Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 41 đến 47 của 47

Chủ đề: Dự phòng mẹ lây truyền sang con!

  1. #41
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Hướng tới loại trừ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

    Báo Hà Tĩnh - 08/07/2015 06:47

    (Baohatinh.vn) Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 100 trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm HIV thì có tới 30-35 trẻ bị nhiễm HIV. Nếu được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị hợp lý thì trong 100 trẻ ấy chỉ còn khoảng 3-5 em bị nhiễm, thậm chí tỷ lệ còn thấp hơn... Tại Hà Tĩnh, đến thời điểm này, kết quả điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt tỷ lệ 100%.

    “Con tôi âm tính với H.”…

    Gặp lại V., (ở TX Hồng Lĩnh), tôi không khỏi ngạc nhiên và mừng cho em. Thay vì ánh mắt u buồn trên gương mặt căng tròn đã từng ám ảnh tôi, đôi mắt em đã lấp lánh niềm vui. Em vui vẻ: “Hồi ấy, em vào thành phố vì muốn tránh xa ngôi nhà với nhiều ám ảnh, nhưng không ngờ, em lại may mắn đến thế. Giờ em đã có gia đình và hai con rồi chị ạ. Đứa lớn sắp vào lớp 1, đứa bé gần 3 tuổi. Hai đứa đều có kết quả âm tính với H”.

    Cán bộ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tư vấn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Ảnh: Thanh Loan
    Còn nhớ, hồi ấy, V. là giáo viên mầm non, chồng là lái xe. V. không may bị lây nhiễm HIV từ chồng. Sau khi chồng mất, V. hoang mang, buồn rầu. Cô đã bỏ việc, rời khỏi ngôi nhà của mình vào TP Hà Tĩnh để gặp gỡ những người cùng cảnh ngộ cho vơi đi nỗi buồn, tình nguyện làm tuyên truyền viên tích cực về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, khi tham gia sinh hoạt CLB “Vì ngày mai tươi sáng”, V. dần lạc quan.

    Rồi V. gặp A., một thầy giáo có H. Hai người đã cùng nhau dựng xây tổ ấm. Điều may mắn nhất đối với V., từ chương trình điều trị ARV, sức khỏe vợ chồng V. đã ổn định. Đặc biệt, V. đã được tư vấn, giúp đỡ tận tình khi muốn sinh con. Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã cho vợ chồng cô 2 đứa con khỏe mạnh.

    V. kể: “Đối với những người có H., mang thai khó khăn hơn so với những người bình thương rất nhiều. Vì khi mang thai, cơ thể có thể “dở chứng”, bởi vậy, rất cần sự liên hệ mật thiết với chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con để được tư vấn, giúp đỡ. Nhiều người bạn của em cũng đã sinh con, điều mà trước đây bọn em không dám nghĩ tới”.

    Tại Hương Sơn, điểm “nóng” về HIV/AIDS một thời, khiến bao người hoang mang nhưng giờ đây cũng đã đổi khác. Hầu hết những người nhiễm H. đều có cuộc sống mới, chăm lo dựng xây hạnh phúc. Cô giáo Thu Hà, người nhiễm H. cho biết: “CLB “Vì ngày mai tươi sáng” (được tách từ CLB “Vì ngày mai tươi sáng” ở TP Hà Tĩnh) của bọn em giờ đã có 4 cặp sinh con chị ạ. Có một người mới sinh chưa xét nghiệm, còn lại, các cháu đều âm tính với H. Nói chung, họ luôn phấn khởi; sống lạc quan và luôn phấn đấu vì con…”.

    Chủ động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con


    Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con được triển khai thường xuyên với các nội dung chính: cung cấp các dịch vụ tư vấn, đánh giá nguy cơ, xét nghiệm cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Từ khi triển khai đến nay, có 17 phụ nữ sinh con tham gia chương trình, trong đó, 15 cháu (18 tháng trở lên) có kết quả âm tính với H. Qua đó cho thấy, tỷ lệ điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt 100%, (không tính 2 cháu chưa đủ tháng để làm xét nghiệm).

    Tại Hà Tĩnh, những năm gần đây, số người nhiễm HIV ở mức thấp. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, nguy cơ lây nhiễm vẫn luôn thường trực và ai cũng có thể nhiễm nếu không chủ động phòng, chống. Bởi vậy, “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” năm nay sẽ tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp từng địa phương, nhằm giới thiệu các cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

    Chương trình cũng tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV phải sớm nhất; việc cung ứng thuốc ARV phải liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị để giảm tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

    Cục Phòng, chống HIV/AIDS khuyến cáo, phụ nữ mang thai biết mình bị nhiễm HIV hoặc phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai và muốn sinh con đều cần được tư vấn và tuân thủ tốt việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần đến ngay các cơ sở y tế đăng ký càng sớm càng tốt để được điều trị dự phòng kịp thời.



  2. #42
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tháo gỡ từ khâu nào?

    SKĐS - 08/07/2015 08:00

    SKĐS - Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS...

    Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, với những biện pháp can thiệp tích cực, điều trị dự phòng sớm giúp giảm đáng kể số trẻ bị phơi nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, hiện nay công tác PLTMC vẫn còn gặp nhiều khó khăn.


    Tư vấn cho phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)

    Sự nỗ lực và kết quả ban đầu


    Thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng. Cho đến nay, các can thiệp về PLTMC gồm có: tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT); dự phòng bằng thuốc ARV cho PNMT nhiễm HIV và con của họ; tư vấn nuôi dưỡng an toàn cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV; chăm sóc theo dõi trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV (dự phòng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazole; xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV; điều trị thuốc ARV khi trẻ nhiễm HIV); chăm sóc và điều trị tiếp tục PNMT/mẹ nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS...

    Việc trẻ không lây nhiễm HIV từ mẹ sang con phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều trị. Nếu phụ nữ mang thai được phát hiện sớm nhiễm HIV ở 3 tháng đầu thai kỳ và áp dụng các biện pháp sinh đẻ và chăm sóc thích hợp, dùng thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo đúng hướng dẫn sẽ giảm đáng kể tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ (từ tỷ lệ 30-40% khi chưa được can thiệp xuống còn dưới 5%, thậm chí dưới 2%).

    Chương trình PLTMC đã được triển khai từ cuối năm 2004, cho đến nay đã triển khai trên 63/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, độ bao phủ tuyến huyện chỉ ở mức 30%. Hướng dẫn quốc gia về PLTMC đã được ban hành và được áp dụng thống nhất toàn quốc từ năm 2007. Phác đồ điều trị PLTMC được liên tục cập nhật nhằm điều trị sớm, dùng các loại thuốc tối ưu để giảm tối đa khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

    Chương trình PLTMC tại Việt Nam đã tác động đến tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hàng năm, Việt Nam có khoảng gần 2 triệu phụ nữ mang thai. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương triển khai tốt nhất chương trình PLTMC. Tỷ lệ lây truyền HIV trong số trẻ được xét nghiệm sớm giảm mạnh từ 6,2% năm 2009 xuống 3,8% năm 2014.

    Khó khăn và thách thức


    Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có nhiều phụ nữ mang thai chưa tiếp cận các DPLTMC. Nguyên nhân chủ yếu là do người nhiễm HIV còn thiếu thông tin, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và DPLTMC nói riêng nên chưa chủ động tìm kiếm dịch vụ. Có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV vì lo sợ cộng đồng xa lánh, sợ bị phân biệt đối xử nên đã giấu bệnh và chỉ khi gặp khó khăn trong chuyển dạ, phải can thiệp bằng phẫu thuật, cán bộ y tế mới phát hiện tình trạng nhiễm HIV, dẫn đến kết quả không mong muốn là đứa trẻ được sinh ra có nguy cơ cao bị nhiễm HIV từ mẹ.

    Ngoài ra, tình hình dịch HIV hiện đang có xu hướng làm gia tăng PNMT nhiễm HIV (tỷ lệ nhiễm mới HIV ở nữ giới tăng, đang dần có xu hướng chuyển từ nhóm tuổi từ 24-29 sang trên 30 tuổi, lây qua đường tình dục tăng). Nguyên nhân chủ yếu do: độ bao phủ xét nghiệm (XN) còn hạn chế, XN trước sinh thấp và XN muộn làm tăng nguy cơ LTMC; Một số cán bộ y tế chưa nhận thức được lợi ích của xét nghiệm HIV sớm trong dự phòng LTMC cho PNMT; Can thiệp PLTMC chưa được thực hiện thường quy như là một phần của gói dịch vụ CSSKSS toàn diện, còn mang định hướng dự án; Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là rào cản cho việc tiếp cận với dịch vụ DPLTMC; Tình trạng mất dấu sau khi sinh còn cao dẫn đến việc khó khăn trong theo dõi tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ; Các yếu tố khác dẫn đến không XN HIV hoặc XN muộn hoặc biết kết quả XN muộn (tập tục đẻ tại nhà tại các tỉnh miền núi; Thiếu thông tin về hiệu quả của các can thiệp PLTMC; Thời gian trả kết quả XN lâu; Kỳ thị và phân biệt đối xử; Kinh phí XN HIV: phần đa do người bệnh tự chi trả hoặc dự án hỗ trợ).

    Chương trình PLTMC đã cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con, có thể đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ PLTMC dưới 2%. Song, việc triển khai chương trình PLTMC hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn, do tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV tiếp cận với các can thiệp PLTMC còn thấp, muộn; Nguy cơ mất dấu trong quản lý ca bệnh cao; Nguồn tài chính cho XN HIV không được đảm bảo bền vững. Nên chăng, chúng ta cần mở rộng XN tại xã phường, XN ở nơi có dịch HIV cao và trung bình; Điều trị ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV không phụ thuộc vào CD4, giai đoạn lâm sàng?


    Phát hiện nhiễm HIV trong lúc mang thai và trước khi “vượt cạn” là một áp lực lớn cho thai phụ và gia đình. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và tham gia điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của mình so ra còn hạnh phúc hơn nhiều, bởi đứa con sắp chào đời sẽ được bảo vệ không bị nhiễm HIV.


  3. #43
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đồng Nai: Chú trọng đổi mới công tác chăm sóc, điều trị HIV

    Thứ tư 18/05/2016 17:13


    Nhờ chương trình điều trị ARV, nhiều người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã phục hồi được hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng, nhiều người đã lập gia đình, sinh con không bị nhiễm HIV.





    Hướng dẫn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Ảnh: Thùy Chi

    Theo số liệu từ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, từ đầu năm 2016 đến nay toàn tỉnh đã phát hiện 75 người nhiễm HIV mới, 17 người đã chuyển qua giai đoạn AIDS và 6 người đã tử vong do AIDS. So với cùng kỳ năm 2015, số người nhiễm HIV mới giảm 8 ca, số bệnh nhân chuyển sang AIDS giảm 1 ca và số người tử vong tăng 2 ca.

    Trong số nhiễm mới, nam giới chiếm 76%, nữ giới chiếm 24%; tỷ lệ nhiễm HIV năm 2016 phát hiện lây truyền qua đường tình dục cao nhất (chiếm 37,3%). Tiếp đến là số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu (chiếm 36%), thấp nhất là đường lây truyền mẹ con (2,9%). Tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm 34,7%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 là 40,2%.

    Kể từ khi phòng khám và điều trị ngoại trú HIV/AIDS đầu tiên được thành lập tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã điều trị cho 2.200 người nhiễm HIV, trong đó có đến 47% số người nhiễm HIV được điều trị ARV đáp ứng thuốc.

    Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua, tỉnh đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, chăm sóc, điều trị cho những người nhiễm HIV, đồng thời cũng chú trọng công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nếu như trước đây việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện ở tuần thứ 21, sau đó giảm xuống còn 18 rồi tuần 14 của thai kỳ, thì hiện nay việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện ngay khi phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với HIV, không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng, tế bào CD4 và các giai đoạn của thai kỳ.

    Chính vì được tham gia chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ nên nhiều phụ nữ nhiễm HIV đã chị may mắn sinh con không bị nhiễm HIV.

    Chị H tâm sự, khi đi khám thai mới biết mình nhiễm HIV. Chị đã hoàn toàn suy sụp tinh thần, nhưng nghĩ đến con, chị đã nghe theo lời bác sĩ tham gia điều trị ARV ngay từ sớm nên con chị đã may mắn không bị nhiễm HIV.

    Một trong những điểm mới khác trong điều trị ARV, là vừa qua tỉnh cũng đã triển khai phương pháp điều trị 3 trong 1 bao gồm: điều trị ARV, Methadone, lao. Việc kết hợp các loại thuốc điều trị chỉ bằng một viên duy nhất đã giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn.

    Mặc dù, số người nhiễm mới hàng năm đã giảm, tuy nhiên số lượng người nhiễm HIV lũy tích vẫn không ngừng gia tăng. Để tất cả những người nhiễm HIV có thể tham gia điều trị ARV, tỉnh đã triển khai cấp phát thuốc ARV tại tuyến xã, phường.

    Theo đó, các xã, phường có từ 10 bệnh nhân đang điều trị ARV tại các phòng khám được triển khai một điểm cấp phát thuốc tại trạm y tế. Qua đó giúp bệnh nhân hạn chế được việc đi lại, giảm tải cho các phòng khám và điều trị ngoại trú, giúp cho những bệnh nhân ở xa trung tâm vẫn được tiếp cận điều trị.

    Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình điều trị trên địa bàn tỉnh vẫn gặp một số khó khăn, hạn chế như: thiếu kinh phí mua test xét nghiệm cho phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai chưa có thói quen khám thai định kỳ nên việc phát hiện HIV ở phụ nữ mang thai đa số ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Một số cơ sở y tế chưa thực sự quan tâm đến chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

    Ngoài ra, việc đi lại khó khăn do nhiều người nhiễm HIV ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được điều trị hoặc được điều trị ở giai đoạn muộn. Việc kỳ thị phân biệt đối xử cũng là rào cản lớn khiến cho người nhiễm HIV không được tiếp cận với thuốc ARV. Đặc biệt, việc cắt giảm mạnh nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống HIV là những thách thức lớn đối với công tác này trong thời gian tới.
    Thúy Vân
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Dong-N...-HIV/17860.vgp

  4. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bảo đảm ARV để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

    Thứ năm 19/05/2016 16:15


    Cần phải bảo đảm sự sẵn có của thuốc ARV, điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và dự phòng nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV… để hướng tới “loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.





    Lãnh đạo Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thăm, tặng quà cho trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi TW - Ảnh: Thùy Chi

    Thực hiện Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 từ ngày 01/6/2016 đến ngày 30/6/2016 với chủ đề “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.

    Để thực hiện có hiệu quả Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh/thành trực thuộc Trung ương ban hành chỉ đạo hướng dẫn triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho các địa phương, đơn vị trực thuộc.

    Ngành y tế ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở dịch vụ y tế có liên quan chuẩn bị và tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong tháng cao điểm. Đồng thời, giám sát triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

    Tập trung truyền thông lợi ích điều trị ARV sớm


    Trong tháng cao điểm, ngành y tế và các bộ, ngành liên quan tập trung truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV sớm ngay trong những tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong việc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.

    Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có sẵn tại địa phương. Bên cạnh đó, linh hoạt áp dụng các hình thức khác nhau, phù hợp với từng địa phương như: truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp, nói chuyện, tư vấn, thăm gia đình, thảo luận nhóm, tổ chức các đợt truyền thông, tư vấn tại xã, phường, thôn bản…

    Cung cấp kịp thời dịch vụ can thiệp dự phòng


    Bên cạnh công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở tế. Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai đến khám thai tuyến xã. Sử dụng phương pháp lấy mẫu máu thuận tiện như lấy máu đầu ngón tay. Tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao.

    Bảo đảm đủ test để xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV được đồng thời chăm sóc thai nghén và điều trị bằng thuốc ARV…

    Kết thúc Tháng cao điểm, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/7, để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Van-ban-moi/Ba...-con/17877.vgp

  5. #45
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những chính sách ưu việt trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

    Thứ sáu 20/05/2016 11:00


    Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một chương trình can thiệp hiệu quả nhất trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời mang đậm tính nhân văn sâu sắc.



    Nhằm giảm tối đa tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong những năm qua Chính phủ đã xác định Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những can thiệp ưu tiên trong chương trình Phòng, chống HIV/AIDS.



    Tuyên truyền dự phòng lây nhiễm HIV từ me sang con - Ảnh: Kim Thoa

    Trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS có riêng một điều quy định về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ, theo đó phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các dịch vụ dự phòng một cách miễn phí với chất lượng cao, đặc biệt là thuốc kháng virus (ARV). Bộ Y tế, đã cập nhật thường xuyên các tiến bộ khoa học trên thế giới để giảm tối đa sự lây truyền HIV từ mẹ. Đến nay Việt Nam đã và đang thực hiện chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo chiến lược bốn nhóm hoạt động can thiệp do Liên Hợp Quốc khởi xướng. Đây là chiến lược can thiệp một cách toàn diện nhằm ngăn chặn từ xa để phụ nữ không bị nhiễm HIV, nếu phụ nữ đã nhiễm HIV thì không mang thai ngoài ý muốn, nếu phụ nữ nhiễm HIV mang thai thì được điều trị ngay bằng phác đồ ba thuốc ARV hiệu quả.

    Năm 2009, chiến dịch quốc gia về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lần đầu tiên đã được phát động trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh cách tiếp cận toàn diện cho chương trình này. Sau đó, Bộ Y tế đã chọn tháng 6 hàng năm là Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông và cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Sau 7 năm liên tiếp triển khai Tháng cao điểm cho thấy sau khi đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đã có sự tăng đột biến phụ nữ mang thai đến tư vấn, làm xét nghiệm HIV, từ đó họ được phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV và được cung cấp các dịch vụ phù hợp để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

    Tăng cường mở rộng chương trình dự phòng
    Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã đạt được các tiến bộ đáng kể và đang được tăng cường mở rộng. Hiện nay tất cả các cơ sở sản khoa tuyến tỉnh, thành phố đang cung cấp gói dịch vụ toàn diện phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Toàn quốc hiện nay có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bao gồm 02 điểm tuyến Trung ương, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là 132 điểm tuyến huyện chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc. Tuy nhiên, hiện chỉ có trên 133 cơ sở cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện và cũng chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh/thành phố có dự án. Số cơ sở y tế cung cấp gói dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên toàn quốc là 561 điểm và 275 huyện.

    Năm 2015, số phụ nữ mang thai được xét nghiệm trên 1 triệu người và phát hiện nhiễm HIV cho gần 1.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, khoảng 60% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được xét nghiệm trong thời kỳ mang thai, 40% phụ nữ mang thai phát hiện trong thời kỳ chuyển dạ.

    Trong năm 2015, ước tính điều trị dự phòng HIV từ mẹ sang con cho khoảng 1.400 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, khoảng 40% phụ nữ mang thai nhiễm HIV điều trị ARV trước khi có thai. Tổng số trẻ đẻ sống từ mẹ nhiễm HIV trên 1000 trẻ được tiếp tục điều trị dự phòng ARV, có khoảng 30 cháu bị nhiễm HIV mặc dù đã được điều trị dự phòng.

    15.000 trẻ sinh ra không nhiễm HIV từ mẹ
    Trong báo cáo tổng kết giai đoạn 2001 – 2015 của Bộ Y tế, Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã tránh cho 15.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không bị nhiễm HIV. Đây là kết quả đã khích lệ tinh thần lao động hăng say của toàn hệ thống y tế, đặc biệt là những người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục vượt mọi khó khăn để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.

    Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016, sẽ được diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6. Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm tiếp tục chỉ đạo thực hiện Tháng cao điểm trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành ở địa phương và Bộ, ngành đồng thời tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông như về lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV sớm ngay trong những tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong viêc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương. Linh hoạt áp dụng các hình thức khác nhau phù hợp với từng địa phương như: truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp như nói chuyện, tư vấn, thăm gia đình, thảo luận nhóm, tổ chức các đợt truyền thông, tư vấn tại xã, phường, thôn bản...

    Song song với đó là cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, như đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế. Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã. Sử dụng phương pháp lấy mẫu máu thuận tiện như lấy máu đầu ngón tay. Tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao. Đảm bảo đủ test để xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao. Tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV được đồng thời chăm sóc thai nghén và điều trị bằng thuốc ARV.

    Với những nỗ lực triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và những chính sách ưu việt của Chính phủ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con“ tại Việt Nam sẽ thành hiện thực trong thời gian không xa.
    Cao Kim Thoa
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nhung-...-con/17890.vgp

  6. #46
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Đà Nẵng: Tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

    Thứ năm 26/05/2016 17:12

    Nhân tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (từ ngày 1-30/6), hướng tới mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”, Đà Nẵng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng cho chương trình này.


    Điều trị sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng thuốc ARV, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang - Ảnh minh họa
    Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 25-40%. Tuy nhiên, nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2-6%, thậm chí là 0%.

    Vì vậy, Đà Nẵng luôn coi trọng, một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ chính là dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.


    Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng, từ đầu năm 2015 đến nay, các cơ sở sản khoa trên địa bàn thành phố đã xét nghiệm sàng lọc HIV cho gần 20.000 phụ nữ mang thai, thông qua đó đã phát hiện 10 phụ nữ mang thai nhiễm HIV và có 5 trường hợp được tiếp cận điều trị thuốc ARV, 10 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV.


    Những trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện sớm đều được tư vấn chăm sóc thai nghén, dinh dưỡng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ được theo dõi, quản lý, chăm sóc từ khi mang thai cho đến khi chuyển dạ và sau sinh.


    Để chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con đạt hiệu quả cao, trong thời gian qua, Đà Nẵng chú trọng các hoạt động truyền thông, quảng bá dịch vụ dự phòng được tăng cường qua nhiều kênh thông tin, truyền thông trực tiếp qua các buổi tập huấn, thảo luận, tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân, truyền thông lưu động…


    Hằng năm, thành phố đều phát động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tổ chức và hướng dẫn các địa phương, tại 100% xã, phường và quận, huyện triển khai các hoạt động trọng tâm trong tháng cao điểm cũng như duy trì các hoạt động thường xuyên, góp phần nâng cao nhân thức, sự quan tâm của người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai đối với chương trình.


    Bên cạnh đó, hệ thống dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của thành phố được lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại địa phương, đơn vị cùng với quy trình chuyển tiếp, chuyển tuyến giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV, cơ sở chăm sóc trước sinh và cơ sở cung cấp các dịch vụ can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cơ sở điều trị và chăm sóc HIV/AIDS cho người lớn và trẻ em được đưa vào áp dụng đã tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện chương trình.


    Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn có những phụ nữ mang thai chưa tiếp cận được dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu là do họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng nên chưa chủ động tìm kiếm dịch vụ.


    Bên cạnh đó, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV ngại tiếp cận các dịch vụ hoặc tiếp cận ở giai đoạn muộn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.


    Trong Tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016, Đà Nẵng chú trọng thực hiện dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và dự phòng có thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV, đồng thời tổ chức xét nghiệm sàng lọc phát hiện và điều trị sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng thuốc ARV, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang.


    Mặt khác, triển khai thực hiện đầy đủ chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện, trong đó tập trung giảm thiểu lây truyền HIV trong giới nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai để kịp thời can thiệp toàn diện các biện pháp dự phòng đối với mẹ và con.


    Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, để phụ nữ mang thai nhiễm HIV chủ động tiếp cận dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.



    Thanh Trà



  7. #47
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV lây truyền từ mẹ sang con


    Thứ tư 10/07/2019 09:48

    Tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai trong lần khám thai đầu tiên hoặc càng sớm càng tốt trong thời gian mang thai.


    Bộ Y tế vừa ban hành
    Quyết định về việc phê duyệt "Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con".


    Theo đó, nguyên tắc hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con như sau:


    Tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai trong lần khám thai đầu tiên hoặc càng sớm càng tốt trong thời gian mang thai;


    Trường hợp phụ nữ mang thai không được xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai trong thời gian mang thai thì cần được xét nghiệm trước khi chuyển dạ;


    Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh, kể cả trẻ sinh ra từ mẹ không nhiễm hoặc không rõ tình trạng nhiễm vi rút.


    Bên cạnh đó, Quyết định còn hướng dẫn việc cung cấp thông tin trước xét nghiệm; xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai; xét nghiệm khẳng định; tư vấn sau xét nghiệm; các can thiệp dự phòng lây truyền HIV, HBV, giang mai từ mẹ sang con…


    Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đối với điều trị ARV cho mẹ: Phụ nữ mang thai đã được khẳng định nhiễm HIV cần được điều trị thuốc kháng vi rút HIV càng sớm càng tốt theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngừng điều trị ARV cho mẹ khi có kết quả khẳng định âm tính với HIV.


    Phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có kết quả phản ứng khi chuyển dạ cần được điều trị dự phòng ngay, đồng thời lấy máu và chuyển làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.


    Đối với điều trị dự phòng ARV cho con, con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV hoặc bà mẹ có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có kết quả phản ứng khi chuyển dạ cần được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV ngay sau sinh. Chỉ định, liều lượng và thời gian uống thuốc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


    Chuyển gửi cặp mẹ con sang cơ sở chăm sóc và điều trị HIV để được theo dõi, chăm sóc, chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV cho con, điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và điều trị ARV cho con nếu bị nhiễm HIV.

Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •