PDA

View Full Version : HELP ME. Xin anh chị tư vấn giúp!! về thuốc phơi nhiễm hiv



toiyeucsnay
13-02-2014, 15:14
E hoang mang quá mong anh chị tư vấn giúp em với. Sau khi em có hành vi nguy cơ khoảng 33h em được bs cho uống lamivudine/zidovudine. Bs dặn 1 ngày 2 lần cách nhau 12h. Bs cũng ko bảo e đi xét nghiệm chỉ đưa thuốc cho e.(nhưng trước đó 1 hôm e đã xét nghiệm ở chỗ khác rồi và biết mình uống được nên e cũng k nói gì). Từ thái độ dửng dưng mà e thấy mất niềm tin về vị bs đó quá. Anh chị tư vấn giúp e với. Tỉ lệ thành công của thuốc có cao ko ạ. Và thời gian e uống lệch nhau mấy lần khoảng 2 đến 3 phút có ảnh hưởng gì ko. Em mới uống đc 3 viên, và thấy lúc ngủ ko được sâu giấc, chứ e sinh hoạt vẫn bình thường. Như vậy thuốc vẫn có tác dụng với e chứ ạ. Mong nhận đc câu trả lời của anh chị.

Tuanmecsedec
13-02-2014, 15:16
E hoang mang quá mong anh chị tư vấn giúp em với. Sau khi em có hành vi nguy cơ khoảng 33h em được bs cho uống lamivudine/zidovudine. Bs dặn 1 ngày 2 lần cách nhau 12h. Bs cũng ko bảo e đi xét nghiệm chỉ đưa thuốc cho e.(nhưng trước đó 1 hôm e đã xét nghiệm ở chỗ khác rồi và biết mình uống được nên e cũng k nói gì). Từ thái độ dửng dưng mà e thấy mất niềm tin về vị bs đó quá. Anh chị tư vấn giúp e với. Tỉ lệ thành công của thuốc có cao ko ạ. Và thời gian e uống lệch nhau mấy lần khoảng 2 đến 3 phút có ảnh hưởng gì ko ạ.


Bạn uống thuốc sau 33 giờ có nguy cơ,tức là trước 72 giờ theo khuyến cáo tỷ lệ thành công rất cao.Bạn uống lệch giờ khoảng 2 > 3 phút không sao.

songchungvoi_HIV
13-02-2014, 15:23
E hoang mang quá mong anh chị tư vấn giúp em với. Sau khi em có hành vi nguy cơ khoảng 33h em được bs cho uống lamivudine/zidovudine. Bs dặn 1 ngày 2 lần cách nhau 12h. Bs cũng ko bảo e đi xét nghiệm chỉ đưa thuốc cho e.(nhưng trước đó 1 hôm e đã xét nghiệm ở chỗ khác rồi và biết mình uống được nên e cũng k nói gì). Từ thái độ dửng dưng mà e thấy mất niềm tin về vị bs đó quá. Anh chị tư vấn giúp e với. Tỉ lệ thành công của thuốc có cao ko ạ. Và thời gian e uống lệch nhau mấy lần khoảng 2 đến 3 phút có ảnh hưởng gì ko. Em mới uống đc 3 viên, và thấy lúc ngủ ko được sâu giấc, chứ e sinh hoạt vẫn bình thường. Như vậy thuốc vẫn có tác dụng với e chứ ạ. Mong nhận đc câu trả lời của anh chị.
Nguyên lý và công dụng của PEP
https://lh4.googleusercontent.com/-IIakcVg0euA/UPVxn4935xI/AAAAAAAAAgA/VS18NyeN8M4/s644/PCR3.jpg
Kháng thẻ và kháng nguyên chưa kịp xuất hiện trong khoảng 1,5 tuần. Chính vì thế PEP có tác dụng:
- Khi có nguy cơ với HIV, nếu giả sử virut HIV xâm nhập vào cơ thể thì từ ngay thời điểm nguy cơ vừa xảy ra cho đến 72 giờ ==> theo các nhà nghiêng cứu thì trong thời gian 72 giờ này HIV đang tìm kiếm chổ trú ẩn chính là tế bào kháng thể ( CD4, CD8) hay gọi là thời gian hòa màn hoặc là thới gian gắn kết với tề bào khắng thể. Nếu sao 72 giờ thì Virut Hiv bắt đầu tấn câng vào tế bào kháng thể, viủt sẽ ở vĩnh viễn trong tế bào kháng thể, sinh sôi nẩy nở (Đây là vấn đề mà các nhà khoa học đau đàu vì không thể diệt được HIV) thì xem như người đó nhiễm HIV vĩnh viễn. Và trong thời gian của 72 giờ ==> PEP là một loại thuốc kháng HIV chính là vị cứu tinh hay gọi là thuốc úc chế miễn dịch. Khi đưa PEP vào ngay trong thời gian 72 giờ từ khi nguy cơ xảy ra, PEP sẽ diệt được virut HIV (Vì virut còn trôi nổi bên ngoài). Và các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu chính thời gian 72 giờ này là thời gian sử dụng PEP để ức chế virut HIV và duy trì PEP suốt trong vòng 28 ngày. Nếu bạn dùng PEP trong 72 giờ vàng này bạn sẽ tránh được nguy cơ nhiễm HIV. Và để thành công cho việc điều trị PEP cần phải có các yếu tố khác cộng hưởng đó là:
1. Dùng đúng thuốc.
2. Dùng đúng liều.
3. Dùng đúng giờ (Rất quan trọng).
4. Dùng đúng cách.
5. Xn theo đúng quy trình: sau khi ngưng PEP xn HIV sau 8 tuần bằng Antive HIV tìm kháng thể và tức là sau nguy cơ 12 tuần (1 tuần = 7 ngày x 4 tuần = 28 ngày x 3 tháng {12 tuần}= 84 ngày) và chốt một cái cuối ở 24 tuần = 156 ngày
Tương tác của zidovudin:
- Zidovudin làm thay đổi nồng độ máu của phenytoin tùy theo từng bệnh nhân. Do đó nên chú ý theo dõi khi chỉ định cho bệnh nhân dùng phối hợp phenytoin và lamzidivir.
- Với paracetamol: làm tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, đặc biệt trong trường hợp điều trị bệnh mãn tính. Tuy nhiên, paracetamol không làm tăng nồng độ huyết tương cũng như chuyển hóa glucuronic của zidovudin.
- Các thuốc khác như: aspirin, codein, morphin, indomethacin, ketoprofen, naproxen, oxazepam, lorazepam, cimetidin, clofibrat, dapson và isoprinosin có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa của zidovudin do ngăn cản quá trình glucuronic hóa theo hướng cạnh tranh hay ngăn cản trực tiếp quá trình chuyển hóa của các tế bào siêu vi gan. Cần phải cân nhắc cẩn thận khả năng tương tác thuốc của Lamzidivir với các thuốc trên trong trường hợp chỉ định phối hợp khi điều trị lâu dài.
- Chỉ định phối hợp (đặc biệt trong trường hợp điều trị cấp tính) với các thuốc độc thận như dapson, thuốc trừ sâu, pyrimethamin, cotrimoxazol, amphotericin, flucytoxin, ganciclovir, interferon, vincristin, vinblastin, và doxorubicin cũng có thể làm tăng nguy cơ ngăn cản tác động của zidovudin. Nếu cần phối hợp trị liệu Lamzidivir với một trong các thuốc trên thì phải theo dõi cẩn thận chức năng thận và các thông số huyết học. Trường hợp cần thiết nên giảm liều của một hoặc các thuốc được chỉ định.
- Zidovudin có tác dụng tương phản in vitro với ribavirin và stadvudin. Do đó, nên tránh chỉ định phối hợp Lamzidivir với ribavirin hay stadvudin.
- Bệnh nhân sử dụng Lamzidivir vẫn có thể bị nhiễm bệnh cơ hội, có thể phối hợp thuốc kháng khuẩn như cotrimoxazol, pyrimethamin và acyclovir để điều trị dự phòng. Dữ liệu về lâm sàng cho thấy rằng không có dấu hiệu nào chứng tỏ các thuốc này làm tăng nguy cơ ngăn cản tác động của zidovudin.
Tác dụng ngoại ý
Do lamivudin:
- Thường gặp: nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị hay chuột rút, mất ngủ, sốt, ho, triệu chứng sổ mũi, phát ban và đau cơ xương.
- Có thể tái phát bệnh đau tụy và đau thần kinh ngoại biên.
Do zidovudin:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Xảy ra khi sử dụng thuốc liều cao (1200-1500 mg/ngày) và bệnh nhân tiền sử bị nhiễm HIV (có suy tủy), đặc biệt ở bệnh nhân có lượng CD4+ < 100 mm3. Nếu cần nên giảm liều hay ngưng điều trị.
- Tỉ lệ bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính tăng ở những bệnh nhân có lượng bạch cầu đa nhân trung tính, nồng độ hemoglobin và nồng độ huyết thanh của vitamin B12 thấp khi khởi đầu trị liệu bằng zidovudin, hay ở những bệnh nhân dùng đồng thời paracetamol.
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm.
Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV. và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC ...Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu.Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác vì vẫn có khả năng lây truyền HIV nếu điều trị phơi nhiễm thất bại. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

toiyeucsnay
13-02-2014, 15:24
Bạn uống thuốc sau 33 giờ có nguy cơ,tức là trước 72 giờ theo khuyến cáo tỷ lệ thành công rất cao.Bạn uống lệch giờ khoảng 2 > 3 phút không sao.
vâng cảm ơn a tuấn, e thấy yên tâm hơn nhiều rồi. Lúc mình trong hoàn cảnh thế này, có các anh chị bên cạnh e thấy ko cô độc nữa. Cảm ơn cuộc đời.. cảm ơn mọi người

HIV/AIDS
13-02-2014, 22:08
http://diendanhiv.vn/threads/8348-Cac-bai-bao-noi-ve-hieu-qua-cua-thuoc-chong-phoi-nhiem-HIV

Nguyen Ha
13-02-2014, 22:40
E hoang mang quá mong anh chị tư vấn giúp em với. Sau khi em có hành vi nguy cơ khoảng 33h em được bs cho uống lamivudine/zidovudine. Bs dặn 1 ngày 2 lần cách nhau 12h. Bs cũng ko bảo e đi xét nghiệm chỉ đưa thuốc cho e.(nhưng trước đó 1 hôm e đã xét nghiệm ở chỗ khác rồi và biết mình uống được nên e cũng k nói gì). Từ thái độ dửng dưng mà e thấy mất niềm tin về vị bs đó quá. Anh chị tư vấn giúp e với. Tỉ lệ thành công của thuốc có cao ko ạ. Và thời gian e uống lệch nhau mấy lần khoảng 2 đến 3 phút có ảnh hưởng gì ko. Em mới uống đc 3 viên, và thấy lúc ngủ ko được sâu giấc, chứ e sinh hoạt vẫn bình thường. Như vậy thuốc vẫn có tác dụng với e chứ ạ. Mong nhận đc câu trả lời của anh chị.

Bạn yên tâm uống thuốc và tuân thủ điều trị sẽ có kết quả như mong muốn.

toiyeucsnay
14-02-2014, 08:27
E uống pep đến ngày hôm nay thấy buồn nôn quá. Trong trường hợp ko nhịn được phải nôn ra ngoài thì em có cần uống lại liều đó ko. Anh chị tư vấn giúp e nhé và có cách nào hạn chế buồn nôn hay ko.

Tuanmecsedec
14-02-2014, 08:33
E uống pep đến ngày hôm nay thấy buồn nôn quá. Trong trường hợp ko nhịn được phải nôn ra ngoài thì em có cần uống lại liều đó ko. Anh chị tư vấn giúp e nhé và có cách nào hạn chế buồn nôn hay ko.

Đó là tác dụng phụ của thuốc.Nếu sau khi bạn uống thuốc bị nôn trên 40 phút thì không cần dùng lại.

songchungvoi_HIV
14-02-2014, 09:04
E uống pep đến ngày hôm nay thấy buồn nôn quá. Trong trường hợp ko nhịn được phải nôn ra ngoài thì em có cần uống lại liều đó ko. Anh chị tư vấn giúp e nhé và có cách nào hạn chế buồn nôn hay ko.
Nếu uống PEP trong 30p đến 40p mà nôn ra mới uống bù thuốc, nếu sau 45p mà nôn k cần bù. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều dầu mỡ, nếu tình trạng vẫn còn buồn nôn, nên đến gặp BS điều trị khám để đc BS hổ trợ thuốc chống buồn nôn. Thuốc này uống trước khi ăn 15 phút

toiyeucsnay
15-02-2014, 08:19
Cảm ơn mọi người nhé. Đối mặt với sinh tử, lúc này mới biết cs đáng quý thế nào. Mong cho tương lai ko xa sẽ có thuốc chữa căn bệnh quái ác này.