Kết quả 1 đến 20 của 131

Chủ đề: Cập nhật các câu hỏi và trả lời về xét nghiệm HIV.

Hybrid View

  1. #1
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Hỏi:
    Em quan hệ với bạn gái em, khi bạn gái em chưa khẳng định là mình bị HIV, bạn gái em cũng đi xét nghiệm là người ta nói sau 3 tháng mới phát hiện được. Điều này có đúng không? Em cũng không tin bởi vì người yêu bạn em lúc trước đã nói cho bạn em nghe, em cũng bối rối lắm chẳng biết làm sao. Ví dụ như là sau khi mình bị là có dấu hiệu gì? Có triệu chứng gì sau 1 tháng hay không? Mong Tâm sự bạn trẻ giúp em với.
    Trả lời:
    Bạn đang có những băn khoăn liên quan tới lời nói của bạn gái bạn về thời điểm cho kết luận chính xác về sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể và những dấu hiệu, triệu chứng báo hiệu có sự xâm nhập của vi rút HIV sau 1 tháng. Bạn đã có thông tin nào về thời gian xét nghiệm HIV cũng như biểu hiện cơ thể sau khi bị nhiễm HIV rồi? Theo bạn, bạn gái bạn có nguy cơ nhiễm HIV từ người bạn trai cũ qua những con đường như thế nào? Bạn gái bạn đã nói gì về khả năng lây nhiễm HIV của cô ấy? Nếu như bạn gái bạn bị nhiễm HIV thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của hai bạn? Khi quan hệ tình dục với bạn gái, bạn có dùng bao cao su không?
    Hiện nay có hai cách thức chính để kiểm tra sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể là xác định trực tiếp sự có mặt của vi rút HIV thông qua các xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi rút hoặc tìm ra kháng thể kháng lại vi rút HIV trong cơ thể. Thông thường, sau từ 7 đến 10 ngày có hành vi nguy cơ, người có nguy cơ nhiễm HIV có thể làm test nhanh PCR để kiểm tra sự tồn tại của kháng nguyên HIV trong cơ thể của mình. Xét nghiệm này có độ chính xác 80% và để kiểm tra chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không thì người có nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn cần đi làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng vi rút HIV (sau 2,5 tháng có hành vi nguy cơ). Vì vậy, nếu bạn gái bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV với người bạn trai trước đây thì sau 2,5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ, cô ấy có thể đi làm xét nghiệm để kiểm tra chính xác về khả năng lây nhiễm HIV của mình. Và tại thời điểm này, khi chưa xác định được cô ấy có HIV hay không, nếu như hai bạn có nhu cầu và mong muốn quan hệ tình dục thì bạn và cô ấy cần lưu ý sử dụng biện pháp bảo vệ là bao cao su để phòng tránh khả năng lây nhiễm có thể xảy ra đối với bạn. Trong trường hợp sau 2,5 tháng cô ấy có hành vi nguy cơ và đi xét nghiệm có kết quả dương tính thì khi đó bạn cũng cần đi làm xét nghiệm sau 2,5 tháng có hành vi nguy cơ bạn ạ. Chỉ có kết quả xét nghiệm mới đủ cơ sở để khẳng định một người có bị nhiễm HIV hay không. Chúng ta không thể căn cứ vào những dấu hiệu có thể gặp khi người có vi rút HIV xâm nhập để đưa ra kết luận về tình trạng HIV của một người.
    Nguồn: Tamsubantre
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn Buonqua cho bài viết này:

    nanqua (11-01-2014)

  3. #2
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV


    “Một hôm em nhậu say rồi bạn rủ đi matxa. Cô gái matxa đã dùng miệng kích thích ‘cậu nhỏ’ của em. Sau đó, em có những triệu chứng như sốt, mệt, đau họng…
    Anh Bùi Ngọc Tạo, 25 tuổi cho biết thêm, từ thời điểm đi mát xa về đến giờ anh không đi lần nào nữa và không thấy thêm biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, không hiểu rõ chỉ số S/CO khiến anh lo lắng không yên.



    Đây chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp gọi đến tổng đài tư vấn có lo lắng và thắc mắc về chỉ số S/CO trong xét nghiệm HIV. Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm nhưng không hiểu ý nghĩa của nó, cũng không biết lúc nào nên xét nghiệm và theo dõi kết quả ra sao.
    Ảnh minh họa
    Sau đây là một số thông tin để giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như có những thái độ đúng đắn với giá trị xét nghiệm.

    Xét nghiệm HVI và giá trị S/CO:
    Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV. Dù kháng thể này không tiêu diệt được virus HIV nhưng lại là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm căn bệnh thế kỷ.

    Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ “cửa sổ” tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.
    Mỗi một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng virus HIV đều có giá trị S/CO. S/Co là viết tắt của từ Sample/Cutoff Value. Trong đó S là giá trị kháng thể kháng HIV trong máu của bạn và CO là giá trị mẫu, hay còn gọi là ngưỡng.

    Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.

    Do đây là chỉ số đánh giá lượng kháng thể kháng virus HIV trong huyết thanh nên nó thường thay đổi và ảnh hưởng bởi các thành phần trong huyết thanh. Do đó chỉ khi giá trị S/CO>1 mới có ý nghĩa chẩn đoán HIV dương tính.

    Trong trường hợp S/CO cho các kết quả đều nhỏ hơn 1, có nghĩa HIV âm tính. Sau 3 tháng đầu tiên của thời kỳ “cửa sổ” mà chỉ số S/CO có tăng lên giữa các lần xét nghiệm nhưng đều nhỏ hơn 1 thì kết quả vẫn là âm tính. Sự thay đổi chỉ là do các thành phần trong huyết thanh làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, chứ không phải bệnh nặng lên.

    Với xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV thì chỉ có một số cơ sở có khả năng làm xét nghiệm này như ví dụ:
    - Khu vực phía Bắc: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, trung tâm Y học dự phòng Thành phố Hà Nội, BV Nhiệt Đới, các bệnh viện hạng đặc biệt và một số bệnh viện hạng I
    - Khu vực phía Nam: Viện Paster TPHCM, Viện Nhiệt Đới TPHCM…
    -Khu vực miền Trung: BV Trung Ương Huế, Viện Paster Nha Trang

    Theo BS Trương Gia Bảo

    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 18-08-2013 lúc 21:54.

  4. Có 2 người đã cảm ơn Buonqua cho bài viết bổ ích này:

    HuHuHu2013 (28-08-2013),nanqua (11-01-2014)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 6 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 6 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Phương pháp xét nghiệm nào tốt? Tản mạn về HIV testing (cập nhật 8/2010)
    Bởi SmileAndLive trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 10-03-2014, 16:52

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •