PDA

View Full Version : Hiệu quả Mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0



songchungvoi_HIV
07-03-2014, 15:33
13:03:51 06/03/2014
ĐBP - Mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0 được triển khai thí điểm tại tỉnh Điện Biên từ tháng 10/2011. Đây là chương trình phân cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV toàn diện xuống đến tuyến xã. Đến nay, mô hình đang được thực hiện tại 12 xã, phường thuộc 4 địa bàn, gồm: Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Ảng, Tuần Giáo và Điện Biên. Sau một thời gian hoạt động, chương trình đã đạt được những hiệu quả tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho những người nhiễm HIV.
Xem Video Clip Phóng Sự: Điều trị 2.0 (http://www.baodienbienphu.info.vn/content/hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-m%C3%B4-h%C3%ACnh-th%C3%AD-%C4%91i%E1%BB%83m-ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-20)
Từ khi triển khai chương trình đến nay đã có lũy tích 86 trường hợp được điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV), 4.479 ca xét nghiệm cho các đối tượng nghiện ma túy cùng vợ và bạn tình, trong đó phát hiện 67 trường hợp dương tính với HIV. Chương trình không chỉ giúp bộ phận chuyên trách tránh được tình trạng bệnh nhân ảo, tăng hiệu quả can thiệp đúng những trường hợp nguy cơ cao mà còn thuận tiện cho người có “H”, bởi nó giúp họ giảm chi phí thời gian đi lại và thủ tục cũng đơn giản hơn…
Người đàn ông này nhiễm HIV đã nhiều năm, bắt đầu được điều trị từ năm 2010. Hiện nay, ông đã được chuyển về điều trị theo Chương trình 2.0 tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Nhờ vậy, quãng đường đi lấy thuốc hàng tháng của ông ngắn lại. Được đội ngũ y tế xã quan tâm theo dõi, sức khỏe của ông cũng luôn ổn định, có thể lao động bình thường, tạo ra của cải vật chất cho gia đình. Nói về sức khỏe của mình, ông cho biết:
Tham gia mô hình này, không chỉ có bệnh nhân mang trong mình căn bệnh thế kỷ mà còn có những người nằm trong đối tượng nguy cơ cao đến làm xét nghiệm và người thân của họ đến xin tư vấn phòng chống lây nhiễm.
Đây là hình ảnh một buổi cấp phát thuốc ARV tại Trạm Y tế xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Các bệnh nhân đến đây đều vui vẻ và thoải mái, không còn e ngại khi thăm, khám, điều trị và lo sợ sự kỳ thị của cộng đồng. Chương trình 2.0 được triển khai tại đây từ tháng 8/2012, và hiện đang điều trị cho 22 bệnh nhân; đã làm 478 ca xét nghiệm HIV cho các đối tượng có nguy cơ cao. Cán bộ y tế xã không chỉ khoanh vùng đối tượng để tuyên truyền, vận động sâu rộng mà còn thân tình trò chuyện, chia sẻ để mỗi người bệnh đều thấy yên tâm, thoải mái trong quá trình điều trị. Nhờ vậy, từ sự rụt rè ban đầu, đến nay hầu hết bệnh nhân đều tích cực tham gia và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, không có tình trạng bỏ thuốc.
Xã Mường Đăng, huyện Mường Ẳng cũng được chọn triển khai thí điểm sáng kiến này cùng thời điểm tháng 8/2012. Hầu hết người dân trong xã đều phấn khởi và nhiệt tình hưởng ứng khi biết lợi ích, ý nghĩa của chương trình. Hiện tại, trạm y tế xã đang tiếp nhận điều trị cho 31 bệnh nhân, số ca nhiễm mới cũng được kiểm soát.
Tuy được triển khai chưa lâu và chưa rộng rãi trên toàn tỉnh, nhưng Mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ hội cho người sống với HIV, ảnh hưởng bởi HIV được chăm sóc, điều trị tốt hơn và góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS tại các xã, phường được lựa chọn thực hiện. Chương trình cũng nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ của hầu hết người dân. Sau thời gian thí điểm, mô hình điều trị 2.0 được đánh giá có hiệu quả thiết thực, phù hợp để thực hiện và triển khai mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Với phương hướng mở rộng phạm vi thực hiện, để sáng kiến tiếp cận điều trị 2.0 tiếp tục được phát huy và nâng cao hiệu quả hơn nữa; chương trình cũng cần huy động được các ban, ngành, đoàn thể, các cấp cùng mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, mang lại cơ hội, niềm tin cho thêm nhiều người nhiễm HIV và những người thân của họ.

Nguyễn Hiền

Nguyen Ha
01-05-2014, 08:10
<tbody>
Tổng kết mô hình thí điểm điều trị 2.0 và Sơ kết giữa kỳ nghiên cứu điều trị ARV sớm cho cặp bạn tình dị nhiễm HIV



Trần Tùng
http://www.vaac.gov.vn/Skins/Default/Images/Icons/email-3.gif http://www.vaac.gov.vn/Skins/Default/Images/Icons/print-3.gif (http://www.vaac.gov.vn/PortletBlank.aspx/761D665341EC425EB8D6FCFD42036BB4/View/Tin-trong-nuoc/Tong_ket_mo_hinh_thi_diem_dieu_tri_20_va_So_ket_gi ua_ky_nghien_cuu_dieu_tri_ARV_som_cho_cap_ban_tinh _di_nhiem_HIV/?print=543688336)
<nobr>04:59' PM - Thứ hai, 21/04/2014</nobr>







<tbody>
http://www.vaac.gov.vn/Thumbnail.ashx/0/160/0/944180BE23F44C2DB6ADBB905D2CA5A7/Tong_ket_mo_hinh_thi_diem_dieu_tri_20_va_So_ket_gi ua_ky_nghien_cuu_dieu_tri_ARV_som_cho_cap_ban_tinh _di_nhiem_HIV.jpg

</tbody>
Ngày 15/4/2014 tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo Tổng kết mô hình thí điểm điều trị 2.0 và Sơ kết giữa kỳ nghiên cứu điều trị ARV sớm cho cặp bạn tình dị nhiễm HIV. Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Phó Cục trưởng phụ trách chương trình điều trị Bùi Đức Dương, các chuyên gia nước ngoài đến từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng, chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam, cán bộ đại diện các phòng thuộc Cục, đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Hồ Chí Minh. Cùng tham dự còn có Lãnh đạo Sở Y tế, trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, bệnh viện đa khoa, các trung tâm y tế tuyến các huyện, trạm y tế các tại 04 tỉnh, thành phố đang và sẽ triển khai mô hình điều trị 2.0 bao gồm Điện Biên, Cần Thơ, Thanh Hóa và Thái Nguyên.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Nguyễn Hoàng Long khẳng định hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS là hoạt động hết sức quan trọng trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Trong khi nguồn lực trong nước và quốc tế đang giảm sút thì việc triển khai mô hình thí điểm điều trị 2.0 là hết sức cần thiết. Mô hình này giúp cho việc đưa chương trình xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS tới cộng đồng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn; đẩy mạnh việc tiếp cận các dịch vụ HIV/AIDS đến quần thể đích tại cộng đồng dân cư…
Hội thảo được tổ chức 01 ngày trong đó các đại biểu đã được chia sẻ và giải đáp các thắc mắc về Sáng kiến tiếp cận điều trị 2.0 do WHO và UNAIDS khuyến cáo; Báo cáo kết quả mô hình thí điểm điều trị 2.0 tại Việt Nam, lộ trình mở rộng và báo cáo nghiên cứu đánh giá chi phí triển khai mô hình, báo cáo nghiên cứu ban đầu của nghiên cứu điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV/AIDS của Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Cũng tại hội thảo, các đại biểu được chia sẻ bài học kinh nghiệm từ các đơn vị triển khai mô hình 2.0 tại tuyến huyện, xã tại tỉnh Điện Biên và Thành phố Cần Thơ...
WHO và UNAIDS khởi sướng mô hình thí điểm điều trị 2.0 và đã được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ tháng 8 năm 2012 tại 21 xã, phường ở 7 quận, huyện ở tỉnh Điện Biên và thành phố Cần Thơ. Mô hình thí điểm điều trị bao gồm 05 thành tố nhằm: Đơn giản và tối đa hiệu quả phác đồ điều trị ARV (uống 1 viên thuốc/1 ngày thay vì uống 6 viên/2 lần 1 ngày); Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán đơn giản tại điểm điều trị như test nhanh tại trạm y tế, máy đếm tế bào CD4 cầm tay; giảm chi phí, ***g ghép chăm sóc điều trị HIV/AIDS vào mạng lưới y tế cơ sở và Huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
Sau hơn 1 năm triển khai thí điểm, mô hình đã đạt được một số kết quả đánh kể như: tăng tỷ lệ bệnh nhân điều trị phác đồ viên kết hợp từ 2% lên 61,8% ở tỉnh Điện Biên, 7% lên 49,4% ở thành phố Cần Thơ; đã có 4453 ca xét nghiệm HIV và ca xét nghiệm CD4 ở xã phường so với không có ca xét nghiệm ở thời điểm chưa triển khai; có 189 người nhận thuốc ARV tại trạm y tế xã phường và tăng khoảng 6 lần số ca được tư vấn đến xét nghiệm HIV bởi nhóm cộng đồng. Ngoài ra mô hình đã chứng minh tính khả thi của việc phân cấp và ***g ghép các dịch vụ HIV (tư vấn xét nghiệm HIV, cấp thuốc và theo dõi điều trị ARV) tại trạm y tế xã phường, tính bền vững của chương trình và được bệnh nhân đánh giá cao sự thuận tiện trong việc xét nghiệm và điều trị. Tuy nhiên triển khai mô hình thí điểm cũng rút ra một số khó khăn, thách thức như: Quan ngại về chất lượng dịch vụ, sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại cộng đồng của bệnh nhân; sự tiếp cận quần thể đích của các nhóm cộng đồng; năng lực và trình độ các cán bộ ở trạm y tế xã, phường và việc giám sát hỗ trợ kỹ thuật định kỳ của các tuyến…
http://www.vaac.gov.vn/Image.ashx/image=jpeg/051659c4a6044ff1bee574160ef27657-DSC_0293%20[640x480].JPG/DSC_0293%20[640x480].JPG
TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu khai mạc Hội thảo
http://www.vaac.gov.vn/Image.ashx/image=jpeg/9de58caef7fb428ba5a9daeb16211fe6-DSC_0311%20[640x480].JPG/DSC_0311%20[640x480].JPG
PGS.TS Bùi Đức Dương trình bày báo cáo nghiên cứu Điều trị ARV cho cặp bạn tình dị nhiễm HIV

http://www.vaac.gov.vn/Image.ashx/image=jpeg/5b1c65c808204b069b7fcdd58e83905e-DSC_0305%20[640x480].JPG/DSC_0305%20[640x480].JPG
Đại diện WHO tại Việt Nam trình bày tại Hội thảo
http://www.vaac.gov.vn/Image.ashx/image=jpeg/d64fd656f7cb458399c9f41813236a04-DSC_0298%20[640x480].JPG/DSC_0298%20[640x480].JPG
Toàn cảnh hội thảo


</tbody>

Charles
16-11-2014, 22:07
Phương pháp điều trị HIV 2.0, cơ hội mới cho người bệnh AIDS


Với gần 250 nghìn trường hợp có HIV/AIDS tích lũy, đến nay, Việt Nam vẫn phải đối mặt với gánh nặng từ căn bệnh thế kỷ. Nhằm hướng đến Mục tiêu thiên niên kỷ là đẩy lùi dịch HIV/AIDS vào năm 2015, trong khuôn khổ cuộc họp Ðại hội đồng Y tế thế giới vừa diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) Việt Nam đã trình bày kế hoạch triển khai thí điểm phương pháp điều trị HIV 2.0. Ðây là biện pháp mới có thể giảm gần như hoàn toàn các ca chết người liên quan đến AIDS và giúp dự phòng lây nhiễm HIV. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ứng dụng phương pháp này.

Theo PGS, TS Bùi Ðức Dương, Phó Cục trưởng phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế, cho biết: Sau 20 năm, kể từ khi phát hiện người bệnh HIV đầu tiên, hiện công tác quản lý, hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai có hiệu quả trên toàn quốc với 318 phòng khám ngoại trú; 317 phòng xét nghiệm, tư vấn tự nguyện HIV/AIDS; 75 phòng xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV tại 49 tỉnh, thành phố... Từ năm 2008, dịch HIV có xu hướng giảm và về cơ bản, Việt Nam đã kiềm chế tốc độ gia tăng của đại dịch ở mức đạt mục tiêu chiến lược quốc gia đề ra. Hơn 53 nghìn người bệnh AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV. Hiện chín tỉnh, thành phố triển khai chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đối với 3.813 người bệnh. Kết quả nghiên cứu ban đầu tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng cho thấy, sau 12 tháng sử dụng Methadone, chỉ còn dưới 16% người bệnh tiếp tục sử dụng ma túy.

Tuy nhiên, hiện dịch vẫn có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Tích lũy đến nay, Việt Nam phát hiện hơn 250 nghìn người có căn bệnh thế kỷ, chủ yếu qua con đường tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn. Trong đó, hơn 50 nghìn người đã tử vong và hơn 190 nghìn người có HIV/AIDS còn sống. Hà Nội có số người có HIV nhiều thứ hai toàn quốc, chỉ sau TP Hồ Chí Minh, tiếp đến là Hải Phòng, An Giang, Sơn Lan, Thái Nguyên... Riêng sáu tháng đầu năm 2011, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, số trường hợp nhiễm mới HIV được báo cáo trên cả nước là 6.146 người, trong đó có 2.477 người bệnh AIDS và 844 trường hợp đã tử vong do AIDS. Các trường hợp có HIV/AIDS chủ yếu được phát hiện ở một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS.

Cũng theo PGS, TS Bùi Ðức Dương, trước nguy cơ bùng phát đợt dịch mới, Việt Nam sẽ thí điểm phương pháp điều trị mới 2.0 nhằm tiến tới đáp ứng được cho tất cả những người cần đến các dịch vụ dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ. Ðây là một sáng kiến chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) mà nước ta là quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm. Dự kiến phương pháp này sẽ được khởi động vào cuối năm nay tại hai địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV là Ðiện Biên và Cần Thơ. Phương pháp này bao gồm năm phương thức chính: tối ưu hóa công thức điều trị, giảm số lượng viên thuốc, giảm độc tính của thuốc; phát triển công nghệ chẩn đoán mới, đơn giản hóa quy trình chẩn đoán, sử dụng phương pháp chẩn đoán sớm với công cụ chẩn đoán rẻ hơn; giảm giá thành dịch vụ xét nghiệm, thuốc, chi phí cho thầy thuốc và người bệnh; công tác tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẽ được lồng ghép vào hoạt động y tế thôn, bản, xã, phường, cộng đồng, các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản...; huy động sự giúp đỡ của cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của người có HIV/AIDS. Tại hai địa phương được thí điểm, trước mắt Bộ Y tế sẽ sử dụng test chẩn đoán HIV nhanh và thực hiện lồng ghép dịch vụ cung ứng chẩn đoán, điều trị ngay tại tuyến xã, phường và huyện. Người nhiễm HIV được hỗ trợ tham gia các dịch vụ kết nối chăm sóc điều trị ARV với điều trị bằng Methadone, trao đổi bơm kim tiêm, cấp phát bao cao-su...


<tbody>
TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế

Sử dụng phương pháp điều trị 2.0 sẽ không phải theo dõi phức tạp trong điều trị, điều này dẫn đến tiếp tục giảm chi phí xét nghiệm và theo dõi của người bệnh. Ðiều trị 2.0 sẽ phân cấp điều trị cho người bệnh tới y tế cơ sở gần nơi người bệnh sinh sống và lồng ghép với hệ thống y tế hiện hành. Và như vậy sẽ giảm đáng kể kinh phí đi lại và tiết kiệm được khá lớn nguồn nhân lực y tế.




</tbody>


Thanh Mai - Nguồn: báo Nhân dân
http://website.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1001&cap=3&id=18183

Charles
16-11-2014, 22:09
Việt Nam thí điểm phương pháp mới trong điều trị HIV 2.0

Phương pháp điều trị 2.0 là sáng kiến chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bao gồm phác đồ thuốc tối ưu hơn cho người sống chung với HIV, các công cụ chẩn đoán rẻ, đơn giản và dịch vụ chủ yếu do các cộng đồng tự thực hiện với chi phí thấp.

Ngày 19/5, ông Eamonn Murphy, Giám đốc Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên thí điểm phương pháp điều trị HIV 2.0.

Phương pháp điều trị 2.0 là sáng kiến chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNAIDS bao gồm phác đồ thuốc tối ưu hơn cho người sống chung với HIV, các công cụ chẩn đoán rẻ, đơn giản hơn và dịch vụ chủ yếu do các cộng đồng tự thực hiện với chi phí thấp. Các nghiên cứu gần đây chứng minh phương pháp đã đạt nhiều thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của HIV trong người nhiễm và làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Tại Việt Nam dịch HIV tập trung trong các nhóm nguy cơ lây nhiễm cao, chủ yếu là người tiêm chích ma túy, người nam quan hệ tình dục đồng giới và nữ bán dâm. Hiện có 254.387 người đang sống với HIV, trong đó gần 54% số người trưởng thành nhiễm HIV có nhu cầu đã được tiếp nhận điều trị kháng vi-rút.

"Sự thành công của phương pháp điều trị 2.0 sẽ giúp Chính phủ Việt Nam mở rộng quy mô các chương trình can thiệp HIV, huy động được nguồn lực từ cộng đồng để mở rộng xét nghiệm và điều trị HIV, giảm kỳ thị và tăng tính bền vững của ứng phó quốc gia với HIV", ông Eamonn Murphy nói.


Theo Dantri
http://duocphamnatech.vn/tin-tuc/tin-thi-truong-thuoc/viet-nam-thi-diem-phuong-phap-moi-trong-dieu-tri-hiv-2-0.aspx

songchungvoi_HIV
29-12-2014, 08:00
Mô hình 2.0 - Vũ khí chống lại HIV/AIDS

06:20 ngày 29 tháng 12 năm 2014
TP - Điện Biên là địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Mô hình điều trị HIV/AIDS 2.0 được thí điểm tại tỉnh đã giúp người dân tiếp cận với giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ.


http://images.tienphong.vn/Uploaded/baogiay001/2014_12_29/6a_EXFJ.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Anh Phánh khỏe mạnh vì được điều trị theo mô hình 2.0. Ảnh: T.Hà.
Đây là một sáng kiến chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm.


PGS.TS Bùi Đức Dương, Cục phó Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: “Sử dụng phương pháp điều trị HIV 2.0 góp phần giảm chi phí xét nghiệm và theo dõi của người bệnh. Đồng thời phân cấp điều trị cho người bệnh tới y tế cơ sở gần nơi người bệnh sinh sống và lồng ghép với hệ thống y tế hiện hành. Điều này sẽ giảm đáng kể kinh phí đi lại và tiết kiệm được khá lớn nguồn nhân lực”.


Phương pháp 2.0 góp phần tối ưu hóa công thức điều trị, giảm số lượng viên thuốc, giảm độc tính của thuốc. Để điều trị HIV/AIDS, người bệnh thường phải uống nhiều viên (loại) thuốc/lần uống và uống nhiều lần /ngày, nhưng với phương pháp này người bệnh chỉ cần sử dụng một viên thuốc phối hợp sẽ giảm được số lần uống.


Các thuốc này có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, không ảnh hưởng tới các thuốc điều trị khác như thuốc chống lao, thuốc tránh thai... và thích hợp với cả người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai... Nhiều trường hợp, trong thời gian 4-8 tuần hoặc 8-12 tuần, không còn khả năng lây nhiễm cho người khác góp phần tăng chất lượng sống cho người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất.


Hưởng lợi từ mô hình mới


Điện Biên là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai thí điểm mô hình điều trị 2.0 từ năm 2011, tại 12 xã, phường. Đến nay mô hình này đã nhân rộng tại 32 xã, phường thuộc 4 huyện.


Theo đánh giá của ngành y tế, dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang diễn ra rất nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Hiện nay 10/10 số huyện, thị, thành phố và 107/130 xã, phường trong tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Tổng số trẻ em nhiễm HIV là 170 trẻ; trong đó còn sống là 136 trường hợp.


Cách trung tâm huyện Mường Ảng 20km là xã Mường Đăng, nơi có 4/7 bản có người nhiễm HIV. Trong 8 năm qua cả xã đã phát hiện tổng số 113 ca nhiễm HIV/AIDS. Ông Phùng Đức Chuyên, Trưởng Trạm y tế xã Mường Đăng cho biết từ khi có mô hình 2.0, các dịch vụ xét nghiệm, điều trị chuyển về xã nên thuận lợi cho bệnh nhân trong xã vì tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại.


Anh Lò Văn Phánh (36 tuổi, Bản Đắng, xã Mường Đăng) chia sẻ: “Tôi đưa vợ đi khám sức khỏe trên trung tâm y tế huyện, nhân tiện kiểm tra sức khỏe bản thân, bác sĩ phát hiện tôi nhiễm HIV và chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) theo mô hình 2.0. Sức khỏe kém dần lại không có xe máy nhưng tôi vẫn phải cố vượt hơn 20 km mỗi lần ra huyện lấy thuốc. Từ ngày xã áp dụng mô hình 2.0, các dịch vụ điều trị được chuyển về xã nên tôi không còn lo lắng gì nữa, chỉ tập trung chữa trị”.
Cùng bản Đắng có chị Lò Thị Hoa (32 tuổi) phát hiện mình bị nhiễm HIV nhờ một đoàn xét nghiệm lưu động tại xã. Chị Hoa lây HIV từ người chồng có tiền sử nghiện chích ma túy.


Sau khi biết mắc bệnh, vợ chồng chị Hoa được điều trị theo mô hình 2.0, nhưng sau một thời gian người chồng bị đưa đi tập trung cai nghiện và tử vong do kháng thuốc vào năm 2011. Chị Hoa được uống thuốc tại nhà hằng ngày nên sức khỏe ổn định, da dẻ hồng hào, đủ sức làm việc nhà và chăn nuôi gia súc kiếm tiền nuôi 2 đứa con nhỏ.


Do được phân cấp tới hệ thống y tế cơ sở nên mô hình điều trị HIV 2.0 đã phát huy rất tốt hiệu quả việc quản lý và điều trị đối với các bệnh nhân nhiễm HIV, đặc biệt là đối với trường hợp bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Tất cả các phụ nữ có thai dương tính với HIV trên địa bàn huyện đều được điều trị phương pháp 2.0. Cả mẹ và con sẽ được điều trị thuốc ngay từ đầu.




Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, mô hình thí điểm điều trị 2.0 tiếp cận phổ cập, duy trì tính bền vững, tăng độ bao phủ của chương trình phòng chống HIV/AIDS, với 5 thành tố gồm: Phân cấp và lồng ghép dịch vụ HIV xuống y tế xã; Tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã/phường; Chẩn đoán sớm bằng 3 loại Test nhanh; Tối ưu hóa phác đồ điều trị (sử dụng thuốc TDF 1 viên/ngày); Huy động sự tham gia của cộng đồng trong giới thiệu, chuyển tiếp khách hàng, giảm mất dấu, giảm chi phí.

Ông Hoàng Xuân Chiến, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Điện Biên, cho biết: “Dịch vụ triển khai đến gần dân, giảm được các chi phí liên quan đến xét nghiệm HIV và điều trị cho bệnh nhân. Tăng cường xét nghiệm HIV cho các đối tượng nguy cơ cao và phụ nữ mang thai. Với việc xét nghiệm CD4 tại chỗ, bệnh nhân được nhận kết quả nhanh, được điều trị sớm hơn; có số lượng tế bào CD4 cao hơn; hạn chế các nhiễm trùng cơ hội”.
http://www.tienphong.vn/

Charles
29-12-2014, 11:40
Mô hình 2.0 - Vũ khí chống lại HIV/AIDS

Gửi 06:26am | 29/12/2014
Điện Biên là địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Mô hình điều trị HIV/AIDS 2.0 được thí điểm tại tỉnh đã giúp người dân tiếp cận với giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ.

<center> http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/12/29/654a091bbe7903.img.jpg
Anh Phánh khỏe mạnh vì được điều trị theo mô hình 2.0. Ảnh: T.Hà.</center>
Đây là một sáng kiến chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm.

PGS.TS Bùi Đức Dương, Cục phó Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: “Sử dụng phương pháp điều trị HIV 2.0 góp phần giảm chi phí xét nghiệm và theo dõi của người bệnh. Đồng thời phân cấp điều trị cho người bệnh tới y tế cơ sở gần nơi người bệnh sinh sống và lồng ghép với hệ thống y tế hiện hành. Điều này sẽ giảm đáng kể kinh phí đi lại và tiết kiệm được khá lớn nguồn nhân lực”.

Phương pháp 2.0 góp phần tối ưu hóa công thức điều trị, giảm số lượng viên thuốc, giảm độc tính của thuốc. Để điều trị HIV/AIDS, người bệnh thường phải uống nhiều viên (loại) thuốc/lần uống và uống nhiều lần /ngày, nhưng với phương pháp này người bệnh chỉ cần sử dụng một viên thuốc phối hợp sẽ giảm được số lần uống.

Các thuốc này có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, không ảnh hưởng tới các thuốc điều trị khác như thuốc chống lao, thuốc tránh thai... và thích hợp với cả người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai... Nhiều trường hợp, trong thời gian 4-8 tuần hoặc 8-12 tuần, không còn khả năng lây nhiễm cho người khác góp phần tăng chất lượng sống cho người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất.

Hưởng lợi từ mô hình mới

Điện Biên là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai thí điểm mô hình điều trị 2.0 từ năm 2011, tại 12 xã, phường. Đến nay mô hình này đã nhân rộng tại 32 xã, phường thuộc 4 huyện.

Theo đánh giá của ngành y tế, dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang diễn ra rất nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Hiện nay 10/10 số huyện, thị, thành phố và 107/130 xã, phường trong tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Tổng số trẻ em nhiễm HIV là 170 trẻ; trong đó còn sống là 136 trường hợp.

Cách trung tâm huyện Mường Ảng 20km là xã Mường Đăng, nơi có 4/7 bản có người nhiễm HIV. Trong 8 năm qua cả xã đã phát hiện tổng số 113 ca nhiễm HIV/AIDS. Ông Phùng Đức Chuyên, Trưởng Trạm y tế xã Mường Đăng cho biết từ khi có mô hình 2.0, các dịch vụ xét nghiệm, điều trị chuyển về xã nên thuận lợi cho bệnh nhân trong xã vì tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại.

Anh Lò Văn Phánh (36 tuổi, Bản Đắng, xã Mường Đăng) chia sẻ: “Tôi đưa vợ đi khám sức khỏe trên trung tâm y tế huyện, nhân tiện kiểm tra sức khỏe bản thân, bác sĩ phát hiện tôi nhiễm HIV và chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) theo mô hình 2.0. Sức khỏe kém dần lại không có xe máy nhưng tôi vẫn phải cố vượt hơn 20 km mỗi lần ra huyện lấy thuốc. Từ ngày xã áp dụng mô hình 2.0, các dịch vụ điều trị được chuyển về xã nên tôi không còn lo lắng gì nữa, chỉ tập trung chữa trị”.

Cùng bản Đắng có chị Lò Thị Hoa (32 tuổi) phát hiện mình bị nhiễm HIV nhờ một đoàn xét nghiệm lưu động tại xã. Chị Hoa lây HIV từ người chồng có tiền sử nghiện chích ma túy.

Sau khi biết mắc bệnh, vợ chồng chị Hoa được điều trị theo mô hình 2.0, nhưng sau một thời gian người chồng bị đưa đi tập trung cai nghiện và tử vong do kháng thuốc vào năm 2011. Chị Hoa được uống thuốc tại nhà hằng ngày nên sức khỏe ổn định, da dẻ hồng hào, đủ sức làm việc nhà và chăn nuôi gia súc kiếm tiền nuôi 2 đứa con nhỏ.

Do được phân cấp tới hệ thống y tế cơ sở nên mô hình điều trị HIV 2.0 đã phát huy rất tốt hiệu quả việc quản lý và điều trị đối với các bệnh nhân nhiễm HIV, đặc biệt là đối với trường hợp bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Tất cả các phụ nữ có thai dương tính với HIV trên địa bàn huyện đều được điều trị phương pháp 2.0. Cả mẹ và con sẽ được điều trị thuốc ngay từ đầu.

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, mô hình thí điểm điều trị 2.0 tiếp cận phổ cập, duy trì tính bền vững, tăng độ bao phủ của chương trình phòng chống HIV/AIDS, với 5 thành tố gồm: Phân cấp và lồng ghép dịch vụ HIV xuống y tế xã; Tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã/phường; Chẩn đoán sớm bằng 3 loại Test nhanh; Tối ưu hóa phác đồ điều trị (sử dụng thuốc TDF 1 viên/ngày); Huy động sự tham gia của cộng đồng trong giới thiệu, chuyển tiếp khách hàng, giảm mất dấu, giảm chi phí.Ông Hoàng Xuân Chiến, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Điện Biên, cho biết: “Dịch vụ triển khai đến gần dân, giảm được các chi phí liên quan đến xét nghiệm HIV và điều trị cho bệnh nhân. Tăng cường xét nghiệm HIV cho các đối tượng nguy cơ cao và phụ nữ mang thai. Với việc xét nghiệm CD4 tại chỗ, bệnh nhân được nhận kết quả nhanh, được điều trị sớm hơn; có số lượng tế bào CD4 cao hơn; hạn chế các nhiễm trùng cơ hội”.


(nguồn bài: tienphong.vn)

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1058405

songchungvoi_HIV
13-01-2015, 14:38
Giảm thiểu lây truyền HIV từ mẹ sang con nhờ điều trị 2.0
Thứ 3, Ngày 13.01.2015
- Nhờ phương pháp điều trị HIV 2.0, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã giảm thiểu được tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đây là một trong 7 quận, huyện trên cả nước được triển khai thí điểm mô hình điều trị HIV 2.0.



Mô hình điều trị 2.0 là một biện pháp đơn giản hóa phương thức điều trị nhằm tăng số người được sử dụng thuốc, làm giảm nhanh số người chết do AIDS, đồng thời giúp cho công tác dự phòng có hiệu quả. Từ năm 2011, phương pháp điều trị HIV 2.0 đã bắt đầu được thực hiện thí điểm tại Việt Nam. Phương pháp này được đánh giá đem lại nhiều lợi ích cho người nhiễm HIV, đặc biệt giúp phát hiện sớm các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV để kịp thời điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.


Trước khi thực hiện thí điểm mô hình điều trị HIV 2.0, các xã huyện Mường Ảng đã phát hiện nhiều trường hợp trẻ nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ. Đặc biệt, vào những năm 2000 - 2007, khi đại dịch HIV/AIDS ở khu vực Mường Ảng bùng phát. Do hiểu biết và ý thức phòng, chống HIV/AIDS của người dân còn hạn chế nên tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh khó kiểm soát, tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thấp và việc sử dụng chung bơm kim tiêm của những người nghiện chích ma túy còn phổ biến…


Tháng 9/2012, huyện Mường Ảng đã thực hiện thí điểm phương pháp điều trị HIV 2.0 tại 3 xã: Ảng Nưa, Ảng Cang và Mường Đăng. Qua gần 2 năm thực hiện, mô hình đã cho thấy, phát hiện HIV và điều trị ARV sớm tăng thêm cơ hội sống cho người nhiễm HIV. Đặc biệt, phát hiện HIV sớm ở phụ nữ mang thai, có thể giúp điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt kết quả tốt.




http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2014/07/17/K3NoVeZi.jpg
Từ khi triển khai mô hình điều trị HIV 2.0, rất nhiều cặp vợ chồng, bạn tình có nguy cơ cao đã chủ động tìm đến Trạm Y tế xã yêu cầu được giúp đỡ. Nhiều cặp vợ chồng nhiễm HIV đã được kết nối với điểm điều trị và tiếp tục được lấy mẫu máu xét nghiệm tại Trung tâm Y tế huyện, đồng thời người bệnh sẽ được kết nối với cơ sở điều trị để đăng ký quản lý và cung cấp các dịch vụ có liên quan, tránh mất dấu bệnh nhân.


Điểm mới của mô hình điều trị 2.0 là phân cấp điều trị cho người bệnh tới y tế cơ sở và lồng ghép với hệ thống y tế hiện hành. Điều này, giúp bệnh nhân giảm chi phí đi lại và tiết kiệm được nguồn nhân lực trong điều trị phòng chống HIV/AIDS. Thực hiện mô hình này, 100% số thai phụ được quản lý sẽ được theo dõi, xét nghiệm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.


Bên cạnh đó, mô hình điều trị HIV 2.0 thực hiện ở cơ sở y tế huyện cũng mang lại nhiều hiệu quả cao, bởi có thể lồng ghép dễ dàng với các chương trình khác do hệ thống y tế cơ sở thực hiện, như: chương trình quản lý thai nghén của trạm y tế các xã, chương trình giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm…Đối với những người sử dụng ma túy nhiễm HIV, người bệnh còn được hỗ trợ tham gia các dịch vụ kết nối chăm sóc điều trị ARV với điều trị bằng Methadone, trao đổi bơm kim tiêm, cấp phát bao cao su.


Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS huyện, tính đến thời điểm hiện tại Trạm Y tế xã Ảng Cang đã xét nghiệm chẩn đoán cho trên 950 trường hợp, trong đó phát hiện 26 trường hợp dương tính với HIV. Các trường hợp này đã được điều trị phương pháp 2.0 và đã có những em bé khỏe mạnh được sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV.


Đại diện Trung tâm Y tế huyện Mường Ảng cho biết, tất cả các phụ nữ có thai dương tính với HIV trên địa bàn huyện đều được điều trị phương pháp 2.0 này. Sau đó, cả mẹ và con thai phụ sẽ được điều trị thuốc ngay từ đầu. Từ ngày các bà mẹ tham gia uống thuốc thì xét nghiệm lại chưa có trẻ nào sinh ra dương tính với HIV.
Do được phân cấp tới hệ thống y tế cơ sở nên mô hình điều trị HIV 2.0 đã phát huy rất tốt hiệu quả việc quản lý và điều trị đối với các bệnh nhân nhiễm HIV, đặc biệt là đối với trường hợp bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Phương pháp này đồng thời cũng làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ em, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015.


Nguồn: Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm


congtien_canbiet

songchungvoi_HIV
19-01-2015, 16:11
Thanh Hóa: Ưu tiên mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0Thứ hai 19/01/2015 16:52

Trong khi nguồn lực trong nước và quốc tế đang giảm sút thì việc triển khai mô hình thí điểm điều trị 2.0 là hết sức cần thiết. Mô hình này giúp cho việc đưa chương trình xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS tới cộng đồng, đặc biệt tại các nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_01_19/dieu%20tri.jpg


Điều trị heo mô hình thí điểm 2.0 - Ảnh minh họa

</tbody>

Mô hình điều trị 2.0 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam khởi sướng, đưa vào triển khai thí điểm ở Việt Nam từ tháng 8/2012 tại 21 xã, phường ở 7 quận, huyện ở tỉnh Điện Biên và thành phố Cần Thơ.

Tại Thanh Hóa, từ tháng 6/2014 đến nay, mô hình điều trị 2.0 được đưa vào thí điểm tại 19 xã, phường cuả 3 Huyện/Thành phố, gồm: Trung Lý, Pù Nhi, Tén Tằn, Quang Chiểu, Mường Lý (huyện Mường Lát); Phú Thanh, Thành Sơn, Trung Sơn, Trung Thành, Thiên Phủ, Hiền Kiệt, Hiền Chung (huyện Quan Hóa); Phú Sơn, Tân Sơn, Ngọc Trạo, Đông Vệ, Đông Thọ, Đông Hương, Lam Sơn (TP Thanh Hóa).

Mô hình thí điểm điều trị 2.0 bao gồm 05 thành tố với mục đích: Đơn giản và tối đa hiệu quả phác đồ điều trị ARV (uống 1 viên thuốc/1 ngày thay vì uống 6 viên/2 lần 1 ngày); Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán đơn giản tại điểm điều trị như test nhanh tại trạm y tế, xét nghiệm CD4 cầm tay tại cơ sở điều trị HIV/AIDS; giảm chi phí, lồng ghép chăm sóc điều trị HIV/AIDS vào mạng lưới y tế cơ sở và Huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

Sau hơn 6 tháng triển khai, đã có gần 300 bệnh nhân được ưu tiên điều trị phác đồ viên kết hợp và nhận thuốc tại xã, phường; 1.114 trường hợp được tư vấn, xét nghiệm HIV, trong đó phát hiện 15 ca HIV dương tính và đã chuyển sang điều trị ARV.

Ngoài ra, mô hình đã chứng minh tính khả thi của việc phân cấp và lồng ghép các dịch vụ HIV tại trạm y tế xã phường, tính bền vững của chương trình và được bệnh nhân đánh giá cao sự thuận tiện trong việc xét nghiệm và điều trị…

Việc chẩn đoán HIV sớm bằng các xét nghiệm nhanh sẽ tạo điều kiện cho người bệnh sớm biết được kết quả, giúp dễ dàng kết nối với việc đăng ký quản lý nguồn lây nên người bệnh sẽ có cơ hội điều trị ARV sớm, làm giảm nhanh số người chết do AIDS, đồng thời giúp cho công tác dự phòng có hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh, ưu tiên mô hình thí điểm điều trị 2.0 trên địa bàn, hướng tới mục tiêu không còn người tử vong do AIDS.



Thanh Tâmhttp://tiengchuong.vn/

Charles
01-02-2015, 17:56
Mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0 đem lại nhiều lợi ích cho người nhiễm HIV

Cập nhật ngày: 01/02/2015 11:35

Được triển khai thí điểm tại Thanh Hóa từ tháng 6/2014, mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0 đang đem lại nhiều lợi ích cho người nhiễm HIV. Mô hình này còn giúp đưa chương trình xét nghiệm, các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tới cộng đồng, đặc biệt là ở tuyến xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn trong tỉnh.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số người nhiễm HIV cao và hiện HIV/AIDS đã có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Mặc dù Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, nhiều biện pháp can thiệp ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao như truyền thông, tư vấn cố định, tư vấn lưu động, cung cấp bơm kim tiêm sạch, tiếp thị bao cao su, điều trị ARV và mới đây là điều trị thay thế nghiện chích các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone… phần nào đã hạn chế được người nhiễm, nhưng số nhiễm mới được phát hiện trong cộng đồng hàng năm ở Thanh Hóa vẫn còn cao, khoảng từ 400-500 trường hợp.

Với sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, vật tư và tài chính của Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, mô hình điều trị 2.0 đang được triển khai tại 19 xã, phường ở thành phố Thanh Hóa, huyện Mường Lát, Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa. Sau hơn 6 tháng triển khai, đã có gần 300 bệnh nhân được ưu tiên chỉ định điều trị phác đồ viên kết hợp và nhận thuốc tại xã, phường; có 1.114 ca xét nghiệm HIV trong đó phát hiện 15 ca HIV dương tính và đã chuyển sang điều trị ARV. Ngoài ra, mô hình đã chứng minh tính khả thi của việc phân cấp và lồng ghép các dịch vụ HIV (tư vấn xét nghiệm HIV, cấp thuốc và theo dõi điều trị ARV) tại trạm y tế xã phường, tính bền vững của chương trình và được bệnh nhân đánh giá cao sự thuận tiện trong việc xét nghiệm và điều trị.

Việc chẩn đoán HIV sớm bằng các xét nghiệm nhanh cũng đã tạo điều kiện cho người bệnh sớm biết được kết quả và có cơ hội dễ dàng kết nối với việc đăng ký quản lý nguồn lây. Ngoài ra người bệnh sẽ có cơ hội điều trị ARV sớm; đồng thời, giúp cho công tác dự phòng có hiệu quả. Mô hình 2.0 tại các xã, phường cũng giảm đáng kể sự e ngại cho người dân khi phải đến khám. Việc xét nghiệm, sàng lọc và trả kết quả cũng diễn ra trong ngày và ngay tại địa phương. Đặc biệt, tại 12 xã được thụ hưởng từ triển khai mô hình thí điểm của 2 huyện biên giới Mường Lát, Quan Hóa, đã ghi nhận số người nghiện ma túy, phụ nữ có thai, người có vợ hoặc chồng nhiễm HIV… tự nguyện đến xét nghiệm HIV đã tăng lên đáng kể.

Ông Nguyễn Bá Cẩn, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa, cho biết: “Mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0 đang đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh HIV, nhất là việc giúp họ giảm được các chi phí và thời gian đi lại. Bên cạnh đó, do được phân cấp tới hệ thống y tế cơ sở nên mô hình điều trị HIV 2.0 đã phát huy rất tốt hiệu quả việc quản lý và điều trị đối với các bệnh nhân nhiễm HIV, đặc biệt là đối với trường hợp bà mẹ mang thai nhiễm HIV”.

Mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0 nhằm đơn giản và tối đa hiệu quả phác đồ điều trị ARV (uống 1 viên thuốc/1 ngày thay vì uống 6 viên/2 lần/1 ngày); sử dụng kỹ thuật chẩn đoán đơn giản tại điểm điều trị như test nhanh tại trạm y tế, xét nghiệm CD4 cầm tay tại cơ sở điều trị HIV/AIDS; giảm chi phí, lồng ghép chăm sóc điều trị HIV/AIDS vào mạng lưới y tế cơ sở và huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Đây là một sáng kiến chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm. Thanh Hóa là 1 trong 4 tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai mô hình điều trị 2.0./.


TNĐT
http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/xa-hoi/mo-hinh-thi-diem-tiep-can-dieu-tri-20-dem-lai-nhieu-loi-ich-cho-nguoi-nhiem-hiv-224081-85.html

Charles
01-04-2015, 10:51
Lợi ích từ mô hình điều trị 2.0

Thứ 4, 1/4/2015

Điện Biên là một tỉnh miền núi, đi lại khó khăn... và đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS của người bệnh.

Từ năm 2011, với việc triển khai thí điểm mô hình điều trị 2.0 đã tạo điều kiện thuận lợi và kéo gần người dân hơn đến với các dịch vụ điều trị này.

Điểm nóng về HIV/AIDS

Báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, Điện Biên là tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng nghèo đói, thất nghiệp, tăng số trẻ em mồ côi, làm suy giảm chất lượng dân số của tỉnh Điện Biên. Đây cũng là tỉnh hiện dẫn đầu cả nước về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS/100.000 dân. Hiện, 100% huyện, thị, thành phố, 107/130 xã, phường trong tỉnh đã có người nhiễm HIV/AIDS...


http://vovgiaothong.vn/Upload/GIANG%20TRAN/untitled%20folder%207/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/hiv.jpg
Lấy máu xét nghiệm HIV tại trạm y tế xã tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho người dân.

Ông Hoàng Xuân Chiến, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên chia sẻ, nhức nhối nhất ở đây vẫn là tình trạng mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy. Vì thế, người nghiện chích ma túy ngày càng gia tăng và tiêm chích ma túy vẫn là nguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV/AIDS ở Điện Biên...

Triển khai mô hình điều trị 2.0

Từ năm 2011, tỉnh Điện Biên đã triển khai thí điểm mô hình điều trị 2.0 tại 12 trạm y tế thuộc huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng và TP.Điện Biên Phủ; triển khai toàn diện công tác phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con tại 22 xã của huyện Điện Biên.

Ông Hoàng Xuân Chiến cho biết, với mô hình điều trị này sẽ phân cấp và lồng ghép dịch vụ HIV xuống y tế xã. Việc tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS được thực hiện tại tuyến xã/phường, chẩn đoán sớm bằng 03 loại test nhanh, tối ưu hóa phác đồ điều trị (sử dụng thuốc TDF 1 viên/ngày), huy động sự tham gia của cộng đồng trong giới thiệu, chuyển tiếp khách hàng, giảm mất dấu và giảm chi phí. Kết quả, từ tháng 8/2011 đến tháng 10/2014 đã xét nghiệm sàng lọc cho 9.685 trường hợp (trong đó 950 trường hợp tiêm chích ma túy, 6.756 phụ nữ mang thai, còn lại là các đối tượng khác). Có 99 trường hợp dương tính với HIV (chiếm 1,02%).


http://vovgiaothong.vn/Upload/GIANG%20TRAN/untitled%20folder%207/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/untitled%20folder/hiv%20a.jpg
Người nhiễm HIV có thể đến ký lĩnh thuốc điều trị ARV tại trạm y tế.

Về chăm sóc điều trị, thực hiện theo nguyên tắc điều trị sớm bằng thuốc ARV, không căn cứ kết quả xét nghiệm tế bào CD4 và điều trị mở rộng để dự phòng, nên đến tháng 10/2014 đã triển khai được 32/40 xã thuộc các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên Đông. Các phòng khám ngoại trú đã chuyển 314 bệnh nhân về tuyến xã để tiếp tục theo dõi, điều trị ARV. Bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, không mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Là một trong những người được tham gia chương trình điều trị 2.0, chị Lò Thị Hoa (32 tuổi) ở bản Đắng, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng cho biết, nhờ các dịch vụ xét nghiệm, điều trị... chuyển về xã nên chị đi lại gần hơn trước rất nhiều, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Ngoài ruộng vườn, đồng áng, chị còn kết hợp chăn nuôi gà, vịt, lợn, bò... Các khoản thu nhập từ việc tăng gia sản xuất đó không chỉ giúp cho mẹ con chị cải thiện cuộc sống, học hành mà họ còn cất được ngôi nhà sàn khang trang, bề thế... nằm ngay đầu bản. Sức khỏe được cải thiện nên hàng tuần chị còn cơm nắm đi bộ hàng chục cây số ra huyện để gặp gỡ, chia sẻ và giúp đỡ chị em cùng cảnh ngộ...

Nói về lợi ích của chương trình điều trị 2.0, ông Hoàng Xuân Chiến khẳng định: nhờ các dịch vụ triển khai đến gần dân nên giảm được các chi phí liên quan đến xét nghiệm HIV và điều trị cho bệnh nhân; tăng cường xét nghiệm HIV cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nhờ xét nghiệm HIV tại chỗ nên bệnh nhân nhận được kết quả nhanh hơn, được ĐT sớm, có số lượng tế bào CD4 cao hơn, hạn chế đến mức thấp nhất các nhiễm trùng cơ hội. Hệ thống y tế cơ sở trong phòng chống HIV/AIDS cũng được nâng cao năng lực, góp phần giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS...


Theo: Thủy Xuân (Sức khỏe và Đời sống)
http://vovgiaothong.vn

Charles
19-04-2015, 08:34
Hưởng lợi từ mô hình điều trị 2.0 cho người nhiễm HIV

Chủ nhật, 19/04/2015 - 02:07 AM (GMT+7)

Ðiện Biên là một trong hai tỉnh trong cả nước được chọn làm thí điểm triển khai mô hình điều trị 2.0 cho người nhiễm HIV. Sau gần hai năm triển khai, mô hình này đã mang lại kết quả khả quan.

Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Ðiện Biên Hoàng Xuân Chiến cho biết: Mô hình điều trị 2.0 là phương pháp điều trị sớm giúp người bệnh tiếp cận ngay với việc điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng vi-rút), qua đó, giảm được tỷ lệ tử vong và nguy cơ lây nhiễm HIV. Mô hình đã nhân rộng tại 32 xã, phường tại bốn huyện của tỉnh. Hiện nay, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn Ðiện Biên diễn biến phức tạp, 10/10 huyện, thị xã, thành phố với 107/130 xã, phường trong tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, mô hình điều trị 2.0 nhằm mục đích mở rộng việc tiếp cận sớm với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV (kháng vi-rút) kết hợp với việc lồng ghép các dịch vụ có liên quan vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã.

Theo mô hình điều trị này, các xét nghiệm HIV được thực hiện tại các trung tâm y tế huyện. Khi đã điều trị ổn định, người bệnh sẽ được theo dõi và nhận thuốc định kỳ tại trạm y tế xã gần nhất. Sáng kiến điều trị 2.0 cũng đã huy động được cộng đồng tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Người nhiễm HIV, tuyên truyền viên đồng đẳng, nhóm nghiện chích ma túy sẽ được tập huấn cùng với các nhân viên y tế thôn, bản. Về chăm sóc điều trị, thực hiện theo nguyên tắc điều trị sớm bằng thuốc ARV, không căn cứ kết quả xét nghiệm tế bào CD4 và điều trị mở rộng để dự phòng, cho nên đến tháng 10-2014, Ðiện Biên đã triển khai được 32/40 xã thuộc các huyện: Ðiện Biên, Tuần Giáo, Mường Ẳng, Ðiện Biên Ðông. Các phòng khám ngoại trú đã chuyển 314 bệnh nhân về tuyến xã để tiếp tục theo dõi, điều trị ARV. Nhiều bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, không mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Kết quả, từ tháng 8-2011 đến tháng 10-2014, toàn tỉnh đã xét nghiệm sàng lọc cho 9.685 trường hợp (trong đó 950 trường hợp tiêm chích ma túy, 6.756 phụ nữ mang thai, còn lại là các đối tượng khác) và phát hiện 99 trường hợp dương tính với HIV (chiếm 1,02%).

Nhiều người bệnh nhiễm HIV được thực hiện theo mô hình điều trị 2.0 đã ổn định tinh thần, sức khỏe ngày càng khá hơn. Anh Lò Văn Phách, 36 tuổi (bản Ðắng, xã Mường Ðăng, huyện Mường Ẳng) chia sẻ: "Khi biết tin mình bị nhiễm HIV, tôi rất sốc và nghĩ rằng chỉ nay mai thôi sẽ chết. Nhưng tôi được các bác sĩ động viên và điều trị theo mô hình 2.0 nên tôi đã yên tâm và tuân thủ điều trị. Với mô hình điều trị 2.0, tôi đã được điều trị thuốc ARV ngay khi phát hiện bệnh, sức khỏe khá hơn nhiều. Thời gian đầu điều trị, mỗi lần ra trung tâm y tế huyện lấy thuốc, tôi phải đi 20 km. Nhưng cho đến thời điểm này, mô hình này được đưa về xã, tôi rất mừng vì không phải vất vả đi xa nữa, chỉ tập trung chữa bệnh".

PGS, TS Bùi Ðức Dương, Phó Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, mô hình thí điểm 2.0 triển khai với năm nội dung: phân cấp và lồng ghép dịch vụ điều trị HIV xuống y tế xã; tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã, phường; chẩn đoán sớm bằng ba loại test nhanh; tối ưu hóa phác đồ điều trị; huy động sự tham gia của cộng đồng. Ðáng chú ý, mô hình điều trị 2.0 đã góp phần giảm đáng kể kinh phí đi lại và tiết kiệm được khá lớn nguồn nhân lực. Ðể điều trị HIV/AIDS, người bệnh thường phải uống nhiều loại thuốc/ lần và uống nhiều lần/ ngày, nhưng với phương pháp này người bệnh chỉ cần sử dụng một viên thuốc phối hợp có tác dụng tương trợ lẫn nhau, không ảnh hưởng tới các thuốc điều trị khác như thuốc chống lao... và thích hợp với cả người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai; giảm tỷ lệ tử vong, giảm khả năng lây nhiễm và góp phần tăng chất lượng sống cho người bệnh.

Tuy nhiên, cũng theo PGS,TS Bùi Ðức Dương, do là mô hình thí điểm, mới triển khai bước đầu cho nên không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn. Thí dụ, với những xã gần trung tâm huyện, lợi ích giảm chi phí đi lại chưa thật rõ nét. Nhiều người bệnh vẫn trực tiếp đến phòng khám nhận thuốc và điều trị thay vì nhận gián tiếp qua cán bộ trạm y tế. Người bệnh HIV thường đi làm ăn xa, hoặc rời khỏi địa bàn một thời gian mới quay trở lại nên việc điều trị bị gián đoạn và hiệu quả không cao. Mô hình mới triển khai cho nên chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của người bệnh. Hiểu biết về bệnh HIV/AIDS, về phương pháp điều trị 2.0 của một bộ phận người bệnh nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế.

THANH MAI
http://www.nhandan.com.vn

songchungvoi_HIV
23-04-2015, 19:48
Hưởng lợi từ mô hình điều trị 2.0 cho người nhiễm HIV
Chủ nhật, 19/04/2015 - 02:07 AM (GMT+7)
Ðiện Biên là một trong hai tỉnh trong cả nước được chọn làm thí điểm triển khai mô hình điều trị 2.0 cho người nhiễm HIV. Sau gần hai năm triển khai, mô hình này đã mang lại kết quả khả quan.




Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Ðiện Biên Hoàng Xuân Chiến cho biết: Mô hình điều trị 2.0 là phương pháp điều trị sớm giúp người bệnh tiếp cận ngay với việc điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng vi-rút), qua đó, giảm được tỷ lệ tử vong và nguy cơ lây nhiễm HIV. Mô hình đã nhân rộng tại 32 xã, phường tại bốn huyện của tỉnh. Hiện nay, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn Ðiện Biên diễn biến phức tạp, 10/10 huyện, thị xã, thành phố với 107/130 xã, phường trong tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, mô hình điều trị 2.0 nhằm mục đích mở rộng việc tiếp cận sớm với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV (kháng vi-rút) kết hợp với việc lồng ghép các dịch vụ có liên quan vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã.


Theo mô hình điều trị này, các xét nghiệm HIV được thực hiện tại các trung tâm y tế huyện. Khi đã điều trị ổn định, người bệnh sẽ được theo dõi và nhận thuốc định kỳ tại trạm y tế xã gần nhất. Sáng kiến điều trị 2.0 cũng đã huy động được cộng đồng tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Người nhiễm HIV, tuyên truyền viên đồng đẳng, nhóm nghiện chích ma túy sẽ được tập huấn cùng với các nhân viên y tế thôn, bản. Về chăm sóc điều trị, thực hiện theo nguyên tắc điều trị sớm bằng thuốc ARV, không căn cứ kết quả xét nghiệm tế bào CD4 và điều trị mở rộng để dự phòng, cho nên đến tháng 10-2014, Ðiện Biên đã triển khai được 32/40 xã thuộc các huyện: Ðiện Biên, Tuần Giáo, Mường Ẳng, Ðiện Biên Ðông. Các phòng khám ngoại trú đã chuyển 314 bệnh nhân về tuyến xã để tiếp tục theo dõi, điều trị ARV. Nhiều bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, không mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Kết quả, từ tháng 8-2011 đến tháng 10-2014, toàn tỉnh đã xét nghiệm sàng lọc cho 9.685 trường hợp (trong đó 950 trường hợp tiêm chích ma túy, 6.756 phụ nữ mang thai, còn lại là các đối tượng khác) và phát hiện 99 trường hợp dương tính với HIV (chiếm 1,02%).


Nhiều người bệnh nhiễm HIV được thực hiện theo mô hình điều trị 2.0 đã ổn định tinh thần, sức khỏe ngày càng khá hơn. Anh Lò Văn Phách, 36 tuổi (bản Ðắng, xã Mường Ðăng, huyện Mường Ẳng) chia sẻ: "Khi biết tin mình bị nhiễm HIV, tôi rất sốc và nghĩ rằng chỉ nay mai thôi sẽ chết. Nhưng tôi được các bác sĩ động viên và điều trị theo mô hình 2.0 nên tôi đã yên tâm và tuân thủ điều trị. Với mô hình điều trị 2.0, tôi đã được điều trị thuốc ARV ngay khi phát hiện bệnh, sức khỏe khá hơn nhiều. Thời gian đầu điều trị, mỗi lần ra trung tâm y tế huyện lấy thuốc, tôi phải đi 20 km. Nhưng cho đến thời điểm này, mô hình này được đưa về xã, tôi rất mừng vì không phải vất vả đi xa nữa, chỉ tập trung chữa bệnh".


PGS, TS Bùi Ðức Dương, Phó Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, mô hình thí điểm 2.0 triển khai với năm nội dung: phân cấp và lồng ghép dịch vụ điều trị HIV xuống y tế xã; tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã, phường; chẩn đoán sớm bằng ba loại test nhanh; tối ưu hóa phác đồ điều trị; huy động sự tham gia của cộng đồng. Ðáng chú ý, mô hình điều trị 2.0 đã góp phần giảm đáng kể kinh phí đi lại và tiết kiệm được khá lớn nguồn nhân lực. Ðể điều trị HIV/AIDS, người bệnh thường phải uống nhiều loại thuốc/ lần và uống nhiều lần/ ngày, nhưng với phương pháp này người bệnh chỉ cần sử dụng một viên thuốc phối hợp có tác dụng tương trợ lẫn nhau, không ảnh hưởng tới các thuốc điều trị khác như thuốc chống lao... và thích hợp với cả người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai; giảm tỷ lệ tử vong, giảm khả năng lây nhiễm và góp phần tăng chất lượng sống cho người bệnh.


Tuy nhiên, cũng theo PGS,TS Bùi Ðức Dương, do là mô hình thí điểm, mới triển khai bước đầu cho nên không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn. Thí dụ, với những xã gần trung tâm huyện, lợi ích giảm chi phí đi lại chưa thật rõ nét. Nhiều người bệnh vẫn trực tiếp đến phòng khám nhận thuốc và điều trị thay vì nhận gián tiếp qua cán bộ trạm y tế. Người bệnh HIV thường đi làm ăn xa, hoặc rời khỏi địa bàn một thời gian mới quay trở lại nên việc điều trị bị gián đoạn và hiệu quả không cao. Mô hình mới triển khai cho nên chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của người bệnh. Hiểu biết về bệnh HIV/AIDS, về phương pháp điều trị 2.0 của một bộ phận người bệnh nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế.



THANH MAI
http://www.nhandan.com.vn/