Kết quả 1 đến 20 của 25

Chủ đề: Vì sao nên khám sức khỏe trước khi kết hôn (Khoản 2, Điều 4 Luật PC HIV/AIDS)

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân – hãy coi đó là điều bắt buộc

    Thứ Ba 8/12/2015 02:14:03 PM

    SKĐS - Hầu hết chúng ta thường tìm đến tình yêu rồi sau đó kết hôn theo lời mách bảo của trái tim và người các bạn lựa chọn cũng hoàn toàn là một “đối tác” ngẫu nhiên trên đường đời này.


    Tuy nhiên, cũng hầu hết chúng ta không được biết hết và đầy đủ tình trạng sức khỏe của nhau trước hôn nhân. Mà chính tình trạng đó ảnh hưởng trực tiếp và liên quan mật thiết tới sức khỏe của chính bạn trong suốt cuộc đời sau này, thậm chí là ảnh hưởng đến cả cuộc sống sinh tồn của thế hệ tiếp theo. Vì thế các chương trình tuyên truyền kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân bạn đừng nghĩ là chúng không cần thiết, hãy quan tâm đúng mức độ tới vấn đề quan trọng này.




    Các kết quả kiểm tra sức khỏe dù là như thế nào cũng không hoàn toàn bắt buộc bạn phải từ bỏ “đối tác” của mình mà sẽ cho bạn những lời khuyên phù hợp trong cuộc sống vợ chồng sau này. Thay vì bạn không kiểm tra vì lười, vì sợ, vì thiếu niềm tin… bạn sẽ phải hối hận trong cuộc sống sau này với những biến cố xảy ra không lường được trước.


    1. Kiểm tra HIV và các bệnh lây truyền đường tình dục



    Với tỉ lệ mắc bệnh HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện tại, điều quan trọng hơn hết là các cặp vợ chồng sắp cưới nên có kiểm tra sàng lọc các bệnh này trước khi kết hôn. Bao gồm HIV, viêm gan B, C, và vô số bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm khác. Nếu bạn không kiểm soát được ngay khi có thể, bạn sẽ mắc các căn bệnh này có thể là suốt đời sau khi kết hôn. Các kiến thức về tình trạng sức khỏe của vợ hay chồng bạn sẽ giúp bạn tự bảo vệ mình và tìm kiếm các biện pháp y tế chăm sóc đầy đủ. Thậm chí với các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được điều trị hoặc bạn tìm được cách phòng tránh lây nhiễm để giảm nguy cơ vô sinh, sảy thai sau này.


    2. Kiểm tra nhóm máu



    Kiến thức về các nhóm máu vợ hay chồng bạn vô cùng quan trọng trước khi kết hôn vì có những nhóm máu không tương thích giữa hai người sẽ có hại cho thai nhi sau này. Những xét nghiệm này rất dễ thực hiện và thường có kết quả sau 30p. Khi xảy ra các bất đồng tương thích giữa nhóm máu, bạn sẽ gặp phải nguy cơ thai nhi chết trong tử cung hay sẩy thai. Qua xét nghiệm máu trước hôn nhân, các bác sĩ sẽ tìm lời khuyên cho bạn về những biện pháp sử dụng khi mang thai để bạn có thể sàng lọc được những cá thể tốt và khỏe mạnh.


    3. Xét nghiệm tế bào gene hồng cầu hình lưỡi liềm



    Bệnh hồng cầu hình liềm là một bệnh mạn tính và suy nhược trong khiếm khuyết tế bào hồng cầu. Như tên của nó, các tế bào có hình dạng giống như một lưỡi liềm và điều này ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển ôxy trong các mạch máu nhỏ đi nuôi các tế bào và mô. Khi bạn có xét nghiệm này bạn sẽ sàng lọc cho mình bởi bệnh này được khuyến cáo người mang bệnh tế bào máu lưỡi liềm không kết hôn với người mang gene bệnh tế bào máu lưỡi liềm bởi bạn có tỉ lệ 50% sinh ra một em bé mắc bệnh này bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu một cá nhân mang gene hồng cầu lưỡi liềm kết hôn với một cá nhân khác không có đặc điểm nào của bệnh này sẽ sinh ra những đứa con chỉ mang gene chứ không mang bệnh


    4. Kiểm tra khả năng sinh sản



    Điều này không có gì đáng ngạc nhiên trong xã hội hiện đại ô nhiễm và nhiều độc tố ngày nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chúng ta. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản có thể được giải quyết càng sớm càng tốt mà không gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho nhau sau khi kết hôn. Kiểm tra khả năng sinh sản thường bao gồm: phân tích tinh trùng của nam giới đánh giá khả năng thụ tinh, xét nghiệm nội tiết cho các cặp vợ chồng như FSH, LH, prolactin, testosterone, estrogen và progesterone; xét nghiệm tình trạng rụng trứng ở phụ nữ, siêu âm vùng chậu cũng có thể cần thiết để đánh giá các cơ quan sinh sản cho những bất thường bẩm sinh hoặc đã mắc phải.


    5. Xét nghiệm di truyền và các bệnh mạn tính



    Hôn nhân là sự cam kết suốt cuộc đời với bất kì ai. Biết về yếu tố di truyền hay bệnh mạn tính của nhau không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống chung nhưng nó sẽ cần thiết để hai vợ chồng hỗ trợ nhau trong suốt chặng đường dài sau này. Nên hãy kiểm tra những điều này, bạn sẽ chủ động và chuẩn bị hỗ trợ nhau tốt nhất trong cuộc sống chung. Hay chính nhờ những xét nghiệm này mà bạn tìm được những biện pháp điều trị, chăm sóc y tế tốt nhất cho nhau trong thời điểm hiện tại. Xét nghiệm này phụ thuộc vào khu vực bạn sinh sống và các tình trạng bệnh mạn tính phổ biến hay không phổ biến, hay bệnh di truyền liên quan đến những đứa con sau này mang gene tương tự mức độ nghiêm trọng tới đâu. Tuy nhiên, xét nghiệm này nên bao gồm tầm soát bệnh tiểu đường, kiểm tra cao huyết áp, ung thư thận và xét nghiệm cho bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)./.


    Hà Anh
    (Theo Healthematics)

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm tiền hôn nhân loại trừ tan máu bẩm sinh

    Thứ tư, 16/12/2015 07:38

    Các chuyên gia khuyến cáo, cặp vợ chồng nên tiến hành xét nghiệm tiền hôn nhân để loại trừ con sinh ra mắc chứng bệnh này.




    Có kiến thức về tan máu bẩm sinh sẽ giúp nhiều người loại trừ được căn bệnh này.

    Truyền máu, thải sắt suốt đời vì bệnh



    Chỉ mới ở tháng thứ 3 của thai kỳ, chị Thùy Ngân ở quận Tân Phú thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da dẻ xanh xao. Nghĩ là cơ thể thay đổi do mang thai nên chị chỉ bồi bổ bình thường. Sau một thời gian tình hình vẫn không cải thiện. Tiến hành các xét nghiệm, gia đình mới biết chị Ngân bị tan máu bẩm sinh, hay còn gọi là bệnh Thalassemia.


    Trường hợp của chị Ngân là một trong số hơn 10 triệu người Việt mang gen bệnh tan máu bẩm sinh trên khắp cả nước. Đây là một căn bệnh không mới trên thế giới, nhưng tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam chứng bệnh ngày càng bùng phát do thiếu kiến thức, thông tin.


    Sau khi ra đời con của chị được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Thalassemia do cả bố mẹ đều mang trong mình gen bệnh ở thể nhẹ. Cả hai vợ chồng chị Ngân đều là những người trẻ, tri thức nhưng thực tế lại thiếu kiến thức về bệnh, không xét nghiệm các bệnh di truyền trước hôn nhân và trước sinh con. Hậu quả là con đầu lòng của anh chị mắc phải chứng tan máu bẩm sinh, có thể sẽ phải theo phác đồ điều trị là truyền máu và thải sắt suốt đời


    Ngày nay không thiếu những trường hợp như vợ chồng chị Ngân, chỉ vì thiếu kiến thức về bệnh khiến số lượng trẻ sinh ra mắc phải chứng tan máu bẩm sinh ngày một tăng. Theo ước tính, hiện nay tại Việt Nam đã có hơn 20.000 người mắc bệnh này.


    GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam nhấn mạnh rằng, bệnh tan máu bẩm sinh đang âm thầm như quả bom nguyên tử đã phát nổ nhưng không ra tiếng vì hầu hết người dân còn thờ ơ, dù bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ trẻ nào, không phân biệt khu vực, giới tính hay vùng miền. Điều này vô cùng nghiêm trọng bởi một khi bệnh nhân rộng ở thế hệ tiếp nối sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng trong xã hội, những tác động, biến chứng của bệnh trực tiếp ảnh hưởng đến một thế hệ mới của đất nước.


    Xét nghiệm tiền hôn nhân




    Tan máu bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gián tiếp tạo nên gánh nặng kinh tế cho những gia đình trẻ. Họ phải lo cho con theo phác đồ điều trị đến hết đời, kèm theo đó là áp lực tâm lý nặng nề vì phải giúp bé hòa nhập vời cuộc sống nếu gặp phải khiếm khuyết ngoại hình do biến chứng của bệnh.


    GS.TS Nguyễn Anh Trí cũng cho biết, cách tốt nhất để ngăn chặn chứng bệnh này là hạn chế những tác động tiêu cực đến thế hệ sau, vận động tuyên truyền cho lớp trẻ, những người đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân về cơ chế di truyền của bệnh (25% con chung của hai người có gen bệnh sẽ mắc phải Thalassemia mức độ nặng, 50% khả năng con bị mức độ nhẹ hoặc là người mang gen và 25% khả năng con bình thường) để có hướng phòng ngừa.


    Bên cạnh đó, xét nghiệm tiền hôn nhân là một trong những cách phòng chống bệnh tốt nhất. Từ đó sẽ hạn chế việc tạo ra một thế hệ tiếp nối với sức thể chất yếu kém vì ảnh hưởng của bệnh, giảm bớt tình trạng những gia đình hạt nhân sớm phải gánh áp lực kinh tế và tinh thần.

    Tan máu bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Trẻ em mắc bệnh ở thể nặng sẽ có những triệu chứng như còi cọc, thiếu máu, da vàng, bụng chướng to hoặc có biểu hiện đặc trưng là xương trán, xương chẩm dồ ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt khi vừa mới sinh. Phác đồ điều trị cơ bản là thay máu định kỳ, thải sắc hoặc ghép tế bào gốc với chi phí cực lớn.
    Theo Nguyễn Linh - VnExpress

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giải quyết vấn đề về SKSS, SKTD và kế hoạch hóa gia đình

    Thứ sáu 18/12/2015 18:00


    Các ưu tiên về sức khỏe sinh sản (SKSS)-sức khỏe tình dục (SKTD) và kế hoạch hóa gia đình sau năm 2015 sẽ là cơ sở để ngành y tế xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch y tế 5 năm và Chiến lược Dân số-sức khỏe sinh sản trong giai đoạn 2016-2020.



    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã cho biết như trên tại Hội thảo công bố các định hướng ưu tiên quốc gia về SKSS-SKTD và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn sau năm 2015 do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức ngày 18/12, tại Hà Nội.



    Toàn cảnh hội thảo

    Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực SKSS-SKTD, kế hoạch hóa gia đình và đạt được mục tiêu phổ cập SKSS, kế hoạch hóa gia đình cho người dân, cần tìm ra cách tiếp cận chiến lược và sáng tạo, trong bối cảnh số lượng hỗ trợ từ bên ngoài ngày càng giảm sút.

    Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình can thiệp SKSS-kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả kinh tế, phù hợp với văn hóa. Ngành y tế cần mở rộng và xây dựng quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực SKSS-SKTD và kế hoạch hóa gia đình để tăng cường cung cấp các dịch vụ cần thiết và chất lượng cho cộng đồng.

    Các ưu tiên trên cần được lồng ghép vào các chính sách và chương trình của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước cùng các đối tác phát triển hỗ trợ Việt Nam sau năm 2015.

    Số liệu điều tra cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), bao gồm cả mục tiêu 5a và 5b. Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD, bao gồm cả các dịch vụ lồng ghép trong kế hoạch hóa gia đình đã được mở rộng. Chất lượng dịch vụ bao gồm cả dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh đã được cải thiện rõ rệt.

    Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong và bệnh tật giữa các vùng miền và giữa các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số. Vẫn còn có sự khác biệt và thiếu công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD có chất lượng giữa các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. 1/3 thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận đầy đủ thông tin và dịch vụ về chăm sóc SKSS/SKTD.

    Tại hội thảo, Bộ Y tế đã công bố các định hướng ưu tiên về sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình cho giai đoạn sau năm 2015, trong đó Bộ Y tế và các đơn vị liên quan chủ động cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên và thanh niên chưa lập gia đình; cải thiện sự hợp tác giữa các cơ sở công-tư trong việc cung cấp dịch vụ thân thiện và các biện pháp tránh thai; xây dựng các chính sách riêng cho SKSS-SKTD của thanh niên.

    Bên cạnh đó, ngành cũng cải thiện các phương pháp tiếp cận trong việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho hệ thống bảo đảm chất lượng về biện pháp tránh thai, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, xây dựng chiến lược toàn diện quốc gia và các chính sách về phòng, chống và kiểm soát bệnh ung thư sinh sản đồng thời, tăng cường hệ thống y tế, cải thiện các mối liên kết và lồng ghép vấn đề HIV với SKSS-SKTD trong các chính sách, chương trình và dịch vụ ở tất cả các cấp.
    Thanh Tâm
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kie...dinh/16179.vgp

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những cuộc kiểm tra sức khỏe quan trọng phụ nữ không nên bỏ qua

    Thứ sáu 18/03/2016 08:00


    Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư da, loãng xương, … là những bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu phát triển, những căn bệnh này không phải không thể tìm ra cách chữa trị. Vì vậy, cần thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ.



    Ảnh minh họa




    Kiểm tra mật độ xương

    Theo 1 cuộc khảo sát y tế trên toàn thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị loãng xương. Loãng xương làm suy yếu cột sống và có nguy cơ tê liệt do cột trụ của cơ thể không chịu được những tác động từ bên ngoài.

    Do đó, tất cả phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh cần chú ý tới việc kiểm tra mật độ xương để phòng tránh bệnh này.


    Khám nghiệm tuyến vúT

    uy ung thư vú là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trung niên, nhưng theo nghiên cứu, 97% phụ nữ có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.


    Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên đã phải bắt đầu đi kiểm tra tuyến vú định kỳ 3 năm/lần và trang bị cho bản thân kĩ năng tự khám vú. Bắt đầu từ tuổi 40, phụ nữ nên đi khám lâm sàng và chụp X quang vú 1 năm/lần.

    Nội soi đại tràng

    Mặc dù số liệu thống kê bệnh ung thư đại tràng rất thấp nhưng theo các bác sĩ, phụ nữ từ tuổi 50 trở lên nên đi nội soi đại tràng là cách phòng tránh bệnh tốt nhất.


    Khám nha khoa

    Phụ nữ nên thường xuyên tới gặp bác sĩ nha khoa định kì 6 tháng/ lần để tránh các bệnh răng miệng và ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh ung thư miệng.


    Kiểm tra tim mạch

    Hơn 64% phụ nữ tử vong do không có triệu chứng rõ ràng của bệnh tim mạch. Từ độ tuổi trở lên, chị em phụ nữ nên bắt đầu kiểm tra tim mach định kỳ hàng năm.


    Kiểm tra mỡ máu

    Ở nhiều phụ nữ, thay đổi lối sống cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng cholesterol. Mức độ cholesterol tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tim mạch và bệnh sỏi mật.

    Một phụ nữ nên bắt đầu kiểm tra mỡ máu 5 năm/lần từ 20 – 45 tuổi, sau tuổi 45, nên kiểm tra mỗi năm 1 lần để điều chỉnh chuyển hóa cholesterol cho phù hợp.


    Kiểm tra cổ tử cung

    Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm thứ 2 thường gặp ở phụ nữ. Bắt đầu từ năm 21 tuổi, chị em phụ nữ đã cần xét nghiệm cổ tử cung hàng năm để phòng tránh những dấu hiệu ung thư cổ tử cung ngay từ ban đầu.


    Xét nghiệm tiểu đường

    Những phụ nữ bị béo phì, có mức mỡ máu cao và thường xuyên mệt mỏi, hoặc gia đình có người mắc bệnh tiểu đường nên xét nghiệm tiểu đường định kỳ hàng năm.


    Kiểm tra tuyến giáp

    Tuyến giáp được coi là tuyến lớn nhất của hệ nội tiết, tiết ra hormone - nội tiết tố thyroxin điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào.

    Nếu gia đình có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp hoặc cổ sưng, tăng cân đột ngột, hay lo âu, mệt mỏi, thì rõ ràng tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề.


    Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

    Những phụ nữ khi quan hệ tình dục không an toàn có cảm giác đau bất thường, hoặc chảy máu âm đạo khi quan hệ nên tới gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để nhận được phương thức điều trị tốt nhất với bệnh lây truyền qua đường tình dục.


    Kiểm tra huyết áp

    Huyết áp thấp và huyết áp cao đều chính là “sát thủ giấu mặt” của sức khỏe dẫn tới biến chứng các bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim, …. Vì vậy, phụ nữ từ tuổi 18 trở lên phải thường xuyên kiểm tra huyết áp mỗi năm 1 lần.


    Xét nghiệm ung thư buồng trứng

    Phụ nữ thường đau vùng xương chậu và gia đình có tiền sử ung thư buồng trứng nên tiến hành kiểm tra thường xuyên, theo quy định của bác sĩ phụ khoa chuyên khám cho bạn.


    Khám mắt

    Phụ nữ tuổi từ sau 40 đến 65 tuổi nên kiểm tra mắt định mắt 2 năm/ lần thì sẽ sớm phát hiện các bênh nhãn khoa như đục thủy tinh thế và tăng nhãn áp (bênh gây đau tức mờ măt).


    Xét nghiệm ung thư da

    Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên cần làm các xét nghiệm da hàng năm để phòng tránh bệnh ung thư da nguy hiểm.

    Kiểm tra ung thư phổi

    Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ. Những phụ nữ phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, thuốc lào, hoặc làm việc ở môi trường phóng xạ, môi trường ô nhiễm kim loại nặng, …, có nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao.

    Ung thư phổi rất khó phát hiện kể cả giai đoạn sớm, nếu phát hiện muộn sẽ không còn khả năng phẫu thuật, do đó, kiểm tra phổi định kỳ mỗi năm 1 lần từ tuổi 40 là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.


    Theo ĐSPL

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 5 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 5 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •