PDA

View Full Version : Mình hỏi 2 vết thương hở chạm nhau 5 giây thì có làm lây nhiễm hiv



nuko
23-02-2014, 19:52
Mình hỏi 2 vết thương hở chạm nhau 5 giây thì có làm lây nhiễm nhiễm hiv , nếu người có vết thương hở chạm với vết thương hở của mình và người đó đã bị nhiễm hiv từ trước

Tuanmecsedec
23-02-2014, 19:55
Mình hỏi 2 vết thương hở chạm nhau 5 giây thì có làm lây nhiễm nhiễm hiv , nếu người có vết thương hở chạm với vết thương hở của mình và người đó đã bị nhiễm hiv từ trước

Khi nào có máu tiếp xúc trực tiếp vào vết thương hở của bạn.

nuko
23-02-2014, 20:00
Là sao , liệu có bị nhiễm không bạn


Mình hỏi liệu 2 vết thương hở chạm nhau 5 giây thì có làm lây nhiễm hiv , nếu người có vết thương hở chạm với vết thương hở của mình và người đó đã bị nhiễm hiv từ trước

Tuanmecsedec
23-02-2014, 20:15
Là sao , liệu có bị nhiễm không bạn


Mình hỏi liệu 2 vết thương hở chạm nhau 5 giây thì có làm lây nhiễm hiv , nếu người có vết thương hở chạm với vết thương hở của mình và người đó đã bị nhiễm hiv từ trước

Đã trả lời cho bạn ở trên rồi,khi nào máu tiếp xúc trực tiếp vết thương.Vấn đề hai vết thương chạm nhau 5 giây không sao.

nuko
23-02-2014, 20:54
Vết thương hở là vết thương có chảy máu đó bạn

Tuanmecsedec
23-02-2014, 20:56
Vết thương hở là vết thương có chảy máu đó bạn

Về diện tiếp xúc phải lâu và có máu nhiều.Chứ không phải kiểu va chạm 5 giây là có nguy cơ.

Nguyen Ha
23-02-2014, 23:47
Mình hỏi 2 vết thương hở chạm nhau 5 giây thì có làm lây nhiễm nhiễm hiv , nếu người có vết thương hở chạm với vết thương hở của mình và người đó đã bị nhiễm hiv từ trước

Khi nào cả hai có vết thương đang chảy máu te tua tiếp xúc trực tiếp với nhau mới có nguy cơ.

nuko
01-03-2014, 17:43
Mình hỏi nếu 2 vết thương hở chạm nhau 8 giây hay 10 giây thì có nguy cơ bị lây nhiễm hiv không bạn , trong đó có 1 người bị nhiễm hiv

Charles
01-03-2014, 19:02
Mình hỏi nếu 2 vết thương hở chạm nhau 8 giây hay 10 giây thì có nguy cơ bị lây nhiễm hiv không bạn , trong đó có 1 người bị nhiễm hiv

Điều đó còn phụ thuộc nhiều yếu tố như:
- Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao;
- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn.
- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước đang chảy máu, viêm nhiễm... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
- Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.
- Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV... là rất khác nhau, ví dụ:
+ HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm.
+ Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ.
+ Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
+ Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị.

nuko
01-03-2014, 19:17
Sao mình biết nồng độ được , chi nhìn thôi chứ , nếu vết thương rộng 5cm , dài 5cm chảy máu chạm với vết thương khác đang chảy máu trong 10 giây có bị nhiễm không bạn , trong đó có 1 vết thương bị nhiễm hiv

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 19:39
Mình hỏi nếu 2 vết thương hở chạm nhau 8 giây hay 10 giây thì có nguy cơ bị lây nhiễm hiv không bạn , trong đó có 1 người bị nhiễm hiv


Sao mình biết nồng độ được , chi nhìn thôi chứ , nếu vết thương rộng 5cm , dài 5cm chảy máu chạm với vết thương khác đang chảy máu trong 10 giây có bị nhiễm không bạn , trong đó có 1 vết thương bị nhiễm hiv
Chào bạn, bạn phải biết vết thương của mình chứ? Hở là hở thế nào? Hở toét ra, máu chảy như gà cắt tiết, và vết thương người kia cũng thế thì mới có nguy cơ

nuko
01-03-2014, 19:55
Trời , mạo hiểm quá , hở như gà cắt tiết , hở chảy 1 chút máu không có nguy cơ à bạn

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 19:56
Trời , mạo hiểm quá , hở như gà cắt tiết , hở chảy 1 chút máu không có nguy cơ à bạn
Nếu có chúng tôi đã nói có rùi, đâu cần bạn hỏi đi hỏi lại hơn chục lần

nuko
01-03-2014, 21:06
Thế bạn có thể cho mình công thức từ diện tích vết thương , mức độ chảy máu và thời gian tiếp xúc thì có nguy cơ nhiễm hiv được không ạ , trong đó có 1 vết thương đã bị nhiễm hiv , diện tích vết thương là khoảng 25 cm vuông , máu chảy mỗi giây 1 giọt ở mỗi 1 milimet vuông , 2 vết thương chạm nhau 10 giây thì có khả năng làm nhiễm hiv không ạ

nuko
01-03-2014, 22:03
Bạn trả lời dùm mình đi , mỗi milimet vuông chảy 1 giọt máu trong 1 giây , không phải milimet vuông nào cũng chảy mà chỉ 1 nửa vết thương chảy máu , và vết thương của người kia cũng chảy 1 nửa như thế , 2 vết thương chạm nhau 10 giây thì có bị nhiễm hiv không bạn?

Nguyen Ha
01-03-2014, 22:10
Thế bạn có thể cho mình công thức từ diện tích vết thương , mức độ chảy máu và thời gian tiếp xúc thì có nguy cơ nhiễm hiv được không ạ , trong đó có 1 vết thương đã bị nhiễm hiv , diện tích vết thương là khoảng 25 cm vuông , máu chảy mỗi giây 1 giọt ở mỗi 1 milimet vuông , 2 vết thương chạm nhau 10 giây thì có khả năng làm nhiễm hiv không ạ

Nếu cả 2 vết thương rộng 25cm đang chảy máu te tua chạm nhau 10 giây thì có nguy cơ.

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 22:11
Bạn trả lời dùm mình đi , mỗi milimet vuông chảy 1 giọt máu trong 1 giây , không phải milimet vuông nào cũng chảy mà chỉ 1 nửa vết thương chảy máu , và vết thương của người kia cũng chảy 1 nửa như thế , 2 vết thương chạm nhau 10 giây thì có bị nhiễm hiv không bạn?
Bây giờ tôi hỏi lại bạn: Nếu cái vết thương bạn đang chảy máu tè le hột me, rùi vết thương người đó cũng tè le hột dưa vậy bạn có dám chạm nahu k? Bạn lấy căn cứ nào nói rằng người mà bạn chạm vào cũng có vết thương hở đang chảy máu???

nuko
01-03-2014, 22:12
10 cm có sao không bạn?

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 22:14
10 cm có sao không bạn?
Nếu vết thương to vậy bạn dám chạm k???? Và vết thương đó đang chảy máu. Chỉ qua là bạn suy diễn thui

nuko
01-03-2014, 22:17
Mình sợ người kia cố ý hoặc là 2 bên buộc phải ẩu đả mà quên vết thương

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 22:19
Mình sợ người kia cố ý hoặc là 2 bên buộc phải ẩu đả mà quên vết thương
Đúng là suy diễn toàn diện

nuko
01-03-2014, 22:24
Như mình gặp phải ăn trộm hay ăn cướp hay bị đánh bất ngờ ở nơi vắng vẻ mà mình buộc phải chống trả lại

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 22:26
Như mình gặp phải ăn trộm hay ăn cướp hay bị đánh bất ngờ ở nơi vắng vẻ mà mình buộc phải chống trả lại
Khi nào xảy ra như bạn nói mà nếu cả hai cùng dấy mau từa lưa hột dưa thì bạn đến TTYTDP nơi bạn sinh sống gặp BS tư vấn. Ok?

nuko
01-03-2014, 22:32
2 vết thương 8 cm , 1 nửa chảy , tức 4 cm của vết thương chảy máu mỗi giọt 1 giây chạm nhau 10 giây thì có sao không bạn

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 22:35
2 vết thương 8 cm , 1 nửa chảy , tức 4 cm của vết thương chảy máu mỗi giọt 1 giây chạm nhau 10 giây thì có sao không bạn
Thui bạn ui, bạn rãnh quá, đánh nhau hổn chiến theo bạn nói mà bạn biết đối phương Vết thương 8/4 đúng là sư phụ. Em lạy bác. Lúc thì 10mm, lúc thì 4cm, lúc 8cm. Chứng tỏ đầu bác có vấn đề rùi

nuko
01-03-2014, 22:41
Khi nào thì không phải xét nghiệm , không phải uống thuốc chống phơi nhiễm hở bạn .Bạn có thể nói khi nào thì mình thấy an toàn không bạn?

songchungvoi_HIV
01-03-2014, 22:44
Khi nào thì không phải xét nghiệm , không phải uống thuốc chống phơi nhiễm hở bạn .Bạn có thể nói khi nào thì mình thấy an toàn không bạn?
Bấm vào đây xem:
Chủ đề: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV (http://diendanhiv.vn/threads/7127-QUYET-DINH-CUA-THU-TUONG-CHINH-PHU-Ve-che-do-doi-voi-nguoi-bi-phoi-nhiem-voi-HIV)Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV?
Những người làm trong ngành y tế, công an, những người chăm sóc người thân bị nhiễm HIV là những đối tượng có khả năng bị phơi nhiễm HIV cao. Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

* Nguồn lây nhiễm

Về cơ chế lây nhiễm HIV, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể:

Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng (bưng mữ, viêm nhiễm), vết loét, xây xước đang chảy máu) hoặc bắn vào niêm mạc.

- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.

- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

- Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.


http://www.cachchuabenh.net/images/news/hinh_1.jpg

* Làm gì khi mắc nguy cơ phơi nhiễm HIV?

Nếu máu và dịch tiết của người có HIV văng, dính vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít.

Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là khi máu và chất dịch của người có HIV bắn vào các tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước. Trong những trường hợp như thế, nên xử lý theo những cách sau:

Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ. Đối với những tổn thương da gây chảy máu cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch ngay càng sớm càng tốt (lưu ý là không được lau trực tiếp vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu một hai phút rồi tiếp tục rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như cồn, rượu trong 5 phút.

Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu bắn vào miệng thì cần xúc miệng bằng dung dịch nước muối nhiều lần.

* Điều trị dự phòng phơi nhiễm

Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV. Người bị phơi nhiễm cần đến Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống AIDS và các phòng tư vấn và xét nghiệm HIV cấp huyện để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng thuốc.

Việc điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm trong 72 giờ vàng khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần. Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ, chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng phải mua thuốc.

Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV. và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC ...Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu.Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác vì vẫn có khả năng lây truyền HIV nếu điều trị phơi nhiễm thất bại. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

Bác sĩ Võ Thị Kim Loan
Nguồn cachchuabenh.net