Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Rối loạn dạng cơ thể

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Rối loạn dạng cơ thể

    Rối loạn dạng cơ thể là các rối loạn thể hiện bằng các triệu chứng thể chất của cơ thể con người và bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, nhất là cảm xúc,xúc cảm, tình cảm. Những yêu cầu được khám chữa bệnh dai dẳng dù rằng các kết luận y khoa đều âm tính và không phát hiện bất kỳ tổn thương thực thể nào. Đây là một nhóm bệnh lý có đặc tính chung là các rối loạn tâm thần, thể hiện bằng các triệu chứng cơ thể.
    Đặc điểm

    Bệnh nhân luôn bận tâm, lo lắng và đau khổ vì các triệu chứng cơ thể của mình dù thầy thuốc đã giải thích về nguyên nhân tâm lý của người bệnh. Ho luôn cho rằng đây là một bệnh cơ thể thực thụ cần phải khám và điều trị tỉ mỉ, vì vậy mà người bệnh thường đi khám và điều trị bằng thuốc đồng thời điều đó gây ảnh hưởng đến hoạt động xã hộinghề nghiệp của bệnh nhân trong nhiều năm.
    Bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau ở các vị trí khác nhau như: đau đầu, đau bụng, đau ngực, đau lưng, đau khớp... và một số rối loạn chức năng như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục,... Các rối loạn trên thường kéo dài ít nhất 2 năm mà không tìm thấy bất cứ một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.
    Trong chẩn đoán, rối loạn dạng cơ thể cần chẩn đoán phân biệt với rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, rối loạn thần kinh tim, giả bệnh và tâm thần phân liệt. Cũng có thể rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm là các tổn thương phối hợp với rối loạn dạng cơ thể. Chính vì thế, chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể là một việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và khai thác bệnh sử, triệu chứng một cách thận trọng.

    Các biểu hiện

    Rối loạn dạng cơ thể bao gồm

    • Rối loạn cơ thể hoá: bệnh nhân có biểu hiện than phiền với rất nhiều triệu chứng như đau đầu, đau lưng, đau cổ, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, buồn nôn, kinh nguyệt không đều… Bệnh nhân được làm rất nhiều xét nghiệm nhưng kết quả bình thường và được các bác sĩ kết luận là không có vấn đề thực thể.


    • Rối loạn chuyển dạng: bệnh nhân có thể có các cơn co giật với đặc tính là các cơn co giật lộn xộn, bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong cơn. Cơn càng nặng nếu có nhiều người chú ý và cơn không bao giờ xuất hiện trong khi ngủ. Một vài bệnh nhân có biểu hiện nhưng đặc biệt là không bị vấp ngả khi di chuyển, bệnh nhân có thể bị liệt nhưng lại khôngteo cơ, phản xạ gân xương bình thường.


    • Rối loạn nghi bệnh: bệnh nhân thường khai báo là mình đang mắc phải một bệnh nan y cần phải được điều trị và không tin tưởng vào kết luận của bác sĩ.


    • Rối loạn đau: bệnh nhân đau rất nhiều mặc dù không tìm thấy tổn thương thực thể. Đau thường không đáp ứng với thuốc giảm đau.


    • Rối loạn sợ biến dạng cơ thể: bệnh nhân thường bận tâm quá đáng vào các khuyết điểm của cơ thể do tưởng tượng hoặc do một khiếm khuyết nhỏ, đặc biệt là ở mặt.

    Nguyên nhân

    • Các yếu tố tâm lý trong cuộc sống hằng ngày:

    Yếu tố tâm lý được xem là nguyên nhân gây nên các triệu chứng cơ thể mặc dù việc phát hiện các yếu tố tâm lý không phải là điều dễ dàng và bệnh nhân không phải lúc nào cũng chấp nhận nguyên nhân gây bệnh như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền…Trong cuộc sống hiện đại, con người phải chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống. Những ảnh hưởng về tâm lý như lo âu, stress, trầm cảm… sẽ tạo ra nhiều bệnh lý khác nhau như các triệu chứng: suy nhược, hoa mắt, nhức đầu, đau lưng, hồi hộp, buồn nôn, chóng mặt, đau khớp, nặng đầu, đau bụng… Tỷ lệ mới mắc trong vòng 1 năm ở người lớn là 12% thường gặp ở nữ, chiếm tỷ lệ cao ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu (30%) và ở các cơ sở chuyên khoa (20%).

    • Rối loạn dạng cơ thể và tuổi vị thành niên:

    Rối loạn này thường xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì, khi các em có những biến chuyển lớn về thể chất và tâm lý. Những bệnh nhân có rối loạn dạng cơ thể thường có vấn đề phức tạp, liên quan đến sự sợ hãi xa cách của tuổi ấu thơ.

    Đối tượng

    Trong dân số chung, cứ khoảng 1.000 – 5.000 người thì sẽ có một người có thể mắc “rối loạn dạng cơ thể”, còn khi tiến hành điều tra ở các bệnh nhân đa khoa thì người ta thấy cứ mỗi 100 bệnh nhân thì có 5 – 10 người có thể mắc bệnh này. Trước đây người ta cho rằng chỉ có phụ nữ mới mắc bệnh “giả vờ” nhưng hiện nay nam giới cũng than phiền mình dễ gặp các triệu chứng cơ thể ở nhiều hệ thống cơ quan chức năng (như tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu...) nhưng sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết thì không phát hiện ra nguồn gốc thực thể của các triệu chứng này. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn dễ mắc bệnh gấp 5 lần so với nam giới. Bệnh thường khởi phát trước 30 tuổi.
    Mộtsố cách điều trị

    • Liệu pháp tâm lý

    Việc điều trị rối loạn dạng cơ thể thường ưu tiên với các liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, việc điều trị hóa dược với các nhóm thuốc giải lo âu cũng có tác dụng rõ rệt. Với tình trạng bệnh lý trên, liệu pháp tâm lý nhận thức, thư giãn, âm nhạc, các kỹ thuật thân chủ trọng tâm... nhằm phóng chiếu các cảm xúc bất lợi, giúp thân chủ nhận thức rõ hơn tình trạng bệnh lý của mình một cách rõ ràng. Có các bài tập phù hợp để bệnh nhân thay đổi hành vi, tự vượt qua tình trạng stress và những khó khăn tâm lý của bản thân.



    Những bài tập này giúp thả lỏng cơ thể, giải tỏa mọi căng thẳng, giúp dễ thư giãn hơn trong lúc luyện thở.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB...A1_th%E1%BB%83
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Bimoc88 (20-04-2014)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rối loạn lo âu, để lâu gây phiền toái

    Lo lắng là một phản ứng thông thường của cơ thể, khi bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Nhưng nếu thường xuyên thấy bất an mà không rõ căn nguyên, có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh.


    Bỗng dưng hoảng sợ - triệu chứng Rối loạn lo âu


    Rối loạn lo âu là biểu hiện thường gặp của suy nhược thần kinh. Chứng bệnh này đi kèm với các dấu hiệu khác như trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu thường tự nhiên có cảm giác hoảng sợ mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Theo thống kê, khoảng 273 triệu người (chiếm 4,5% dân số thế giới) từng mắc chứng bệnh này, trong đó nữ giới thường gặp hơn.


    Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày
    (Ảnh minh họa)


    Rối loạn lo âu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau gây ra như:

    - Sang chấn tâm lý: Gặp cú sốc về mặt tinh thần (ly hôn, người thân qua đời, vỡ nợ... ).

    - Thường xuyên sử dụng cà phê, rượu, thuốc ngủ khiến tình trạng lo âu thêm nặng.

    - Căng thẳng thần kinh (stress): Mối lo về tài chính hoặc bệnh tật mạn tính có thể gây rối loạn lo âu. Tình trạng này thường gặp ở người già hoặc người trẻ tuổi làm việc trong môi trường áp lực cao.

    - Theo các nghiên cứu, yếu tố gia đình cũng liên quan đến việc mắc chứng rối loạn lo âu. Trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn mắc bệnh thường bị nguy cơ cao gấp 6 lần so với bình thường.


    Duy trì lối sống lành mạnh để có tinh thần sảng khoái, lạc quan.
    (Ảnh minh họa)


    Ngày nay, có rất nhiều lời khuyên cho việc chữa trị chứng rối loạn lo âu. Song, điều trị tâm lý là mấu chốt quan trọng nhất nhằm giúp bệnh nhân quen dần với vấn đề làm họ hoảng sợ, góp phần cải thiện bệnh, tránh sự trở lại của những biểu hiện tiêu cực.


    Chúng ta có thể phòng ngừa chứng bệnh này bằng lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục;không lạm dụng rượu bia, thuốc kích thích; tích cực giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ cũng như tránh được tâm lý chán nản. Đôi khi, chia sẻ với người thân những nỗi buồn, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể, thần kinh) sẽ làm cho tâm lý được giải tỏa, thoải mái và lạc quan hơn về cuộc sống.


    Hỗ trợ điều trị Rối loạn lo âu bằng thảo dược


    Hiện nay, sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu cũng là hướng khả thi. Trong đó, điển hình như thực phẩm chức năng Kim Thần Khang được đánh giá là an toàn và thân thiện với cơ thể người bệnh.


    Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan), một vị thuốc an thần kinh, giải trầm uất, tăng cường lưu thông máu, phối hợp cùng các dược liệu thiên nhiên khác giúp dưỡng tâm, hành khí, giải uất, phá ứ. Kim Thần Khang góp phần cải thiện triệu chứng đau đầu, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh. Đặc biệt, giảm hẳn tình trạng hoảng sợ vô căn cứ, ngăn chặn chứng rối loạn lo âu một cách hiệu quả, thiết thực nhất.


    Năm 2014, Kim Thần Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức.

    Lưu ý cho bệnh nhân suy nhược thần kinh:


    1. Chế độ dinh dưỡng:

    - Nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lượng calo trong ngày, bổ sung khoáng chất, vitamin, ăn thực phẩm giàu magie (rau mùng tơi, rau muống, hạt bí, hạnh nhân); dùng thức ăn cung cấp tryptophan giúp an thần (chuối, đậu phộng, hạt sen, thịt gà…).

    - Không nên sử dụng thức ăn có nhiều chất béo; không dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, vitamin C, đường tinh chế, muối vào buổi tối.

    2. Chế độ sinh hoạt:

    - Ngủ đều đặn và đúng giờ. Với người suy nhược, ngủ 8-9h/ ngày là hợp lý.

    - Thể dục - Thể thao: Vận động vào sáng sớm giúp thư giãn thần kinh, kết hợp những trò thể thao nhẹ như bơi, cầu lông, tennis,…

    - Tránh áp lực công việc, phân bố thời gian học tập, lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

    Võ Lê
    http://vietnamnet.vn/

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hóa giải chứng lo âu, hoảng sợ bằng thuốc gì?

    Thứ năm, 17/12/2015 11:44

    Không ít người bị chứng lo âu, hoảng sợ bệnh lý nhưng không khám chữa hay tự ý dùng thuốc. Đó là sai sót cần khắc phục.





    Hầu hết mọi người đều có lo âu (anxiety), hoảng sợ (panic) vào một lúc nào đó, trước một việc nào đó song sẽ tự hết đi; đó là phản ứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cũng có khoảng 5% dân số (theo Mỹ) lại bị lo âu, hoảng sợ kéo dài, tồn tại độc lập hay phối hợp với vài bệnh khác; đó là chứng lo âu hoảng sợ bệnh lý, một trạng thái rối loạn tâm thần.


    Nhận biết lo âu, hoảng sợ



    Triệu chứng lo âu: lo âu có thể xảy ra thời gian ngắn (cấp), cũng có thể kéo dài (mạn). Lo âu không có cơn hoảng sợ, gọi là rối loạn lo âu lan tỏa. Đó là tình trạng lo lắng căng thẳng quá mức kéo dài, thường không có yếu tố kích động nào. Nội dung thường là lo bị thảm họa (thiên tai, địch họa, ngày tận số), lo cuộc sống (tiền bạc, công việc, gia đình). Trong rối loạn lo âu lan tỏa có thể có những cơn hoảng sợ cấp hay định kỳ.


    Triệu chứng: dễ bị kích thích: bực bội, cáu gắt, căng thẳng, hoang mang, mất ngủ, mệt mỏi. Đau đầu: căng cơ, đặc biệt ở đầu cổ lưng, có thể có cảm giác nặng đầu, đau đầu, khó chịu, đau có thể xuất hiện ở phía sau đỉnh đầu hay trán. Rung cơ: run rẩy, đặc biệt ở cánh tay bàn tay, có thể run, rung toàn thân.


    Hoạt tính của hệ thần kinh tự động tăng quá mức: dẫn tới đổ nhiều mồ hôi (ở lòng bàn tay), đỏ bừng mặt, khô miệng, tăng tiết nước bọt, rối loạn hệ tiêu hóa (có tiếng sôi trong dạ dày), có cảm giác bỏng rát trong dạ dày, trong ngực, trướng dạ dày, kèm với ợ, tiêu chảy, tiểu nhiều lần, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, ù tai, bàn tay nóng và ẩm, cảm giác như kiến bò ở lòng bàn tay, cảm giác vướng nghẹn trong họng và thở nhanh.


    Có các biểu hiện thần kinh: không thể thư giãn, luôn luôn bồn chồn, thấp thỏm, đứng ngồi không yên; biểu hiện bên ngoài hay giật lông mày, cử động không ngừng, nét mặt căng thẳng, cau có, run, rung rẩy đau cơ, dễ mỏi, sống trong cảm giác vô hồn và dè chừng bị hại. Tăng sự chú ý đến điều mình lo âu: dẫn đến xao nhãng, đãng trí, bị kích thích, khó tập trung vào những việc khác.



    Người mắc chứng lo âu, hoảng sợ không thể thư giãn, luôn luôn bồn chồn, thấp thỏm, đứng ngồi không yên




    Triệu chứng hoảng sợ: hoảng sợ được mô tả là cảm giác khang khác, kỳ lạ, khó hiểu như một bóng ma, như một cái gì đó kinh khủng sắp xảy ra. Triệu chứng: có cơn hoảng sợ và luôn lo lắng có cơn hoảng sợ khác, lo lắng đến kết cục hậu quả của cơn hoảng sợ.


    Có thay đổi hành vi kèm theo cơn hoảng sợ (sợ chết, trở nên điên rồ, ngớ ngẩn, làm những điều không kiểm soát được cơn). Không có bệnh lý liên quan đến cơn hoảng sợ. Không liên quan với nỗi sợ trong đám đông. Tần suất xảy ra tùy theo cá thể, có người chỉ vài cơn trong đời, có người xảy ra thường xuyên trong tháng, tuần. Có ít nhất là 4 trong số các triệu chứng (tạm gọi là thực thể) kèm theo:


    Đau vùng ngực: khác với đau vùng ngực ở bệnh tim; chỉ xảy ra trong vài giây, có thể lặp lại vài phút hay vài giờ, không liên quan đến sự gắng sức, xảy ra ngay cả khi nghỉ, không mất đi khi ngừng hoạt động thể lực, vẫn có thể hoạt động thể lực khi đau.


    Khó thở: thở nhanh hay sâu không theo nhịp vốn có; nhịp điệu ấy sẽ gây mất cân bằng khí, tạo ra tê chân tê tay hay có cảm giác như có kim châm đầu ngón chân, bàn chân, mặt, đầu óc quay cuồng, choáng váng.


    Cảm thấy tim đập mạnh hơn, cảm giác bị nghẹt thở, cảm giác bị loạng choạng, chao đảo, cảm giác có kiến bò ở bàn tay, bàn chân, cảm giác huyền ảo. Có cơn nóng bừng hay lạnh toát. Đổ nhiều mồ hôi. Ngất. Run: run rẩy, lắc lư.


    Khám lo âu hoảng sợ: thầy thuốc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lời khai của người bệnh; quan trọng là phải khai trung thực, không giấu giếm song cũng không tự khai ra những điều không thực cho phù hợp với gợi ý của thầy thuốc. Mặt khác, thầy thuốc cũng có thể dựa vào sự theo dõi quan sát sinh hoạt của người bệnh (nếu có điều kiện nên cho người bệnh nội trú để thầy thuốc có cơ hội tiếp xúc thu thập các hiện tượng để đưa ra chẩn đoán).


    Thuốc hóa giải lo âu, hoảng sợ



    Nhóm thuốc benzodiazepin (BZD):



    Thái độ cũ: kể từ khi phát minh, đã thấy BZD có nhiều nhược điểm. Từ đó có một số đánh giá khe khắt tồn tại cho đến giờ. Một trong những đánh giá đó là ý kiến của Anthierens: “Dùng BZD lâu dài sẽ bị lờn, lệ thuộc thuốc, bị hội chứng cai, bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, suy giảm tâm lý vận động. Lợi ích an thần là hạn chế, không bù được nguy cơ, đặc biệt với người cao tuổi”.


    Thái độ mới: đa số thầy thuốc không còn giữ thái độ khe khắt. Điều này thể hiện trong kết luận rút ra từ các nghiên cứu của nhiều tác giá. Scherich và DuPont cho rằng: “Dùng lâu dài BZD kiểm soát chứng lo âu, hoảng sợ không liên quan đến việc suy giảm thần kinh - tâm lý, không gây ra vấn đề gì đáng kể cho hầu hết người bệnh…”.


    Theo Busto UE: “Không có bằng chứng có ý nghĩa lâm sàng nào chứng minh dùng BZD lâu dài dẫn tới teo não, thay đổi nhân cách”. Glasdjo và Bruce cũng khẳng định: “Những người có rối loạn lo âu dùng BZD thường có cảm giác chủ quan là bị suy giảm hay mất trí song nghiên cứu nghiêm túc thấy không có bằng chứng phi lâm sàng nào có ý nghĩa về tổn thương thần kinh-tâm lý”.


    Rộng lớn hơn, vừa qua Bỉ đã công bố một nghiên cứu cho biết: “Khảo sát 948 bác sĩ gia đình kê đơn dùng BZD thấy: có 50% không thấy có vấn đề gì; khoảng 25% coi việc quen dùng là có thể lý giải được khi người bệnh cảm thấy khá hơn, không gặp tác dụng phụ; khoảng 70% tin rằng kê đơn dùng trên dưới 1 tuần là hợp lý (dẫn theo Roger LadouceurFam Physycan - 2010).


    Theo đó, dùng BZD cẩn trọng có điều kiện là cần song nếu đi quá xa, cấm hoặc khuyên không dùng BZD mà chỉ dùng liệu pháp tâm lý thư giãn, thiền để chữa lo âu, hoảng sợ là không đúng. Lo âu, hoảng sợ là trạng thái rối loạn tâm thần, BZD có vai trò hóa giải trạng thái bệnh lý này.



    Chọn thuốc: nhóm BZD có khoảng 20 thuốc, chia ra 3 phân nhóm: an thần - gây ngủ - trung gian (liều thấp an thần, liều cao gây ngủ). Với chứng lo âu hoảng sợ, chỉ dùng phân nhóm đầu, gồm các thuốc: alprazolam, bromazepam, chlordiazepoxid clorazepat.


    Chúng có cơ chế chung gắn kết với thụ thể GABA-(A) gây ra những thích nghi dài hạn trên các thụ thể này, làm cho cơ thể ít nhạy cảm với sự kích thích, do vậy, có tính giảm lo âu, thôi miên, giãn cơ, chống co giật song các thuốc có khác nhau chút ít: Alprazolam dùng trong chứng lo âu hoảng sợ vừa và nặng, các trạng thái lo âu liên quan đến trầm cảm. Bromazepam dùng trấn tĩnh, giải lo âu, chỉ khi liều cao mới có tính an thần thôi miên, giãn cơ.


    Chlordiazepoxid dùng giải lo âu, an thần, gây ngủ nhẹ; có tính chống co giật thư giãn cơ yếu, nên không dùng chống động kinh. Clorazepat có tính tính giải lo âu, an thần, giãn cơ, chống co giật; tính chống co giật khá mạnh, nên dùng chống động kinh, ít dùng hóa giải lo âu (riêng Anh cấm lưu hành).


    Tác dụng không mong muốn: nằm trong nhóm BZD, chúng có thể gây quen thuốc, lệ thuộc thuốc, ngừng thuốc đột ngột có thể bị phản ứng nghịch thường. Tuy nhiên mức độ thấp hơn phân nhóm gây ngủ, chỉ một số người bị tác dụng không mong muốn này, thường xảy ra sau 4 tuần dùng.


    Nhóm thuốc khác không thuộc BZD:



    Bao gồm các thuốc có cấu tạo hóa học, cơ chế hóa giải lo âu hoảng sợ khác nhau:


    Meprobamat: tác dụng lên thụ thể GABA (A) làm gián đoạn thông tin trong các tế bào thần kinh hình thành nên lưới và dây cột sống, giảm đau, thay đổi nhận thức đau. Theo TS Benger, meprobamat làm thư giãn trong khi các thuốc an thần khác lại có tính đàn áp hệ thần kinh trung ương. Dùng hóa giải lo âu khi thần kinh trung ương bị kích thích quá mức, lo âu gây khó ngủ, mất ngủ có khi còn dùng trong loạn thần nhẹ.


    Fluoxetin: nếu lo âu, hoảng sợ là biểu hiện của bệnh trầm cảm thì dùng thuốc trầm cảm nhóm SSRI, thường dùng là fluoxetin. Fluoxetin ức chế tái nắm bắt serotonin, làm tăng serotinin trong synap, do vậy làm thay đổi trạng thái trầm cảm, chuyển từ trạng thái lo âu sang trạng thái vui vẻ. Fluoxetin thải trừ rất chậm. Nếu đang dùng fluoxetin mà muốn chuyển sang thuốc trầm cảm khác thì phải nghỉ dùng fluoxetin đủ 35 ngày.


    Busprion: chất chủ vận từng phần thụ thể serotonin 5-HT9(1A) tiền và hậu synap, tạo nên tác dụng trung gian giữa giải lo âu và chống trầm cảm. Hiệu lực khởi phát chậm, có thể phải mất vài tuần sau khi dùng; trong khi BZD chỉ cần mất vài giờ. Bước đầu nên kết hợp với BZD để có hiệu lực sớm, sau đó bớt dần BZD, tăng dần busprion.


    Citopiam: kháng histamin H, dùng như một thuốc an thần, giải lo âu.


    Trimetozim: có tính hướng thần nhẹ, không gây thư giãn cơ, không làm biến đối các phản xạ; do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần, trí óc, các giác quan. Dùng hóa giải lo âu khi cảm xúc quá mức, thần kinh căng thẳng, rối loạn cư xử, kém thích nghi với môi trường.


    Người bệnh cần lưu ý gì?



    Khi bị lo âu hoảng sợ kéo dài, cần đến khám với thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.Trong quá trình dùng thuốc cần tái khám theo lịch hẹn để thầy thuốc có quyết định tiếp tục hay ngừng dùng hoặc điều chỉnh thuốc nếu cần.


    Liệu pháp tâm lý, thư giãn, thiền nên được phối hợp với dùng thuốc song không thể thay thế được thuốc. Chứng lo âu hoảng sợ là trạng thái rối loạn tâm thần; không dùng thuốc không thể chữa khỏi. Không nên sợ tác dụng phụ mà không dùng hay bỏ dùng thuốc giữa chừng.


    Lo âu hoảng sợ xuất phát từ các nguyên nhân, có các trạng thái khác nhau. Dùng thuốc nào, phối hợp với liệu pháp không dùng thuốc ở thời điểm nào, phải có sự chỉ định, theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Người bệnh, người nhà không có nhãn quan y học không thể nhận biết đúng. Tự ý dùng thuốc sẽ sai sót, làm nặng thêm bệnh, thậm chí có khi gây nguy hiểm.


    Lo âu hoảng sợ xuất phát từ các nguyên nhân, có các trạng thái khác nhau. Dùng thuốc nào, phối hợp với liệu pháp không dùng thuốc ở thời điểm nào, phải có sự chỉ định, theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.


    Theo DS.CKII Bùi Văn Uy - Sức khỏe & Đời sống

  5. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lo âu, sợ hãi - Dùng thuốc gì?

    Thứ Hai 11/1/2016 07:50:53 PM


    SKĐS- Bình thường lo sợ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự mất đi. Đây cũng là một phản ứng tốt của cơ thể. Song có người lo âu, sợ hãi kéo dài (độc lập hay phối hợp với bệnh khác) và trở thành bệnh lý...


    Bình thường lo sợ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự mất đi. Đây cũng là một phản ứng tốt của cơ thể. Song có người lo âu, sợ hãi kéo dài (độc lập hay phối hợp với bệnh khác) và trở thành bệnh lý...


    Lo âu (anxiety) là trạng thái trong đó người bệnh mới chỉ nghĩ đến mà chưa hình dung được, chưa thấy được mối nguy hiểm... song lại cho mình không kiểm soát được mối nguy hiểm ấy. Sợ hãi (panic) là trạng thái trong đó người bệnh đã hình dung rõ hay đã thấy mối nguy hiểm, song lại cho là sẽ gây hại cho mình mà khó tránh khỏi. Lo âu kéo dài hơn sợ hãi, có khi chỉ có một, có khi có hai trạng thái kết hợp trong đó có một trạng thái chiếm ưu thế. Thường có nhiều dạng, thể (lo âu liên quan đến kích thích, lo âu liên quan đến trầm cảm, sợ hãi ám ảnh, sợ hãi đám đông...). Bên cạnh rối loạn về tâm thần còn có các rối loạn về thể chất (run cơ, co giật, khó thở, đau vùng ngực...). Dùng thuốc để kiểm soát lo âu sợ hãi là cần thiết đặc biệt ở thể nặng hoặc không đáp ứng với các liệu pháp khác như tâm lý, thư giãn, thiền.


    Yêu cầu lý tưởng đặt ra với thuốc điều trị bệnh này là khi dùng không ảnh hưởng đến trí tuệ, không gây buồn ngủ khi dùng ban ngày.





    Khám và tư vấn cho bệnh nhân bị lo âu quá mức.



    Nhóm benzodiazepin (BZD)



    Alprazolam: làm cho cơ thể ít nhạy cảm với sự kích thích dài hạn nên giảm lo âu, giãn cơ, chống co giật. Dùng trong thể vừa và nặng, thể liên quan đến trầm cảm. Hiệu lực khởi phát sớm do đạt nồng độ đỉnh chỉ sau 1-2 giờ dùng.



    Bromazepam:làm tăng hoạt động ức chế của týp 2-3-5 GABA(a) song không ảnh hưởng đến các dẫn truyền thần kinh khác. Chất chuyển hóa không có hoạt tính. Chỉ dùng giải lo âu sợ hãi, khi dùng liều cao mới có tính an thần, giãn cơ.



    Clorazepate: có tính năng giải lo âu, an thần, giãn cơ, chống co giật, dùng giải lo âu sợ hãi. Thực tế dùng chính trong rối loạn tâm thần, chống co thắt cơ, hội chứng cai nghiện (kể cả cai rượu).



    Chlordiazepoxid: làm giảm lo âu, an thần, gây ngủ; chặn kênh canxi, ức chế sự hấp thụ canxi vào cơ, nên thư giãn cơ, chống co giật. Dùng giải lo âu sợ hãi khi thần kinh bị kích thích quá mức, xúc cảm mạnh; trong rối loạn thần kinh thực vật, kèm rối loạn dạ dày ruột.



    Diazepam, lorazepam:tác động ưu tiên trên GABA(a) typ-1 (chịu trách nhiệm về ngủ), dùng trị chứng mất ngủ song cũng có tác dụng cả trên týp 2-3-5 GABA(a) nên có thể dùng giải lo âu sợ hãi với liều thấp nhưng không tốt bằng các thuốc chỉ tác dụng ưu tiên trên týp 2-3-5 GABA(a) nói trên.


    Tuy nhiên, các thuốc nhóm này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:



    Gây lệ thuộc thuốc:khi ngừng dùng BZD thì bị phản ứng ngược là lo âu sợ hãi, không ngủ được, nói sảng, run rẩy, mất trí, ảo giác, rối loạn tâm lý, ác mộng.


    Nếu dùng liều cao kéo dài mà ngừng đột ngột sẽ bị "phản ứng nghịch thường" nặng hơn như kích thích, khó chịu, co giật, kích động, giận dữ, mất nhân cách, bạo lực.



    Gây lạm dụng:BZD gây ra hội chứng say, quá thoải mái (phởn phơ), thơ mộng, ảo giác, tăng động (hăng hái), mất buồn ngủ, tăng giao tiếp (nói nhiều) giống như ecstasy nên bị lạm dụng như một chất ma túy.



    Gây các tác dụng phụ khác: với người bình thường BZD chỉ gây ảnh hưởng nhẹ trên hô hấp, tim mạch nhưng với người vốn suy giảm hô hấp (bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) BZD sẽ gây khó thở, thở quá chậm, suy hô hấp nặng thêm, nếu liều quá cao sẽ bị suy hô hấp ở hành tủy, ngừng thở, tử vong; với người vốn bị giảm thể tích máu, suy tim sung huyết, có tổn thương ở tim mạch thì ngay khi dùng liều điều trị, BZD vẫn có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch.


    BZDgây khuyết tật thai (sứt môi, hở hàm ếch), gây cho trẻ mới sinh hội chứng "lệ thuộc thuốc" suy hô hấp; thuốc tiết qua sữa, có thể gây ngộ độc cho trẻ bú khi mẹ dùng thuốc. Thuốc chuyển hóa, thải trừ chậm ở người già, người suy gan thận, riêng người già còn dễ nhạy cảm với thuốc dễ bị hạ huyết áp, trụy mạch, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, nhận thức, thậm chí lú lẫn, mất tỉnh táo dễ bị té ngã, gãy xương; cần giảm liều dùng.



    Nhóm không phải benzodiazepin (NBZD)



    Có cơ chế khác nhau, có thứ chưa biết rõ, gồm một số thuốc:



    Meprobamat: tác dụng lên thụ thể GABA(a), làm gián đoạn thông tin liên lạc trong tế bào thần kinh hình thành nên lưới và dây cột sống, giảm đau, thay đổi nhận thức về đau. Thuốc dùng giải lo âu khi thần kinh bị kích thích quá mức, lo âu khó ngủ hoặc mất ngủ, có khi còn dùng trong loạn thần nhẹ.



    Busproin: cũng là thuốc dùng trong giải lo âu, chống trầm cảm. Hiệu lực khởi phát chậm, có thể mất vài tuần mới có hiệu quả trong khi BZD chỉ mất vài giờ. Bước đầu nên điều trị kết hợp với BZD để có hiệu lực sớm, sau đó sẽ bớt dần BZD, tăng dần busproin.



    Trimetozin:có tính hướng thần nhẹ, không gây thư giãn cơ, không làm biến đổi các phản xạ, do đó không ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần, trí óc, các giác quan. Được dùng giải lo âu khi cảm xúc quá mức, thần kinh căng thẳng, rối loạn cư xử, kém thích nghi với môi trường; còn dùng trong rối loạn chức năng, loạn trương lực thần kinh thực vật lệ thuộc thuốc, ít độc hơn nhóm BZD. Vì điều này nên nay vẫn được dùng.


    Tuy cùng là thuốc giải lo âu sợ hãi nhưng mỗi nhóm mỗi biệt dược có một số điểm riêng. Cần khám chuyên khoa để được chỉ định đúng thuốc. Không nên tự ý sử dụng tùy tiện.


    DS. Bùi Văn Uy

    http://suckhoedoisong.vn/lo-au-so-ha...gi-n66545.html

  6. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trầm cảm, lo âu có làm ảnh hưởng đến bệnh viêm thân vị?

    Thứ sáu, 19/02/2016 13:41

    Lo lắng trầm cảm quá mức làm cho dạ dày hoạt động rối loạn sẽ khó lành hơn, đồng thời bị co bóp lộn ngược, gây ra cho cảm giác buồn nôn, có khi trào ngược không ăn uống được.





    Em chào bác sĩ,


    Hiện tại em đang rất lo sợ. Em 22 tuổi, là sinh viên. Em đi nội soi và biết mình bị viêm thân vị, độ axit PH cao, thận phù nề. Em cũng đang bị lo âu trầm cảm. Em đã và đang điều trị thuốc dạ dày nhưng 2 hôm nay em bị nôn. Chỉ cần ngửi mùi đồ ăn là em đã buồn nôn. Em ăn hay uống gì vào cũng bị nôn. Khi nôn ra là có đàm, thức ăn và nước. Em rất sợ. BS có thể tư vấn cho em được không ạ?


    (Hong Van - honuho…@gmail.com)

    Ảnh minh họa



    Chào em,

    Bệnh viêm thân vị và độ axit dạ dày cao của em không có gì phải quá lo lắng. Em chỉ cần uống thuốc, đúng, đủ liều và có chế độ ăn hợp lí là có thể kiểm soát được hoàn toàn.

    Tuy nhiên, em lo lắng trầm cảm quá mức làm cho dạ dày hoạt động rối loạn sẽ khó lành hơn, đồng thời bị co bóp lộn ngược, gây ra cho em cảm giác buồn nôn, nôn ói, có khi trào ngược không ăn uống được.

    Em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để được tư vấn về tâm lý nhằm giải tỏa những căng thẳng lo lắng thì mọi chuyện sẽ cải thiện tốt hơn và dạ dày cũng mau lành hơn.



    BS CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    GV Phân môn Tiêu hóa Gan mật - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •