PDA

View Full Version : Liệu con Tôi có nhiễm HIV



Billy
03-03-2014, 17:36
Xin các anh chị tư vấn Trường hợp của con Tôi như sau:

Bạn tôi đã nhiễm HIV vì bạn thân nên thường ghé nhà tôi chơi vì rất thân nên đồ dùng trong nhà sử dụng thoải mái. Con Tôi hiện nay đã 6 tuổi, cách đây 3 hôm bé có sốt 3 ngày rồi hết và nổi hạch dưới hàm và gần đây cháu hay nhứt đầu. bạn tôi ghé nhà chơi có uông chung ca nước và con tôi hat bị let miệng, có ẩm bé và giỡn vơi bé, tôi nhớ cach đây 1 tháng sau khi người đó xét nghiệm về 9tay còn dính máu đỏ đỏ do kim rút máu) có ẩm con tôi. Tôi sợ bạn tôi ẩm con tôi lở dính máu, hay uống chung ca nước lam con tôi nhiêm nên gia đình rất hoang mang. xin hỏi nhũng triệu chưng " bé có sốt 3 ngày rồi hết và nổi hạch dưới hàm và gần đây cháu hay nhứt đầu" của con tôi có phải đã nhiễm H không và cần đi xét nghiiemj không vì cháu còn nhỏ quá?

songchungvoi_HIV
03-03-2014, 17:41
Xin các anh chị tư vấn Trường hợp của con Tôi như sau:

Bạn tôi đã nhiễm HIV vì bạn thân nên thường ghé nhà tôi chơi vì rất thân nên đồ dùng trong nhà sử dụng thoải mái. Con Tôi hiện nay đã 6 tuổi, cách đây 3 hôm bé có sốt 3 ngày rồi hết và nổi hạch dưới hàm và gần đây cháu hay nhứt đầu. bạn tôi ghé nhà chơi có uông chung ca nước và con tôi hat bị let miệng, có ẩm bé và giỡn vơi bé, tôi nhớ cach đây 1 tháng sau khi người đó xét nghiệm về 9tay còn dính máu đỏ đỏ do kim rút máu) có ẩm con tôi. Tôi sợ bạn tôi ẩm con tôi lở dính máu, hay uống chung ca nước lam con tôi nhiêm nên gia đình rất hoang mang. xin hỏi nhũng triệu chưng " bé có sốt 3 ngày rồi hết và nổi hạch dưới hàm và gần đây cháu hay nhứt đầu" của con tôi có phải đã nhiễm H không và cần đi xét nghiiemj không vì cháu còn nhỏ quá?
21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?

http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aids-images/H16.jpg
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitin...idsquest21.htm (http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest21.htm)
33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây.
Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
<marquee border="1">HIV LÂY THEO 3 ĐƯỜNG: TÌNH DỤC, ĐƯỜNG MÁU VÀ TỪ MẸ SANG CON</marquee>
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest33.htm
Uống chung cốc với người HIV bị chảy máu răng có lây?(26-07-2013)


Khi đến thăm các bệnh nhân HIV em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng.

http://www.edenboys.org/uploads/2012/thang10/tuan04/Uong-chung-coc-voi-nguoi-HIV-bi-chay-mau-rang-co-lay-1.jpgTuần trước em đi cùng với một tổ chức từ thiện đến thăm các bệnh nhân HIV. Khi đến nhà họ, em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng. Vậy xin hỏi em có bị lây bệnh không?

(Chung)
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn rất hay, hiện tại nhiều người cũng có cùng thắc mắc như thế.
Thực tế, không chỉ trên những người bị chứng chảy máu ở nướu răng, mà trong một số trường hợp, nhất là khi người nhiễm HIV ở vào giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể nhiễm nấm vùng khoang miệng hay hầu họng. Một số có thể bị những nhiễm trùng vùng da gây lở loát, rỉ máu và dịch mô.
Trong tất cả các tình huống trên có thể khái quát theo công thức như sau: Dịch tiết vốn dĩ an toàn (nước bọt) được pha lẫn với dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm (máu), kết quả sẽ cho ra một hỗn hợp dịch tiết dự phòng có nguy cơ lây bệnh, dù khả năng lây nhiễm đã giảm do bị pha loãng.
Trở lại câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời về khả năng lây nhiễm HIV ở hai bình diện: Gia đình (tức những người chăm sóc bệnh nhân) và cộng đồng nói chung.
Trên bình diện gia đình, người nhiễm và người chăm sóc cũng nên thận trọng với khả năng nguy cơ này, nhất là khi tiếp xúc thường xuyên trong môi trường thân cận. Gia đình có thể chuẩn bị riêng một số ly tách sạch cho người bệnh sử dụng, đặc biệt là trong các đợt bệnh nhân bị lở loét vùng miệng.
Gia đình nên trao đổi với người bệnh với một thái độ ôn hòa, cảm thông, và hơn ai hết, người nhiễm sẽ nhận ra và có ý thức bảo vệ cho người thân của mình. Lưu ý, đừng cư xử quá cứng nhắc có thể làm tổn thương đến lòng tự trọng của bệnh nhân.
Trên bình diện rộng hơn, tức là cộng đồng, hiện chưa ghi nhận ca nhiễm HIV nào chỉ do uống nước, hay ngồi ăn chung với một ai đó nhiễm HIV. Nếu chỉ nghĩ về tình huống bạn đưa ra và vin vào câu trả lời "có khả năng", thì vô hình chung, chúng ta đang kỳ thị người có H, bởi khả năng xảy ra tình huống này cũng như tỷ lệ lây nhiễm trong tình huống trên là hoàn toàn không thể.
Thân ái.


Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress
Bệnh HIV có lây qua vết cắn không AloBacsi? (22-06-2013)



Thưa bác sĩ,

Mấy hôm trước em đi uống bia, vô tình bị một người lạ cắn vào tay, vết thương nhỏ và có chảy ít máu. Em rửa vết thương bằng nước rồi nhưng vẫn còn sợ.

BS ơi, người bị cắn có thể nhiễm HIV không ạ? Tỷ lệ em mắc HIV có cao không? Em xin BS trả lời cho em biết vì mấy đêm nay em rất lo lắng!

Em cảm ơn BS nhiều. (Phan Minh - minh…@gmail.com)
BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:
http://www.edenboys.org/uploads/2012/thang10/tuan04/d66HIV.png

Ảnh minh họa

Chào em Minh,

BS rất thông cảm với nỗi lo của em.

Muốn biết có bị lây nhiễm HIV hay không thì phải đi làm xét nghiệm thôi em à, nhưng làm xét nghiệm ngay sau khi có hành vi nguy cơ cũng không kết luận được gì. Bởi, giả sử nhiễm HIV, giai đoạn đầu là giai đoạn "cửa sổ" (thường kéo dài khoảng 2- 12 tuần) tức trong người đã có virus nhưng các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, không có biểu hiện hay triệu chứng gì của bệnh và người đó trở thành nguồn lây rất nguy hiểm.

HIV lây qua 3 con đường chính: do tiêm chích hay truyền máu không bảo đảm nguyên tắc, quan hệ tình dục không an toàn (lây nhiễm từ dịch tiết hay các vết xước nhỏ ở bộ phận sinh dục) và lây do mẹ truyền sang thai nhi.

Như vậy, HIV muốn gây bệnh cần phải hội đủ 2 yếu tố: đủ số lượng virus và tiếp xúc trực tiếp với máu.

Em có vết thương chảy máu, người cắn em cũng phải có vết thương chảy máu thì khả năng lây nhiễm cao. HIV cũng có trong nước bọt, đàm nhớt có lẫn máu, nước mắt nhưng rất rất ít (dưới 1 virus/ml), không đủ để lây.
Tỷ lệ em mắc HIV có cao không còn tùy vào người cắn em có nguy cơ cao nhiễm HIV hay là miệng người nhiễm HIV chảy máu hay không.

Lo lắng bây giờ cũng không giải quyết được gì. Điều cần làm là em nên đi xét nghiệm máu tìm HIV sau 3 tháng.

Tóm lại, nếu có điều kiện em nên đến các Trung tâm Y tế Dự phòng Quận/ Huyện hay Thành phố để được tư vấn kỹ hơn (tại đây có chương trình tư vấn trước và sau xét nghiệm).
Thân mến!
10. HIV có thể lây truyền qua giọt nước mắt, mồ hôi, muỗi đốt, dùng chung bể bơi…
Không đúng. Nhưng rất tiếc, “chuyện hoang đường” này vẫn còn tồn tại và đến nay không ít người vẫn nghĩ rằng hôn nhau, ôm, bắt tay, ngồi trên hố xí bệt, dùng chung đồ dùng thông thường (không liên quan đến máu, dịch sinh dục)… đều có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Nhưng thực tế không phải là như vậy. HIV chỉ lây khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh học của người nhiễm HIV hoặc khi trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV.
Mọi người cần tham gia phản bác lại quan niệm sai lầm này, bởi nó gây ra nỗi sợ hãi, làm tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS, qua đó làm cho HIV ngày càng lan rộng hơn. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh. Ðối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.


Theo TC AIDS và CĐ số chuyên đề 2011
Câu39.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?

Cả hai trường hợp đều không lây.

Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.

Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
6-HẠCH BẠCH HUYẾT(LYMPH) PHÒNG THỦ THỨ HAI:
Khi chọc thủng được tuyến phòng thủ đầu tiên, và xâm nhập vào bên trong cơ thể, vi khuẩn còn phải đối đầu với đường dây phòng thủ thứ hai của Bạch Huyết (Lymph).
Bạch Huyết là một thành phần nằm trong mô tầng lỏng, được dẫn lưu bởi một chuỗi động mạch (vessels) đi song song với những tĩnh mạch (veins). Sau cùng, Bạch Huyết được chuyển vào hai động mạch lớn. Hai mạch Bạch Huyết nầy đi xuyên qua những mô tầng mềm xốp, được gọi là những hạch Bạch Huyết (Lymph Nodes) mà chúng nằm chung quanh vùng đáy cổ như là những trạm phòng thủ chiến lược, có nhiệm vụ như những cái bẫy chống sự nhiễm trùng. Thí dụ như những mô tầng lỏng (fluid Tissues) từ tay đi xuyên qua những hạch Bạch Huyết gần eo cùi chỏ, và vào nách. Những mô tầng lỏng từ chân đi xuyên qua những hạch Bạch Huyết gần đầu gối, và đi vào trong phần hán. Những hạch Bạch Huyết nầy được tràn ngập với một loại các tế bào Bạch Huyết đặc biệt (Lymphocytes). Chúng có thể phá vỡ tiến trình nhiễm độc trầm trọng, và tạo nên những ung thối (Abscesses), và chúng bảo vệ những cấu trúc chính, cũng như các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Sau khi vi khuẩn vượt qua những tuyến phòng thủ cục bộ, sự nhiễm trùng thường đánh dấu bằng những đường thâm đỏ, chạy từ điểm bị thương lên đến cánh tay hay chân. Đây là hiện tượng của những mạch Bạch Huyết bị xưng phồng.
Ngoài ra, còn có những hệ thống hạch Bạch Huyết và các mạch Bạch Huyết dẫn lưu mà chúng giúp cho những cơ quan nội tạng, trong cách thức giống như những hạch Bạch Huyết giúp cho hai tay và hai chân. Trong trường hợp chứng bệnh phổi (Tuberculosis), vi trùng lao tấn công vào những hạch Bạch Huyết, một cách kém mãnh liệt nhưng bền bỉ hơn. Trong điều kiện thuận lợi của cơ thể, những buồng nhỏ (Nodules) được gọi là những u lao (Tubercles) được phát sinh, có nhiệm vụ bắt giữ những vi khuẩn xâm lăng một cách dài hạn. Sau cùng, những u lao nầy có một lớp vỏ bọc ngoài với chất Calcium. Sau đó, nếu cơ thể trở nên yếu đuối vì mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, hay nhiễm trùng nặng hơn, thành vách của những u lao nầy bị bể vỡ ra, và phóng thích những vi khuẩn bị giam cầm, để tấn công cơ thể, dần dần cơ thể bị nhiễm bệnh.



Thứ bảy, 1/2/2014 10:10 GMT+7
Nổi hạch ở bẹn là bệnh gì


Em năm nay 18 tuổi, cơ quan sinh dục vùng bẹn ở bên trái bị nổi hạch. Xin hỏi nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào. Em xin cảm ơn. (Bảo Sơn)
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/01/29/impotent-2368-1391008603.jpg
Ảnh minh hoạ: Men's Health.
Trả lời:
Chào bạn,
Trước hết, tôi xin làm rõ một số ý về hạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết (hay hạch lympho) là một trong vô số cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, là một phần của hệ bạch huyết.
Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc (hoặc bẫy) giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này.
Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Chúng nóng hoặc sưng lên trong những tình trạng khác nhau, từ nhẹ (như viêm họng) đến nguy hiểm (như ung thư). Ở bệnh nhân ung thư, tình trạng của hạch bạch huyết đáng chú ý đến mức nó được dùng để xác định ung thư đang ở giai đoạn nào.
Trường hợp bạn nổi hạch bẹn có thể là phản ứng của hạch trước một vết thương hay viêm nhiễm lân cận ở chi dưới, vùng sinh dục, hay thậm chí một bệnh lý toàn thân nào đó (sốt, nhiễm siêu vi). Trong trường hợp này, đây là biểu hiện nhất thời, vô hại và nhanh chóng mất đi.
Hạch phì đại hiếm có trường hợp nào cần phải nhập bệnh viện cấp cứu trừ những trường hợp có kèm nhiễm trùng nặng vùng da cần điều trị hoặc hạch phì đại nhiễm trùng cần được loại bỏ hoặc đau nhiều.
Hãy gặp bác sĩ để được khám và tư vấn khi có một số biểu hiện sau:
- Hạch phì đại lâu hơn 2 tuần hoặc khi có các dấu hiệu kèm theo như sụt cân, sốt về chiều, mệt mỏi hoặc sốt kéo dài.
- Hạch phì đại, cứng chắc, ít di động dưới da hoặc phát triển một cách nhanh chóng.
- Hạch phì đại kèm viêm, đỏ da và bạn có tình trạng nhiễm trùng kèm theo.
- Hạch phì đại vùng trên xương đòn hoặc vùng nách.
Thân ái.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

Charles
03-03-2014, 17:50
Xin các anh chị tư vấn Trường hợp của con Tôi như sau:

Bạn tôi đã nhiễm HIV vì bạn thân nên thường ghé nhà tôi chơi vì rất thân nên đồ dùng trong nhà sử dụng thoải mái. Con Tôi hiện nay đã 6 tuổi, cách đây 3 hôm bé có sốt 3 ngày rồi hết và nổi hạch dưới hàm và gần đây cháu hay nhứt đầu. bạn tôi ghé nhà chơi có uông chung ca nước và con tôi hat bị let miệng, có ẩm bé và giỡn vơi bé, tôi nhớ cach đây 1 tháng sau khi người đó xét nghiệm về 9tay còn dính máu đỏ đỏ do kim rút máu) có ẩm con tôi. Tôi sợ bạn tôi ẩm con tôi lở dính máu, hay uống chung ca nước lam con tôi nhiêm nên gia đình rất hoang mang. xin hỏi nhũng triệu chưng " bé có sốt 3 ngày rồi hết và nổi hạch dưới hàm và gần đây cháu hay nhứt đầu" của con tôi có phải đã nhiễm H không và cần đi xét nghiiemj không vì cháu còn nhỏ quá?

Con bạn không cần phải XN vì HIV không lây qua tiếp xúc thông thường như vậy.

Chủ đề: HIV - Đường lây và cách phòng ngừa (http://diendanhiv.vn/threads/11-HIV-Duong-lay-va-cach-phong-ngua)

Billy
03-03-2014, 17:51
Chào Anh! Anh có thể tư vấn trực tiếp dùm em được không vì bố mẹ em đọc dài dòng quá không có hiểu

songchungvoi_HIV
03-03-2014, 18:03
Chào Anh! Anh có thể tư vấn trực tiếp dùm em được không vì bố mẹ em đọc dài dòng quá không có hiểu
Tài liệu đã gởi cho bạn rùi, bạn đọc và giải thích cho Ông Bà biết.

Billy
03-03-2014, 18:15
nhưng tui uống ca nước, bạn tôi uống (tui và bạn tui bị chảy máu răng), luc trước khi chưa biết bệnh tui hay cắn trái ấu rùi bẻ ra cho cháu tôi ăn, thì có lây không bạn?

Charles
03-03-2014, 18:21
nhưng tui uống ca nước, bạn tôi uống (tui và bạn tui bị chảy máu răng), luc trước khi chưa biết bệnh tui hay cắn trái ấu rùi bẻ ra cho cháu tôi ăn, thì có lây không bạn?

Bạn không chịu đọc tài liệu mà chỉ biết hỏi thôi. Dù bạn uống chung ca nước, cắn trái ấu rồi cho cháu ăn thì nước bọt mang tính chất acid nhẹ có trong miệng, và mạnh hơn chất acid chứa trong bao tử. Cả hai chất này là lợi khí, để tối thiểu hóa sự tấn công của các vi khuẩn.

Chủ đề: Chức năng đề kháng của cơ thể (http://diendanhiv.vn/threads/6432-Chuc-nang-de-khang-cua-co-the)

Nguyen Ha
03-03-2014, 20:00
nhưng tui uống ca nước, bạn tôi uống (tui và bạn tui bị chảy máu răng), luc trước khi chưa biết bệnh tui hay cắn trái ấu rùi bẻ ra cho cháu tôi ăn, thì có lây không bạn?

HIV không lây qua dường ăn uống bạn ạ.

toilolang
03-03-2014, 23:04
Theo như bạn tui làm điều dưỡng ở Bệnh Viện, thì sốt nổi hạch là chuyện thường tình vì dưới cằm chúng ta cũng có tuyến hạch và cơ thể phản ứng mạnh với bệnh nên nổi hạch thôi.

Còn về ăn uống sinh hoạt với người Hiv thì hoàn toàn bình thường không có nguy cơ