PDA

View Full Version : Xin bqt xem dùm hai loại thuốc này



huyneo
16-02-2014, 16:22
các a cho e hỏi thuốc valaciclovir hydrochloride tablets và thuốc levofloxacin hydrochloride tablets của trung quốc có phải là thuốc kháng virus hiv không

songchungvoi_HIV
16-02-2014, 16:37
các a cho e hỏi thuốc valaciclovir hydrochloride tablets và thuốc levofloxacin hydrochloride tablets của trung quốc có phải là thuốc kháng virus hiv không
valaciclovir hydrochloride tablets =>



<tbody>

<tbody>


<tbody>
Thành phần:
Acyclovir





Chỉ định:
Nhiễm herpes simplex, đặc biệt herpes sinh dục ở da và niêm mạc (herpes sinh dục khởi phát và tái phát). Ngăn chặn việc tái nhiễm herpes simplex trên người có miễn dịch bình thường. Phòng ngừa nhiễm herpes simplex sinh dục tái phát dạng nặng ở người lớn. Bệnh Zona (Herpes zoster).





Chống chỉ định:
Bệnh nhân mẫn cảm với Acyclovir .
Không nên dùng Acyclovir ở bệnh nhân mắc bệnh suy chức năng thận hoặc khi có lượng nước tiểu giảm dưới 100ml trong vòng 24 giờ, vì chưa có nghiên cứu sử dụng Acylovir trong những trường hợp này.





Liều lượng:
Người lớn:
Điều trị nhiễm herpes simplex: 200mg Acyclovir x 5 lần/ngày cách mỗi 4 giờ. Co thể điều trị trong vòng 5 ngày, nhưng có thể phải kéo dài hơn cho những nhiễm virus khởi phát trầm trọng.
Bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch (như sau cấy ghép tuỷ) hay bệnh nhân bị giảm hấp thu thuốc ở ruột dùng liều 400 mg Acyclovir x 4 lần/ngày, cách mỗi 6 giờ hay có thể xem xét thay đổi bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch.
Nên điều trị càng sớm càng tốt ngay khi nhiễm bệnh; cho những giai đoạn tái phát, trị liệu nên áp dụng trong giai đoạn tiền triệu hay ngay lúc bắt đầu xuất hiện sang thương.
Ngăn chặn herpes simplex: ở bệnh nhân có khả năng miễn dịch bình thường: nên dùng 200 Acyclovir x 4 lần/ngày, cách 6 giờ.
Nhiều bệnh nhân thấy tiện lợi khi dùng liều 400 mg x 2 lần/ngày cách khoảng 12 giờ.
Giảm liều xuống còn 200 mg x 3 lần mỗi ngày cách khoảng 8 giờ hay thậm chí 2 lần mỗi ngày cách khoảng 12 giờ cũng có thể cho kết quả hữu hiệu.
Một vài bệnh nhân có thể bị nhiễm đột phát với liều tổng cộng hàng ngày là 800 mg.
Điều trị nên dừng lại sau mỗi 6 - 12 tháng để quan sát những thay đổi có thể xảy ra trong tiến trình tự nhiên của bệnh.
Phòng ngừa herpes simplex: bệnh nhân bị tổn thương miễn dịch: 200 mg Acyclovir x 4 lần/ngày cách mỗi 6 giờ.
Bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch (như sau cấy ghép tuỷ) hay bệnh nhân bị giảm hấp thu thuốc ở ruột dùng liều phòng ngừa 400 mg Acyclovir x 4 lần/ngày, cách mỗi 6 giờ hay có thể xem xét thay đổi bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch.
Thời gian dùng thuốc phòng ngừa tùy thuộc vào thời kỳ nguy cơ dài hay ngắn.
Herpes zoster: 800 mg Acyclovir x 5 lần/ngày mỗi 4 giờ. Thời gian điều trị khoảng 7 ngày.
Bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch (như sau cấy ghép tuỷ) hay bệnh nhân bị giảm hấp thu thuốc ở ruột, nên xem xét phương pháp dùng tiêm tĩnh mạch.
Nên bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi nhiễm bệnh; điều trị có kết quả càng tốt nếu bắt đầu ngay khi khởi phát nổi ban.

Trẻ em:
Việc điều trị nhiễm herpes simplex ở trường hợp bị suy giảm miễn dịch, trẻ em trên 2 tuổi dùng liều như người lớn, dưới 2 tuổi dùng nửa liều người lớn. Chưa có số liệu đặc hiệu ngăn chặn herpes simplex hay điều trị bệnh zona (herpes zoster) ở trẻ em có khả năng miễn dịch.

Người già:
Ở nguời già, độ thanh thải toàn phần Acyclovir của cơ thể sút giảm song song với thanh thải creatinine. Cần phải duy trì bổ sung nước cho bệnh nhân dùng Acyclovir với liều cao. Nên đặt biệt chú ý giảm liều ở bệnh nhân già bị suy thận.

Bệnh nhân suy chức năng thận:

Trong việc kiểm soát nhiễm herpes simplex ở bệnh nhân suy thận, liều khuyến cáo đường uống không đưa đến sự tích tụ Acyclovir trên mức được xác định là an toàn khi tiêm tĩnh mạch.Tuy nhiên, ở những người suy thận trầm trọng (hệ số thanh thải < 10 ml/phút) nên điều chỉnh liều thành 200 mg x 2 lần mỗi ngày cách khoảng 12 giờ.

Trong điều trị bệnh zona (herpes zoster), nên dùng 800 mg Acyclovir mỗi 12 giờ cho bệnh nhân suy thận trầm trọng (hệ số thanh thải < 10 ml/phút) và 800 mg Acyclovir x 3 lần mỗi 8 giờ cho bệnh nhân suy thận trung bình (hệ số thanh thải creatinin trong khoảng 10 - 25 ml/phút).





Tác dụng phụ:
Dùng Acyclovir thường gặp các tác dụng phụ sau:
Ban ngoài da biến mất sau khi ngưng dùng thuốc, những triệu chứng về tiêu hóa như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Cũng có báo cáo về các tác dụng phụ thỉnh thoảng xảy ra trên hệ thần kinh (ảnh hưởng đến hệ thần kinh), chủ yếu là choáng váng, lú lẫn, ảo giác và ngầy ngật. Những tác dụng phụ này biến mất sau khi ngưng dùng thuốc và thường gặp ở những bệnh nhân suy chức năng thận hoặc ở những trường hợp khác gây ra các phản ứng phụ loại này.
Ngoài ra, rất hiếm gặp hiện tượng rối loạn nhân cách, biến mất sau khi ngưng dùng thuốc. Chứng co giật và chứng rối loạn tâm thần thoáng qua cũng được ghi nhận, đặc biệt ở bệnh nhân đã dùng Acyclovir qua đường tiêm tĩnh mạch với những tiến triển lâm sàng phức tạp.
Ít gặp các ảnh hưởng thoáng qua đối với kết quả xét nghiệm liên quan đến chức năng thận, gan và máu (bilirubin, men gan, nitrogen urê huyết tương và/hoặc creatinine huyết tương và/hoặc giảm nhẹ các thông số huyết học). Nhức đầu, kiệt sức, mất ngủ và mệt mỏi cũng được ghi nhận.
Bệnh nhân bị khó thở (hiếm gặp). Rụng tóc liên quan tới việc dùng Acyclovir cũng được ghi nhận phổ biến, nhưng nguyên nhân của mối liên quan này không rõ ràng.




</tbody>


</tbody>


</tbody>

levofloxacin hydrochloride tablets => là một dạng kháng sinh chống nhiễm khuẩn
2 loại thuốc này k phải là thuốc ức chế HIV

Tuanmecsedec
16-02-2014, 16:41
các a cho e hỏi thuốc valaciclovir hydrochloride tablets và thuốc levofloxacin hydrochloride tablets của trung quốc có phải là thuốc kháng virus hiv không

Những tên thuốc của bạn nói rất lạ,lần đầu tiên mới thấy bạn nói trong điều trị phơi nhiễm.Những thuốc này hoàn toàn không phải trong điều trị phơi nhiễm vi rút HIV.

huyneo
16-02-2014, 16:47
Những tên thuốc của bạn nói rất lạ,lần đầu tiên mới thấy bạn nói trong điều trị phơi nhiễm.Những thuốc này hoàn toàn không phải trong điều trị phơi nhiễm vi rút HIV.

vậy e ở hà nội e có thể mua thuốc ở đâu ạ

huyneo
16-02-2014, 16:49
cách anh tư vấn nhanh giúp e e gần 48 tiếng rồi

Tuanmecsedec
16-02-2014, 16:50
vậy e ở hà nội e có thể mua thuốc ở đâu ạ


cách anh tư vấn nhanh giúp e e gần 48 tiếng rồi

Bạn có thể đến bệnh viện Đống Đa hoặc các tiệm thuốc trước bệnh viện Đống Đa.

huyneo
16-02-2014, 16:51
có cần đơn không anh hay chỉ cần đén pảo họ bán hả a

Tuanmecsedec
16-02-2014, 16:52
có cần đơn không anh hay chỉ cần đén pảo họ bán hả a

Bạn đến đó họ sẽ hướng dẫn.

huyneo
16-02-2014, 16:53
giá thế nào hả a trả lời nhanh giúp e e còn chuẩn bị tiền

songchungvoi_HIV
16-02-2014, 16:53
cách anh tư vấn nhanh giúp e e gần 48 tiếng rồi
Gì vậy trời, Mấy thuốc đó k phải là thuốc PEP, chỉ là kháng sinh thui. Bạn có nguy cơ đâu mà hết 48 tiếng rùi
Chủ đề: quan hệ bcs bị rách (http://diendanhiv.vn/threads/8984-quan-he-bcs-bi-rach)

songchungvoi_HIV
16-02-2014, 16:54
giá thế nào hả a trả lời nhanh giúp e e còn chuẩn bị tiền
Đến BV Nhiệt Đới TW liên hệ

huyneo
16-02-2014, 16:55
e sợ lắm e chỉ muốn chắc chắn thôi

songchungvoi_HIV
16-02-2014, 16:58
e sợ lắm e chỉ muốn chắc chắn thôi
Bạn đc chia sẻ k có nguy cơ, chuyện bạn quyết dịnh dùng PEP là tùy bạn, PEP k phải kẹo Socola ngọt ngào, nói trước rùi nhé.
Tác dụng ngoại ý
Do lamivudin:
- Thường gặp: nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị hay chuột rút, mất ngủ, sốt, ho, triệu chứng sổ mũi, phát ban và đau cơ xương.
- Có thể tái phát bệnh đau tụy và đau thần kinh ngoại biên.
Do zidovudin:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Xảy ra khi sử dụng thuốc liều cao (1200-1500 mg/ngày) và bệnh nhân tiền sử bị nhiễm HIV (có suy tủy), đặc biệt ở bệnh nhân có lượng CD4+ < 100 mm3. Nếu cần nên giảm liều hay ngưng điều trị.
- Tỉ lệ bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính tăng ở những bệnh nhân có lượng bạch cầu đa nhân trung tính, nồng độ hemoglobin và nồng độ huyết thanh của vitamin B12 thấp khi khởi đầu trị liệu bằng zidovudin, hay ở những bệnh nhân dùng đồng thời paracetamol.
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm.

HIV/AIDS
16-02-2014, 20:44
bạn nên đến BV ĐỐng Đa. cả khám xn , thuốc chắc chỉ trên dưới 1 triệu

huyneo
16-02-2014, 20:50
mặc dù các a đã chia sẻ e không có nguy cơ bị phơi nhiễm.nhưng e rất lo sợ .tối nay e đến bệnh viện đống đa ở quầy thuốc trước cổng viện e hỏi mua thuốc chống phơi nhiễm thì họ bán cho e 2 hộp thuốc lamzidivir (gồm 60 viên) và 1 hộp giải độc gan liệu đây có phải thuốc pep như các a vẫn nói . và e uống sau 50h có còn hiệu quả k.mong các anh tư vấn cho e

Charles
16-02-2014, 21:13
mặc dù các a đã chia sẻ e không có nguy cơ bị phơi nhiễm.nhưng e rất lo sợ .tối nay e đến bệnh viện đống đa ở quầy thuốc trước cổng viện e hỏi mua thuốc chống phơi nhiễm thì họ bán cho e 2 hộp thuốc lamzidivir (gồm 60 viên) và 1 hộp giải độc gan liệu đây có phải thuốc pep như các a vẫn nói . và e uống sau 50h có còn hiệu quả k.mong các anh tư vấn cho e

Bạn đã được chia sẻ không có nguy cơ thì không cần thiết phải dùng PEP, vì PEP có rất nhiều tác dụng phụ. Nhưng bạn vẫn muốn sử dụng đó là quyền của bạn.

Tác dụng ngoại ý
Do lamivudin:
- Thường gặp: nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị hay chuột rút, mất ngủ, sốt, ho, triệu chứng sổ mũi, phát ban và đau cơ xương.
- Có thể tái phát bệnh đau tụy và đau thần kinh ngoại biên.
Do zidovudin:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Xảy ra khi sử dụng thuốc liều cao (1200-1500 mg/ngày) và bệnh nhân tiền sử bị nhiễm HIV (có suy tủy), đặc biệt ở bệnh nhân có lượng CD4+ < 100 mm3. Nếu cần nên giảm liều hay ngưng điều trị.
- Tỉ lệ bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính tăng ở những bệnh nhân có lượng bạch cầu đa nhân trung tính, nồng độ hemoglobin và nồng độ huyết thanh của vitamin B12 thấp khi khởi đầu trị liệu bằng zidovudin, hay ở những bệnh nhân dùng đồng thời paracetamol.
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm.

Tuanmecsedec
16-02-2014, 21:36
mặc dù các a đã chia sẻ e không có nguy cơ bị phơi nhiễm.nhưng e rất lo sợ .tối nay e đến bệnh viện đống đa ở quầy thuốc trước cổng viện e hỏi mua thuốc chống phơi nhiễm thì họ bán cho e 2 hộp thuốc lamzidivir (gồm 60 viên) và 1 hộp giải độc gan liệu đây có phải thuốc pep như các a vẫn nói . và e uống sau 50h có còn hiệu quả k.mong các anh tư vấn cho e

Dù đã được mọi người tư vấn về hành vi rồi.Bạn quyết định dùng thuốc phơi nhiễm là tùy quyết định của bạn,Lamzidivir mới đúng là thuốc phơi nhiễm,bạn uống trước 72 giờ thì thành công rất cao.

songchungvoi_HIV
16-02-2014, 21:51
mặc dù các a đã chia sẻ e không có nguy cơ bị phơi nhiễm.nhưng e rất lo sợ .tối nay e đến bệnh viện đống đa ở quầy thuốc trước cổng viện e hỏi mua thuốc chống phơi nhiễm thì họ bán cho e 2 hộp thuốc lamzidivir (gồm 60 viên) và 1 hộp giải độc gan liệu đây có phải thuốc pep như các a vẫn nói . và e uống sau 50h có còn hiệu quả k.mong các anh tư vấn cho e
Nguyên lý và công dụng của PEP
https://lh4.googleusercontent.com/-IIakcVg0euA/UPVxn4935xI/AAAAAAAAAgA/VS18NyeN8M4/s644/PCR3.jpg
Kháng thẻ và kháng nguyên chưa kịp xuất hiện trong khoảng 1,5 tuần. Chính vì thế PEP có tác dụng:
- Khi có nguy cơ với HIV, nếu giả sử virut HIV xâm nhập vào cơ thể thì từ ngay thời điểm nguy cơ vừa xảy ra cho đến 72 giờ ==> theo các nhà nghiêng cứu thì trong thời gian 72 giờ này HIV đang tìm kiếm chổ trú ẩn chính là tế bào kháng thể ( CD4, CD8) hay gọi là thời gian hòa màn hoặc là thới gian gắn kết với tề bào khắng thể. Nếu sao 72 giờ thì Virut Hiv bắt đầu tấn câng vào tế bào kháng thể, viủt sẽ ở vĩnh viễn trong tế bào kháng thể, sinh sôi nẩy nở (Đây là vấn đề mà các nhà khoa học đau đàu vì không thể diệt được HIV) thì xem như người đó nhiễm HIV vĩnh viễn. Và trong thời gian của 72 giờ ==> PEP là một loại thuốc kháng HIV chính là vị cứu tinh hay gọi là thuốc úc chế miễn dịch. Khi đưa PEP vào ngay trong thời gian 72 giờ từ khi nguy cơ xảy ra, PEP sẽ diệt được virut HIV (Vì virut còn trôi nổi bên ngoài). Và các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu chính thời gian 72 giờ này là thời gian sử dụng PEP để ức chế virut HIV và duy trì PEP suốt trong vòng 28 ngày. Nếu bạn dùng PEP trong 72 giờ vàng này bạn sẽ tránh được nguy cơ nhiễm HIV. Và để thành công cho việc điều trị PEP cần phải có các yếu tố khác cộng hưởng đó là:
1. Dùng đúng thuốc.
2. Dùng đúng liều.
3. Dùng đúng giờ (Rất quan trọng).
4. Dùng đúng cách.
5. Xn theo đúng quy trình: sau khi ngưng PEP xn HIV sau 8 tuần bằng Antive HIV tìm kháng thể và tức là sau nguy cơ 12 tuần (1 tuần = 7 ngày x 4 tuần = 28 ngày x 3 tháng {12 tuần}= 84 ngày) và chốt một cái cuối ở 24 tuần = 156 ngày
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm.