464 kết hợp với thuốc đặc trị ARV, kho trữ HIV giảm từ 25 - 50% sau 28 ngày so với nhóm chỉ dùng thuốc ARV. Theo ông Ehrlich, yếu tố tiềm năng của ABX464 là không chỉ nhắm vào kho chứa HIV ẩn náu trong hồng cầu mà còn cả những virus nấp trong ruột, vốn là ổ lưu trữ virus HIV lớn nhất.
Liệu pháp 2 Tấn công và tiêu diệt
Đây là liệu pháp sử dụng chất LRA giúp kích hoạt kho lưu HIV ẩn, tạo điều kiện cho thuốc ARV tiêu diệt virus. Năm 2016, một nhóm các trường đại học ở Anh đã báo cáo về những kết quả đầy hứa hẹn từ một bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này. Gilead, một trong những hãng dược của Mỹ đi đầu trong điều chế thuốc HIV, cũng nhiều lần thử nghiệm lâm sàng liệu pháp tương tự khi cộng tác với Hãng dược Aelix của Tây Ban Nha. Tại Na Uy, Hãng Bionor đang thử nghiệm liệu pháp giống như vậy bằng việc sử dụng vắc xin kép. Một loại vắc xin kích thích sản xuất kháng thể ngăn virus HIV không nhân rộng, trong khi loại còn lại tấn công ổ chứa virus này. Năm 2017, một trong những thử nghiệm tiên tiến nhất áp dụng liệu pháp này - do Hãng Mologen có trụ sở tại Berlin (Đức) tiến hành - báo cáo rằng mặc dù có thể giúp kiểm soát nhiễm HIV, nhưng nó không thành công trong việc giảm kho chứa HIV. Và một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các LRA hiện chỉ tác động chưa tới 5% lượng HIV trong ổ chứa.
Liệu pháp 3 Miễn dịch
Điều khiến cho virus HIV nguy hiểm là chúng tấn công vào hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ nhiễm bệnh do không có sức đề kháng. Liệu pháp miễn dịch là giúp tăng cường cho các tế bào miễn dịch chống lại virus này. Các nhà khoa học tại Anh và Tây Ban Nha hồi năm 2017 cho biết 5/15 bệnh nhân được thử nghiệm lâm sàng hết sạch virus HIV trong vòng 7 tháng mà không dùng thuốc đặc trị ARV, nhờ liệu pháp miễn dịch củng cố hệ miễn dịch kháng virus. Liệu pháp của họ bao gồm thuốc kích hoạt ổ chứa HIV ẩn và một loại vắc xin tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch gấp hàng ngàn lần so với bình thường. Dù liệu pháp miễn dịch được chứng minh chống HIV hiệu quả song cần nghiên cứu thêm vì sao một số bệnh nhân kháng được virus, trong khi số khác thì không. Một trong những liệu pháp miễn dịch hiện đại nhất là loại vắc xin VAC-3S do Hãng InnaVirVax của Pháp điều chế, Vắc xin này kích thích sản sinh kháng thể chống virus, đẩy mạnh quá trình hồi phục hệ miễn dịch, để từ đó hệ miễn dịch cũng như các hệ thống chức năng khác có thể phát hiện và loại bỏ virus này.
Liệu pháp 4 Gen
Ước tính có khoảng 1% số người trên thế giới miễn dịch tự nhiên với HIV. Đó là nhờ đột biến gien mã hóa CCR5, một loại protein trên bề mặt tế bào miễn dịch mà virus HIV sử dụng để xâm nhập và lây nhiễm chúng. Những người mắc đột biến này bị thiếu một phần protein CCR5, khiến HIV không thể liên kết với nó. Về mặt lý thuyết, sử dụng liệu pháp gien có thể chỉnh sửa ADN của chúng ta và sử dụng đột biến này để ngăn chặn HIV. Công ty Sangamo Therapeutics tại Mỹ là một trong những nhà phát triển tiên tiến nhất của phương pháp trên. Công ty này trích xuất các tế bào miễn dịch của bệnh nhân và chỉnh sửa ADN nhằm tạo đề kháng virus HIV. Trong tương lai, liệu pháp gien chữa HIV có thể được thực hiện với CRISPR, một công cụ chỉnh sửa gien dễ dàng hơn và nhanh hơn nhiều so với các công cụ chỉnh sửa gien trước đây. Không xa trong tương lai, HIV có thể trở thành một trong những bệnh đầu tiên được chữa khỏi bằng CRISPR.

Số phận buồn
26-03-2019, 22:48
Một số phương pháp tiềm năng ức chế virus HIV gần đây đã mở ra hy vọng về việc ngăn chặn được bệnh AIDS trong tương lai.Ông Timothy Brown - trường hợp đầu tiên trên thế giới được cho là đã được chữa khỏi HIV/AIDS. Hơn 10 năm trước, một bệnh nhân HIV người Mỹ tên Timothy Brown đã trở thành trường hợp đầu tiên trên thế giới tạm gọi là “chữa khỏi” bệnh. Ông Brown được ghép tủy xương từ một người hiến có đề kháng tự nhiên với HIV. Dù đã ngưng thuốc đặc trị ARV, ông Brown cho đến nay vẫn chưa tái phát HIV. Hồi đầu tháng này, một bệnh nhân HIV tại London đã trở thành trường hợp thứ hai trên thế giới không còn virus sau khi được ghép tủy của một người kháng HIV. Gần 3 năm kể từ khi tiếp nhận tế bào gốc tủy sống từ một người hiến và sau hơn 18 tháng kể từ khi ngưng thuốc đặc trị ARV, bệnh nhân không còn dấu vết virus HIV trong cơ thể, theo Reuters dẫn lời Giáo sư Ravindra Gupta của Đại học London .
Liệu pháp 1 Nhắm vào kho trữ
Một trong những liệu pháp chữa trị HIV tối tân là tìm cách hạn chế khả năng tự nhân bản phân tử ARN của loại virus này, Công ty Pháp Abivax hồi năm 2017 đã công bố một thí nghiệm cho thấy phương pháp này có thể trở thành liệu pháp chữa HIV. Điểm chính của liệu pháp này là có thể nhắm vào kho dự trữ virus HIV “lẩn trốn” trong tế bào người. “Những phương pháp điều trị hiện tại ức chế sự lưu thông virus bằng cách ngăn chặn việc hình thành virus mới, song lại không đụng đến kho lưu trữ. Do đó, virus sẽ quay trở lại trong vòng 10 - 14 ngày. ABX464 là loại thuốc thử nghiệm đầu tiên cho thấy giúp giảm kho trữ HIV”, ông Hartmut Ehrlich, Tổng giám đốc Hãng Abivax, cho hay. Thử nghiệm cho thấy ở những người dùng thuốc ABX464 kết hợp với thuốc đặc trị ARV, kho trữ HIV giảm từ 25 - 50% sau 28 ngày so với nhóm chỉ dùng thuốc ARV. Theo ông Ehrlich, yếu tố tiềm năng của ABX464 là không chỉ nhắm vào kho chứa HIV ẩn náu trong hồng cầu mà còn cả những virus nấp trong ruột, vốn là ổ lưu trữ virus HIV lớn nhất.
Liệu pháp 2 Tấn công và tiêu diệt
Đây là liệu pháp sử dụng chất LRA giúp kích hoạt kho lưu HIV ẩn, tạo điều kiện cho thuốc ARV tiêu diệt virus. Năm 2016, một nhóm các trường đại học ở Anh đã báo cáo về những kết quả đầy hứa hẹn từ một bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này. Gilead, một trong những hãng dược của Mỹ đi đầu trong điều chế thuốc HIV, cũng nhiều lần thử nghiệm lâm sàng liệu pháp tương tự khi cộng tác với Hãng dược Aelix của Tây Ban Nha. Tại Na Uy, Hãng Bionor đang thử nghiệm liệu pháp giống như vậy bằng việc sử dụng vắc xin kép. Một loại vắc xin kích thích sản xuất kháng thể ngăn virus HIV không nhân rộng, trong khi loại còn lại tấn công ổ chứa virus này. Năm 2017, một trong những thử nghiệm tiên tiến nhất áp dụng liệu pháp này - do Hãng Mologen có trụ sở tại Berlin (Đức) tiến hành - báo cáo rằng mặc dù có thể giúp kiểm soát nhiễm HIV, nhưng nó không thành công trong việc giảm kho chứa HIV. Và một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các LRA hiện chỉ tác động chưa tới 5% lượng HIV trong ổ chứa.
Liệu pháp 3 Miễn dịch
Điều khiến cho virus HIV nguy hiểm là chúng tấn công vào hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ nhiễm bệnh do không có sức đề kháng. Liệu pháp miễn dịch là giúp tăng cường cho các tế bào miễn dịch chống lại virus này. Các nhà khoa học tại Anh và Tây Ban Nha hồi năm 2017 cho biết 5/15 bệnh nhân được thử nghiệm lâm sàng hết sạch virus HIV trong vòng 7 tháng mà không dùng thuốc đặc trị ARV, nhờ liệu pháp miễn dịch củng cố hệ miễn dịch kháng virus. Liệu pháp của họ bao gồm thuốc kích hoạt ổ chứa HIV ẩn và một loại vắc xin tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch gấp hàng ngàn lần so với bình thường. Dù liệu pháp miễn dịch được chứng minh chống HIV hiệu quả song cần nghiên cứu thêm vì sao một số bệnh nhân kháng được virus, trong khi số khác thì không. Một trong những liệu pháp miễn dịch hiện đại nhất là loại vắc xin VAC-3S do Hãng InnaVirVax của Pháp điều chế, Vắc xin này kích thích sản sinh kháng thể chống virus, đẩy mạnh quá trình hồi phục hệ miễn dịch, để từ đó hệ miễn dịch cũng như các hệ thống chức năng khác có thể phát hiện và loại bỏ virus này.
Liệu pháp 4 Gen
Ước tính có khoảng 1% số người trên thế giới miễn dịch tự nhiên với HIV. Đó là nhờ đột biến gien mã hóa CCR5, một loại protein trên bề mặt tế bào miễn dịch mà virus HIV sử dụng để xâm nhập và lây nhiễm chúng. Những người mắc đột biến này bị thiếu một phần protein CCR5, khiến HIV không thể liên kết với nó. Về mặt lý thuyết, sử dụng liệu pháp gien có thể chỉnh sửa ADN của chúng ta và sử dụng đột biến này để ngăn chặn HIV. Công ty Sangamo Therapeutics tại Mỹ là một trong những nhà phát triển tiên tiến nhất của phương pháp trên. Công ty này trích xuất các tế bào miễn dịch của bệnh nhân và chỉnh sửa ADN nhằm tạo đề kháng virus HIV. Trong tương lai, liệu pháp gien chữa HIV có thể được thực hiện với CRISPR, một công cụ chỉnh sửa gien dễ dàng hơn và nhanh hơn nhiều so với các công cụ chỉnh sửa gien trước đây. Không xa trong tương lai, HIV có thể trở thành một trong những bệnh đầu tiên được chữa khỏi bằng CRISPR.





Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu từ các quốc gia phát triển trên thế giới về việc loại bỏ HIV ra khỏi cơ thể sống.
Mong một ngay nào đó sẽ có một biện pháp đặc hiệu ít tốn kém và ít rủi roi cho những người mang dòng máu không may mắn này.
Hi vọng một tương lai gần nhất.

mưa buon
27-03-2019, 07:58
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu từ các quốc gia phát triển trên thế giới về việc loại bỏ HIV ra khỏi cơ thể sống.
Mong một ngay nào đó sẽ có một biện pháp đặc hiệu ít tốn kém và ít rủi roi cho những người mang dòng máu không may mắn này.
Hi vọng một tương lai gần nhất. Đúng vậy, HIV sẽ bị loại khỏi danh sách là loại virus chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn . hy vong một ngày không xa. nhưng với sự tiến bộ vượt bậc của Y học thì chúng ta đã đang sử dụng liệu pháp ARV ức chế gần như hoàn toàn HIV khi tuân thủ điều trị với các loại thuốc mới liên tục được BYT cập nhật tại việt nam .

1122334455
27-03-2019, 14:16
Vui nhỉ mai mốt kia có thuốc rồi
Chúng ta có dám đứng ra điều trị không ......... Căng à nha

Số phận buồn
28-03-2019, 18:25
Vui nhỉ mai mốt kia có thuốc rồi
Chúng ta có dám đứng ra điều trị không ......... Căng à nha

Làm gi mà kg dám điều trị bạn. Có bệnh thì điều trị thôi bạn à.

Hyvongggggg
28-03-2019, 19:54
Làm gi mà kg dám điều trị bạn. Có bệnh thì điều trị thôi bạn à.
Nhưng báo chí vẫn là báo chí chưa ai giám khẳng định là 100% sẽ chữa khỏi.cứ nghiên cứu rồi trong 1 năm thì nghe nhiều tin vui nhưng vui trong phòng thí nghiệm cũng gần suốt 50 năm nay rồi.arv độc.hiv thì hại làm súc đê kháng yếu dần.bệnh cảm nhẹ hay bất cứ vết thương gì thì cũng khó lành như người bình thường.miễn dịch có mạnh cỡ nào cũng không đấu lại con vi rut hiv này đâu.thôi cứ arv mà uống đi

mưa buon
28-03-2019, 20:41
Nhưng báo chí vẫn là báo chí chưa ai giám khẳng định là 100% sẽ chữa khỏi.cứ nghiên cứu rồi trong 1 năm thì nghe nhiều tin vui nhưng vui trong phòng thí nghiệm cũng gần suốt 50 năm nay rồi.arv độc.hiv thì hại làm súc đê kháng yếu dần.bệnh cảm nhẹ hay bất cứ vết thương gì thì cũng khó lành như người bình thường.miễn dịch có mạnh cỡ nào cũng không đấu lại con vi rut hiv này đâu.thôi cứ arv mà uống đi
Khi đã tuân thủ ARV bạn hoàn toàn khỏe mạnh như người bình thường . chúng ta có quyền hy vọng nhá .

leminhtan91
28-03-2019, 21:51
Lo mà kiếm tiền sống qua ngày ko lo. Thuốc khi nào có sẽ có ước vs ao nó cũng hok có nha mấy bạn thực tế tí đi. ARV cứ quất khỏe phây phây :))

mưa buon
28-03-2019, 22:38
Lo mà kiếm tiền sống qua ngày ko lo. Thuốc khi nào có sẽ có ước vs ao nó cũng hok có nha mấy bạn thực tế tí đi. ARV cứ quất khỏe phây phây :))
Thuốc ARV ngày nay ít tác dụng phụ luôn được nâng cấp và khả năng ức chế virus hiệu quả hơn .

Số phận buồn
29-03-2019, 11:43
Arv giờ có mấy phiên bản vậy bạn?

mưa buon
29-03-2019, 12:02
Arv giờ có mấy phiên bản vậy bạn? 2 phiên bản em nhá 600mg và 400mg( ít tác dụng phụ )

Kuxin
02-04-2019, 12:59
Hi bạn cho mình hỏi Arv màu trắng có chữ M152 là cũ hay mới bậy bạn??

Tuanmecsedec
02-04-2019, 14:49
Hi bạn cho mình hỏi Arv màu trắng có chữ M152 là cũ hay mới bậy bạn??


M152 là thuốc hiện đang điều trị đó bạn.

Số phận buồn
04-04-2019, 19:39
M152 là thuốc hiện đang điều trị đó bạn.
Sao của mình màu hồng có chữ T

Tuanmecsedec
04-04-2019, 19:50
Sao của mình màu hồng có chữ T


Thuốc có chữ T cũng như thành phần M152 cũng dùng trong điều trị.Hiện nay có chổ có uống có chữ T,có chổ cho uống M152,cả 2 như nhau bạn vì chung thành phần.

vuive90
04-04-2019, 23:36
Thuốc có chữ T cũng như thành phần M152 cũng dùng trong điều trị.Hiện nay có chổ có uống có chữ T,có chổ cho uống M152,cả 2 như nhau bạn vì chung thành phần.
tháng rồi e đc nhận thuốc ELTVIR a tuấn ơi. thuốc chử I.
ko có gì đang nói ngoài cái lọ đựng thuốc xin xò vãi ra.
cái nắp của lọ thuốc có cơ chế đóng mở giống như chai dầu gió con ó thái lan ấy.
vừa nhấn vừa vặn mới mở đc. làm cho e thấy mỗi lần uống thuốc như là 1 niềm vui ấy. thích thật :V

Tuanmecsedec
05-04-2019, 06:19
tháng rồi e đc nhận thuốc ELTVIR a tuấn ơi. thuốc chử I.
ko có gì đang nói ngoài cái lọ đựng thuốc xin xò vãi ra.
cái nắp của lọ thuốc có cơ chế đóng mở giống như chai dầu gió con ó thái lan ấy.
vừa nhấn vừa vặn mới mở đc. làm cho e thấy mỗi lần uống thuốc như là 1 niềm vui ấy. thích thật :V


ELTVIR cũng thành phần như nhau.