songchungvoi_HIV
09-03-2014, 08:40
Chủ nhật 09/03/2014 06:53
ANTĐ - Trong ngày đen tối nhất của cuộc đời, Masika Katsuva vừa bị cưỡng hiếp, lại tận mắt chứng kiến cảnh 2 con gái nhỏ trở thành thú vui cho đám “yêu râu xanh”, còn người chồng thì bị giết hại dã man. Vượt lên nỗi đau cào xé, nhục nhã ê chề, suốt hơn 10 năm qua, chị Masika đã giúp đỡ hơn 6.000 nạn nhân bị cưỡng bức thoát khỏi “bóng ma” quá khứ, xây dựng cuộc sống sáng sủa hơn.
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2014_03_08/phu-nu.jpg
Tấn bi kịch
Masika Katsuva có vóc người nhỏ bé, cao chưa đầy 1,5m, nhưng ẩn trong đó là một nghị lực phi thường. Masika từng có một gia đình hạnh phúc với 4 người con khỏe mạnh và là vợ của một thương nhân thành đạt. Nhưng một ngày đầu năm 1999, cuộc sống bình yên của gia đình chị đã bị đảo lộn. Một nhóm quân phiến loạn đã xông vào ngôi nhà của gia đình chị. Đầu tiên, chúng lấy đi mọi thứ trong ngôi nhà, rồi ra tay hành hạ và sát hại người chồng ngay trước mặt chị. Dã man hơn, chúng còn hãm hiếp chị và 2 con gái của chị là Rachel và Yvette đang ở độ tuổi 15 và 13. Cả hai đều mang thai sau đó. Bản thân Masika bị cưỡng hiếp dã man đến nỗi sau này phải trải qua tới 8 cuộc phẫu thuật với nỗ lực tìm lại hình hài của mình.
Nơi hàn gắn những vết thương
Quyết định đến một nơi ở mới không một tấc đất cắm dùi, mẹ con chị Masika đã mạnh dạn phát dọn đất hoang. Cần mẫn nhiều năm như vậy, gia đình chị cũng có được những khoảnh đất khá rộng. Khi bắt đầu có mái nhà tạm để ở, có cái ăn để dành, chị quyết định dựng lên một trang trại có kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Mảnh đất đó là niềm hy vọng, là nơi chữa lành những vết thương lòng và đồng thời cũng là nguồn sống của không chỉ của mẹ con chị mà còn cho những người phụ nữ có cùng cảnh ngộ. Những người tới nơi đây đều là nạn nhân của nạn cưỡng bức, bị gia đình và cộng đồng địa phương chối bỏ.
Hiện, Masika đang “chăm sóc” 170 chị em đồng cảnh ngộ. Họ gọi chị là “Mẹ Masika”. Trong suốt hơn 10 năm qua, chị đã giúp đỡ hơn 6.000 nạn nhân bị cưỡng bức, giúp và chăm sóc họ tận tình - về cả sức khỏe, tâm lý và thực hành. Masika cho biết, con số những người tìm đến cơ sở của chị vẫn tiếp tục tăng mỗi năm. Bởi ước tính tại Congo, mỗi ngày có khoảng 40 phụ nữ bị hiếp dâm. Các nạn nhân không chỉ bị tổn thương về thể chất và tinh thần mà nguy hiểm hơn là nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS.
Chị Masika cho rằng, các nạn nhân cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay sau khi bị hại: “Ai có thể tưởng tượng nỗi đau của một phụ nữ không những bị hiếp mà còn bị nhiễm HIV do hậu quả của chuyện tồi tệ đó? Cô ta phải sống với 2 điều tủi nhục: bị hãm hiếp và bị nhiễm HIV! Một số nạn nhân của các vụ cưỡng dâm sau đó có thai. Làm sao có thể giải thích cho một đứa bé biết nó là con hoang, mẹ nó bị nhiễm HIV và bản thân nó có lẽ cũng đã bị nhiễm” - Masika đau đớn với chuỗi câu hỏi.
Từ những trăn trở, chị Masika đã cùng lực lượng y, bác sỹ, các nhà hoạt động xã hội và chị em ở “Ngôi nhà lắng nghe” phát động những chương trình nhằm phản đối nạn hiếp dâm và lạm dụng tình dục phụ nữ, trẻ em. Riêng cơ sở do chị Masika đứng đầu, chị cùng các nhân viên đến tận những vùng nông thôn để hỗ trợ nạn nhân và sẵn sàng đưa họ đến những cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Ngoài những hoạt động y tế, những đơn vị cơ động này cũng góp phần tuyên truyền những người đàn ông không nên xa lánh, ruồng bỏ những người phụ nữ hoạn nạn.
Nắng rọi một tương lai tốt đẹp
Ngồi trong túp lều bạt, Masika chăm chú lắng nghe một số chị em kể lại nỗi kinh hoàng mà họ trải qua trước và sau khi vào đây. Không những bị khủng hoảng tinh thần, những phụ nữ này còn bị chồng, gia đình và cộng đồng ruồng bỏ. Họ không dám trở về quê nhà vì sợ thị phi của người đời trong khi bản thân lại mang mặc cảm của kẻ phạm tội. Masika cho biết, một số chị em kể lại “sự kiện” của đời mình trong nỗi giận dữ trong khi không ít người không thốt nên lời, chỉ ngồi khóc.
Masika mong muốn những phụ nữ này bớt dần công việc đồng áng thay vào đó chú tâm học thêm các kỹ năng khác như: may vá, thợ mộc và làm xà bông... Những đứa trẻ khi trưởng thành được học cách quán xuyến việc nhà, chăn nuôi và kiếm sống như quản lý rạp hát, tiệm cắt tóc, xưởng sản xuất... Chúng cũng được giáo dục cách chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là căn bệnh AIDS.
Bà mẹ trẻ Odette, 17 tuổi, được Masika cứu giúp đưa về trang trại khi cô 13 tuổi. Năm đó, Odette bị một nhóm phiến quân của Chính phủ đem vào rừng sâu làm nô lệ tình dục suốt 6 tháng trời. Đau đớn, nhục nhã, rất nhiều lần tìm cách tự tử, nhưng vì thương đứa con trong bụng nên Odette không đành lòng. Cô bé tìm cách trốn chạy. May mắn, lần trốn chạy đó cô bé gặp được Masika. Hiện giờ, Odette hạnh phúc bên cậu con trai 4 tuổi. Ngoài giờ lao động cùng các chị trong trang trại, Odette chăm chỉ theo học các khóa học do chị Masika và các tổ chức nhân đạo đứng ra thành lập. Ước mơ cháy bỏng của Odette là muốn trở thành một luật sư giỏi... Michael Bonvillian, một nhà làm phim của Hollywood đã dựng lại toàn bộ cuộc đời của Masika trong bộ phim tài liệu “Unwatchable”.
Ngân Hà
(Theo Washington Times)
http://www.anninhthudo.vn/Quoc-te/Nguoi-phu-nu-tung-bi-cuong-hiep-da-man-da-giup-do-6000-nan-nhan-thoat-khoi-bong-ma/540295.antd
ANTĐ - Trong ngày đen tối nhất của cuộc đời, Masika Katsuva vừa bị cưỡng hiếp, lại tận mắt chứng kiến cảnh 2 con gái nhỏ trở thành thú vui cho đám “yêu râu xanh”, còn người chồng thì bị giết hại dã man. Vượt lên nỗi đau cào xé, nhục nhã ê chề, suốt hơn 10 năm qua, chị Masika đã giúp đỡ hơn 6.000 nạn nhân bị cưỡng bức thoát khỏi “bóng ma” quá khứ, xây dựng cuộc sống sáng sủa hơn.
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2014_03_08/phu-nu.jpg
Tấn bi kịch
Masika Katsuva có vóc người nhỏ bé, cao chưa đầy 1,5m, nhưng ẩn trong đó là một nghị lực phi thường. Masika từng có một gia đình hạnh phúc với 4 người con khỏe mạnh và là vợ của một thương nhân thành đạt. Nhưng một ngày đầu năm 1999, cuộc sống bình yên của gia đình chị đã bị đảo lộn. Một nhóm quân phiến loạn đã xông vào ngôi nhà của gia đình chị. Đầu tiên, chúng lấy đi mọi thứ trong ngôi nhà, rồi ra tay hành hạ và sát hại người chồng ngay trước mặt chị. Dã man hơn, chúng còn hãm hiếp chị và 2 con gái của chị là Rachel và Yvette đang ở độ tuổi 15 và 13. Cả hai đều mang thai sau đó. Bản thân Masika bị cưỡng hiếp dã man đến nỗi sau này phải trải qua tới 8 cuộc phẫu thuật với nỗ lực tìm lại hình hài của mình.
Nơi hàn gắn những vết thương
Quyết định đến một nơi ở mới không một tấc đất cắm dùi, mẹ con chị Masika đã mạnh dạn phát dọn đất hoang. Cần mẫn nhiều năm như vậy, gia đình chị cũng có được những khoảnh đất khá rộng. Khi bắt đầu có mái nhà tạm để ở, có cái ăn để dành, chị quyết định dựng lên một trang trại có kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Mảnh đất đó là niềm hy vọng, là nơi chữa lành những vết thương lòng và đồng thời cũng là nguồn sống của không chỉ của mẹ con chị mà còn cho những người phụ nữ có cùng cảnh ngộ. Những người tới nơi đây đều là nạn nhân của nạn cưỡng bức, bị gia đình và cộng đồng địa phương chối bỏ.
Hiện, Masika đang “chăm sóc” 170 chị em đồng cảnh ngộ. Họ gọi chị là “Mẹ Masika”. Trong suốt hơn 10 năm qua, chị đã giúp đỡ hơn 6.000 nạn nhân bị cưỡng bức, giúp và chăm sóc họ tận tình - về cả sức khỏe, tâm lý và thực hành. Masika cho biết, con số những người tìm đến cơ sở của chị vẫn tiếp tục tăng mỗi năm. Bởi ước tính tại Congo, mỗi ngày có khoảng 40 phụ nữ bị hiếp dâm. Các nạn nhân không chỉ bị tổn thương về thể chất và tinh thần mà nguy hiểm hơn là nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS.
Chị Masika cho rằng, các nạn nhân cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay sau khi bị hại: “Ai có thể tưởng tượng nỗi đau của một phụ nữ không những bị hiếp mà còn bị nhiễm HIV do hậu quả của chuyện tồi tệ đó? Cô ta phải sống với 2 điều tủi nhục: bị hãm hiếp và bị nhiễm HIV! Một số nạn nhân của các vụ cưỡng dâm sau đó có thai. Làm sao có thể giải thích cho một đứa bé biết nó là con hoang, mẹ nó bị nhiễm HIV và bản thân nó có lẽ cũng đã bị nhiễm” - Masika đau đớn với chuỗi câu hỏi.
Từ những trăn trở, chị Masika đã cùng lực lượng y, bác sỹ, các nhà hoạt động xã hội và chị em ở “Ngôi nhà lắng nghe” phát động những chương trình nhằm phản đối nạn hiếp dâm và lạm dụng tình dục phụ nữ, trẻ em. Riêng cơ sở do chị Masika đứng đầu, chị cùng các nhân viên đến tận những vùng nông thôn để hỗ trợ nạn nhân và sẵn sàng đưa họ đến những cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Ngoài những hoạt động y tế, những đơn vị cơ động này cũng góp phần tuyên truyền những người đàn ông không nên xa lánh, ruồng bỏ những người phụ nữ hoạn nạn.
Nắng rọi một tương lai tốt đẹp
Ngồi trong túp lều bạt, Masika chăm chú lắng nghe một số chị em kể lại nỗi kinh hoàng mà họ trải qua trước và sau khi vào đây. Không những bị khủng hoảng tinh thần, những phụ nữ này còn bị chồng, gia đình và cộng đồng ruồng bỏ. Họ không dám trở về quê nhà vì sợ thị phi của người đời trong khi bản thân lại mang mặc cảm của kẻ phạm tội. Masika cho biết, một số chị em kể lại “sự kiện” của đời mình trong nỗi giận dữ trong khi không ít người không thốt nên lời, chỉ ngồi khóc.
Masika mong muốn những phụ nữ này bớt dần công việc đồng áng thay vào đó chú tâm học thêm các kỹ năng khác như: may vá, thợ mộc và làm xà bông... Những đứa trẻ khi trưởng thành được học cách quán xuyến việc nhà, chăn nuôi và kiếm sống như quản lý rạp hát, tiệm cắt tóc, xưởng sản xuất... Chúng cũng được giáo dục cách chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là căn bệnh AIDS.
Bà mẹ trẻ Odette, 17 tuổi, được Masika cứu giúp đưa về trang trại khi cô 13 tuổi. Năm đó, Odette bị một nhóm phiến quân của Chính phủ đem vào rừng sâu làm nô lệ tình dục suốt 6 tháng trời. Đau đớn, nhục nhã, rất nhiều lần tìm cách tự tử, nhưng vì thương đứa con trong bụng nên Odette không đành lòng. Cô bé tìm cách trốn chạy. May mắn, lần trốn chạy đó cô bé gặp được Masika. Hiện giờ, Odette hạnh phúc bên cậu con trai 4 tuổi. Ngoài giờ lao động cùng các chị trong trang trại, Odette chăm chỉ theo học các khóa học do chị Masika và các tổ chức nhân đạo đứng ra thành lập. Ước mơ cháy bỏng của Odette là muốn trở thành một luật sư giỏi... Michael Bonvillian, một nhà làm phim của Hollywood đã dựng lại toàn bộ cuộc đời của Masika trong bộ phim tài liệu “Unwatchable”.
Ngân Hà
(Theo Washington Times)
http://www.anninhthudo.vn/Quoc-te/Nguoi-phu-nu-tung-bi-cuong-hiep-da-man-da-giup-do-6000-nan-nhan-thoat-khoi-bong-ma/540295.antd