PDA

View Full Version : Làm gì khi bị phơi nhiễm với HIV?



songchungvoi_HIV
04-01-2014, 09:54
<tbody>
Làm gì khi bị phơi nhiễm với HIV?


Thứ năm, 27/12/2012, 08:27 (GMT+7)


Gần đây, Báo SGGP thường nhận phản ánh của bạn đọc lo ngại về việc sơ ý đạp phải kim tiêm nghi do các đối tượng nghiện ma túy sử dụng vứt bừa bãi trong công viên, phòng karaoke, rạp hát hoặc trên đường phố. Một số trường hợp bị bọn tội phạm đâm bằng kim hay dao có dính máu, đe dọa là máu nhiễm HIV. Nếu gặp những tình huống này, cần làm gì để phòng ngừa bị lây nhiễm HIV? Tiến sĩ - bác sĩ Lê Mạnh Hùng (ảnh), Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
° Phóng viên: Là chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, ông đánh giá về nguy cơ người dân bị nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro tại TPHCM hiện nay ra sao?


<tbody>





</tbody>

° Tiến sĩ - bác sĩ LÊ MẠNH HÙNG:

http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/12/images444242_1.jpg
Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV, dẫn đến nguy cơ có thể bị lây nhiễm HIV gọi là “phơi nhiễm với HIV”. TPHCM là địa phương có số người nhiễm HIV đông nhất nước, do đó khả năng có nhiều người bị phơi nhiễm với HIV cao hơn những địa phương khác, cụ thể trong những trường hợp như sau: Khi thi hành nhiệm vụ (nhân viên y tế khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm HIV do bị dao mổ, kim chích có dính máu làm rách da hoặc bị dịch cơ thể, máu của bệnh nhân văng vào mắt, miệng; chiến sĩ, công an trấn áp tội phạm bị đối tượng chống trả bằng hung khí có dính máu hoặc cào cắn gây rách da; nhân viên công tác xã hội, công nhân vệ sinh bị kim tiêm đâm phải khi thu gom rác); thân nhân chăm sóc người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp hàng ngày nhưng lại thiếu kiến thức về phòng ngừa lây truyền HIV; quan hệ tình dục mại dâm hoặc với người ngoài vợ chồng mà không dùng bao cao su hoặc bao bị rách khi quan hệ; người đi đường rủi ro bị kim tiêm của người nhiễm HIV đâm phải.
Trên thực tế, sau khi bị phơi nhiễm mà không áp dụng các biện pháp dự phòng, tỷ lệ bị nhiễm HIV cũng rất thấp. Bởi vì siêu vi HIV phải xâm nhập với số lượng lớn mới gây ra lây truyền. Ví dụ, số liệu nghiên cứu cho thấy nếu bị kim có HIV đâm qua da (một lần) thì tỷ lệ bị nhiễm là 3/1.000 trường hợp. Tuy nhiên, dù khả năng lây nhiễm HIV trong một lần bị phơi nhiễm không cao nhưng hậu quả do nhiễm HIV nặng nề, liên quan tính mạng của người bị nhiễm nên rất cần thiết phải áp dụng các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm.
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2012/12/images444218_Z4d.jpg

° Cụ thể là những biện pháp gì?
° Phơi nhiễm với HIV được coi là một khẩn cấp nội khoa. Do vậy, sự cố này phải được xử lý càng sớm càng tốt trong những giờ đầu, không nên quá 72 giờ. Người bị tai nạn cần được áp dụng ngay các biện pháp dự phòng chủ yếu, theo trình tự nhất định. Đầu tiên, khi mới gặp tai nạn, nạn nhân đừng quá hoảng hốt mà cần bình tĩnh xử lý vết thương tại chỗ, đúng cách. Nếu là trường hợp bị rách da (kim đâm, bị cắn, bị cào xé…) thì xối rửa vết thương trong dòng nước sạch. Lưu ý phải để cho máu chảy tự nhiên, không bóp nặn vì có thể làm dập nát mô khiến nguy cơ lây nhiễm tăng lên.
Nếu là vết kim đâm nhỏ, máu không tự chảy thì chỉ nên bóp nhẹ quanh miệng vết thương. Sau đó dùng những loại thuốc sát trùng thông thường lau vết thương và ép vào đó khoảng 5 phút. Mục đích của việc rửa và sát trùng vết thương là nhằm làm giảm số lượng siêu vi HIV (nếu có) xâm nhập vào cơ thể, vì như trên đã nói, khả năng lây nhiễm sẽ cao nếu lượng siêu vi HIV nhiều. Nếu trường hợp bị phơi nhiễm qua đường mắt, mũi, miệng cũng súc, rửa dưới vòi nước nhẹ hoặc nước muối sinh lý, nước cất. Bước thứ hai, nạn nhân đến cơ quan y tế để được tư vấn, xét nghiệm và dùng thuốc dự phòng nếu bác sĩ xác định có nguy cơ lây nhiễm.
° Trong trường hợp không xác định được “chủ nhân của hung khí” (như đạp trúng kim, dao ở nơi công cộng) hoặc hung thủ tấn công mình chạy thoát thì làm sao có thể biết được mình có nguy cơ bị nhiễm HIV hay không để mà điều trị?
° Khi người bị nạn đến bệnh viện, bác sĩ sẽ lập hồ sơ ghi rõ về tình huống gây ra tai nạn, cách xử lý ban đầu. Nếu có đối tượng sẽ cho xét nghiệm HIV đối với người đó. Riêng với người bị nạn, trong bất kỳ trường hợp nào cũng làm xét nghiệm để xác định bản thân có nhiễm HIV hay chưa. Bởi nếu đã bị nhiễm sẵn rồi thì uống thuốc dự phòng cũng vô ích.
Sau khi nắm rõ thông tin và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xem xét, tư vấn về nguy cơ bị phơi nhiễm với HIV và cho người bị phơi nhiễm dùng thuốc kháng HIV (uống 28 ngày). Tuy nhiên, đây là trường hợp khẩn cấp nội khoa, nếu bắt đầu uống thuốc sau quá 72 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, thuốc sẽ không còn hiệu lực. Do vậy, ngay hôm đầu tiên nạn nhân vẫn uống thuốc khoảng vài ngày trong khi chờ đợi các kết quả xét nghiệm. Sau đó mới quyết định là dừng hay phải uống hết phác đồ điều trị.
° Người dân có thể đến các cơ sở y tế nào để khám và áp dụng các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm HIV?

° Hiệu quả của thuốc điều trị dự phòng có cao không?
° Rất cao! Từ năm 1999 đến nay, tất cả các trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm với HIV được áp dụng biện pháp dự phòng và được theo dõi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đều chưa có trường hợp nào bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, thuốc chỉ có hiệu lực khi được uống trong vòng 72 giờ sau tai nạn, càng sớm càng tốt.

Phong Lan (thực hiện)


</tbody>

songchungvoi_HIV
04-01-2014, 13:41
Khi bị phơi nhiễm HIV, bạn cần làm gì?
http://www.baodongnai.com.vn/dataimages/201202/original/images632083_13_Phoi_nhiem.jpg

Nhân viên y tế là người có khả năng bị phơi nhiễm HIV cao.
Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng virus:Tuân thủ đúng lịch uống thuốc và làm đúng những yêu cầu trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.Người bị phơi nhiễm sẽ được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.
Trong quá trình dùng thuốc khánh virus sẽ có các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát như sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch... Do đó, không tự ý ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua, với các trường hợp có các tác dụng phụ nặng cần đến ngay cơ sở y tế.
Người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm âm tính (thời kỳ cửa sổ). Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm. Không được cho máu, phải có quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn, và không cho con bú cho đến khi xác định hoặc loại trừ tình trạng nhiễm HIV.Các trường hợp HIV âm tính vẫn phải kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.
*Chỉ định:

_ Phơi nhiễm không có nguy cơ: không cần điều trị

_ Phơi nhiễm có nguy cơ thấp: chỉ tiến hành điều trị khi nguồn phơi nhiễm có HIV (+) và người bị phơi nhiễm có HIV ( – )

_ Phơi nhiễm có nguy cơ cao: Cần tiến hành điều trị PEP ngay cho người bị phơi nhiễm và xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm. Ngừng điều trị nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV âm tính.

Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.

*Phác đồ điều trị: Theo chỉ định của Bác Sĩ

_ Phơi nhiễm nguy cơ cao: ZDV +3TC hoặc d4T + 3TC cùng với NFV/LPV/r hoặc EFV

_Phơi nhiễm cơ thấp: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC

*Thời gian điều trị : Dùng chung cho cả hai phác đồ là : 4 tuần.

*Theo dõi:

Xét nghiệm HIV sau 1 tháng, sau 3 hoặc 6 tháng

Xét nghiệm theo dõi tác dụng phụ của:thuốc ARV công thức máu, men gan lúc bắt đầu điều trị và sau hai tuần, xét nghiệm đường máu nếu sử dụng NFV hoặc LPV/r
Điều trị dự phòng phơi nhiễm kịp thời là cách hiệu quả duy nhất để có thể tránh được lây nhiễm Hiv và cần làm đúng những nguyên tắc điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất..

ZDV: Zidovudine, 3TC: Lamivudine, d4T: Satvudine, NFV: Nelfinavir, LPV/r:Lopinavir, EFV: Efavirenz (http://songchunghiv.com/forum/showthread.php?tid=1288)