Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 21 đến 25 của 25

Chủ đề: Quyết Định của Thủ Tướng Chính Phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV

  1. #21
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vay lãi sắm 700 bộ đồ cắt tóc phòng tránh HIV cho dân nghèo

    Chủ nhật 14/12/2014 16:57

    Sinh ra ra và lớn lên ở một làng quê nghèo của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), anh Ngô Chất luôn mong sao sớm có đủ tiền đầu tư dụng cụ cắt tóc nhằm phòng tránh lây nhiễm HIV phục vụ cho bà con.



    Với thiện chí ấy, trải qua 26 năm nỗ lực, anh Chất mới đạt được ý nguyện từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách của hội Nông dân tỉnh cho vay. Điều đặc biệt ở quán cắt tóc của anh là mỗi khách hàng đến đây, sẽ có một bộ dụng cụ cắt tóc riêng biệt để khỏi phải lo lắng chuyện lây nhiễm HIV.
    Anh Ngô Chất đang cắt tóc cho cụ Phan Viết Phong (74 tuổi) bằng những dụng cụ riêng biệt
    Từ chuyện người trong làng nhiễm HIV

    Tiếp chúng tôi trong cơn mưa tầm tã, rét buốt của xứ Huế, anh Ngô Chất (SN 1970, trú tại thôn 8A, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) tâm sự: "Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khó nhưng gia đình tôi rất say mê thiện nguyện để lòng được thanh thản hơn".

    Nhấp ly trà đắng, anh Chất chia sẻ: "Tôi hành nghề cắt tóc từ năm 19 tuổi, sau 3 năm đi học nghề này. Quê tôi nghèo lắm, lúc đầu mỗi ngày chỉ vài người đến cắt tóc với thu nhập không đáng là bao. Tuy nhiên tôi vẫn luôn ấp ủ và đặt ra cho mình "tiêu chí" phải làm một việc gì đó thật có ý nghĩa giúp bà con và thanh niên ven sông Phú Bài. Nhưng "cái khó bó cái khôn", khiến tôi cặm cụi mãi cũng chỉ đủ ăn và cùng vợ lo toan việc gia đình. Vì yêu nghề cắt tóc từ nhỏ, tôi luôn tập trung vào công việc để tạo ra những mái tóc đẹp để mọi người vừa lòng. Vì thế, sau mỗi giờ làm tôi luôn tự tìm tòi học hỏi thêm trên mạng để cập nhật các kiểu tóc thời trang để tư vấn cho nhóm thanh niên trẻ tìm đến với mình. Từ đó, tiệm tóc của tôi dần dần đông khách hơn".

    Anh Chất chia sẻ thêm, trước đây người dân trong làng anh sống rất yên bình. Nhưng hơn chục năm trở lại đây rộ lên phong trào đi xuất ngoại qua nước bạn Lào làm ăn. Do cuộc sống ở xứ người phức tạp, nhiều lao động trở về và mang trên mình những căn bệnh vô phương cứu chữa, điển hình như HIV. Từ sự hoang mang của người dân, tiệm cắt tóc của anh cũng thưa dần khách do người dân sợ sẽ lây nhiễm HIV. Anh Ngô Chất trăn trở và không muốn tiệm tóc của mình bị xoá sổ chỉ vì sự hoang mang của người dân.

    Tiệm cắt tóc không bảng hiệu của anh Chất chỉ vỏn vẹn hơn 10m nhưng rất khang trang thoáng mát với máy điều hòa nhiệt độ để phục vụ người dân trong xã và các xã lân cận. Từ một tiệm cắt tóc được dựng lên bằng tre nứa, nhưng sau hơn 20 năm tích lũy cùng khoản vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội của hội Nông dân, tiệm cắt tóc của anh Chất trở nên "hoành tráng".

    Anh tươi cười chia sẻ: "Gần 30 năm làm nghề để phục vụ bà con trong làng, mãi đến đầu năm 2014 được sự quan tâm của chính quyền và hội Nông dân xã Thủy Phù mà mô hình “Cắt tóc với những dụng cụ riêng biệt từng người nhằm tránh lây nhiễm HIV” miễn phí mới được đưa vào áp dụng. Kể từ khi mô hình được triển khai và đưa vào sử dụng khiến bà con ven sông Phú Bài ai cũng vui mừng và thích thú vì bảo vệ được sức khỏe của mình.
    Sau mỗi lần cắt tóc, các dụng cụ được anh Chất tẩy rửa sạch sẽ
    Đến 700 bộ dụng cụ cắt tóc riêng biệt

    Theo anh Chất, mới đầu nhận được nguồn vốn, anh đầu tư mua dụng cụ như banh, kẹp gấp ráy tai, dao cạo, móc ráy tai và bông ráy tai có giá trị gần 50.000 triệu đồng. Mỗi bộ nhằm phục vụ miễn phí cho hơn 300 người dân trong xã, nhưng đến nay đã lên đến 700 lượt khách được phục vụ chu đáo để đảm bảo an toàn trong việc lây nhiễm phòng tránh HIV. Để tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng trong việc phục vụ người dân, anh Chất phải sắp xếp họ tên khách hàng theo vần hoặc theo thôn rồi bỏ vào trong lọ thủy tinh. Đặc biệt có gia đình có đến 5 người đến cắt tóc, anh Chất phải chia ra 5 bộ dụng cụ riêng chứ không dùng chung một bộ.

    Từ phong cách đặc biệt của mình, anh Chất đã thu hút được nhiều khách đến làm tóc. Có những vị khách đến từ xã Thủy Thanh, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy và thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang (Thừa Thiên- Huế) cách tiệm cắt tóc của anh Chất 30 - 40km. Điều đáng nói hơn, trong 700 bộ dụng cụ phục vụ khách thường xuyên, có hơn chục bộ dụng cụ của các vị khách làm ăn ở Lào lâu lâu về một lần được anh Chất cất riêng chứ không để chung một tủ kính. Với mục đích nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân trong làng, sau mỗi lần "làm đẹp" xong cho họ, anh Chất sát trùng dụng cụ rất cẩn thận.

    Trò chuyện với chúng tôi, bác Đoàn Văn Hương (56 tuổi), trú tại thôn 8B, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy cho biết: "Tôi cắt tóc ở tiệm anh Chất kể từ khi anh ấy ra nghề mở tiệm riêng đến giờ. Tuy nhiên, gần một năm trở lại đây anh ấy mới phổ biến mô hình "Cắt tóc với những dụng cụ riêng biệt từng người nhằm tránh lây nhiễm HIV" cho mọi người biết. Chúng tôi rất thích thú với phong cách này".

    Cũng theo ông Hương: "Cách thời điểm anh Chất triển khai mô hình cắt tóc "kiểu mới" này hơn một năm, bạn của anh trú tại thôn 6 đang làm ăn ở nước bạn Lào bất ngờ qua đời do HIV khiến anh ấy trăn trở nên cho ra đời mô hình "độc nhất vô nhị" này. Chỉ 20.000 đến 25.000 đồng/lần cắt tóc, người dân chúng tôi luôn ủng hộ và rất thích thú mỗi khi đến đây để "làm đẹp" vì bảo đảm được vệ sinh, lại an toàn".

    Chị Lê Thị ánh Tuyết (SN 1970), vợ anh Chất cho biết: "Mô hình này ạnh Chất đã ấp ủ khá lâu nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên đầu năm 2014, anh ấy mới triển khai được từ nguồn cho vay của Hội nông dân xã nhà. Tôi luôn ủng hộ và chia sẻ để anh ấy có thêm động lực nhằm tập trung vào công việc cắt tóc được tốt hơn. Do công việc ngày càng nhiều, phải cần thêm người phục vụ khách hàng nên con trai đầu của chúng tôi là Ngô Đăng Nguyên (23 tuổi) học hết lớp 12 cũng theo nghề của bố".

    Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Châu Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Phù cho biết: "Anh Chất là một hội viên thuộc chi hội Nông dân thôn 8A, luôn đi đầu trong công tác xây dựng hội và là hội viên điển hình tiên tiến của xã nhiều năm liền. Với mô hình đầy ý nghĩa, anh Chất luôn được chính quyền và ban Chấp hành hội Nông dân xã tạo mọi điều kiện". Hàng năm hội Nông dân xin ý kiến lãnh đạo xã để phối hợp với trung tâm Y tế và trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thị xã tổ chức nhiều buổi diễn đàn tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ và phòng tránh lây nhiễm HIV đến từng hội viên.

    "Nhờ được tư vấn kỹ càng qua các diễn đàn này, anh Chất đã truyền đạt lại với hội viên trong chi hội, đặc biệt anh tuyên truyền phổ biến ngay tại tiệm cắt tóc của mình mỗi khi khách lạ đến. Ngay sau khi mô hình này đưa vào phục vụ khách, tiệm cắt tóc đã có 700 khách được anh Chất đầu tư miễn phí dụng cụ làm tóc, trong đó có tôi. Đây là một mô hình "độc nhất vô nhị" của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) nói riêng và cả nước nói chung", ông Hồng nhấn mạnh.
    Mô hình sẽ được nhân rộng ra toàn xã

    Trao đổi với PV, ông Lê Văn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho biết: "Hiện tại trên địa bàn xã có 6 người bị lây nhiễm HIV khiến lãnh đạo xã luôn lo lắng. Thế nên mô hình tiệm cắt tóc đặc biệt của anh Chất được lãnh đạo xã luôn ủng hộ. Chúng tôi cũng rất vui mừng có một nông dân tự sáng kiến ra việc làm đầy ý nghĩa này nhằm đem lại sức khỏe và an toàn trong phòng tránh lây nhiễm HIV một cách hiệu quả cho bà con. Qua đó, thời gian tới lãnh đạo xã sẽ tuyên truyền nhân rộng mô hình này ra toàn xã để đáp ứng phục vụ cho người dân".
    Xuân Thắng

    Theo ĐSPL

  2. #22
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hậu Giang: 50% đối tượng mại dâm được vay vốn học nghề

    Thứ sáu 10/04/2015 14:33

    Đó là một trong những mục tiêu mà Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang đặt ra trong kế hoạch phối hợp phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh năm 2015.



    Tư vấn nghề cho phụ nữ mại dâm. Ảnh Nhật Thy

    Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang hướng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng chống mại dâm; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm.

    Theo đó, cùng với việc duy trì và nâng cao hiệu quả các xã, phường, thị trấn không để phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn; duy trì và nhân rộng các mô hình CLB phòng ngừa và hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng phòng tránh lây nhiễm HIV có hiệu quả…, Hậu Giang phấn đấu nâng tổng số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm đạt 50%/tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; duy trì 100% xã, phường, thị trấn đã đạt xã, phường, thị trấn lành mạnh không để phát sinh về tệ nạn mại dâm; 80% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn chuyển hóa mạnh trong công tác phòng chống mại dâm. Phấn đầu 50% đối tượng mại dâm được vay vốn, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm sau khi hoàn lương.

    Để đạt được mục tiêu trên, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang quyết định chi khoản kinh phí 260 triệu đồng phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện công tác phòng chống mại dâm....
    Theo nongnghiep.vn

  3. #23
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tín dụng đối với người bán dâm hoàn lương: Còn nhiều khó khăn

    Thứ năm 05/11/2015 16:31

    Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương mang nhiều ý nghĩa thiết thực nhưng đến nay việc triển khai quyết định này hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ mại dâm hoàn lương.


    Nhiều ý nghĩa thiết thực


    Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ mang nhiều ý nghĩa, thể hiện quan điểm mới, chính sách mới của nhà nước ta với nhóm người này. Trước kia chúng ta tập trung quản lý, xử lý hành chính, nhưng bây giờ coi họ là nhóm yếu thế dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ giúp đỡ.

    Quyết định cũng là một lời đáp với quốc tế, thể hiện sự vào cuộc của Việt Nam trong công tác hỗ trợ người nhiễm HIV; người nghiện ma tuý; người bán dâm... trong bối cảnh tài trợ quốc tế giảm dần. Đồng thời, đáp ứng những kêu gọi của Liên Hợp Quốc trong công tác này.

    Ý nghĩa thiết thực nhất là đối với chính bản thân nhóm người này. Đây là những nhóm người gặp nhiều khó khăn trong hoà nhập cộng đồng. Nhiều người còn mang trong mình bệnh tật, sức khỏe yếu. Được vay vốn sản xuất, họ đỡ mặc cảm, dễ dàng hơn để hoà nhập. Nếu không có công ăn việc làm ổn định, họ không có chi phí để nâng cao sức khoẻ, ổn định cuộc sống dễ dẫn đến tái phạm, tái nghiện..

    Việc hỗ trợ vốn hiệu quả cũng sẽ giảm được một phần chi phí y tế của Nhà nước nếu sức khoẻ của họ yếu đi.

    Về mặt xã hội, nếu những nhóm người này có công ăn việc làm ổn định, không tái phạm thì an ninh trật tự được ổn định, nhà nước có thể “rảnh tay” để phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và nâng cao cuộc sống người dân.

    Bên cạnh đó, quyết định cũng là một cú huých giúp xã hội giảm kỳ thị, phân biệt đối xử và gần gũi với nhóm người này hơn để tạo điều kiện, giúp đỡ họ ngày càng mạnh mẽ hơn.

    Những khó khăn không nhỏ


    Quyết định ý nghĩa như vậy, nhưng công tác triển khai hiện đang gặp nhiều khó khăn. Đến nay, mới có rất ít người nhận được sự hỗ trợ từ quyết định này.

    Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TPHCM, một trong 15 địa phương thực hiện thí điểm Quyết định 29 cho biết, quy định phải chứng minh hoàn lương mới được vay vốn đã gây khó khăn trong việc tiếp cận của các chị em.

    “Những người mại dâm hoàn lương muốn hưởng chế độ vay vốn tín dụng thì họ phải về địa phương chứng nhận đã đi bán dâm nhưng nay đã hoàn lương. Có ai lại đi về địa phương để xác nhận điều này. Không chỉ riêng TPHCM, tôi tin nhiều địa phương khác cũng khó thực hiện quyết định này”, ông Lê Văn Quý nói.

    Về vấn đề này, ông Phùng Quang Thức, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội cũng cho rằng, rào cản lớn nhất khi thực hiện Quyết định 29 là hồ sơ vay vốn phải có chứng nhận của địa phương, phải cam kết từ bỏ hành nghề.“Giữa kỳ thị xã hội, giữa việc người ta công khai danh tính để chọn được một sự hỗ trợ của nhà nước so với việc người ta tiếp tục đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày thì cái nào dễ hơn người ta làm”, ông Phùng Quang Thức nói.Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội cũng còn nhiều băn khoăn khi cho nhóm người bán dâm vay vì sợ rủi ro, khó thu hồi vốn.

    Để luật đi vào cuộc sống


    Theo ông Lê Văn Quý, để tạo điều kiện cho người bán dâm có thể tiếp cận nguồn vốn, cần xem xét lại các điều kiện cho vay vốn; các thủ tục cần thông thoáng để người bán dâm không “ngại” đi vay.

    Ông Phùng Quang Thức thì cho rằng, để Quyết định 29 có hiệu quả, bên cạnh việc xem lại các vấn đề thủ tục hành chính, cũng cần sự phối hợp với các ban ngành và ngân hàng chính sách xã hội để tạo được cơ chế linh hoạt cho người bán dâm tiếp cận vốn nhưng vẫn quản lý được nguồn vốn, không để thất thoát kinh phí nhà nước.

    Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, trước hết cần tuyên truyền phổ biến cho chính bản thân chị em, những người hành nghề mại dâm biết đến chính sách, cách tiếp cận chính sách như nào. Tiếp đó phải thành lập một đội ngũ để có thể tư vấn, hỗ trợ, giúp họ giải quyết các thủ tục vay vốn.

    “Các tổ chức tín chấp vay vốn như Ngân hàng chính sách xã hội cũng phải quan tâm, coi họ là một đối tượng chứ không nên đắn đo, e ngại việc không bảo toàn được vốn. Khi họ có nguyện vọng, xây dựng được phương án sử dụng vốn thì phải sẵn sàng đáp ứng vốn cho họ”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nói.

    Để giảm rủi ro khi cho vay vốn, cần xem xét kỹ những người có nhu cầu, phương thức sản xuất thực sự. Đồng thời, kết nối với các tổ chức xã hôi, các nhóm đồng đẳng, tự lực, câu lạc bộ địa phương... quan tâm, giúp đỡ kịp thời để họ sản xuất, kinh doanh, buôn bán có hiệu quả, giảm rủi ro.


    Một phụ nữ mại dâm được học nghề cắt tóc

    Thiết nghĩ, chính sách đã “mở”, các địa phương cũng đã sẵn sàng triển khai nhưng nếu người bán dâm không dám đứng lên vay vốn thì quyết định cũng sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực.

    Chính vì vậy, những nhóm đối tượng này cần phải “dũng cảm” đứng lên vay vốn. Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm tại UBND cấp xã và Ngân hàng chính sách xã hội phải có thái độ, ứng xử đúng mực, giữ gìn thông tin, thực sự quan tâm đến những người này, giúp họ đỡ mặc cảm. Quan trọng hơn cả là tuyên truyền để giảm kỳ thị trong xã hội.

    Theo Quyết định 29/2014/TTg, từ ngày 15/6/2014, người bán dâm hoàn lương, hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (đối tượng), sẽ được hỗ trợ tín dụng để sản xuất, kinh doanh. mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình. Người, hộ gia đình được vay không phải thế chấp. Mức vay không vượt quá các mức sau: Cá nhân, mức cho vay tối đa 20 triệu đồng; Hộ gia đình, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng.

    15 thành phố thực hiện thí điểm bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu.


    Nhật Thy
    http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chu...khan/15670.vgp

  4. #24
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khánh Hòa: Gần 1,5 tỷ hỗ trợ người sau cai vay vốn, tạo việc làm

    Thứ sáu 08/01/2016 16:16


    Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Khánh Hòa cho biết, trong năm 2015, công tác cai nghiện ma túy và hỗ trợ người sau cai nghiện của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.


    Đến năm 2015, Sở đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho 59 đối tượng vay với số tiền 1,41 tỷ đồng, trong đó: 37 đối tượng sau cai nghiệnvới tổng số tiền là 740 triệu đồng (bình quân 20 triệu đồng/1 đối tượng). 100% số đối tượng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, tạo được việc làm ổn định cuộc sống như: buôn bán nhỏ, hàn cơ khí, quán ăn uống… hòa nhập cộng đồng bền vững. Đã tổ chức 4 đợt kiểm tra, giám sát cho thấy tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, có thu nhập ổn định, không có đối tượng tái nghiện.



    Đào tạo nghề cho người cai nghiện ma tuý ở Trung tâm. Ảnh minh hoạ

    Với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận và được hỗ trợ tư vấn của người nghiện và người sau cai nghiện, gia đình họ với các dịch vụ xã hội và dịch vụ y tế nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện, tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người sau cai nghiện; Sở đã đã chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình Điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng tại phường Phước Hải (thành phố Nha Trang); đến nay có hơn 25 lượt người nghiện và gia đình được tư vấn tham gia cai nghiện tại cộng đồng; 10 lượt người được tư vấn tham gia điều trị Methadone; 20 người được giáo dục, quản lý giám sát sau cai nghiện phòng chống tái ngihện; 5 người được tư vấn hỗ trợ vay vốn tạo việc làm.

    Thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND tỉnh ban hành Công văn số 6008/UBND-VX ngày 3/9/2015 về việc tiếp tục nhân rộng thêm 5 “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và tái hòa nhập cộng đồng”. Đến năm 2020, mỗi địa phương có ít nhất 2 “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và tái hòa nhập cộng đồng”.

    Với kết quả bước đầu triển khai các hoạt động tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai tại gia đình, cộng đồng cũng như hiệu quả hoạt động của Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với công tác cai nghiên ma túy hiện nay làm cơ sở để thực hiện Kế hoạch thực hiện Đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

    Đổi mới công tác điều trị nghiện là yêu cầu cấp bách hiện nay, trong đó đa dạng hóa và nâng cao chất lượng điều trị nghiện; thực hiện an sinh xã hội, vay vốn tạo việc làm, cùng với việc xây dựng các Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng là then chốt tạo điều kiện giúp người nghiện dễ dàng tiếp cận các chương trình điều trị nghiện và quản lý can thiệp sau cai nghiện sẽ phòng, ngừa tốt tình trạng tái nghiện, hòa nhập công đồng bền vững.

    Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Khánh Hòa, với việc đề ra định hướng một cách cầu thị và phù hợp với thực tiễn; việc tổ chức triển khai các Đề án, mô hình nhằm thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng sẽ có hiệu quả bền vững, góp phần đảm bảo tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 và thời gian tiếp theo.
    Nhật Thy
    http://tiengchuong.vn/O-dau-the-nao/...-lam/16361.vgp

  5. #25
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    28-10-2021
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    TPHCM
    Bài viết
    4
    Cảm ơn
    1
    Được cảm ơn 1 lần.
    chính sách hỗ trợ này còn không ạ !!! em cũng đang rất cần vay vốn

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •