Kết quả 1 đến 11 của 11

Chủ đề: Bị đâm bởi kim tiêm nghi ngờ HIV xử lý ra sao?

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Bị đâm bởi kim tiêm nghi ngờ HIV xử lý ra sao?

    Bị đâm bởi kim tiêm nghi ngờ HIV xử lý ra sao?

    Thứ tư, 01/12/2010

    (NLĐO) - Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng tội phạm khống chế người dân bằng kiêm tiêm có máu tươi và dọa đó là máu người bị nhiễm HIV để cướp tài sản. Rất nhiều người bị hại hoang mang, lo lắng không biết phải xử lý thế nào, liệu mình đã nhiễm HIV chưa?... Gởi đến bạn một hướng dẫn về cách xử lý khi chẳng may gặp trường hợp trên.




    Khi một người bị đâm phải kim có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết cơ thể hoặc máu tươi của người có HIV vào các vùng niêm mạc mắt, vết thương trên người thì người ấy xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng bị nhiễm HIV. Việc xử trí ban đầu là rất cần thiết và điều trị dự phòng phơi nhiễm là không thể bỏ qua.

    Xử lý vết thương tại chỗ

    Cần bình tĩnh xử lý theo những bước sau:

    1. Nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể

    2. Để vết thương tự chảy máu hoặc nặn, vuốt nhẹ và để vết thương dưới vòi nước sạch đến khi hết chảy máu. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ ngay chỗ vết thương,

    3. Sau đó, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như: Dakin, Javel 1/10 hoặc cồn 70 độ trong thời gian ít nhất 5 phút.

    Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc rửa mũi liên tục bằng nước sạch trong khoảng 5 phút, bằng cách chớp mắt và ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng thì cần xúc miệng bằng nước sạch trong vòng 5 phút.


    Bơm tiêm đã sử dụng vứt bừa bãi dễ gây họa cho người khác. Ảnh minh họa: Internet

    Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

    Không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có thể mang đến tình trạng phơi nhiễm.
    Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành, không bị tổn thương hay trầy xước thì không có nguy cơ bị lây nhiễm.

    Nếu ở da có tổn thương nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít; hoặc máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào vùng niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.thì nguy cơ lây nhiễm thấp.

    Riêng trường hợp da có tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng có sẵn thì có nguy cơ lây nhiễm cao.

    Những xét nghiệm cần làm

    Trước hết là xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bị nạn đã có HIV chưa. Có thể bắt đầu điều trị ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nhưng nếu có kết quả xét nghiệm là dương tính thì phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.

    Kế đến là xét nghiệm nguồn lây nhiễm (kim tiêm, dao, kéo… gây tai nạn), nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì không cần điều trị.

    Tuy nhiên, cần nghĩ đến khả năng người gây tai nạn là người nghi có HIV đang ở trong giai đoạn cửa sổ, các xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng HIV trong nguồn lây nhiễm. Nếu đúng là người có HIV trong giai đoạn cửa sổ thì phải theo dõi sát việc xét nghiệm HIV ở cả người gây nạn và người bị nạn.


    Cần điều trị phơi nhiễm HIV ngay

    Cần tiến hành điều trị ngay cho người bị phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng siêu vi. Đặc biệt, những người có nguy cơ lây nhiễm cao cần được điều trị sớm; tốt nhất là từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn, sau quá 72 giờ kể từ khi gặp tai nạn.

    Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 4 tuần. Riêng việc dùng thuốc, thường là sử dụng phối hợp 2 loại thuốc kháng siêu vi.

    Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV

    - Việc dùng thuốc kháng vi rút phải có y lệnh của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, phải theo đúng các phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV, phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và cần làm các xét nghiệm như huyết đồ, chức năng gan, thận… vì ngoài tác dụng điều trị, thuốc kháng vi rút còn gây ra nhiều tác dụng phụ.

    - Xét nghiệm HIV lại sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

    Tóm lại, khi bị phơi nhiễm HIV cần bình tĩnh, xử lý đúng cách và uống thuốc đúng theo phác đồ thì rất ít khả năng có HIV. Nếu lo lắng qúa, chỉ có hại, sẽ gây suy sụp tinh thần và thể chất, không chỉ làm giảm sức đề kháng cơ thể mà còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh hơn nếu có HIV.


    BS TRƯƠNG HIẾU NGHĨA
    http://nld.com.vn/201012...m-nghi-ngo-hiv-xu-ly-ra-sao.htm


    ads

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Phòng tránh lây nhiễm HIV từ bơm kim tiêm dính máu

    Thứ ba 13/08/2013 06:47

    ANTĐ - Mỗi năm, BV Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hàng chục bệnh nhân xét nghiệm và điều trị dự phòng HIV do gặp tai nạn ngoài ý muốn, chủ yếu là do giẫm phải hoặc bị côn đồ tấn công bằng bơm kim tiêm dính máu nghi nhiễm HIV.





    Để xác định tình trạng lây nhiễm HIV cần đến bệnh viện làm xét nghiệm máu

    Chớ nặn bóp vết thương

    Theo các bác sĩ BV Nhiệt đới Trung ương, qua thăm khám trực tiếp cho thấy, kiến thức xử lý, sơ cứu ban đầu của người dân khi bị tấn công hoặc giẫm phải bơm kim tiêm nghi chứa virus HIV rất hạn chế. Đa số trường hợp có tâm lý hoảng loạn nên phản ứng đầu tiên của họ là cố nặn, bóp máu từ vết đâm, vết thương với mong muốn dồn được máu “độc” chứa virus HIV ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này lại gây tác dụng ngược vì sẽ làm lan rộng vùng bị tổn thương, kích thích mạch máu xung quanh vùng da tổn thương hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình virus xâm nhập.

    Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng (BV Nhiệt đới trung ương) cho biết, khi giẫm phải hoặc bị tấn công bằng bơm kim tiêm, việc đầu tiên người dân cần làm là kiểm tra dụng cụ gây chấn thương và đánh giá mức độ thương tích. Nếu đó là bơm kim tiêm sạch hoặc bơm kim tiêm dính máu nhưng vết máu đã khô, lâu ngày thì có thể yên tâm vì không còn khả năng lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu thấy vết máu còn tươi mới thì khả năng bị lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Ở trường hợp này, người bị nạn cần phải sơ cứu bằng cách: để máu ở vết thương chảy một cách tự nhiên, sau đó xối nước sạch vào chỗ vết thương khoảng 5 phút rồi rửa sạch vết thương bằng xà phòng. Chú ý dùng xà phòng bánh, pha loãng với nước để có nồng độ xà phòng là 20% hoặc dùng mắt thường quan sát khi nào nước xà phòng có màu trắng đục như nước vo gạo.

    Thời gian “vàng” - trong 24 giờ đầu

    Tiếp đến, người bị nạn phải mang luôn vỏ bơm kim tiêm gây tổn thương vào BV để làm xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ làm test nhanh để xác định xem máu dính trong bơm kim tiêm có bị nhiễm HIV hay không, đồng thời cũng lấy máu của nạn nhân để xét nghiệm. Nếu tất cả các kết quả xét nghiệm máu này đều dương tính với HIV thì có thể khẳng định bệnh nhân đã bị nhiễm HIV từ trước đó chứ không phải mới phơi nhiễm do bị tấn công hoặc giẫm phải bơm kim tiêm dính máu, lý do bởi từ lúc virus HIV xâm nhập đến khi có kết quả xét nghiệm dương tính phải mất tối thiểu 3 tháng. Lúc này, người gặp nạn phải tiến hành điều trị ngay theo phác đồ điều trị HIV. Ở trường hợp còn lại, kết quả xét nghiệm máu của người gặp nạn âm tính với HIV nhưng kết quả xét nghiệm mẫu máu dính trong bơm kim tiêm gây ra vết tổn thương cho họ lại dương tính với HIV thì lập tức người gặp nạn phải được điều trị dự phòng lây nhiễm bằng thuốc kháng virus.

    Thuốc kháng virus có tác dụng phòng chống lây nhiễm HIV 100% trong 24 giờ đầu kể từ khi bị phơi nhiễm (tính từ lúc bị tấn công hoặc giẫm phải bơm kim tiêm). Tỷ lệ này sẽ giảm dần trong khoảng thời gian sau đó, nghĩa là được điều trị dự phòng càng muộn thì hiệu quả càng thấp. Còn sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, thuốc kháng virus hầu như không có tác dụng. Mặt khác, dù được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus thì người gặp nạn cũng phải chú ý theo dõi tái khám sau 3 tháng, 6 tháng để được khẳng định có bị lây nhiễm HIV hay không.

    Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm cho biết thêm, bên cạnh việc xét nghiệm mẫu máu dính trong bơm kim tiêm có bị nhiễm HIV hay không thì cũng phải hết sức chú ý đến việc xét nghiệm virus viêm gan B, viêm gan C, để có hướng xử lý. “Khi giẫm phải hoặc bị tấn công bằng bơm kim tiêm dính máu, nếu khả năng bị lây nhiễm HIV là 1 thì nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan B cao gấp 10 lần, virus viêm gan C gấp 100 lần. Do vậy, có những trường hợp chưa chết vì bị lây nhiễm HIV đã chết vì các bệnh do viêm gan B, C gây ra” – bác sĩ Lâm nhấn mạnh.

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Làm thế nào khi bị dẫm kim tiêm chứa HIV?

    11/7/2014 10:21
    Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau.


    Ảnh minh họa

    1. Không được nặn máu. Nặn máu chỉ làm cho máu đi ngược vào trong thôi. Rửa dưới vòi nước.
    2. Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch.
    3. Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.
    4. Sau khi ngưng thuốc phơi nhiễm chờ đủ 8 tuần XN HIV và XN lại ở 24 tuần

    Vì lợi ích của cộng đồng hãy send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy!
    CÁC BẠN HÃY CẨN THẬN!!


    Độc giả Buyn (Theo Báo Đất Việt)
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 11-07-2014 lúc 13:56.

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn nghi dính máu HIV

    05/9/2014 14:49
    Thông thường mọi người hoảng loạn nên cố gắng nặn hết máu ra. Hành động này vô tình tạo thêm tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.


    Mấy ngày qua vụ việc một nhóm học sinh ở Trường THCS Xuân Thiên (Thanh Hóa) dùng que thép, nan hoa, kim tiêm nghi có dính máu HIV đâmvào các bạn cùng trường khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng. Có ít nhất 40 học sinh đã bị đâm, tuy nhiên sợ bị trả thù nên các em không báo với người lớn.

    Ảnh minh họa: Health.
    Phân tích vụ việc dưới góc độ y khoa liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV, bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ cho biết, thông thường khi bị đâm bởi vật nhọn nghi có dính máu của người nhiễm HIV, các nạn nhân có tâm lý sợ hãi nên cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Cách xử trí này hoàn toàn sai, việc nắn bóp vết đâm không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập mà còn vô hình chung tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.
    Trong khi chờ đợi các biện pháp răn đe, chế tài của cơ quan chức năng để ngăn ngừa những trò đùa tiềm ẩn nhiều nguy cơ lẫy nhiễm HIV trên, bác sĩ Thủ khuyên mỗi người cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh HIV. "Thay vì hoang mang lo sợ, bạn sẽ bình tĩnh hơn và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm trong những trường hợp tương tự", bác sĩ nói.

    Khái niệm đầu tiên cần nắm rõ là "phơi nhiễm với HIV". Hiểu đơn giản, phơi nhiễm là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (ở đây là virus HIV), do đó có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm (exposure) sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm (infection) nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh (disease) nhất định.
    Hiện nay y học đã tìm ra phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis - PEP).
    Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Cụ thể, quy trình xử trí khi bị phơi nhiễm gồm:
    - Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể và cầm máu. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm lên vết thương. Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân.
    - Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút, bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.
    - Trường hợp bị vật nhọn đâm, tuyệt đối không nặn máu. Thay vào đó, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.
    Nên nhớ không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có ​thể gây phơi nhiễm. Với bệnh này, 2 tình huống phơi nhiễm được kể đến nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục.
    - Đường máu: Khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người có HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, thì xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năngnhiễm HIV.
    - Đường tình dục: Khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột, cũng được xem là đã phơi nhiễm với HIV.
    Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm ở đây không đòi hỏi phải xác minh rằng nguồn gây phơi nhiễm có thực sự đã mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc kể trên đều được xem là đã phơi nhiễm.
    Trong các tình huống phơi nhiễm kể trên đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị PEP. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, và duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm.
    Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế và tham gia điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi quá thời gian cho phép là 72 giờ.
    Hiện nay, các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm:
    - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
    - Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng.
    - Bệnh viên có chuyên khoa Nhiễm.
    Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua:
    - Tình huống phơi nhiễm: Kim đâm, máu dây vào vết thương hay quan hệ tình dục.
    - Thời điểm xảy ra phơi nhiễm.
    - Thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm.
    Bằng những thông tin kể trên, bác sĩ sẽ cho ra chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không. Nếu có, sẽ dùng phác đồ nào để điều trị.
    Trong trường hợp người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu:
    - Làm xét nghiệm nhanh HIV.
    - Uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày.
    - Làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 12 tuần <=> 3 tháng và 24 tuần <=> 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.
    Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây (tùy theo tình huống phơi nhiễm). Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.
    Theo Vnexpress.net


  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách phòng tránh lây nhiễm HIV khi bị vật nhọn đâm


    06/9/2014 14:42
    Cùng tìm hiểu những kiến thức và phương pháp sơ cứu nhằm ngăn chặn virus HIV xâm nhập cơ thể nếu vô tình bị kim tiêm hay vật nhọn đâm phải.



    Như đã đưa tin, dư luận gần đây đang xôn xao về sự việc đáng tiếc xảy ra tại trường THCSXuân Thiên, Thanh Hóa. Theo đó, chỉ vì tham gia vào trò đùa nghịch đâm vật nhọn vào mọi người mà hiện nay, đã có trường hợp học sinh bị nhiễm virus HIV bị phát hiện.


    Nguy hiểm hơn, có khoảng tới 40 em học sinh là nạn nhân của trò đùa này và tất cả đều rất hoang mang lo sợ lây nhiễm HIV.



    Ngôi trường nơi xảy ra sự việc.

    Sự việc gióng lên hồi chuông cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng mà những trò đùa dại dột có thể mang lại, nhất là đối với giới trẻ.


    Đồng thời, hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta cũng cần tự trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân, nhằm phòng tránh việc lây nhiễm HIV khi bị thương bởi những vết đâm của vật nhọn…




    Đầu tiên chúng ta cần biết rằng, để phòng tránh lây nhiễm HIV, cần phải hiểu được khái niệm phơi nhiễm (exposure). Ở góc độ đơn giản, đó là tình trạng xảy ra khi bạn bị vật nhọn (thường là kim tiêm) dính máu của người nhiễm HIV đâm phải và gây ra vết thương chảy máu.


    Khi đó, bạn đã tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (virus HIV) và có nguy cơ lây nhiễm ở một tỉ lệ nhất định. Nói cách khác, khi phơi nhiễm thì chưa thể khẳng định chắc chắn một người mắc HIV hay không.







    Do đó, trong trường hợp bị vật nhọn đâm chảy máu, cần tiến hành sơ cứu tại chỗ ngay lập tức. Nhiều người thường có thói quen nặn máu với suy nghĩ làm vậy để cho máu độc chảy ra ngoài, song thực tế điều này rất nguy hiểm.


    Việc nặn máu khiến vết thương dễ sưng tấy dẫn đến viêm nhiễm, tăng nguy cơ xâm nhập cơ thể của virus. Do đó, không nên nặn máu.

    Thay vào đó, cần rửa vết thương dưới nước lạnh trong vài phút nhằm rửa sạch vết thương, khiến máu chảy ra nhiều hơn và hạn chế virus xâm nhập vào máu.







    Khi rửa cần chú ý không chà xát mạnh lên vết thương, sau khi rửa phải lau khô bằng bông, gạc y tế rồi băng lại.








    Công đoạn sơ cứu tiếp theo đó là rửa sạch các bộ phận có nguy cơ dính máu do vật nhọn hoặc do quá trình rửa vết thương vô tình gây ra (mặt, chân, tay…). Bạn cũng nên thay quần áo khác, rửa mắt, mũi bằng các dung dịch sát trùng trong vài phút.






    Sau khi hoàn thành việc sơ cứu, bạn cần khẩn trương di chuyển tới các trung tâm y tế. Tại đây, cần tường thuật đầy đủ mọi chi tiết về việc bị vật nhọn đâm để các bác sĩ có biện pháp hỗ trợ hợp lý.


    Thông thường, các bác sĩ sẽ tiêm ngay cho bệnh nhân thuốc ngăn ngừa uốn ván căn cứ theo tiền sử tiêm chủng trong quá khứ.






    Trong trường hợp nghi ngờ lây nhiễm HIV, bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng ngay thuốc PEP. Đây là loại thuốc kháng virus HIV có tác dụng rất tốt, nhất là trong vài giờ đầu tiên sau khi phơi nhiễm (hiệu quả bảo vệ lên đến 90 - 95%) và kéo dài trong khoảng 72 giờ sau đó.






    Ngoài ra, cũng cần dự phòng các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C. Trong thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tỉ lệ lây nhiễm hai loại virus này là rất cao (viêm gan B lên tới 30%, viêm gan C là 10%) trong khi lây nhiễm HIV chỉ là 0,03%.


    Do đó, không nên quá hoảng loạn, lo sợ bị mắc phải căn bệnh thế kỉ bởi khả năng này là không cao.






    Người bệnh sau khi thực hiện tất cả các biện pháp dự phòng trên cần tiếp tục được theo dõi y tế thường xuyên.






    Nếu được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân sẽ phải uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày, làm các xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng để khẳng định chắc chắn mình có bị lây nhiễm hay không.


    Tạm kết:


    Hãy hành động ngay chứ không nên để tới khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Muốn phòng tránh HIV, hãy xây dựng nếp sống lành mạnh, không sử dụng ma túy và chung bơm kim tiêm với người khác, quan hệ tình dục an toàn và nói không với các tệ nạn xã hội khác.


    (Nguồn: Wikihow, Catie, Osha, Wikipedia...)


  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách ngừa nhiễm HIV khi bị tấn công bằng vật nhọn


    08/9/2014 20:00
    Khi bị tấn công bởi vật nhọn nghi nhiễm HIV, thay vì cố sức nặn máu ra càng nhanh càng tốt, bạn cần bình tĩnh để xử lý đúng cách.



    Lưu ý cần thiết nhất khi bị tấn công bởi vật nhọn, kim tiêm nghi "dính" HIV là tuyệt đối không được nặn máu ở khu vực này. Việc nắn bóp vết đâm không có tác dụng đẩy vi rút HIV ra khỏi cơ thể mà khiến vết thương dễ sưng tím, tạo cơ hội cho vi rút HIV thâm nhập dễ hơn.


    Thay vào đó, bạn nên tiến hành sơ cứu ngay tại chỗ bằng cách bình tĩnh, lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể, rửa vết thương dưới vòi nước lạnh chừng 5-10 phút để làm sạch vết thương, hạn chế vi rút thâm nhập vào sâu bên trong.


    Nếu có điều kiện, bạn cũng nên tận dụng xà phòng, dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự tấn công của vi rút HIV, lau khô rồi băng lại bằng bông, gạc y tế.


    Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút rồi nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.


    Trường hợp nghi ngờ lây nhiễm HIV, bạn có thể được các bác sĩ cho sử dụng PEP. Ở đó, PEP là thuốc kháng vi rút HIV nhằm ngăn chặn nguy cơ nhân lên, lan tràn HIV trong cơ thể. PEP phải bắt đầu sớm trong vòng 3 ngày (72 giờ) sau khi phơi nhiễm, càng sớm hiệu quả càng cao.


    Bên cạnh việc đề phòng nhiễm HIV, bạn cũng cần dự phòng trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C, tiêm phòng uốn ván. Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm các loại vi rút này khá cao (viêm gan B lên tới 30%, viêm gan C là 10%) trong khi lây nhiễm HIV chỉ là 0,03%.


    Chưa kết thúc ở đó, trường hợp được bác sĩ chỉ định, bạn cần tiếp tục uống uống thuốc kháng vi rút ARV đủ 28 ngày, làm các xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng để khẳng định chắc chắn mình có bị lây nhiễm hay không.





  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn nghi dính máu HIV

    Chủ nhật, 12/10/2014 10:10
    Thông thường mọi người hoảng loạn nên cố gắng nặn hết máu ra. Hành động này vô tình tạo thêm tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

    Mấy ngày qua vụ việc một nhóm học sinh ở Trường THCS Xuân Thiên (Thanh Hóa) dùng que thép, nan hoa, kim tiêm nghi có dính máu HIV đâm vào các bạn cùng trường khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng. Có ít nhất 40 học sinh đã bị đâm, tuy nhiên sợ bị trả thù nên các em không báo với người lớn.
    Ảnh minh họa: Health
    Phân tích vụ việc dưới góc độ y khoa liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV, BS Nguyễn Tấn Thủ cho biết, thông thường khi bị đâm bởi vật nhọn nghi có dính máu của người nhiễm HIV, các nạn nhân có tâm lý sợ hãi nên cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Cách xử trí này hoàn toàn sai, việc nắn bóp vết đâm không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập mà còn vô hình chung tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.
    Trong khi chờ đợi các biện pháp răn đe, chế tài của cơ quan chức năng để ngăn ngừa những trò đùa tiềm ẩn nhiều nguy cơ lẫy nhiễm HIV trên, BS Thủ khuyên mỗi người cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh HIV. "Thay vì hoang mang lo sợ, bạn sẽ bình tĩnh hơn và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm trong những trường hợp tương tự", bác sĩ nói.
    Khái niệm đầu tiên cần nắm rõ là "phơi nhiễm với HIV". Hiểu đơn giản, phơi nhiễm là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (ở đây là virus HIV), do đó có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm (exposure) sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm (infection) nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh (disease) nhất định.
    Hiện nay y học đã tìmra phương phápđiều trị là m giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis - PEP).
    Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Cụ thể, quy trình xử trí khi bị phơi nhiễm gồm:
    Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể và cầm máu. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm lên vết thương. Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân.
    Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút, bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.
    Trường hợp bị vật nhọn đâm, tuyệt đối không nặn máu. Thay vào đó, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.
    Nên nhớ không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có ​thể gây phơi nhiễm. Với bệnh này, 2 tình huống phơi nhiễm được kể đến nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục.
    Đường máu: Khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người có HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, thì xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng nhiễm HIV.
    Đường tình dục: Khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột, cũng được xem là đã phơi nhiễm với HIV.
    Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việcmột người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm ở đây không đòi hỏi phải xác minh rằng nguồn gây phơi nhiễm có thực sự đã mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc kể trên đều được xem là đãphơi nhiễm.
    Trong các tình huống phơi nhiễm kể trên đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị PEP. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, và duy trì hiệu quả trong khoảng 72h tính từ thời điểm phơi nhiễm.
    Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế và tham gia điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi quá thời gian cho phép là 72h.
    Hiện nay, các cơ sở y tế cóđiều trị PEP gồm:
    BV Bệnh Nhiệt đới.
    Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng.
    Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.
    Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua:
    Tình huống phơi nhiễm: Kim đâm, máu dây vào vết thương hay quan hệ tình dục.
    Thời điểm xảy ra phơi nhiễm.
    Thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm.
    Bằng những thông tin kể trên, bác sĩ sẽ cho ra chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không. Nếu có, sẽ dùng phác đồ nào để điều trị.
    Trong trường hợp người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu:
    Làm xét nghiệm nhanh HIV.
    Uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày.
    Làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.
    Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây (tùy theo tình huống phơi nhiễm). Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.

    Theo Thi Trân - VnExpress

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoang mang sau khi đạp phải kim tiêm

    Thứ tư, 5/11/2014 | 10:07 GMT+7
    Năm ngoái tôi bất cẩn đạp phải kim tiêm và bị đầu kim đâm qua da. Khi ấy, kim tiêm đã bị uốn cong và bên trong không có máu, chỉ toàn rêu xanh.
    Tôi đã sơ cứu nặn máu và rửa xà phòng, sau đó đến trạm y tế kiểm tra. Kết quả là không sao. Đến nay sau gần một năm, tôi vẫn hoang mang và lo lắng. Xin bác sĩ cho biết về khả năng tồn tại của virus HIV trong điều kiện như trên? (Toan).
    Ảnh minh họa: tinmoi.
    Trả lời:
    Chào anh,
    Thắc mắc liên quan đến sự tồn tại của virus HIV bên ngoài cơ thể người luôn hiện diện khi mỗi chúng ta khi trong một tình huống vô tình nào đó có tiếp xúc với các chất dịch nghi ngờ như máu, dịch tiết sinh dục. Sự băn khoăn, lo ngại của anh về khả năng lây nhiễm thường kéo theo rất nhiều hoang mang, lo lắng và bất an, thậm chí kéo dài đến nhiều tháng sau đó.
    Điều quan trọng tôi muốn anh lưu ý rằng bất kể HIV có thể sống một khoảng thời gian nào đó bên ngoài cơ thể, điều đó không đồng nghĩa với khả năng lây nhiễm của virus sẽ được duy trì trong suốt thời gian ấy. Nói một cách đơn giản, khi ra khỏi cơ thể người, virus HIV không chỉ chết dần đi dưới sự khắc nghiệt của môi trường bên ngoài cơ thể (vốn không thuận lợi với chúng) mà khả năng gây ra lây nhiễm cũng nhanh chóng mất đi.
    Về khả năng tồn tại của virus trong đầu kim tiêm: HIV có thể sống vài giờ đến khoảng 4 tuần sau đó nếu gặp những điều kiện thuận lợi như lượng máu còn trong kim, nhiệt độ, độ pH, ánh sáng và độ ẩm phù hợp. Ở nhiệt độ trung bình của Việt Nam từ 27 đến 37°C, người ta không phát hiện sự tồn tại của HIV sau khoảng 7 ngày (theo một nghiên cứu đánh giá khả năng sống sót của virus này trong ống kim tiêm dưới những điều kiện khác nhau).
    Trong truyền thông giảm tác hại của HIV, các nhà khoa học cũng lưu ý đến mốc thời gian 7 ngày, đồng thời đưa ra khái niệm “an toàn” cho kim tiêm và các trường hợp bị kim đâm. Cụ thể, nếu bị đâm bởi kim mới: Quan sát thấy còn mới, đầu kim còn sáng (ánh kim), hay mới được sử dụng, kim tiêm ở các khu vực có người tiêm chích đang hoạt động, khả năng phơi nhiễm HIV được đặt ra. Trái lại, nếu kim tiêm đã cũ: Đầu kim rỉ sét, bám rong rêu, bụi bẩn, ở các vùng không có người tiêm chích đang hoạt động, kim tiêm không có máu. Lúc này, nguy cơ lây nhiễm đã giảm đi rất nhiều, tạm được coi là an toàn.
    Trường hợp của anh, kim tiêm đã bám rong rêu, chứng tỏ nó đã phơi mình trong môi trường rất lâu, khả năng lây nhiễm HIV đã gần như không còn. Khi đó, người bị đâm kim cần quan tâm đến nguy cơ uốn ván nhiều hơn là HIV.
    Trong trường hợp kim tiêm còn mới theo mô tả bên trên, anh có thể tham khảo thêm cách xử trí khi bị kim tiêm đâm. Bao gồm xử trí tại chỗ (không nặn máu như anh đã làm), vệ sinh sát trùng vết thương, tìm đến với cơ sở y tế để nhận được can thiệp phù hợp.
    Để giải tỏa lo ngại, anh hãy tham gia xét nghiệm kiểm tra. Việc này càng có ý nghĩa nếu như anh chưa từng làm xét nghiệm HIV trước đây.
    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
    http://doisong.vnexpress.net/

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xử lý khi bị kim tiêm đâm

    01-12-2014 10:14 - Theo: baophuyen.com.vn

    Thời gian gần đây, các trung tâm y tế, bệnh viện trên khắp cả nước thường tiếp nhận những trường hợp bị kim tiêm nghi ngờ có HIV đâm phải, cũng có trường hợp bị vật nhọn đâm phải khi đến phòng karaoke, rạp chiếu phim… Khi bị đâm, giẫm phải bơm kim tiêm hay vật nhọn có dính máu, mọi người thường lo lắng cho rằng mình sẽ nhiễm HIV. Thực tế không phải như vậy.

    Khi bị vật bén nhọn, bẩn như kim tiêm, dao (nghi ngờ nhiễm HIV) đâm rách da, gây chảy máu thì không chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV mà còn có thể bị lây nhiễm các mầm bệnh khác như uốn ván, viêm gan siêu vi B, C… Vi rút HIV có thể tồn tại trong máu ngoài cơ thể đến 7 ngày, tuy nhiên khả năng truyền nhiễm của vi rút còn tùy vào thời gian kim tiêm bị vứt ra và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm... Khi giẫm phải bơm kim tiêm hay vật nhọn, cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau đây:

    Xử lý vết thương tại chỗ:

    - Rút kim tiêm ra khỏi cơ thể.

    - Rửa vết thương dưới vòi nước chảy, Không bóp nhẹ khu vực xung quanh vết thương để tống máu bẩn. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ mạnh ngay vị trí vết thương vì sẽ làm vết thương lan rộng ra.

    - Sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ hoặc Povidoneiodine, Dakin,
    Javel1/10.

    Đến các cơ sở y tế, bệnh viện trong vòng 72 giờ sau khi bị kim tiêm, vật nhọn đâm phải để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ cho dùng thuốc điều trị phơi nhiễm hoặc không. Trong trường hợp xác định được nguồn lây nhiễm (kim tiêm, người gây tai nạn…), nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì không cần điều trị phơi nhiễm. Làm xét nghiệm định kỳ sau 1 tháng, 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm sau 3 tháng là âm tính, có thể yên tâm rằng bạn không bị lây nhiễm HIV.

    Khi phải tiếp xúc với kim tiêm bị nghi ngờ có HIV, chúng ta phải mang găng tay, sử dụng đồ gắp; kiểm tra chỗ ngồi trước khi ngồi ở công viên, rạp chiếu phim, phòng karaoke… Đối với một người bình thường, nên làm xét nghiệm HIV 6 tháng một lần để đảm bảo không bị nhiễm HIV.
    NGUYỄN THỊ VIẾT TRÂM


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 01-12-2014 lúc 10:35.

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sơ cứu khi vô tình bị đâm kim tiêm nghi dính máu HIV

    Thứ bảy, 12/12/2015 06:14

    Khi bị đâm kim tiêm nghi có dính máu HIV, bạn cần bình tĩnh, tuyệt đối không nặn máu ra, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.




    Ảnh minh họa: Health


    Gần đây xảy ra hàng loạt vụ kẻ lạ mặt đâm vật nhọn và ngực các nữ công nhân khu Công nghệ cao quận 9, TPHCM. Cơ quan điều tra tình nghi vết thương được hình thành bởi kim tiêm. Các nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện điều trị chống phơi nhiễm HIV và theo dõi nguy cơ về các bệnh lây qua đường máu.



    BS Nguyễn Tấn Thủ, chuyên viên tư vấn Trung tâm Hành động vì người sống với HIV Việt Nam, nhìn nhận tâm lý của mọi người khi bị đâm kim tiêm thường hoảng loạn, cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Hành động này không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập vào máu mà còn vô tình tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus đi vào cơ thể.


    Do vậy bác sĩ khuyên mọi người nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các bệnh lây qua đường máu, đặc biệt là HIV. "Trong hoàn cảnh đó, thay vì hoang mang lo sợ, bạn hãy bình tĩnh và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm", bác sĩ khuyên.



    Khái niệm "phơi nhiễm với HIV" được hiểu là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (virus HIV) và nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh nhất định. Không phải 100% trường hợp phơi nhiễm đều bị bệnh.



    Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Quy trình sơ cứu bao gồm các bước:



    - Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm. Sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng cá nhân để cầm máu.
    - Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, hãy rửa liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý 0,9% trong 5 phút. Có thể ngụp mặt trong ca nước sạch và chớp mắt, khịt mũi. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.



    - Lưu ý: Tuyệt đối không nặn máu. Chỉ cần rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.



    Bác sĩ Thủ khẳng định không phải mọi sự cố liên quan HIV đều gây phơi nhiễm. Hai tình huống phơi nhiễm được ghi nhận nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục. Đường máu là khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, xem như có khả năng nhiễm HIV. Đường tình dục là khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột dẫn đến phơi nhiễm.

    Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm không đòi hỏi phải xác minh rõ đối tượng gây phơi nhiễm thực sự mắc bệnh hay chưa.



    Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc như trên đều được xem là đã phơi nhiễm. Hiện nay y học đã tìm ra phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis - PEP).



    Mọi tình huống phơi nhiễm đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng PEP sẽ giúp bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Không nên để quá khoảng thời gian này.



    Các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm: BV Bệnh Nhiệt đới, Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.



    Đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua tình huống phơi nhiễm, thời điểm, thông tin về nguồn gây phơi nhiễm.


    Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không; nếu có sẽ dùng phác đồ nào để điều trị.


    Nếu người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nhanh HIV, uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày, làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.



    Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây. Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.



    Theo Thi Trân - VnExpress

  11. #11
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Bị ‘người lạ’ đâm kim nhiễm HIV, cô gái trẻ qua đời: Chúng ta phải làm gì?

    06/01/2017

    Khi bất ngờ bị ‘người lạ mặt’ đâm kim tiêm nghi dính máu có HIV, chúng ta không được nặn máu mà phải thật bình tĩnh rửa vết thương dưới nước sạch rồi đến cơ sở y tế gần nhất để được sự trợ giúp của bác sĩ.



    Tháng 12.2015, khi đang trên đường đi làm, tại Khu công nghệ cao quận 9, Nguyễn Thị Kim Liên (khi đó 20 tuổi) cùng chín nữ công nhân khác đã bị một kẻ lạ mặt nghi nhiễm HIV chích kim tiêm vào ngực.

    Sau đó, Liên đã nhập viện nhiều lần để điều trị nhưng không qua khỏi, cô gái trẻ đã trút hơi thở cuối cùng vào tháng 12.2016 khiến nhiều người không khỏi xót xa.

    Sơ cứu khi bị đâm kim tiêm như thế nào?

    Tham vấn viên Bảo Kiếm (tên thường gọi Tuấn “mẹc”) thuộc Ủy ban phòng chống HIV/AIDS TP.HCM cho biết khi bị vật nhọn gì đâm mọi người thường hay hoảng loạn và lấy tay nặn, thực tế thì chúng ta không nên làm vậy.

    Theo ông Kiếm, trước hết người bị đâm kim tiêm phải thật bình tĩnh và lấy những vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể. Đặc biệt lưu ý không nên lấy tay nặn máu vì dễ làm cho niêm mạc, mạch máu bị vỡ và virus sẽ dễ xâm nhập hơn. Tốt nhất là để vết thương dưới vòi nước sạch ít nhất 5 phút để phần máu và dịch lây nhiễm sẽ trôi đi. Sau đó dùng băng gạc để cầm máu.

    Trường hợp bị dịch tiết hoặc máu của người nghi nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi, miệng thì phải rửa hoặc súc miệng liên tục bằng nước sạch hoặc nước muối sinh ký 0.9% trong 5 phút.

    Ông Kiếm nhấn mạnh: “Ngay sau các bước sơ cứu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị chưa xác định được có nhiễm HIV hay không nên cần phải chủ động làm các biện pháp phòng tránh cho mọi người xung quanh”.

    Khi đến cơ sở y tế, trong trường hợp bị kim tiêm đâm, người bệnh hãy mang theo mẫu kim đến để xét nghiệm. Đồng thời bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ lây nhiễm và chỉ định điều trị dự phòng thông qua tình huống phơi nhiễm.


    Ngay sau các bước sơ cứu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị chưa xác định được có nhiễm HIV hay không nên cần phải chủ động các biện pháp phòng tránh cho mọi người xung quanh
    Tham vấn viên Bảo Kiếm




    Khi nào thì có khả năng bị nhiễm HIV?


    Ông Kiếm cho biết, không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc với dịch, máu của người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm và không phải các trường hợp phơi nhiễm đều bị bệnh. Tùy theo trường hợp cụ thể mà xác định xem bị “người lạ mặt” đâm kim tiêm vào người có bị nhiễm hay không.

    “Khi thấy đối tượng cầm kim tiêm mà trong ống xi lanh thấy còn máu tươi đâm vào mình dưới dạng bơm máu trong xi lanh thì khả năng bị nhiễm HIV rất cao. Còn nếu dùng đầu kim đâm và giật ra liền thì khả năng nhiễm HIV thấp vì máu dính ở đầu kim ra môi trường sẽ khô ngay nên khả năng nhiễm HIV sẽ thấp hơn rất nhiều”, ông Kiếm nói.

    Có hai con đường bị phơi nhiễm phổ biến là đường máu và quan hệ tình dục. Đường máu là khi đạp phải kim tiêm, vật nhọn có dính máu tươi của người nhiễm HIV hoặc bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người HIV vào niêm mạc mắt. Đường tình dục là khi quan hệ với người nhiễm HIV không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột dẫn đến phơi nhiễm.





    Đâm kim tiêm dính máu vào người khác bị tội gì?

    Luật sư (LS) Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn LS TP.HCM) trong trường hợp nếu biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền cho người khác và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người khác.

    Trường hợp mình không bị HIV mà cố ý dùng kim tiêm dính máu của người nhiễm HIV để truyền cho người khác thì phạm Tội cố ý truyền HIV cho người khác (theo Điều 118 BLHS 1999).

    Trường hợp dùng bơm kim tiêm đâm người khác để hù dọa rằng có dính máu của người nhiễm HIV thì phạm Tội cố ý gây thương tích (theo Điều 104 BLHS 1999).


    Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác
    1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
    a) Đối với nhiều người;
    b) Đối với người chưa thành niên;
    c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
    d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    Điều 118. Tội cố ý truyền HIV cho người khác
    1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Có tổ chức;
    b) Đối với nhiều người;
    c) Đối với người chưa thành niên;
    d) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    đ) Lợi dụng nghề nghiệp.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Vũ Phượng



    http://thanhnien.vn/doi-song/bi-nguo...gi-780158.html


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 13-04-2014, 18:17
  2. Hoang mang vì nghi ngờ bị kim tiêm đâm phải
    Bởi Pray90 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 117
    Bài viết cuối: 29-11-2013, 10:42
  3. Nghị lực của cô giáo nhiễm HIV: Đối diện để vượt lên chính mình
    Bởi prayforall9 trong diễn đàn Họ đã sống như thế !
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 24-07-2013, 04:51
  4. Đập kim tiêm ven sông
    Bởi Kim gi trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 23-07-2013, 04:26
  5. Dẫm phải kim tiêm .
    Bởi hoahongtim trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 10:54

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •