Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 131

Chủ đề: Cập nhật các câu hỏi và trả lời về xét nghiệm HIV.

Hybrid View

  1. #1
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Dấu hiệu nhiễm HIV sau quan hệ với gái bán hoa


    Cách đây 5 ngày tôi có quan hệ với gái mại dâm. Hai ngày vừa qua tôi bị tiêu chảy, đến hôm nay còn bị nhức mỏi ở vùng bụng.

    Tôi rất lo sợ bị HIV. Xin cho hỏi dấu hiệu của căn bệnh này trong vòng 5-10 ngày đầu? Trong trường hợp của tôi có thể xét nghiệm được chưa? (Linh).
    Ảnh minh họa: News.
    Chào anh,
    Thực tế, khi mới nhiễm HIV (giai đoạn sơ nhiễm) gần như không có biểu hiện cụ thể nào, cũng không có triệu chứng đặc hiệu mang tính chỉ điểm HIV. Trong giai đoạn này thường có biểu hiện nhiễm siêu vi, tương tụ như các bệnh nhiễm siêu vi khác (cúm, sốt siêu vi...).
    2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, qua bất kỳ con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với triệu chứng sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to.

    Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.

    Trong giai đoạn này, mới có sự hiện diện của kháng nguyên trong máu. Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Khi này, do không biết mình nhiễm bệnh, bệnh nhân nhiễm HIV rất dễ truyền bệnh cho những người lành khác.

    Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, các biểu hiện kể trên nằm trong rất nhiều bệnh lý khác nhau và không có triệu chứng nào mang tính khẳng định nhiễm HIV. Theo đó, chỉ có thể xác định tình trạng nhiễm HIV bằng xét nghiệm.

    Về phương diện xét nghiệm HIV, ngành y tế khuyến cáo nên tham gia xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt sau khi có hành vi nguy cơ, chứ không phải chờ cho đến qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng.

    Đây vừa là xét nghiệm mang tính sàng lọc nhằm xác minh khả năng người này âm tính từ trước đó 3 tháng, vì về bản chất HIV là căn bệnh mạn tính và rất khó xác định thời điểm nhiễm thực sự. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để người đó tiếp cận với nhân viên tham vấn, được trấn an và hiểu thêm về căn bệnh này.

    Hiện nay ngoài xét nghiệm tìm kháng thể, một số trung tâm lớn như viện Pasteur TP HCM còn cung cấp xét nghiệm PCR tìm kháng nguyên. Phương pháp này có thể phát hiện nhiễm HIV trong giai đoạn sơ nhiễm với thời gian khuyến nghị là 2 tuần sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, vì cách này khá phức tạp, đòi hỏi phương tiện hiện đại nên chi phí tương đối cao và chỉ thực hiện được ở vài cơ sở lớn.
    Điều sau cùng tôi muốn lưu ý: Quan hệ với gái mại dâm không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập, điều quan trọng là khi quan hệ, anh có sử dụng bao cao su hay không. Nếu có, nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi đáng kể.
    Thân ái.
    AloBacsi.vn
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress
    ads

  2. #2
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Khuyến cáo phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV năm 2014 ở Việt Nam

    Xét nghiệm HIV đóng vai trò quan trọng trong công tác giám sát HIV/AIDS tại Việt Nam. Hiện tại có khoảng hơn 1000 PXN HIV trên toàn quốc. Bộ Y tế đã ban hành 3 chiến lược xét nghiệm HIV dựa trên khuyến cáo của WHO. Tùy theo chiến lược xét nghiệm, các sinh phẩm được lựa chọn và sắp xếp khoa học nhằm tăng cường độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế các sinh phẩm thường được phối hợp một cách ngẫu nhiên dựa vào sinh phẩm đã được mua. Bên cạnh đó việc sử dụng phương cách gồm các sinh phẩm nhanh sẽ giúp tăng cường tiếp cận với XN HIV, rút ngắn thời gian trả kết quả, tăng tỷ lệ nhận kết quả xét nghiệm, và người nhiễm sẽ sớm được tiếp cận với điều trị ARV từ đó sẽ góp phần phòng chống lây nhiễm HIV hiệu quả hơn.

    Tính đến 28/2/2014, có khoảng 30 loại sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV và sinh phẩm phục vụ cho công tác theo dõi điều trị HIV được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

    Để tăng cường chất lượng chẩn đoán xét nghiệm HIV, hiệu quả giá thành và thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế (5042/QĐ-BYT ngày 13/12/2013) giao Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xây dựng phương cách xét nghiệm HIV, Viện đã phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV cho năm 2014. Viện trưởng Viện VSDTTW đã có công văn số 401/VSDTTƯ-HIV, ngày 11/4/2014 về việc khuyến cáo phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV năm 2014 cho các đơn vị thực hiện xét nghiệm HIV trong cả nước.


    Xin giới thiệu nội dung toàn bộ công văn:
    /uploads/Khuyen cao cac phuong cach XN chan doan HIV nam 2014.pdf






  3. #3
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Các bệnh viện lớn phải sử dụng NAT sàng lọc HIV và viêm gan siêu vi

    Thứ sáu, 10/10/2014 14:40

    Từ đầu năm 2015, các cơ sở truyền máu tại các thành phố lớn sẽ áp dụng kỹ thuật khuếch đại axít nucleic (NAT) trong xét nghiệm sàng lọc virút viêm gan siêu vi và HIV.


    Các thành phố phải áp dụng kỹ thuật trên gồm: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên - Huế.
    Đến năm 2018, kỹ thuật này sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ sở truyền máu trên toàn quốc, nhằm đảm bảo cung ứng nguồn máu an toàn và kịp thời cho toàn dân.

    Đó là một trong những nội dung được Bộ Y tế nêu rõ tại hội nghị khoa học “Huyết học - Truyền máu toàn quốc, đông máu - huyết khối khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8” diễn ra tại Hà Nội trong bốn ngày, từ ngày 8 - 11/10.

    GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương, Bộ Y tế cho biết: kỹ thuật khuếch đại axít nucleic là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay mà Bộ Y tế đã cho phép áp dụng. Kỹ thuật NAT sẽ rút ngắn thời gian phát hiện các virút lây bệnh có trong mẫu máu thu thập.

    Nếu các kỹ thuật xét nghiệm hiện nay chỉ có thể phát hiện virút HIV từ 18 - 21 ngày sau khi phơi nhiễm thì kỹ thuật khuếch đại NAT có thể xác định chỉ trong 10 ngày. Kỹ thuật này cũng có thể phát hiện virút viêm gan siêu vi B, C lần lượt trong 34 ngày và 23 ngày, thay vì 59 ngày và 82 ngày so với kỹ thuật hiện tại.

    AloBacsi.vn
    Theo Hoàng Sa - Phụ Nữ Online

    http://alobacsi.com/tin-y-te/cac-ben...546732c308.htm


  4. Những thành viên đã cảm ơn Charles cho bài viết này:

    Buonqua (14-10-2014)

  5. #4
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Những câu hỏi hay về HIV

    Câu Hỏi:
    Chào bác sĩ,

    Em và bạn gái có quan hệ qua cửa sau với nhau. Chúng em làm 2 lần mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Sau lần thứ 2 thì em thấy đầu dương vật của em đau rát và khi rút ra thì phía dưới đầu dương vật bị chảy máu, máu màu đậm nhưng chỉ chảy máu một ít rồi sau đó ngưng chảy. Em sợ chúng em có nguy cơ mắc bệnh HIV hay một số bệnh khác. Mong BS tư vấn cho chúng em. Em cám ơn BS.


    BS chuyên khoa của AloBacsi:

    Chào em,

    Trường hợp của em do có tiếp xúc với dịch tiết của bạn gái và da trên cơ thể em cũng bị tổn thương vì vậy khả năng em bị nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ cao hơn. Vì vậy, em nên làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục đặc biệt là HIV. Em cũng có thể thử lại sau 3 tháng, vì trong giai đoạn cửa sổ kết quả xét nghiệm HIV có thể âm tính giả.
    Câu hỏi:
    Chào bác sĩ,
    Tuần trước em có dùng tollet ở BV và do bị táo bón nên có đi ra máu, sau đó em có dùng vòi xịt ở trong tollet. Thật sự em rất ám ảnh bởi HIV nên mỗi lần chảy máu nơi công cộng em rất lo. BS cho em hỏi dùng chung vòi xịt có lây HIV như thế không ạ? Em cám ơn BS rất nhiều.

    BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc:
    Chào em,
    Những trường hợp này khả năng lây nhiễm thường rất thấp vì xác suất những người nhiễm HIV dùng vòi xịt thấp, hơn nữa chỉ có khả năng lây nhiễm khi dịch tiết của người nhiễm HIV này phải đọng lại trên vòi xịt và virus HIV còn sống với số lượng nhiều mới có khả năng lây nhiễm cho em. Em không nên quá lo lắng về việc này em nhé!
    Thân ái,

    Câu hỏi:
    Chào bác sĩ Khải,
    Em 24 tuổi. Cách đây 7-8 ngày em có bị nổi những nốt đỏ to bằng đầu đũa, không ngứa, căng da ra thì mất, ban đầu thì mọc vài nốt ở phần ngực dưới sau lan lên ngực trên lên cổ, 1 vài nốt trên mặt, trên tay. Những nốt mà ở giữa có màu đỏ đậm hơn, có màu trắng thì căng ra không mất, sờ vào thấy đau.
    Thưa BS liệu em có bị gì không ạ? Em không sốt, không nổi ban toàn thân, hạch thì có 1 cục nổi bất thường ngay cổ. Liệu em có bị HIV không, mà nếu em bị HIV thì em sẽ nổi ban ngứa hết cơ thể, nổi nhiều hạch, sốt, mệt mỏi, phải không BS? Cám ơn BS!

    BS Đoàn Mạnh Khải:
    Chào bạn Lê,
    Bạn chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV khi có thực hiện những hành vi nguy cơ không bảo vệ (quan hệ tình dục, sử dụng kim tiêm chung, truyền máu…). Nếu bạn không có nguy cơ như kể trên thì không bị nhiễm HIV là chắc chắn. Trường hợp bạn có hành vi nguy cơ thì việc muốn biết chính xác mình bị nhiễm HIV hay không cần phải làm xét nghiệm mới biết được chính xác.
    Các sang thương da theo hình bạn gửi có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý ở da như viêm da tiếp xúc, sẩn ngứa, phát ban do nhiễm siêu vi… Bạn nên đến khám trực tiếp tại BV để được tư vấn và điều trị chính xác hơn.

    Câu hỏi:
    Chào bác sĩ,
    BS cho em hỏi: em là sinh viên trường y, trong lần thực tập tại BV, khi làm em vô tình bị máu bệnh nhân rơi lên chân có bị những vết xước nhẹ, em đã lấy bông cồn lau vết máu đó, em rất lo lắng vì em không biết máu của bệnh nhân đó có nhiễm bệnh không.

    Cho đến thời điểm này đã 2 tháng, người em có biểu hiện ngứa toàn thân, đôi khi có nổi lên những vết chấm nhỏ đỏ rồi lại lặn, người cũng thỉnh thoảng mệt mỏi, cơ thể em thỉnh thoảng nóng nhưng đo nhiệt kế thì vẫn chưa sốt, lưỡi thì cảm thấy bị rộp, tê tê. Em lo mình bị nhiễm HIV, mong BS tư vấn giúp em.
    BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc:
    Chào em,
    Tùy vào vết thương trên người em và lượng máu mà em tiếp xúc. Nếu vết thương chỉ là những vết xước nhẹ, lượng máu tiếp xúc ít và em rửa vết thương đúng cách thì khả năng nhiễm rất thấp (Trường hợp bệnh nhân đã nhiễm HIV). Trường hợp của em bệnh nhân không rõ có nhiễm HIV hay không, đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao hay không, em lại vệ sinh vết xước không đúng cách nên không rõ khả năng lây nhiễm có cao hay không.
    Do đã quá thời gian uống thuốc dự phòng (trong vòng 24 giờ đầu, tốt nhất là trong 6 giờ đầu khi có hành vi nguy cơ cao với đối tượng bị nhiễm HIV) nên em có thể chờ đủ 3 tháng (từ lúc tiếp xúc với máu của bệnh nhân) để xét nghiệm Test nhanh tìm kháng thể HIV để biết mình có bị nhiễm HIV hay không.
    Em nên lưu ý khi tiếp xúc với máu hay dịch tiết của bệnh nhân mà trên người có vết thương, bị kim đâm, chỉ nên rửa dưới vòi nước không nên nặn máu. Báo ngay với lãnh đạo để có hướng giải quyết nhé.

  6. #5
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Cô gái và nỗi lo lắng nhiễm HIV
    Em làm nghề mại dâm một thời gian và hiện đã nghỉ. Trước đây, trong lúc hành nghề em chưa một lần quan hệ mà không dùng bao cao su.Giờ nghĩ lại em rất sợ mình đã bị lây bệnh tình dục. Xin hỏi bác sĩ, liệu em có bị mắc các bệnh xã hội?

    Về câu hỏi mà chị quan tâm “Liệu mình có bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không?”, tôi chia sẻ như sau:
    - HIV nói riêng và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục nói chung không phân biệt nghề nghiệp, điều quan trọng là người đó có thực hiện hành vi nguy cơ hay không.
    Nói một cách đơn giản, nếu một người hành nghề mại dâm có ý thức và tuân thủ tình dục an toàn bằng bao cao su, tỷ lệ lây nhiễm của người này giảm đi đáng kể và trở về gần với dân số chung (khoảng 0,3-0,4%), hoặc có nhỉnh hơn đôi chút do số bạn tình nhiều.
    Trái lại, một phụ nữ không hành nghề nhưng lại có hành vi quan hệ tình dục không bảo vệ với bạn trai hay bạn tình bất chợt (quen biết tình cờ), tỷ lệ lây nhiễm có phần cao hơn hẳn vì đã có hành vi nguy cơ trực tiếp quan hệ không bao cao su.
    Trong chia sẻ trên, chị cho biết mình chưa bao giờ quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su. Điều này đã tạo cho chị một màng bảo vệ trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
    Để xác định tình trạng sức khỏe của mình, cách đơn giản và trực tiếp nhất là tham gia xét nghiệm tầm soát. Các loại bệnh chị nên kiểm tra bao gồm:
    - Xét nghiệm HIV để biết xem có bị HIV, viêm gan siêu vi B, C, giang mai không.
    - Xét nghiệm dịch âm đạo: NAAT để tìm lậu và chlamydia không triệu chứng, xét nghiệm huyết trắng (nếu có) để phát hiện lậu, viêm âm đạo do nấm, chlamydia, trùng roi trichomatis vaginalis….
    - Các thăm khám lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa sản phụ hay da liễu nhằm phát hiện: herpes sinh dục, mồng gà…
    Thân chúc chị nhiều sức khỏe và có cuộc sống hạnh phúc.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

  7. #6
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    ThS Nguyễn Kiên Cường: Phương pháp xét nghiệm phát hiện sớm HIV

    08:08:33, 25/02/2015


    HIV (human immunodeficiency Virus) là vi-rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cách để biết chính xác một người có bị nhiễm HIV là chẩn đoán trên cơ sở xét nghiệm kháng thể HIV.

    Một người được xác định là nhiễm HIV khi mẫu huyết thanh dương tính cả ba lần
    xét nghiệm kháng thể HIV bằng ba loại sinh phẩm khác nhau với nguyên lý và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.


    Hiện nay xét nghiệm HIV được phổ biến khá rộng rãi. Nếu muốn biết mình có
    nhiễm HIV hay không, bạn hãy đến một trong những cơ sở y tế tư vấn HIV. Bác sĩ xét nghiệm sẽ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và kết quả xét nghiệm của bạn. Bác sĩ sẽ lấy một ít máu và tìm kháng thể HIV, đây là chất mà cơ thể tạo ra để chống lại HIV.


    Về xét nghiệm để phát hiện sớm HIV, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết, nên áp dụng phương pháp xét nghiệm HIV trực tiếp dưới đây:


    '+ Xét nghiệm phản ứng chuỗi Polymerase (PCR): cho kết quả dương tính trong vòng 1 - 2 tuần sau phơi nhiễm, được áp dụng chẩn đoán sớm trẻ em nhiễm HIV có mẹ HIV dương tính và có thể áp dụng chẩn đoán nhiễm HIV cấp tính ở người lớn trong giai đoạn cửa sổ.


    + Xét nghiệm chứng minh có kháng nguyên P24 của HIV: được dùng trong sàng lọc hiến máu, có thể dùng để xét nghiệm cho mọi người kể cả người lớn và trẻ em và có thể phát hiện trong thời gian 2 - 3 tuần sau nhiễm.


    Các xét nghiệm trên có độ đặc hiệu cao, đo đó nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì 99,99 % là nhiễm HIV'.



  8. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Giá trị ứng dụng của các xét nghiệm vi sinh

    Giá trị ứng dụng của các xét nghiệm vi sinh
    Thứ ba, 08 Tháng 3 2011 11:16
    Xét nghiệm vi sinh là các loại xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng, bằng chứng của quá trình nhiễm trùng bao gồm cả dịch bệnh. Như vậy đối tượng của các loại xét nghiệm này là các vi sinh vật gây bệnh ở trong các bệnh phẩm được thu thập từ người, môi trường sống, các loại dụng cụ, thức ăn... có khả năng liên quan đến căn nguyên nhiễm trùng. Phạm vi áp dụng của các xét nghiệm này là trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị, dịch tễ học, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, pháp lý. Ngoài ra thực tế cho thấy người ta còn sử dụng các xét nghiệm này để gây và chống chiến tranh sinh học, khủng bố.Căn cứ vào phương pháp xét nghiệm chúng ta có thể chia ra các loại xét nghiệm vi sinh thành:Xét nghiệm soi trực tiếp.Xét nghiệm nuôi cấy.Xét nghiệm miễn dịch.Xét nghiệm sinh học phân tử.Mỗi loại xét nghiệm có giá trị khác nhau, chất lượng xét nghiệm tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tuyến của Lab. Chuyên đề này chúng tôi giới thiệu những nét khái quát về giá trị ứng dụng của từng loại xét nghiệm cho các bác sỹ lâm sàng, điều dưỡng và kỹ thuật viên, chi tiết từng loại xét nghiệm cụ thể sẽ được trình bày trong các chuyên đề riêng.
    I/ XÉT NGHIỆM SOI TRỰC TIẾP ( DIRECT EXAMINATION)
    1- Soi tươi :
    Các xét nghiệm soi tươi chủ yếu phát hiện các vi sinh vật di động , có giá trị với vi khuẩn giang mai, các xuắn khuẩn, các phẩy khuẩn tả, amibe. Ngoài ra soi tươi rất có giá trị chẩn đoán trong việc tìm trứng, các ấu trùng của ký sinh trùng, sợi và bào tử nấm. Trong các nghiệm pháp này các vi sinh vật đang còn sống.
    2- Soi vi sinh vật qua nhuộm:
    Việc sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau cho ta tên gọi các phương pháp nhuộm.Các xét nghiệm này vi sinh vật đã được cố định (chết), cho phép ta nhận định được hình thể, tính chất bắt màu, cách sắp sếp, một số cấu trúc của vi sinh vật ( chủ yếu là vi khuẩn). Xét nghiệm này được quan sát dưới kính hiển vi quanh học là chủ yếu.
    3- Soi vi sinh vật dưới kính hiển vi điện tử.
    Các quan sát dưới kính hiển vi điện tử hay dùng để soi các vi sinh vật có kích thước siêu hiển vi như virus. Các siêu cấu trúc của các vi sinh vật khác.
    4- Giá trị của soi trực tiếp là: Trong đại đa số các trường hợp xét nghiệm này có tính gợi ý chẩn đoán, không có giá trị chẩn đoán quyết định.Trong nuôi cấy soi trực tiếp là một công đoạn bắt buộc, từ bệnh phẩm nhằmtìm các vi sinh vật có tính chất định hướng và các tế bào viêm, từ khuẩn lạc nhằm tìm hình thể tính chất bắt màu, cách sắp sếp… cho những bước xét nghiệm tiếp theo, trong trường hợp này soi trực tiếp được coi là định danh ở mức độ ban đầu.Giá trị chẩn đoán của soi trực tiếp rất cao và là tiêu chuẩn chẩn đoán vàng trong các trường hợp phát hiện vi khuẩn lao ( AFB, BK), phong ( BH), khi nhuộm kháng cồn kháng toan ( Ziehl – Neelsen), các song cầu khuẩn gram âm trong dịch não tủy là não mô cầu, trong dịch niệu đạo nam giới, dịch dữ mắt ở trẻ sơ sinh, là các vi khuẩn lậu. Ngoài ra trong các trường hợp soi dịch cổ tử cung tìm thấy hình ảnh nấm men cũng rất có giá trị chẩn đoán. Trong các trường hợp này người ta nói các xét nghiệm có độ đặc hiệu cao.Cũng cần phải lưu ý rằng mọi kết quả tìm căn nguyên của soi trực tiếp ba yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm là : trình độ của kỹ thuật viên, cách lấy bệnh phẩm, bệnh nhân đã được điều trị hay chưa.
    II/ XÉT NGHIỆM NUÔI CẤY (CULTURE, ISOLATION): Là các xét nghiệm dùng môi trường nuôi cấy nhân tạo nhằm xác định các vi sinh vật có mặt trong bệnh phẩm và kết luận chúng có khả năng gây bệnh hay không. Như vậy các xét nghiệm này dùng để chẩn đoán vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, miễn là các vi sinh vật này phát triển được trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.Nhìn chung đây là các xét nghiệm có độ đặc hiệu cao, là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm trùng bởi xét nghiệm này là kết quả của hàng loạt thử nghiệm : soi trực tiếp, phân lập, thuần khiết, định danh, định túyp huyết thanh, làm kháng sinh đồ, xác định độc lực, gây bệnh thực nghiệm.Các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm nuôi cấy là : trình độ nhân viên của Lab (nhân viên sử dụng được ngoại ngữ, được đào tạo cơ bản và nâng cao), qui trình và sinh phẩm chuẩn, cách thức lấy bệnh phẩm.Nhược điểm chính của phương pháp nuôi cấy là : đòi hỏi trang bị và đào tạo nhân viên, độ nhạy của phương pháp bị ảnh hưởng rất lớn khi bệnh nhân đã dùng kháng sinh, loại bệnh phẩm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh, những vi sinh vật không mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo không thể chẩn đoán bằng phương pháp này. Các vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối cần phải có hệ thống nuôi cấy phù hợp.
    III/ CÁC XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH ( IMMUNOLOGICAL TESTS): Là các xét nghiệm gián tiếp nhằm xác định vi sinh vật bao gồm cả bằng chứng của quá trình nhiễm trùng. Đối tượng của các thử nghiệm này là các kháng nguyên đặc hiệu của vi sinh vật hay kháng thể đặc hiệu của cá thể bị bệnh , sinh phẩm chính để thử nghiệm là các kháng thể hay kháng nguyên tương ứng . Cách đánh giá phức hợp kháng nguyên kháng thể (KN-KT) có thể bằng mắt thường, đại đa số các trường hợp sinh phẩm chính được đánh dấu huỳnh quang, màu, men, đồng vị phóng xạ… để đánh giá phức hợp KN-KT cho ta tên gọi tương ứng của thử nghiệm.Tên gọi của thử nghiệm theo nguyên tắc: Lớp kháng thể hoặc Tên kháng nguyên + Tên phương pháp thử nghiệm + Tên vi sinh vật. Ví dụ : IgM ELISA Rubella là phản ứng miễn dịch gắn men xác định kháng thể lớp IgM chống virus Rubella.Ưu điểm chính của các thử nghiệm miễn dịch là: ngay cả khi vi sinh vật không còn tồn tại, hoặc rất ít, chịu tác động của kháng sinh không thể phát hiện bằng nuôi cấy thì vẫn chẩn đoán được, bệnh phẩm có thể bảo quản lâu. Thời gian cho kết quả nhanh, có thể tiến hành hàng loạt, độ nhạy của thử nghiệm cao. Thử nghiệm miễn dịch rất hữu hiệu với các vi sinh vật nội bào, các ký sinh trùng gây bệnh ở mô, lạc chỗ.Nhược điểm chính: các vi sinh vật chưa tìm ra kháng nguyên đặc hiệu, các yếu tố độc lực đặc hiệu ( lao, sốt rét…) miễn dịch chẩn đoán các vi sinh vật này ít giá trị. Độ đặc hiệu tùy thuộc vào lớp kháng thể phát hiện, tùy từng giai đoạn của bệnh, ngoại ra còn hiện tượng phản ứng chéo ( khắc phục tốt bằng việc dùng kháng thể đơn dòng).Giá trị chẩn đoán thử nghiệm miễm dịch đặc biệt cao khi phát hiện lớp kháng thể IgM bởi lẽ lớp kháng thể này xuất hiện sớm ngay khi nhiễm và mất đi rất nhanh muộn nhất là 1 tháng, do đó độ nhạy phụ thuộc vào thời gian thử nghiệm sớm hay muộn.Với lớp kháng thể IgG chúng ta chỉ có thể chẩn đoán bằng hiệu giá huyết thanh kép: Mẫu huyết thanh 1 và 2 cách nhau 1- 3 tuần ( tùy bệnh) được thử nghiệm hiệu giá cùng thời điểm chỉ có giá trị chẩn đoán khi hiệu giá kháng thể lần sau cao hơn. Việc định tính IgG không xác định được bệnh nhân đang bị bệnh, nhiễm bệnh, khỏi bệnh, hay đã dược dùng vaccine. Một số ít trường hợp định lượng IgG đơn lẻ so sánh với cut-off của quần thể thì có giá trị chẩn đoán.
    IV/ CÁC XÉT NGHIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ ( MOLECCULAR BIOLOGY): Là các xét nghiệm phát hiện các genes đặc hiệu hay genomes của các vi sinh vật bằng nhiều phương pháp: PCR, Real Times PCR, lai ghép, giải trình tự…….Ưu điểm chính của loại xét nghiệm này là độ nhạy, độ đặc hiệu cao, phát hiện nhanh các căn nguyên và tính trạng của vi sinh vật, có thể phát hiện mức độ nhiễm so sánh với giá trị chuẩn để chẩn đoán giai đoạn của bệnh, thậm chí có thể ứng dụng để phát hiện nơi xuất phát của dịch bệnh ( dịch tễ học phân tử). Bệnh phẩm để làm các xét nghiệm sinh học phân tử cũng bảo quản được lâu.Nhược điểm chính: giá thành xét nghiệm đắt, trang bị và trình độ nhân viên phải qua đào tạo mới, lâu. Các tính trạng chưa tìm được genes đặc hiệu chưa thể phát hiện bằng phương pháp này, hay các genes đặc hiệu không ổn định cũng gây khó khăn cho thử nghiệm(Rotavirus). Một đặc điểm lưu ý là phải loại trừ hiện tượng nhiễm chéo các acide nucleic. Free DNA, RNA hoàn toàn khác các biện pháp thanh khử trùng truyền thống.
    Thạc sỹ vi sinh y học Đỗ ngọc Hoài
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 23-11-2013 lúc 23:23.

  9. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV


    "Một hôm em nhậu say rồi bạn rủ đi matxa. Cô gái matxa đã dùng miệng kích thích 'cậu nhỏ' của em. Sau đó, em có những triệu chứng như sốt, mệt, đau họng... Đi xét nghiệm HIV có chỉ số S/CO, em lo lắng không hiểu nó là gì", anh Tạo (Hà Nội) chia sẻ.
    Anh Bùi Ngọc Tạo, 25 tuổi cho biết thêm, từ thời điểm đi mát xa về đến giờ anh không đi lần nào nữa và không thấy thêm biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, không hiểu rõ chỉ số S/CO khiến anh lo lắng không yên.
    Đây chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp gọi đến tổng đài tư vấn có lo lắng và thắc mắc về chỉ số S/CO trong xét nghiệm HIV. Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm nhưng không hiểu ý nghĩa của nó, cũng không biết lúc nào nên xét nghiệm và theo dõi kết quả ra sao.


    Ảnh minh họa.
    Sau đây là một số thông tin để giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như có những thái độ đúng đắn với giá trị xét nghiệm.

    Xét nghiệm HVI và giá trị S/CO:
    Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV. Dù kháng thể này không tiêu diệt được virus HIV nhưng lại là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm căn bệnh thế kỷ.
    Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ "cửa sổ" tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.
    Mỗi một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng virus HIV đều có giá trị S/CO. S/Co là viết tắt của từ Sample/Cutoff Value. Trong đó S là giá trị kháng thể kháng HIV trong máu của bạn và CO là giá trị mẫu, hay còn gọi là ngưỡng.
    Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.
    Do đây là chỉ số đánh giá lượng kháng thể kháng virus HIV trong huyết thanh nên nó thường thay đổi và ảnh hưởng bởi các thành phần trong huyết thanh. Do đó chỉ khi giá trị S/CO>1 mới có ý nghĩa chẩn đoán HIV dương tính.
    Trong trường hợp S/CO cho các kết quả đều nhỏ hơn 1, có nghĩa HIV âm tính. Sau 3 tháng đầu tiên của thời kỳ "cửa sổ" mà chỉ số S/CO có tăng lên giữa các lần xét nghiệm nhưng đều nhỏ hơn 1 thì kết quả vẫn là âm tính. Sự thay đổi chỉ là do các thành phần trong huyết thanh làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, chứ không phải bệnh nặng lên.
    Với xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV thì chỉ có một số cơ sở có khả năng làm xét nghiệm này như ví dụ:
    - Khu vực phía Bắc: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, trung tâm Y học dự phòng Thành phố Hà Nội, Bệnh viện Nhiệt Đới, các bệnh viện hạng đặc biệt và một số bệnh viện hạng I
    - Khu vực phía Nam: Viện Paster TPHCM, Viện Nhiệt Đới TPHCM...
    -Khu vực miền Trung: Bệnh viện Trung Ương Huế, Viện Paster Nha Trang
    Bác sĩ, chuyên gia tư vấn Trương Gia Bảo

  10. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Teen sợ nhiễm HIV sau lần quan hệ không an toàn

    Cháu có nguy cơ lây nhiễm HIV cao qua một lần quan hệ tình dục không an toàn. Sau thời gian ấy cháu có tất cả triệu chứng của nhiễm HIV.

    Cháu đã đi xét nghiệm HIV ở bệnh viện tỉnh và trung ương, cụ thể như sau:
    Lần 1: 3 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, test nhanh tại phòng khám tư nhân. Kết quả âm tính.
    Lần 2: 6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, xét nghiêm ELISA ở bệnh viện tỉnh kết quả âm tính.
    Lần 3: 13 tháng sau nguy cơ, xét nghiệm bằng 3 phương pháp ở Bệnh viện nhiệt đới trung ương. Kết quả âm tính.
    Lần 4: Sau 18 tháng xét nghiệm bằng phương pháp ELISA ở bệnh viện tỉnh. Kết quả âm tính.
    Lần 5: Sau 25 tháng, xét nghiệm ELISA ở bệnh viện tỉnh. Kết quả âm tính.

    Ảnh minh họa: Men'shealth.

    Với thời gian và phương pháp xét nghiệm như vậy, cháu có bị nhiễm HIV không và đã an toàn 100% chưa?
    Cháu có phải đi xét nghiệm HIV nữa không và xét nghiệm như thế nào. Hiện các triệu chứng của nhiễm HIV vẫn chưa hết. Cháu xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ và quý báo.
    (Tuyên)
    Chào bạn,
    Với chia sẻ của bạn về những lần xét nghiệm như trên cùng với thời gian dài như vậy, tôi xin có một số nhận định như sau:
    Nếu từ sau lần có hành vi nguy cơ qua quan hệ tình dục mà bạn có ở thời điểm 2 năm trước, bạn không có thêm nguy cơ nào nữa thì kết quả âm tính ở hàng loạt xét nghiệm trên đã khẳng định chắc chắn bạn không nhiễm HIV.
    Về triệu chứng mà bạn cho là giống nhiễm HIV có thể là biểu hiện của một căn bệnh lây qua đường tình dục nào khác chăng. Vì thực tế, nhiễm HIV gần như không có biểu hiện nào điển hình cả, đa số biểu hiện trên người nhiễm HIV đều liên quan đến các bệnh cơ hội và các bệnh này vẫn có thể xuất hiện trên người không nhiễm HIV.
    Để giải toả khúc mắc này, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế đa khoa để được thăm khám tổng quát nhằm phát hiện nguyên nhân và điều trị thích hợp.
    Chúc bạn nhiều sức khoẻ.

    AloBacsi.vn
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

  11. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    ♫Tư Đồ Đức Hoa♫ (28-01-2014),chivas6789 (05-04-2014)

  12. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nghi người thân nhiễm HIV, phải làm gì


    Tôi có người nhà đang bị nghi ngờ nhiễm HIV. Chúng tôi muốn đưa đi khám nhưng người đó tự đi và đem kết quả xét nghiệm máu bằng phương pháp Genni II là âm tính.
    Bác sĩ có thể tư vấn giùm tôi với kết quả như vậy chúng tôi có thể tin không? Và lấy kết quả cũng trong buổi sáng luôn như vậy có đúng không? Chúng tôi nghĩ là người nhà tôi đã qua thời kỳ cửa sổ vì mọi chuyện đã diễn ra cách đây gần một năm rồi. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Gia đình tôi vô cùng biết ơn. (Thanh Xuân)

    Ảnh minh họa: Men's Health.
    Trả lời:
    Chào chị và gia đình,
    Trước tiên tôi xin chia sẻ với chị và gia đình về sự quan tâm mà chị dành cho người thân cũng như sự lo lắng cho sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
    Nói đến xét nghiệm HIV, nguyên tắc bảo mật thông tin là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Nếu không có sự đồng ý của chính người tham gia xét nghiệm, kết quả này hoàn toàn không được dùng để chia sẻ với bất kỳ ai, trừ một số trường hợp đặc biệt và tình huống người nhiễm đã có vợ chồng. Điều này được quy định trong pháp luật nhằm đảm bảo quyền riêng tư của người nhiễm.
    Nói như vậy, cho dù, gia đình cùng đến cơ sở làm xét nghiệm, kết quả "nhiễm hay không nhiễm" vẫn chỉ nằm trong phòng tư vấn thông qua trao đổi riêng giữa người làm xét nghiệm và tư vấn viên.
    Quay trở lại mối băn khoăn của chị "Liệu kết quả này có đáng tin không", tôi cho rằng niềm tin của gia đình dành cho người đó là yếu tố quyết định. Ở đây, tôi chỉ xin bàn về yếu tố "đáng tin cậy" của xét nghiệm. Theo chia sẻ của chị, xét nghiệm được sử dụng là xét nghiệm nhanh HIV (HIV rapid test) theo kỹ thuật Genni II là xét nghiệm có độ nhạy gần đạt 100%, nghĩa là gần như không bỏ sót trường hợp dương tính nào. Và vì là xét nghiệm nhanh, kết quả có thể được trả cho khách hàng sau đó vài giờ, hiện ở TP HCM và một số tỉnh thành khác, mạng lưới xét nghiệm miễn phí đã có cung cấp xét nghiệm HIV trả kết quả sau 2 giờ. Nhiều bệnh viện và trung tâm y khoa cũng áp dụng quy trình trả kết quả nhanh này.
    Nếu kết quả mà gia đình nhận được là từ một cơ sở y tế có nhiều uy tín thì cá nhân tôi cho rằng hoàn toàn đáng tin.
    Với mốc thời gian một năm mà gia đình chia sẻ thì kết quả âm tính đồng nghĩa với khẳng định người đó không nhiễm HIV, vì thực tế đã vượt qua giai đoạn cửa sổ của xét nghiệm.
    Điều cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ, người tham gia xét nghiệm HIV với một tiền sử có yếu tố nguy cơ luôn có những bất ổn về tâm lý, chủ yếu là sự lo lắng, sợ hãi trước khả năng dương tính của xét nghiệm. Do vậy, họ cần rất nhiều sự đồng hành và chia sẻ của người thân. Việc ép tham gia hay nghi ngờ trước và sau xét nghiệm có thể khiến người trong cuộc bị tổn thương thêm. Tôi nghĩ gia đình cũng hiểu điều này. Bằng tình thương yêu người thân, tôi tin gia đình sẽ giúp cho người ấy chủ động tâm sự, chia sẻ và khắc phục những sai sót xảy ra từ một năm trước.
    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

  13. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể xét nghiệm HIV ngay sau khi quan hệ tình dục? Thứ Ba, 14/01/2014
    Xin cho em biết là em mới quan hệ tình dục xong thì ngay hôm sau em có thể đi xét nghiệm hiv luôn được không? Thời gian nhanh nhất để biết là bao lâu? Trong quá trình chờ đợi thì em có thể uống thuốc gì để phòng ngừa sớm không? Kết quả liệu có chính xác không? Em xin cảm ơn!
    (Bạn nam, 25 tuổi, kĩ sư, Hà Nội)

    Qua thư bạn chia sẻ, Tâm sự bạn trẻ 360 hiểu rằng bạn đang quan tâm về thời điểm có thể làm xét nghiệm HIV, thời gian biết kết quả xét nghiệm, độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng muốn biết về việc uống thuốc để phòng ngừa sớm khả năng lây nhiễm HIV trong thời gian chờ đợi. Chúng tôi sẽ lần lượt chia sẻ cùng bạn về những vấn đề này. Thời điểm bạn có quan hệ tình dục cách thời điểm hiện tại là bao lâu rồi bạn? Điều gì khiến bạn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV khi có quan hệ tình dục? Bạn có sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục hay không?

    Bạn biết đấy, thông thường, nếu một người nghi ngờ về khả năng lây nhiễm HIV của mình thì sau khi có quan hệ tình dục từ một tuần trở đi, người đó có thể đi làm xét nghiệm nhanh PCR. Tuy nhiên, hiệu quả của xét nghiệm này chỉ đạt khoảng 80% và họ vẫn cần làm xét nghiệm lại sau 2,5 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ. Như vậy, bạn có thể làm xét nghiệm nhanh PCR, tuy nhiên, bạn vẫn cần làm xét nghiệm máu sau 2,5 tháng để xác định xem bạn có bị nhiễm vi rút HIV hay không. Thời gian trả kết quả xét nghiệm sẽ tuỳ vào từng cơ sở y tế bạn ạ! Tại Hà Nội, bạn có thể đến bệnh viện Bạch Mai hoặc viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để được làm xét nghiệm nhanh.

    Về việc uống thuốc phòng ngừa, thực tế thì khi có hành vi nguy cơ, người có hành vi nguy cơ sẽ tự đánh giá lại về nguy cơ lây nhiễm của mình. Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị dự phòng bằng ARV. Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao có thể điều trị dự phòng. Và việc điều trị ARV tốt nhất là từ sau khi có hành vi nguy cơ và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần và sử dụng theo phác đồ, chỉ định của bác sĩ. Vui lòng tiếp tục gửi thư chia sẻ cùng chúng tôi nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề này để chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ cho bạn.
    Chúc bạn mọi điều tốt đẹp!
    Tâm sự bạn trẻ 360

  14. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm
    34. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính (*), vậy có lây cho người khác không?

    Vẫn lây như thường! Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh). Ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.
    (*) Xét nghiệm HIV cho kết quả: dương tính (+) là đã nhiễm HIV, âm tính (-) có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm nhưng còn trong "Thời kỳ cửa sổ",cần làm lại xét nghiệm để xác định. "Thời kỳ cửa sổ" kéo dài từ 4 đến 12 tuần và 12 tuần cho nguy cơ không dùng PEP đến 24 tuần cho nguy cơ có dùng PEP sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời điễm thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh do có hành vi nguy cơ như: quan hệ tình dục, chích ma tuý chung kim ống v.v... là 12 tuần cho nguy cơ không dùng PEP và 24 tuần cho nnguy có dùng PEP. Dĩ nhiên, trong khi chờ làm lại xét nghiệm, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới.
    http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitin...idsquest34.htm

  15. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm HIV với triệu trứng nổi ban đỏ, sốt nhẹ buổi trưa

    HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.
    Câu hỏi

    Tình hình là mấy ngày nay (khoảng 5 ngày thì phải ) cứ đến trưa là em có cảm giác như bị sốt nhẹ cảm giác người nóng lạnh không rõ ràng hơi chóng mặt kéo dài vài tiếng .Đến hôm qua thì em thấy ở chân nổi ban đỏ một đống những chấm đỏ nhỏ và có cả ở chỗ kín nữa.lên mạng tìm hiểu thì thấy có bác bảo bị HIV mà em thì ko nghiện ngập chích choác ,chưa quan hệ tình dục bao h có đi hiến máu 1 lần cách đây 6 tháng các bác bảo có lẽ nào em dính aids ko mong bác sỹ giúp em với em đang hoang mang lắm.


    Trả lời

    Chào em!

    Những triệu chứng như sốt nhẹ, người nóng lạnh không rõ ràng, hoa mắt chóng mặt, kèm theo nổi hồng ban cũng là biểu hiện bệnh lý của nhiều loại bệnh khác nhau như, sốt phát ban, sốt vi rút…

    Truyền máu cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm HIV nhưng với sự phát triển vượt bậc của nghành y như hiện nay thì điều đó rất ít khi xảy ra nhưng không có nghĩa là không có.

    Em có thể đến trung tâm xét nghiệm HIV để xét nghiệm tìm kháng thể HIV trong máu, nếu kết quả âm tính có nghĩa là em không bị nhiễm HIV (do đã qua giai đoạn cửa sổ 3). Trong trường hợp đó nếu các triệu chứng trên vẫn còn thì em nên đến cơ sở y tế gần nhất để đươc khám và điều trị.
    Do thông tin em cung cấp không đầy đủ nên chị không thể tư vấn sâu hơn cho em được!
    Chúc em sức khỏe
    http://diendan.duocphamhaianh.vn/thr...buoi-trua.html

  16. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đến đâu khi nghi ngờ nhiễm HIV?


    Khi tiếp xúc với các yếu tố hay nghi ngờ nhiễm HIV, nhiều người đã rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ, không dám chia sẻ với người thân. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cách tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc HIV.



    Đến trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV


    Việc đầu tiên bạn cần làm là đến các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV. Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố đều có xét nghiệm HIV. Bạn hãy gọi điện cho 1080 hỏi địa chỉ và số điện thoại của các trung tâm y tế huyện, tỉnh hoặc các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện nơi bạn sinh sống. Nếu có điều kiện, bạn có thể tra danh sách các trung tâm này qua mạng Internet.

    Khi gặp gỡ, bác sĩ xét nghiệm sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của bạn, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.

    Để chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của bạn về HIV/AIDS. Các bác sĩ và tư vấn viên sẽ nói chuyện với bạn một cách riêng tư, kín đáo và sẽ tư vấn cho bạn các cách phòng tránh nhiễm HIV và giúp bạn quyết định xem mình có cần xét nghiệm hay không.

    Xét nghiệm

    Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn làm xét nghiệm. Xét nghiệm sẽ được tiến hành rất nhanh chóng, đơn giản, theo quy chuẩn của Bộ Y Tế. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn chưa bị nhiễm HIV, bạn sẽ được tư vấn những điều nên làm để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhiễm HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV, biết được điều đó sớm sẽ giúp bạn giữ được sức khoẻ tốt. HIV dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh AIDS. Bạn vẫn có thể sống khoẻ mạnh trong nhiều năm nữa nếu biết cách chăm sóc bản thân tốt và được theo dõi sức khoẻ.

    Tiếp cận các dịch vụ điều trị, chăm sóc

    Tại trung tâm tư vấn, xét nghiệm, bạn sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ và điều trị hiện có ở địa phương, bao gồm: Khám và điều trị lao; Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; Tiếp cận cộng đồng/ giáo dục đồng đẳng; Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Kế hoạch hoá gia đình; Giới thiệu bạn đến với các nhóm hoạt động vì người có HIV mà trong đó thành viên của nhóm đều là những người có HIV dương tính. Điều đó sẽ giúp bạn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nâng đỡ lẫn nhau.

    Theo Sức khỏe & đời sốn

  17. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu hỏi:
    Bác sĩ cho em hỏi xét nghiệm PCR HIV theo em biết là kỹ thuật khuếch đại gen của virut HIV lên 100 lần nên rút ngắn được thời gian xét nghiệm ở "thời kỳ cửa sổ". Vậy em muốn xét nghiệm PCR HIV ở 10 ngày sau nguy cơ nhiễm được không ạ. Vì em đang hoang mang lắm, em không có hút chích và quan hệ với GMD, em đi ngoài đường vô tình em đạp phải kim chích, em sợ lắm. Vậy em xét nghiệm PCR HIV ở 10 ngày được không ạ, vì em muốn biết kết quả sớm. em cảm ơn bác sĩ.
    tranthingocanh130184
    Trả lời:
    Đúng như bạn nói, có thể phát hiện HIV ở giai đoạn sớm (thời kỳ cửa sổ) với phương pháp trực tiếp bằng các kỹ thuật:
    - Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào,
    - Phát hiện kháng nguyên virút trong máu,
    - Tìm chất liệu di truyền (ARN và ADN provirus) của virút HIV, bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction).
    Xét nghiệm PCR được sử dụng trong:
    + Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh, con của người mẹ nhiễm HIV: Xét nghiệm lúc 2 tháng và 6 tháng, nhưng phải làm lại lúc 9, 12, 18 tháng tuổi.
    + Chẩn đoán nhiễm HIV ở giai đoạn sớm, có thể thực hiện khoảng 2 tuần sau khi có hành vi nguy cơ. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ đóng vai trò chỉ điểm, không mang giá trị khẳng định có nhiễm và chưa có hướng dẫn từ Bộ Y Tế. Giá xét nghiệm là 350.000 đồng, có kết quả sau 1-2 tuần. Phương pháp này đòi hỏi phòng xét nghiệm kỹ thuật cao như Viện Pasteur TP HCM.
    Tuy nhiên, trước khi thực hiện xét nghiệm này, bạn nên được tư vấn, vì theo như thư bạn viết, nguy cơ bị lây nhiễm của bạn là không cao.
    CN. Lê Thị Dung
    Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe TP. HCM

  18. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm HIV, phương pháp nào tốt nhất?

    Phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất cho bạn một kết quả chính xác và yên tâm trong một khung thời gian phù hợp với bạn nhất. Mỗi người sẽ có một 'phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất khác nhau', vì hoàn cảnh của từng người sẽ hơi khác nhau.

    Những điều chính để suy nghĩ là lần đầu tiên bạn có nguy cơ nhiễm HIV là khi nào và thứ hai là bạn 'liều lĩnh' như thế nào khi cần biết câu trả lời. Thời gian kể từ khi bạn có nguy cơ là rất quan trọng bởi vì nó cho phép chúng tôi tính toán thời kỳ cửa sổ, đó là thời gian từ khi ai đó đã nhiễm HIV đến khi được phát hiện.


    Có rất nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến việc xét nghiệm HIV trong đó lý do chính là do các lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng tôi về HIV trong khoảng thời gian kể từ khi đại dịch HIV bắt đầu và sự tiến bộ của công nghệ của những thiết bị xét nghiệm. Do đó câu hỏi như phương pháp xét nghiệm HIV nào là tốt nhất phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng của từng cá nhân.Hiện này chúng ta có các phương pháp xét nghiệm HIV có khả năng phát hiện các trường hợp nhiễm HIV từ rất sớm. Việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng vì chúng ta biết rằng thời kỳ 'then chốt' để HIV lây nhiễm nhiều từ những người mới bị nhiễm sang người khác là trong vài tháng đầu tiên sau khi họ bị nhiễm, khi số lượng virus trong máu, tinh dịch người nhiễm bệnh hoặc dịch âm đạo là rất cao. Số lượng virus HIV trong dịch cơ thể được gọi là tải trọng HIV và trong giai đoạn đầu có thể sẽ là hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu virus trong mỗi ml một trong máu hoặc dịch.

    Vì vậy, một phương pháp xét nghiệm HIV nào tốt nhất?

    Xét nghiệm HIV sau 7 ngày sau ngày có nguy cơ

    Chẩn đoán sơ bộ rất sớm HIV và viêm gan C hiện nay có thể được thực hiện sau 7 ngày sau khi có nguy cơ . Khung thời gian này trước đây không thể có được nhưng việc tận dụng những công nghệ chuẩn trong một kiểu chuẩn đoán mới sẽ tạo ra khả năng chẩn đoán rất sớm. Kỹ thuật này đã có ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.

    Các kỹ thuật chẩn đoán cực kỳ nhanh sử dụng một hệ thống hoàn toàn tự động và phương pháp XN là pp XN sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực bé.

    HIV 1 và 2 kháng thể và xét nghiệm kháng nguyên p24

    Phương pháp XN này được cấp phép ở Châu Âu được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ. Nó thực ra tốt hơn như vậy nhiều và nó có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày. Phương pháp này là phương pháp xét nghiệm thế hệ thứ 4.
    Phương pháp xét nghiệm HIV được dựa trên nguyên tắc: khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein - các kháng nguyên HIV p24 - được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hoặc trước khi hay trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm H và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.Vì vậy, với việc kháng nguyên p24 được hình thành trước khi kháng thể được hình thành sẽ cho phép chúng ta thu hẹp khoảng thời gian giữa 2 thời điểm đã nhiễm bệnh và thời điểm có thể phát hiện được (thời gian cửa sổ). Đa số người mới bị nhiễm HIV sẽ hình thành kháng thể kháng HIV 1 hoặc 2 trong vòng 28 ngày. Với sự kết hợp, tìm kiếm cả hai kháng nguyên p24 và kháng thể HIV 1 và cũng có HIV 1 và 2 sẽ cho phép phát hiện sớm HIV nhiều hơn so với việc tìm kiếm kháng thể HIV đơn lẻ.

    Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

    Phương pháp này có sự sai lệch lớn nhất. Khi đại dịch HIV bắt đầu vào đầu những năm 1980 của các phương pháp xét nghiệm và các thiết bị khi đó là tương đối nghèo nàn và thường xuyên kết quả sai. Điều này phần lớn vì các nhà nghiên cứu đã không thể tìm nguyên nhân và một phương pháp xét nghiệm thích hợp.
    Tôi nhớ những ngày đầu các phương pháp XN này gây ra sự lo lắng rất lớn. Các kết quả sai - ÂM TÍNH giả và DƯƠNG TÍNH giả dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về các kết quả xét nghiệm HIV tại thời điểm đó. Khi thời gian đã trôi qua, sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này ngày càng rõ ràng và kéo theo đó là các phương pháp XN đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.Chúng tôi đã chuyển những phương pháp XN lạc hậu vào đầu những năm 1980 thành những pp XN hiện đại, chính xác, dễ sử dụng đó là các pp XN thế hệ thứ ba và thứ tư .
    Phương pháp XN tìm kháng thể HIV 1 và 2 đang được sử dụng tại Vương quốc Anh sẽ là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư. Phương pháp xét nghiệm hiện đại thế hệ thứ ba sẽ phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ mặc dù nó vẫn được cấp phép để sử dụng sau 12 tuần.
    Các phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất là luôn luôn sẽ là một phương pháp XN phù hợp với khung thời gian của bạn và cũng phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và sự lo lắng của bạn. Hãy luôn luôn nhớ một điều là nếu bạn có nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn với một người HIV+, hoặc rách bao cao su khi quan hệ với người HIV+ thì hãy nói chuyện với bác sĩ về để nhận được lời tư vấn và uống PEP càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ.
    Tiến sỹ, bác sỹ Jose Gonzalez-Garci, Vương quốc Anh
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-02-2014 lúc 15:09.

  19. #17
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,623
    Cảm ơn
    1,928
    Được cảm ơn: 21,269 lần
    Tuột bao cao su khi yêu có sợ nhiễm HIV


    Thứ tư, 19/2/2014 10:31 GMT+

    Tôi quan hệ tình dục với gái mại dâm và bị tuột bao cao su. Tôi không nhớ là tuột lúc quan hệ hay lúc rút ra vì lúc đó tôi say quá.

    Sau đó 3 tháng tôi đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh xét nghiệm Anti-HIV(nhanh), kết quả âm tính. Khi được 4 tháng, tôi đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (họ nói là chỉ có nơi đây mới được khẳng định nếu dương tính) đăng ký làm xét nghiệm. Kết quả là âm tính.
    Lần xét nghiệm cuối cùng là 6 tháng 3 ngày kể từ lần quan hệ đó, tôi quay trở lại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS làm xét nghiệm thêm lần nữa. Cũng giống như trước, kết quả là âm tính.

    Với thời gian và kết quả như vậy tôi đã chắc chắc an toàn chưa? Hình như tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS chỉ làm xét nghiệm sàng lọc ban đầu bằng PP Determin 1/2. Vậy nếu âm tính thì họ không làm xét nghiệm nữa hay tiếp tục làm thêm các phương pháp khác. Mong hồi âm của bác sĩ. Xin cảm ơn. (Khánh)

    Ảnh minh họa: Menshealth.

    Trả lời:

    Chào anh,

    Với số lần xét nghiệm và thời gian như mô tả trên, anh có thể yên tâm rằng kết quả xét nghiệm là chính xác, nghĩa là anh không nhiễm HIV.
    Tôi xin nói rõ thêm rằng, một kết quả âm tính có giá trị xác định người đó không nhiễm HIV tính từ thời điểm trước đó 3 tháng trở về trước (thời gian cửa sổ của xét nghiệm HIV trung bình là 3 tháng). Do vậy trong khoảng thời gian xét nghiệm nếu người đó vẫn có các hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục không bảo vệ, tiêm chích) thì kết quả âm tính mất đi giá trị chẩn đoán.

    Về tổng quát, một người được khẳng định không nhiễm HIV khi:

    - Xét nghiệm 2 lần cách nhau 3 tháng âm tính, trong thời gian này không phát sinh hành vi nguy cơ nào.

    - Xét nghiệm một lần âm tính cách lần cuối cùng có hành vi nguy cơ là 3 tháng.

    Về xét nghiệm HIV, để đạt được hiệu quả với chi phí chấp nhận được, người ta áp dụng quy trình xét nghiệm sàng lọc với một xét nghiệm (trong chia sẻ của anh là Determine 1/2). Nếu kết quả âm tính sẽ ngừng lại và trả kết quả cho khách hàng. Nếu kết quả là dương tính, mẫu máu này sẽ được làm thêm 2 xét nghiệm với 2 phương pháp (sinh phẩm) khác để cho kết quả khẳng định.

    Xét nghiệm dùng trong bước sàng lọc thường là xét nghiệm nhanh, với độ nhạy rất cao, có nghĩa là "thà giết lầm còn hơn bỏ sót". Các xét nghiệm trong bước khẳng định là bộ ba xét nghiệm với 3 phương pháp khác nhau, thường là một xét nghiệm nhanh kèm 2 xét nghiệm ELISA.

    Đây là quy trình xét nghiệm HIV áp dụng ở các nước nghèo có tỷ lệ nhiễm thấp, dịch tập trung ở nhóm nguy cơ nhằm cân đối giữa hiệu quả chương trình và ngân sách.

    Thân ái.


  20. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Chào bác sĩ! Trong tuần vừa rồi, trong lúc uống rượu bia em có cùng mấy người bạn đi chơi và có quan hệ với gái mại dâm.

    Thứ hai, 30 Tháng 7 2012 09:52
    Chào bác sĩ! Tuần vừa rồi, trong lúc uống rượu bia em có cùng mấy người bạn đi chơi và có quan hệ với gái mại dâm. Lúc đầu quan hệ bằng miệng nhưng em không dùng bao cao su. Như vậy, em có bị lây nhiễu HIV qua quan hệ bằng miệng không? Sau khi quan hệ bằng miệng, em có đeo bao cao su nhưng chỉ quan hệ một tí rồi xuất tinh. Sau đúng một tuần em có bị sốt và người mỏi mệt. Liệu đó có phải là triệu chứng của nhiễm HIV. Giờ em rất hoang mang, mong bác sĩ giúp em với. Nếu đi xét nghiệm sau 2 tuần kết quả có chính xác không, thưa bác sĩ. (Keni)
    Đáp:Bạn thân mến!
    Tôi hiểu là bạn đang rất hoang mang. Điều này có thể tạo ra stress và có thể dẫn đến một số biểu hiện mệt mỏi như bạn chia sẻ. Đây chỉ là những phản ứng tâm lý, chưa rõ là biểu hiện của một bệnh nào; thời tiết giao mùa cũng có thể làm chúng ta bị sốt và mệt mỏi.
    Có lẽ bạn cũng biết rằng HIV truyền từ người có HIV sang người không có vi rút qua sự tiếp xúc giữa máu và dịch tiết (dịch sinh dục, tinh dịch, dịch tiết âm đạo) của người có HIV với vùng da hở như vết thương hở hoặc niêm mạc (niêm mạc mắt, cơ quan sinh dục) của người chưa bị nhiễm HIV. Đối với quan hệ tình dục bằng đường miệng: trong trường hợp cô gái đó bị nhiễm HIV, miệng của cô gái đó
    bị chảy máu, lượng máu tiếp xúc với phần niêm mạc ở đầu dương vật của bạn đủ lớn thì khả năng lây nhiễm HIV có thể xảy ra bạn ạ. Tuy tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng đường miệng không cao nhưng không có nghĩa là điều đó không thể xảy ra. Nếu lúc đó miệng của cô gái đó có vết trợt, loét chảy máu và máu đó có dính vào dương vật của bạn thì nguy cơ lây nhiễm HIV là có thể xảy ra (trong trường hợp cô gái đó bị nhiễm HIV). Vậy bạn có nhớ được yếu tố này không?
    Nếu bạn khẳng định được rằng miệng cô ấy không chảy máu nên không có máu dính vào dương vật của bạn thì nguy cơ lây nhiễm HIV là không xảy ra. Còn nếu bạn không xác định được yếu tố này thì dù không muốn, bạn vẫn cần đi xét nghiệm HIV sau 12 tuần để biết được chính xác khả năng lây nhiễm HIV của mình, bạn nhé.Hiện chưa có báo cáo ca nào nhiễm HIV qua đường miệng vì thế bạn đừng quá lo lắng. Chúc bạn sớm tìm lại sự bình an và mạnh khỏe.
    Thanh Nữ (Cán bộ tư vấn, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS)
    http://www.hivdongnai.com/index.php?...tid=48:hoi-dap

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 22-02-2014 lúc 21:46.

  21. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhầm lẫn hay gặp về kết quả xét nghiệm HIVThứ Năm, 12 Tháng Mười Hai 2013
    Gần đây, một sản phụ tại TP HCM xét nghiệm HIV ở bệnh viện cho kết quả dương tính, nhưng sau đó khi đi xét nghiệm ở nơi khác thì lại cho kết quả âm tính.
    Nhiều độc giả hoang mang không hiểu vì sao việc xét nghiệm HIV lại có thể cho ra những kết quả trái ngược như vậy và nếu rơi vào trường hợp tương tự thì phải làm gì.

    Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) cho biết, chẩn đoán một người nhiễm HIV không được dựa vào các biểu hiện hay triệu chứng người đó có mà phải dựa trên kết quả xét nghiệm. Theo quy định của Bộ Y tế, để chẩn đoán nhiễm HIV cho người từ 18 tháng tuổi trở lên, xét nghiệm cần làm là tìm kháng thể kháng HIV. Kháng thể này là những chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra khi bị nhiễm HIV và phải có thời gian mới có thể phát hiện được. Khoảng thời gian này thường là 4-6 tuần đến 3 tháng sau khi bị nhiễm HIV, được gọi là giai đoạn cửa sổ.

    Theo bác sĩ Hùng, nếu xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV được thực hiện sớm trong giai đoạn cửa sổ thì dù người đã bị nhiễm HIV nhưng kết quả vẫn sẽ là âm tính. Những trường hợp này, khi qua giai đoạn cửa sổ, kiểm tra lại sẽ có kết quả dương tính. Nếu thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV sau giai đoạn cửa sổ có kết quả âm nhưng sau đó dương tính thì nhiều khả năng xét nghiệm ban đầu không chính xác nên cho ra kết quả âm tính, được gọi là âm tính giả hoặc ngược lại trong trường hợp trước xét nghiệm dương sau đó kiểm tra lại âm tính.

    Chính vì thế, để chẩn đoán nhiễm HIV ở những người từ 18 tháng tuổi trở lên bằng xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV, Bộ Y tế quy định là phải có kết quả dương tính của cả 3 xét nghiệm trên cùng một mẫu máu. Chỉ cần 1 trong 3 xét nghiệm đó âm tính thì không được khẳng định nhiễm HIV mà phải kiểm tra lại sau 14 ngày.

    Đối với trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi, chẩn đoán nhiễm HIV phải dựa trên xét nghiệm sinh học phân tử PCR và thực hiện khi trẻ trên 4 tuần tuổi. Nếu 2 xét nghiệm PCR lần 1 và lần 2 đều dương tính thì mới khẳng định trẻ nhiễm HIV.

    PGS Trương Xuân Liên, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về HIV/AIDS của Viện Pasteur TP HCM cũng cho biết, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở những người trên 18 tháng tuổi thực hiện theo phương cách 3, có nghĩa là mẫu được trả lời âm tính với HIV khi kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất có độ nhạy rất cao cho kết quả âm tính. Mẫu được trả lời dương tính với HIV khi có kết quả dương tính với cả 3 loại sinh phẩm khác nhau.

    Do đó, khả năng trên cùng một ống mẫu có kết quả trái ngược nhau là rất khó xảy ra. Các kết quả sai lệch có thể là do:

    - Lấy lộn mẫu trong quá trình lấy máu, thực hiện xét nghiệm hoặc trả lời kết quả do không đối chiếu tên, mã số của bệnh nhân với ống máu và phiếu xét nghiệm.

    - Nhiễm mẫu khi thao tác kỹ thuật không bảo đảm.

    - Ở một vài người có thể có những yếu tố cho phản ứng dương tính giả với một loại sinh phẩm xét nghiệm nhưng trường hợp này sẽ được loại trừ khi thực hiện xét nghiệm khẳng định với các sinh phẩm khác nhau theo phương cách xét nghiệm 3 (tức chỉ trả lời kết quả là có nhiễm HIV khi mẫu phải cho kết quả dương tính với cả 3 sinh phẩm khác nhau).

    Với xét nghiệm HIV thì tư vấn trước và sau xét nghiệm là rất cần thiết. Trong quá trình tư vấn, cán bộ y tế có thể phát hiện những nghi ngờ và có những đề xuất cụ thể cho từng bệnh nhân. Có người có thể có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng trong vòng 3 tháng gần đây có những hành vi nguy cơ lây nhiễm với HIV thì cũng nên được đề nghị xét nghiệm lại lần hai do có thể họ đang ở giai đoạn cửa sổ huyết thanh học (là giai đoạn bệnh nhân mới nhiễm HIV, chưa phát hiện được bằng các kỹ thuật huyết thanh học thông thường). Trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng qua tư vấn nếu thấy nghi ngờ cũng có thể đề nghị được kiểm tra lại.

    Bác sĩ Liên khuyến cáo, khi cảm thấy nghi ngờ về các triệu chứng bệnh có liên quan đến nhiễm HIV, tốt nhất cần được khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa về HIV. Xét nghiệm HIV có thể được thực hiện tại các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng và các Viện khu vực đã được Bộ Y tế cấp phép. Chỉ có những cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì các kết quả xét nghiệm này mới được công nhận.


    Camnanggiadinh theo Eva

  22. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chào BS Thu Cúc,

    Cuối tháng 7 cháu có quan hệ với gái mại dâm và có sử dụng bao cao su nhưng cháu không rõ bao cao su có rách hay thủng không. Trước đó gái mại dâm có quan hệ bằng miệng cho cháu, nhưng không dùng bao cao su.

    Ngày 1/9 cháu đi massage và người massage có dùng tay để kích thích dương vật cháu, cháu có xuất tinh và sau đó có rửa lại. Dương vật cháu không chảy máu hay trầy xước. Ngoài ra không có thêm hành vi nào khác nữa.

    Sau đó cháu có đến BV làm xét nghiệm HIV Combi PT, kết quả âm tính. Rồi cháu đến trung tâm y tế dự phòng quận Thanh Xuân làm test nhanh HIV determine ½, kết quả âm tính. Cháu không sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV (PEP). Với những kết quả này, theo BS cháu đã an toàn với HIV hay chưa ạ? Cháu cảm ơn.



    Chào bạn,

    Nếu đúng như bạn mô tả và không còn hành vi nguy cơ nào khác, bạn có thể yên tâm với kết quả xét nghiệm này. Tuy nhiên, bạn nên quan hệ tình dục an toàn vào những lần sau, bạn nhé.

    BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc


    http://alobacsi.com/

Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 5 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 5 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Phương pháp xét nghiệm nào tốt? Tản mạn về HIV testing (cập nhật 8/2010)
    Bởi SmileAndLive trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 10-03-2014, 16:52

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •