PDA

View Full Version : Yêu thương bệnh nhân nghiện... như người nhà



songchungvoi_HIV
25-02-2014, 19:25
Thứ Ba, 25/02/2014 - 04:36
(Dân trí) – Bệnh nhân của chị là những người nghiện chích heroin, tính tình hung hăng, thất thường nhưng chị luôn tìm cách gần gũi, tìm hiểu tâm lý, hoàn cảnh gia đình giúp bệnh nhân cai nghiện tốt và trở lại cuộc sống bình thường.Chị là bác sĩ Nguyễn Phú Đoan Trinh (sinh năm 1962), trưởng cơ sở điều trị Methadone số 2 (Trung tâm phòng chống HIV/AIDS TP Đà Nẵng). Chị cũng là một trong 20 người được tặng giải thưởng “Tỏa sáng blouse trắng” năm 2013 sẽ được tôn vinh vào ngày 26/2 tới.
Chúng tôi đến cơ sở cơ sở điều trị Methadone số 2 những ngày tháng 2, khi cả nước đang chuẩn bị nhiều hoạt động để tôn vinh những thầy thuốc Việt Nam. Bác sĩ Trinh đón chúng tôi ngay trước cửa phòng với nụ cười hiền dịu và đầm ấm.
Chị kể, trước đó chị công tác tại Bệnh viện lao và bệnh phổi bắt đầu từ năm 1997 trong đó có 15 năm chị trực tiếp ngồi phòng khám. Đây là cũng môi trường dễ bị lây bệnh từ các bệnh nhân. Tháng 7/2011, khi cơ sở điều trị Methadone số 2 đi vào hoạt động cũng là lúc chị chuyển về đây.

http://dantri4.vcmedia.vn/2togCcWP25hx4bn5VbuB/Image/2014/02/Kham-benh-d07b6.JPG

Bác sĩ Trinh đang khám bệnh cho bệnh nhân

Là trưởng cơ sở nhưng chị thường xuyên khám và điều trị cho các bệnh nhân bởi ở đây chỉ có hai bác sĩ (ngoài chị ra còn có một bác sĩ nữa). Đây là cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Bệnh nhân của chị là những người nghiện chích heroin và thường có nhiều bệnh đi kèm như: nhiễm HIV, viên gan C, viên gan B, lao…
Không những thế, những bệnh nhân này thường tính rất hung dữ, khi mình không đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ chửi bới, đe dọa chặn đường. Có khi các bác sĩ kéo áo lên để khám cho bệnh nhân thì phát hiện có dao dắt trong người. Nếu không có sự yêu nghề, không có tấm lòng đối với bệnh nhân thì khó hoàn thành tốt công việc.

http://dantri4.vcmedia.vn/2togCcWP25hx4bn5VbuB/Image/2014/02/Tu-van-995a4.JPG

Bác sĩ Trinh đang tư vấn cho bệnh nhân
Chị nhớ, có một lần bệnh nhân đến để uống thuốc nhưng lúc này đã hết giờ, kho thuốc đã đóng. Đây là quy định nên chị không thể mở lấy thuốc được. Vậy là bệnh nhân đó chửi bới, đe dọa sẽ chặn đường khiến nhiều người rất sợ.
Ban đầu, gặp những bệnh nhân như thế chị cũng sợ, nhưng dần dà tiếp xúc nhiều chị cũng quen. Rồi dần dần chị tìm cách cảm hóa họ.
Với mỗi bệnh nhân, chị luôn tìm hiểu hết sức kỹ càng về tiền sử sử dụng heroin và các chất gây nghiện khác, tiền sử bệnh tật của bệnh nhân để quyết định liều Methadone điều trị phù hợp. Chị tìm cách gần gũi bệnh nhân để hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ bởi theo chị, điều trị Methadone ngoài thuốc thì điều trị tâm lý rất quan trọng.
Thường xuyên gần gũi với bệnh nhân nên nhiều bệnh nhân có vấn đề gì cũng tâm sự với chị. “Có bệnh nhân tâm sự: “Cô ơi, có những lúc con hỗn láo với bố mẹ nhưng vì lúc đó con không kìm chế được hành động của mình chứ thật lòng con rất thương bố mẹ. Còn mẹ cháu thì bảo: Nó không biết thương tui gì cả”. Vậy là chị phải tìm cách để nói cho hai mẹ con cùng hiểu nhau. Hay như có trường hợp hai vợ chồng bệnh nhân này xích mích với nhau, chị lại gọi người vợ lên giải thích cho họ hiểu để biết cách quan tâm đến nhau, giúp chồng cai nghiện tốt”, chị kể.
Những bệnh nhân sau cai nghiện không có công ăn việc làm, chị giới thiệu cho họ và các trung tâm học nghề. Bệnh nhân hay người nhà của bệnh nhân nào đau ốm phải nhập viện chị cũng đến thăm bởi với chị “họ cũng như người thân của mình”.
Yêu thương bệnh nhân như người nhà nên mỗi một bệnh nhân cai nghiện tốt là một niềm vui của chị. Hầu hết các bệnh nhân điều trị Methadone tại cơ sở của chị đều cai nghiện tốt, chỉ cần có sự quyết tâm của bệnh nhân là sẽ thành công. Phần lớn sau 1 tháng là ngừng sử dụng, tỷ lệ tái nghiện không cao. Sức khỏe và tinh thần được cải thiện đáng kể. Nhiều người sau khi cai nghiện đã lập gia đình, sinh con và tìm được công việc cho mình. Đặc biệt, mối quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình được cải thiện rõ rệt, họ được gia đình tin tưởng giao cho những công việc mà trước đây không ai dám giao cho họ.
Với những đóng góp của mình, chị đã góp phần thực hiện hoàn thành xuất kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Đà Nẵng. Trong năm 2013, cơ sở điều trị Methadone số 2 đã được bệnh nhân và gia đình đánh giá cao, được Cục phòng chống HIV/AIDS và các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật chọn làm đơn vị điểm cho các tỉnh về học tập.
Khánh Hồng
http://dantri.com.vn/suc-khoe/yeu-thuong-benh-nhan-nghien-nhu-nguoi-nha-840471.htm