PDA

View Full Version : nguy cơ lây nhiễm qua uống chung ly nước



tuanvu
22-01-2014, 17:03
Em tìm hiểu dc biết hiv ko lây nhiễm qua ăn uống chung nhưng nếu 2 người cùng bị nẻ môi chảy máu và cùng uống chung 1 ly nước và 1 trong số đó bị hiv thì có lây cho người còn lại ko các anh

songchungvoi_HIV
22-01-2014, 17:05
Em tìm hiểu dc biết hiv ko lây nhiễm qua ăn uống chung nhưng nếu 2 người cùng bị nẻ môi chảy máu và cùng uống chung 1 ly nước và 1 trong số đó bị hiv thì có lây cho người còn lại ko các anh
Uống vào dạ dày bị Acid bẻ lọi dò rùi

tuanvu
22-01-2014, 17:12
Uống vào dạ dày bị Acid bẻ lọi dò rùi
Vâng. Đó là chuyện ở bao tử anh ơi. Ý em là máu của người bị hiv dính vào thành ly và người thứ 2 uống ngay sau đó nên để máu trên thành ly dính vô chổ bị nẻ ở môi

Tuanmecsedec
22-01-2014, 17:15
Em tìm hiểu dc biết hiv ko lây nhiễm qua ăn uống chung nhưng nếu 2 người cùng bị nẻ môi chảy máu và cùng uống chung 1 ly nước và 1 trong số đó bị hiv thì có lây cho người còn lại ko các anh


Bạn uống chung cốc nước của người ta thì làm người ta hết nước uống nhịn khát.


Chủ đề: Cần tư vấn ăn uống chung có lây nhiễm hiv không?. (http://diendanhiv.vn/threads/6641-Can-tu-van-an-uong-chung-co-lay-nhiem-hiv-khong)
Chủ đề: Sợ nhiễm hiv uống chung chai nước miệng chảy máu?. (http://diendanhiv.vn/threads/6265-So-nhiem-hiv-uong-chung-chai-nuoc-mieng-chay-mau)

songchungvoi_HIV
22-01-2014, 17:18
Vâng. Đó là chuyện ở bao tử anh ơi. Ý em là máu của người bị hiv dính vào thành ly và người thứ 2 uống ngay sau đó nên để máu trên thành ly dính vô chổ bị nẻ ở môi
Nói nói đúng thì câu hỏi của bạn nằm ở topic: Kỳ thị phân biệt và đối xử

tuanvu
22-01-2014, 17:44
Do em đọc tài liệu trên mạng đều nhấn mạnh ko lây nhưng nếu có sự xuất hiện vết thương hở ở 2 người bị chảy máu răng miệng thì sẽ lây nên em ko hiểu như thế nào. Vậy theo các anh trường hợp em nêu sẽ như thế nào mới có thể lây dc. Mong các anh trả lời

songchungvoi_HIV
23-01-2014, 09:33
Do em đọc tài liệu trên mạng đều nhấn mạnh ko lây nhưng nếu có sự xuất hiện vết thương hở ở 2 người bị chảy máu răng miệng thì sẽ lây nên em ko hiểu như thế nào. Vậy theo các anh trường hợp em nêu sẽ như thế nào mới có thể lây dc. Mong các anh trả lời
Có nghĩa: Môi bạn đang chảy máu như gà cắt tiết, và môi của người nhiễm cũng như vậy và 2 cái môi chây vào nhau mới có nguy cơ. Và còn tùy thuộc vào người nhiễm đó như thế nào:
+ Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
+ Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị.

tuanvu
23-01-2014, 21:04
Có nghĩa: Môi bạn đang chảy máu như gà cắt tiết, và môi của người nhiễm cũng như vậy và 2 cái môi chây vào nhau mới có nguy cơ. Và còn tùy thuộc vào người nhiễm đó như thế nào:
+ Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
+ Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị.
xin lỗi anh, nhưng em muốn biết thuốc chống phơi nhiễm có dc xem là thuốc kháng virus như anh nêu trên ko, em ko hỉu lắm về cơ chế của thuốc đó nên mong anh thông cảm

songchungvoi_HIV
23-01-2014, 21:15
xin lỗi anh, nhưng em muốn biết thuốc chống phơi nhiễm có dc xem là thuốc kháng virus như anh nêu trên ko, em ko hỉu lắm về cơ chế của thuốc đó nên mong anh thông cảm
Bạn bấm vào đây đọc: #7 (http://diendanhiv.vn/threads/8-Thuoc-phoi-nhiem-HIV-PEP-la-gi?p=36448&viewfull=1#post36448)

Tuanmecsedec
24-01-2014, 07:18
xin lỗi anh, nhưng em muốn biết thuốc chống phơi nhiễm có dc xem là thuốc kháng virus như anh nêu trên ko, em ko hỉu lắm về cơ chế của thuốc đó nên mong anh thông cảm

Thuốc phơi nhiễm là 1 trong những loại thuốc (ARV ) điều trị cho người có HIV là thuốc kháng Vi rút.

Nguyen Ha
24-01-2014, 07:30
Hai anh đã chia sẻ cho bạn đầy đủ rồi, Nguyên Hà cũng chẳng có gì bàn luận thêm nhưng do cái chủ đề của bạn khá hấp dẫn khiến Nguyên Hà uot ra vào lại mấy lần. uống chung ly nước không có nguy cơ với HIV bạn ạ

tuanvu
24-01-2014, 08:58
Em cảm ơn anh chị và xin lỗi anh chị, không phải em cố chấp ko tin anh chị đâu mà em có 1 thắc mắc là tại sao em thấy rằng ngay trên diễn đàn này lại tồn tại những bài viết có thông tin trái ngược với tư vấn của các anh chị. Sự trái ngược đó vô hình chung làm em và em nghĩ là rất nhiều người khác cảm thấy khó hiểu. Ngay như 1 bài viết có tên 8 lầm tưởng về hiv của mod doitan đăng ngày 29/12/13 lại bảo rằng ko lây nhưng vẫn có nguy cơ nếu uống chung ly nước mà để dính máu cho nhau do 2 người có vết thương chảy máu trên môi khi uống trong khi các anh lại nói như thể không bao giờ lây nhiễm dc . em đơn thuần muốn biết điều gì gây ra sự khác biệt trong cùng 1 vấn đề ở đây. Có gí sơ sót mong các anh chị bỏ qua và giải đáp giùm em

songchungvoi_HIV
24-01-2014, 09:06
Em cảm ơn anh chị và xin lỗi anh chị, không phải em cố chấp ko tin anh chị đâu mà em có 1 thắc mắc là tại sao em thấy rằng ngay trên diễn đàn này lại tồn tại những bài viết có thông tin trái ngược với tư vấn của các anh chị. Sự trái ngược đó vô hình chung làm em và em nghĩ là rất nhiều người khác cảm thấy khó hiểu. Ngay như 1 bài viết có tên 8 lầm tưởng về hiv của mod doitan đăng ngày 29/12/13 lại bảo rằng ko lây nhưng vẫn có nguy cơ nếu uống chung ly nước mà để dính máu cho nhau do 2 người có vết thương chảy máu trên môi khi uống trong khi các anh lại nói như thể không bao giờ lây nhiễm dc . em đơn thuần muốn biết điều gì gây ra sự khác biệt trong cùng 1 vấn đề ở đây. Có gí sơ sót mong các anh chị bỏ qua và giải đáp giùm em
- Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao;
- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn.
- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước đang chảy máu, viêm nhiễm... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
Bạn đọc phần trên rùi bạn có thể hiểu lý do tại sao có nguy cơ và k có nguy cơ.
Songchung nhắc lại. Nếu môi đang chảy máu từa lừa hột dưa mà uống ly nước đó. Sau đó máu trên môi người đó dính trên ly mà bạn nhình thấy rõ, và môi bạn cũng đang chảy máu, và môi bạn tiếp xúc ngay vết máu còn tươi đó mới tạo ra nguy cơ.