PDA

View Full Version : 23 năm tận tụy bên những người có H



songchungvoi_HIV
08-01-2014, 23:37
23 năm tận tụy bên những người có HThứ bảy 30/11/2013 14:00
Hàng ngày, sự cần mẫn, tận tụy của chị đã thắp thêm cho những bệnh nhân nhiễm HIV những tia sáng của niềm hy vọng và động lực để chống chọi với căn bệnh thế kỷ.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2013_11_30/Chi-Oanh-Kim-Nhung1.jpg


23 năm qua, chị Nhung luôn tận tụy chăm sóc người có H

</tbody>
Chị Oách Kim Nhung, Điều dưỡng tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM đã có 23 năm tiếp xúc, chăm sóc, đồng cảm và sẻ chia với những khó khăn, đau đớn của bệnh nhân nhiễm HIV cho rằng, thái độ ân cần, tận tụy và thường xuyên nở nụ sẽ đem đến cho bệnh nhân nhiều niềm tin và hy vọng.
Tốt nghiệp ở Trung tâm đào tạo Cán bộ Y tế TPHCM năm 1991, chị Nhung được phân công về công tác tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Nhiệt đới. Và cũng chính thời điểm đó, chị tham gia chăm sóc ca nhiễm HIV đầu tiên của bệnh viện.
Chị Nhung cho biết, trong những ngày đầu tiên, do còn thiếu những kiến thức căn bản về HIV/AIDS nên chị và những đồng nghiệp của mình rất sợ bị lây.
Bên cạnh đó, trong thời gian đầu, gia đình và cộng đồng còn khắt khe về căn bệnh thế kỷ. Rất nhiều gia đình của các chị em điều dưỡng đã bắt con, em mình nghỉ việc để tìm một công việc mới.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, nguy cơ lây nhiễm bệnh của các điều dưỡng cũng rất cao. Các bệnh nhân HIV đa số là những đối tượng tiêm chích ma túy, gái mại dâm, mại dâm đồng tính vì vậy tính tình rất nóng nảy và thiếu sự kìm chế khi bị đau đớn. Trước khi đến bệnh viện để điều trị các bệnh nhân thường bị stress nặng do lo sợ về tâm lý khi bị bệnh. Lúc nhập viện phần lớn đều trong tình trạng hoảng loạn.
Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc, các chị em điều dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh nhân thường thiếu hợp tác, thậm chí còn la hét, hung hãn đánh, đâm kim tiêm vào các điều dưỡng, y tá.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với các bệnh nhân, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cuộc đời của họ chị thấy đáng thương và cảm thông. Hầu hết các bệnh nhân đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có số phận éo le vì vậy khi bị bệnh sự trợ giúp, chia sẻ của những người thân thường rất ít. Nếu những người điều dưỡng như các chị cũng không làm tròn trách nhiệm, hết lòng với họ thì nỗi đau bệnh tật của họ ngày càng tăng, chị Nhung chia sẻ.
Đọng mãi trong chị về hoàn cảnh đáng thương là của một bệnh nhân nữ ở Miền Tây cách đây 3 năm (2010). Lúc đó bệnh nhân này nhập viện khi đang mang thai 6 tháng tuổi. Gia đình nhà chồng và chồng của bệnh nhân đều hết lòng thương yêu vì chị là một người phụ nữ hiền lành, làm ăn chăm chỉ và có trách nhiệm với gia đình. Tuy nhiên, nguyên nhân nhiễm bệnh theo dự đoán của gia đình có thể từ đi làm móng tay, móng chân bằng kìm chung nên đã nhiễm.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng giai đoạn cuối. Vừa chống chọi với nỗi đau của căn bệnh, vừa đau đáu với đứa con mà mình sẽ sinh ra có bị nhiễm không? Những ngày đó, chị Nhung và tất cả chị em trong khoa đều hết lòng động viên, chia sẻ với bệnh nhân.Và ngày bệnh nhân sinh con cũng là lúc chị mất khi mà chưa được nhìn thấy mặt con.
Chị Nhung thường động viên chính những đồng nghiệp của mình rằng, cần lắm sự tận tụy, chia sẻ của người điều dưỡng đối với những bệnh nhân đặc biệc này.
Bên cạnh các buổi họp, học tập, rút kinh nghiệm về chuyên môn, bao giờ chị cũng cùng chị em đưa ra những tình huống, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc động viên, kích lệ các bệnh nhân vượt qua nỗi đau. Chính vì vậy, mặc dù đã làm quản lý nhưng nếu gặp những ca khó do các bệnh nhân không hợp tác, khủng hoảng về tâm lý chị thường đảm nhận trách nhiệm chăm sóc.
Theo chị sự gần gũi, đồng cảm, sẻ chia những đau đớn về bệnh tật, những bi quan về cuộc sống của những bác sỹ, điều dưỡng trong bệnh viện sẽ là một liều thuốc động viên có giá trị và hiệu quả trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Hãy luôn mỉm cười để đem lại niềm tin cho bệnh nhân, đó chính là kinh nhiệm mà chị đã rút ra sau 23 năm gắn bó với những bệnh nhân HIV.
Bên cạnh đó, theo chị rất cần sự chia sẻ và công bằng của mọi người trong gia đình và cộng đồng để giúp họ có thêm những tia hy vọng trong quá trình đấu tranh với căn bệnh. Chúng ta hãy giang rộng vòng tay với tất cả những người bị nhiễm HIV. Yêu thương, chia sẻ, động viên họ để họ được làm việc, được sống cuộc sống có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thanh Thủy

nicebaby111
09-01-2014, 00:01
làm móng tay chân bằng kiềm chung nhiễm hiv???

songchungvoi_HIV
09-01-2014, 07:54
làm móng tay chân bằng kiềm chung nhiễm hiv???
Đó là một sự biện hộ cho hành vi nguy cơ của mình mà thui, K ai chịu cha ăn cướp. Những nguy cơ do một người kể ra không thể tin. Những dù sao trong điều trị BS chẳng bao giờ moi móc để làm gì. Điều trị bệnh chứ k điều trị nguy cơ.