Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp

    BỘ Y TẾ
    ______________Số: 33/2011/TT-BYT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ___________________________
    Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2011

    THÔNG TƯ
    Quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc
    trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh
    _____________________

    Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

    Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
    Bộ Y tế hướng dẫn việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh như sau:

    Điều 1. Các trường hợp được thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh

    1. Người hiến mô, bộ phận cơ thể người.

    2. Người nhận mô, bộ phận cơ thể người.
    3. Người cho tinh trùng, noãn.
    4. Người nhận tinh trùng, noãn, phôi.
    5. Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo các quy định tại Quyết định số 3003/QĐ - BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.

    Điều 2. Nguyên tắc áp dụng xét nghiệm HIV bắt buộc


    1. Việc xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 1 của Thông tư này.

    2. Việc xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị phải được tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV theo các quy định tại Điều 26 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn bản quy phạm khác có liên quan.
    3. Việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT - BYT ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

    Điều 3. Kinh phí thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc


    1. Chi phí xét nghiệm HIV đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 1 Thông tư này:

    a) Trường hợp người hiến mô, bộ phận cơ thể người, người cho tinh trùng, noãn (sau đây gọi tắt là người hiến) đã có người nhận: Chi phí xét nghiệm HIV của người hiến do cơ sở nhận mô, bộ phận cơ thể người hoặc nhận tinh trùng, noãn chi trả, sau đó được tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nhận tinh trùng, noãn;
    b) Trường hợp người hiến chưa có người nhận: Chi phí xét nghiệm HIV của người hiến do cơ sở nhận mô, bộ phận cơ thể người hoặc nhận tinh trùng, noãn chi trả, sau đó được tính vào giá dịch vụ ghép mô, bộ phận hoặc giá dịch vụ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của cơ sở đó theo nguyên tắc bảo đảm lấy thu bù chi.
    2. Chi phí xét nghiệm HIV đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Thông tư này:
    a) Trường hợp người được xét nghiệm HIV có thẻ bảo hiểm y tế: Được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo phạm vi quyền lợi được hưởng;
    b) Trường hợp người được xét nghiệm HIV không có thẻ bảo hiểm y tế: Chi phí xét nghiệm HIV do người được xét nghiệm tự chi trả theo chế độ viện phí hiện hành.

    Điều 4. Điều khoản tham chiếu


    Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.


    Điều 5. Hiệu lực thi hành.


    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2011.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Pháp chế) để xem xét, giải quyết./.

    Nơi nhận:
    - VPCP ( Phòng Công báo, Cổng TTĐT);
    - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Các Thứ trưởng (để biết);
    - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
    - Y tế các ngành;
    - Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ,
    Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
    - Lưu: VT, PC.
    BỘ TRƯỞNG
    (Đã ký)
    Nguyễn Thị Kim Tiến

    Số văn bản 33
    Ký hiệu 2011/TT-BYT
    Ngày ban hành 26/08/2011
    Người ký Nguyễn Thị Kim Tiến
    Trích yếu Quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh
    Cơ quan ban hành Bộ Y tế
    Phân loại Thông tư


    http://www.chinhphu.vn/portal/page/p...umentId=153542
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 15-08-2013 lúc 14:21.

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người. HIV dương tính là kết quả xét nghiệm đã được xác định nhiễm HIV.

    Điều 8 của Luật này quy định hành vi bắt buộc người khác xét nghiệm HIV là một trong các hành vi bị nghiêm cấm, trừ các trường hợp sau:

    - Có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân.

    - Trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh (do Bộ trưởng Y tế quy định).

    - Người lao động trước khi tuyển dụng vào một số nghề theo danh mục do Chính phủ quy định.

    Ngoài ra, người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tự nguyện xét nghiệm HIV. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

    Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau:

    - Người được xét nghiệm.

    - Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

    - Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm.

    - Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở y tế.

    - Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.

    - Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của cơ quan có trưng cầu giám định tư pháp và ra quyết định bắt buộc xét nghiệm HIV gồm cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.

    Trừ người được xét nghiệm có kết quả HIV dương tính, những người được thông báo nêu trên có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm này.

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Người cho tinh trùng, noãn buộc phải xét nghiệm HIV

    Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2011/TT-BYT quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
    Theo đó, sẽ có 5 trường hợp được thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh gồm: người hiến mô, bộ phận cơ thể người; người nhận mô, bộ phận cơ thể người; người cho tinh trùng, noãn; người nhận tinh trùng, noãn, phôi; người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo quy định.

    Việc xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị phải được tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV theo các quy định tại Điều 26 Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn bản quy phạm khác có liên quan.
    Ảnh minh họa.

    Thông tư cũng quy định cụ thể về kinh phí thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc. Trường hợp người hiến mô, bộ phận cơ thể người, người cho tinh trùng, noãn đã có người nhận thì chi phí xét nghiệm HIV của người hiến do cơ sở nhận mô, bộ phận cơ thể người hoặc nhận tinh trùng, noãn chi trả. Sau đó được tính vào chi phí khám chữa bệnh cho người nhận tinh trùng, noãn. Trường hợp người hiến chưa có người nhận thì chi phí xét nghiệm HIV của người hiến do cơ sở nhận mô, bộ phận cơ thể người hoặc nhận tinh trùng, noãn chi trả. Sau đó được tính vào giá dịch vụ ghép mô, bộ phận hoặc giá dịch vụ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của cơ sở đó theo nguyên tắc bảo đảm lấy thu bù chi.

    Đối với các trường hợp là người nhận mô, bộ phận cơ thể người; người nhận tinh trùng, noãn, phôi và người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo các quy định thì nếu người được xét nghiệm HIV có thẻ BHYT sẽ được Quỹ BHYT chi trả theo phạm vi quyền lợi được hưởng. Trường hợp người được xét nghiệm HIV không có thẻ BHYT thì chi phí xét nghiệm HIV do người được xét nghiệm tự chi trả theo chế độ viện phí hiện hành.

    Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 30.10.2011.
    http://laodong.com.vn/Y-te/Nguoi-cho...-HIV/19850.bld

  4. #4
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    21-03-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hau Giang
    Bài viết
    19
    Cảm ơn
    16
    Được cảm ơn: 14 lần
    BÃI BỎ KHOẢN 5 ĐIỀU 1 THÔNG TƯ 33/2011/TT-BYT NGÀY 26/8/2011 VỀ XÉT NGHIỆM HIV....
    BỘ Y TẾ
    --------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Số: 01/2015/TT-BYT
    Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2015

    THÔNG TƯ
    HƯỚNG DẪN TƯ VẤN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI CƠ SỞ Y TẾ
    Căn cứ Khoản 2 Điều 22 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
    Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế.
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này quy định nội dung, tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS, tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Giai đoạn cửa sổ là khoảng thời gian mà cơ thể người đã mang HIV, nhưng chưa sinh ra đủ kháng thể để có phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường.
    2. Kết quả xét nghiệm HIV không xác định là việcchưa xác định được sự có mặt của kháng thể kháng HIV trong máu, có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ.
    3. Nhân viên tư vấn là người đã được đào tạo về HIV/AIDS tại các cơ sở đào tạo y khoa hoặc đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2013/TT-BYT).
    Điều 3. Nguyên tắc chung
    1. Bảo đảm tính bí mật thông tin của người được tư vấn.
    2. Bảo đảm tư vấn theo đúng nội dung quy trình theo quy định của pháp luật.
    3. Việc thông báo kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện theo quy định tại Thông tư số01/2010/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
    4. Bảo đảm giới thiệu chuyển gửi người có kết quả HIV dương tính đến dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
    Chương II
    NỘI DUNG TƯ VẤN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
    Điều 4. Nội dung tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS
    Nội dung tư vấn chung và tư vấn đối với một số đối tượng cụ thể về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS thực hiện quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tếquy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
    Điều 5. Nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV
    1. Tư vấn trước xét nghiệm:
    a) Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;
    b) Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;
    c) Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.
    2. Tư vấn sau xét nghiệm HIV:
    a) Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
    - Giải thích kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
    - Hướng dẫn, trao đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
    - Tư vấn sự cần thiết tham gia các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, dự phòng lây nhiễm HIV.
    b) Tư vấn cho người có kết quả khẳng định HIV dương tính:
    - Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
    - Tư vấn hỗ trợ tinh thần, tâm lý;
    - Hướng dẫn cách bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng, người có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được tư vấn và khuyến khích người được tư vấn giới thiệu các đối tượng này và con của người được tư vấn (nếu có) đến tư vấn và xét nghiệm HIV;
    - Tư vấn về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác và trách nhiệm pháp lý đối với việc phòng lây nhiễm HIV cho người khác;
    - Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết tham gia dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
    c) Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV không xác định:
    - Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm;
    - Đánh giá lại thời gian có nguy cơ phơi nhiễm HIV gần nhất của khách hàng và tư vấn việc cần thiết xét nghiệm lại HIV sau 14 ngày.
    Chương III
    TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
    Điều 6. Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế
    1. Điều kiện về nhân sự: có ít nhất 01 nhân viên tư vấn.
    2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
    a) Bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Trường hợp thực hiện tư vấn theo hình thức tư vấn nhóm thì phải bảo đảm đủ chỗ ngồi tương ứng với số người được tư vấn;
    b) Có trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tư vấn, gồm bàn làm việc, ghế ngồi và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.
    Điều 7. Hình thức tư vấn
    1. Hình thức tư vấn gồm:
    a) Tư vấn nhóm;
    b) Tư vấn cặp vợ, chồng hoặc hai người có quan hệ tình dục với nhau;
    c) Tư vấn cá nhân.
    2. Việc lựa chọn hình thức tư vấn tùy thuộc vào quy mô người bệnh, nhu cầu cụ thể của mỗi người bệnh. Không áp dụng tư vấn nhóm đối với tư vấn sau xét nghiệm HIV cho người bệnh có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
    Điều 8. Quy trình tư vấn phòng, chống HIV/AIDS
    1. Trường hợp đối tượng chủ động đề xuất:
    a) Được tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS: nhân viên y tế thực hiện tư vấn cho người bệnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
    b) Được xét nghiệm HIV: nhân viên y tế thực hiện tư vấn cho người bệnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này nếu nhân viên đó đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp nhân viên y tế thực hiện tư vấn chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này thì phải giới thiệu đến nhân viên tư vấn.
    2. Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, nhân viên y tế có trách nhiệm tư vấn hoặc giới thiệu đến nhân viên tư vấn để tư vấn thực hiện xét nghiệm HIV khi gặp các đối tượng sau:
    a) Người có hành vi nguy cơ cao;
    b) Người mắc bệnh lao;
    c) Người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
    d) Người nhiễm vi rút viêm gan C;
    đ) Phụ nữ mang thai;
    e) Con của người nhiễm HIV;
    g) Người phơi nhiễm với HIV;
    h) Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo các quy định tại Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
    3. Sau khi tư vấn trước xét nghiệm HIV, nếu người được tư vấn đồng ý thực hiện xét nghiệm HIV thì hướng dẫn người được tư vấn:
    a) Ký đồng ý làm xét nghiệm HIV vào bệnh án nếu người được tư vấn là người bệnh đang được điều trị nội trú;
    b) Điền và ký phiếu xác nhận đồng ý xét nghiệm HIV theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối nếu người được tư vấn không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này.
    4. Đối với người dưới 16 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải tư vấn cho cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp), trường hợp người đại diện hợp pháp đồng ý làm xét nghiệm HIV thì hướng dẫn người đó ký giấy tờ theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
    5. Trong quá trình tư vấn, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giới thiệu người được tư vấn đến các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV phù hợp với tình trạng thực tế của người được tư vấn:
    a) Dịch vụ y tế: chẩn đoán, điều trị và điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội, điều trị bằng thuốc kháng HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chẩn đoán và điều trị lao; các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chăm sóc sức khỏe sinh sản;
    b) Các dịch vụ can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và hỗ trợ xã hội khác.
    Chương V
    TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
    Điều 9. Trách nhiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS
    1. Hướng dẫn triển khai hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế.
    2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền các tài liệu chuyên môn phục vụ hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS.
    3. Đề xuất danh sách các đơn vị chịu trách nhiệm tập huấn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS cho nhân viên y tế trong các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế.
    4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc định kỳ hoặc đột xuất.
    Điều 10. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    1. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế theo đúng hướng dẫn của Thông tư này.
    2. Chỉ định các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý chịu trách nhiệm tập huấn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm đúng quy định tại Thông tư này và Thông tư 22/2013/TT-BYT hoặc đề nghị các đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này tổ chức tập huấn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS cho các nhân viên y tế trong các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý trong trường hợp cần thiết.
    3. Kiểm tra, thanh tra và sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
    Điều 11. Trách nhiệm của các cơ sở y tế
    1. Các cơ sở y tế sau đây có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu:
    a) Cơ sở y tế dự phòng có chức năng phòng, chống HIV/AIDS;
    b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa có chức năng điều trị bệnh truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa về phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Cơ sở y tế nếu có thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV có trách nhiệm:
    a) Tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu;
    b) Tổ chức việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
    c) Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê báo cáo theo quy định cho cơ quan đầu mối về thu thập số liệu báo cáo về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.
    Chương VI
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Điều 12. Điều khoản tham chiếu
    Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung sẽ thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
    Điều 13. Hiệu lực thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2015.
    2. Bãi bỏ các quy định sau đây kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
    a) Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện;
    b) Khoản 5 Điều 1 và cụm từ “Khoản 5” tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 33/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy địnhviệc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
    Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
    Các cơ sở y tế đang tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS được tiếp tục hoạt động nhưng phải củng cố, hoàn thiện để đáp ứng điều kiện của Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
    Điều 15. Trách nhiệm thi hành
    Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Y tế để nghiên cứu, giải quyết./.

    Nơi nhận:- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Phòng Công báo,Cổng thông tin điện tử CP);
    - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
    - Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
    -
    Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để biết);
    - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
    - Y tế các Bộ, ngành;
    - Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cổng thông tin điện tử BYT;
    - Lưu: VT, PC, AIDS (05 bản).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễ

  5. #5
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    21-03-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hau Giang
    Bài viết
    19
    Cảm ơn
    16
    Được cảm ơn: 14 lần
    Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng ĐIỀU 20 NGHI ĐỊNH 108/2007 NGÀY 26/6/2007 VA VĂN BẢN HỢP NHẤT NGÀY 31/3/2014 ( đIỀU 20)
    CHÍNH PHỦ
    ******
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********
    Số: 108/2007/NĐ-CP
    Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2007
    NGHỊ ĐỊNH
    QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)
    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

    NGHỊ ĐỊNH :
    Chương 1
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 21, khoản 2 Điều 23, khoản 3 Điều 28, khoản 4 Điều 39 và khoản 5 Điều 41 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) về:
    a) Thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    b) Quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV;
    c) Chế độ chăm sóc trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động và việc thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV ngoài công lập;
    d) Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
    đ) Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
    2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại ViệtNam.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được cấp thẻ theo quy định của pháp luật, bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác.
    2. Tuyên truyền viên đồng đẳng là người tự nguyện thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ cho các đối tượng có cùng cảnh ngộ, lối sống như mình hiểu và thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
    3. Bơm kim tiêm sạch là dụng cụ tiêm chích vô trùng chỉ dùng một lần và sau đó không dùng lại nữa.
    4. Nghiện chất dạng thuốc phiện là nghiện thuốc phiện và những chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp có tác dụng dược lý giống như thuốc phiện.
    5. Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc kết hợp sử dụng thuốc thuộc nhóm có chứa một số chất dạng thuốc phiện được tổng hợp để thay thế cho nghiện các chất dạng thuốc phiện cùng với các giải pháp tâm lý, xã hội làm cho người nghiện giảm việc sử dụng các chất dạng thuốc phiện mà không gây nhiễm độc tâm thần, không gây tăng liều và các tác động khác.
    6. Thuốc kháng HIV là thuốc đặc hiệu dùng cho người nhiễm HIV hoặc bị phơi nhiễm với HIV để hạn chế sự phát triển của vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hoặc dự phòng lây nhiễm HIV và không phải là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV.
    Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
    1. Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    2. Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý.
    3. Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí.
    Chương 2
    CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI TRONG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
    Điều 4. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
    2. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch.
    3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
    Điều 5. Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng sau:
    1. Người mua dâm, bán dâm;
    2. Người nghiện chất dạng thuốc phiện;
    3. Người nhiễm HIV;
    4. Người có quan hệ tình dục đồng giới;
    5. Người thuộc nhóm người di biến động;
    6. Người có quan hệ tình dục với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
    Điều 6. Thẩm quyền quyết định triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được thực hiện thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
    2. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác được quy định như sau:
    a) Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động từ hai tỉnh trở lên;
    b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có chức năng liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
    c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
    3. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
    Điều 7. Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
    a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
    2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:
    a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
    b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công.
    3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn tiêu chuẩn của người được cấp thẻ; mẫu thẻ; việc cấp, phát, quản lý và sử dụng thẻ thống nhất trong cả nước khi tham gia chương trình, dự án về thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    Điều 8. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su
    1. Bao cao su được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí hoặc bán trợ giá cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su quy định tại khoản 3 Điều này.
    2. Bao cao su cung cấp miễn phí quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
    3. Người phụ trách các chương trình, dự án có quyền:
    a) Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su miễn phí, đặt các máy bán bao cao su tự động, bố trí các điểm bán lẻ bao cao su tại các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
    b) Đẩy mạnh hoạt động cung cấp bao cao su miễn phí, bán bao cao su đã được trợ giá cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
    4. Người phụ trách các chương trình, dự án có trách nhiệm:
    a) Hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách;
    b) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
    5. Người phụ trách các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác có trách nhiệm phối hợp với các chương trình, dự án trong việc cung cấp bao cao su miễn phí hoặc đặt máy bán bao cao su tự động tại cơ sở của mình.
    6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
    Điều 9. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch
    1. Bơm kim tiêm sạch được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí cho người nghiện chích ma túy thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch quy định tại khoản 5 Điều này.
    2. Bơm kim tiêm quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
    3. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có nhiệm vụ:
    a) Hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm an toàn;
    b) Phân phát đúng số lượng bơm kim tiêm sạch đã được chương trình, dự án cấp, đồng thời thu gom các bơm kim tiêm đã qua sử dụng vào hộp cứng an toàn và chuyển về địa điểm quy định để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải.
    4. Người nghiện chích ma tuý có trách nhiệm thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng để trao lại cho nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
    5. Các chương trình, dự án được phép phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định hoặc di động tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh và cấp huyện, các nhà thuốc, các phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện và các địa điểm thích hợp khác.
    6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
    Điều 10. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
    1. Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
    2. Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
    3. Thuốc thay thế sử dụng trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
    4. Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế.
    5. Trong quá trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người nghiện các chất dạng thuốc phiện không bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp sử dụng ma tuý trái phép.
    6. Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    7. Thuốc thay thế sử dụng trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần.
    8. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện cụ thể đối với cơ sở y tế được chỉ định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; quy trình, phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
    Điều 11. Kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Nội dung kiểm tra, giám sát:
    a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của chương trình, dự án trong quá trình triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng;
    b) Kiểm tra, giám sát hoạt động thực tế của nhân viên tiếp cận cộng đồng của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    c) Kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của các chương trình, dự án theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát:
    a) Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật;
    b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện chương trình, dự án không tuân thủ đúng theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không đủ năng lực quản lý hoạt động của các nhân viên tiếp cận cộng đồng phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế - đơn vị đã phê duyệt chương trình, dự án đó để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
    Chương 3
    QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG HIV
    Điều 12. Quản lý thuốc kháng HIV
    1. Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu trước khi lưu hành phải có số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
    2. Thuốc kháng HIV thuộc danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc phải kê đơn và bán thuốc theo đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    3. Thuốc kháng HIV mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cung cấp miễn phí cho người nhiễm HIV quy định tại Điều 39 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
    Điều 13 . Phân phối thuốc kháng HIV miễn phí
    1. Thuốc kháng HIV được mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ do Bộ Y tế thống nhất phân phối trong phạm vi cả nước.
    2. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch phân phối thuốc kháng HIV quy định tại khoản 1 Điều này, kể cả thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
    3. Quy trình phân phối thuốc kháng HIV:
    a) Thuốc kháng HIV được chuyển từ nhà cung cấp đến các doanh nghiệp dược có đủ điều kiện về bảo quản và phân phối thuốc do Bộ Y tế chỉ định;
    b) Hàng tháng hoặc hàng quý, doanh nghiệp dược điều chuyển trực tiếp thuốc kháng HIV cho các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV theo kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Bộ Y tế, Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc phân phối và sử dụng thuốc kháng HIV.
    5. Hàng tháng, các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV có trách nhiệm báo cáo số lượng thuốc kháng HIV đã sử dụng, đối tượng và phác đồ điều trị, số lượng thuốc kháng HIV còn tồn kho cho Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp và xử lý.
    6. Đối với thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, các đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh phải dự trữ một cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 2 Điều này để sử dụng khẩn cấp khi có trường hợp bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp xảy ra trên địa bàn quản lý.
    Điều 14. Cung ứng thuốc kháng HIV
    1. Các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số đăng ký lưu hành.
    2. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp số đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV theo đơn của bác sĩ điều trị quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
    Điều 15. Kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV
    1. Chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV.
    2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV.
    Chương 4
    CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV
    Mục 1: CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC
    Điều 16. Đối tượng nhiễm HIV được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước
    Việc tiếp nhận người nhiễm HIV vào cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
    Mục 2: CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
    Điều 17. Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
    1. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo và các tổ chức khác thành lập để chăm sóc, nuôi dưỡng người nhiễm HIV.
    2. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Điều 18. Chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
    Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập phải tự bảo đảm kinh phí để nuôi dưỡng, trợ cấp sinh hoạt phí, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội mắc phải do HIV gây nên, hỗ trợ mai táng phí cho người nhiễm HIV tối thiểu như các chế độ quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
    Chương 5
    LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DANH MỤC MỘT SỐ NGHỀ PHẢI XÉT NGHIỆM HIV TRƯỚC KHI TUYỂN DỤNG
    Điều 19. Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
    1. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất thiết phải lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo các nguyên tắc sau:
    a) Quy định chỉ tiêu và các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS đối với Ủy ban nhân dân các cấp và các Bộ, ngành trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hoặc phân tích tác động của chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS của các Bộ, ngành không trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
    b) Quy định nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS;
    c) Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cơ quan y tế đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp chỉ được phê duyệt khi đã đáp ứng các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
    Điều 20. Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng
    1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
    a) Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
    b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
    2. Khi đã tuyển dụng mà phát hiện người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 14 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
    3. Căn cứ vào diễn biến của dịch HIV/AIDS trong từng thời kỳ cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
    Chương 6
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Điều 21. Hiệu lực thi hành
    Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    Bãi bỏ Nghị định số 34/CP ngày 01 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
    Điều 22. Hướng dẫn thi hành
    Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và triển khai thi hành Nghị định này./.

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh,
    thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Toà án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN,
    Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
    Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
    các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, VX (5b).

    BỘ Y TẾ
    --------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Số: 03/VBHN-BYT
    Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014

    NGHỊ ĐỊNH
    QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)
    Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi:
    Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, [1]
    NGHỊ ĐỊNH:
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 21, khoản 2 Điều 23, khoản 3 Điều 28, khoản 4 Điều 39 và khoản 5 Điều 41 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) về:
    a) Thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    b) Quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV;
    c) Chế độ chăm sóc trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động và việc thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV ngoài công lập;
    d) Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
    đ) Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
    2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được cấp thẻ theo quy định của pháp luật, bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác.
    2. Tuyên truyền viên đồng đẳng là người tự nguyện thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ cho các đối tượng có cùng cảnh ngộ, lối sống như mình hiểu và thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
    3. Bơm kim tiêm sạch là dụng cụ tiêm chích vô trùng chỉ dùng một lần và sau đó không dùng lại nữa.
    4. Nghiện chất dạng thuốc phiện là nghiện thuốc phiện và những chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp có tác dụng dược lý giống như thuốc phiện.
    5.[2](Được bãi bỏ).
    6. Thuốc kháng HIV là thuốc đặc hiệu dùng cho người nhiễm HIV hoặc bị phơi nhiễm với HIV để hạn chế sự phát triển của vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hoặc dự phòng lây nhiễm HIV và không phải là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV.
    Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
    1. Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    2. Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma túy.
    3. Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí.
    Chương II
    CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI TRONG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
    Điều 4. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
    2. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch.
    3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
    Điều 5. Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng sau:
    1. Người mua dâm, bán dâm.
    2. Người nghiện chất dạng thuốc phiện.
    3. Người nhiễm HIV.
    4. Người có quan hệ tình dục đồng giới.
    5. Người thuộc nhóm người di biến động.
    6. Người có quan hệ tình dục với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
    Điều 6. Thẩm quyền quyết định triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được thực hiện thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
    2. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác được quy định như sau:
    a) Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động từ hai tỉnh trở lên;
    b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có chức năng liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
    c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
    3. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
    Điều 7. Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
    a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
    2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:
    a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
    b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công.
    3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn tiêu chuẩn của người được cấp thẻ; mẫu thẻ; việc cấp, phát, quản lý và sử dụng thẻ thống nhất trong cả nước khi tham gia chương trình, dự án về thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    Điều 8. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su
    1. Bao cao su được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí hoặc bán trợ giá cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su quy định tại khoản 3 Điều này.
    2. Bao cao su cung cấp miễn phí quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
    3. Người phụ trách các chương trình, dự án có quyền:
    a) Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su miễn phí, đặt các máy bán bao cao su tự động, bố trí các điểm bán lẻ bao cao su tại các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
    b) Đẩy mạnh hoạt động cung cấp bao cao su miễn phí, bán bao cao su đã được trợ giá cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
    4. Người phụ trách các chương trình, dự án có trách nhiệm:
    a) Hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách;
    b) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
    5. Người phụ trách các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác có trách nhiệm phối hợp với các chương trình, dự án trong việc cung cấp bao cao su miễn phí hoặc đặt máy bán bao cao su tự động tại cơ sở của mình.
    6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
    Điều 9. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch
    1. Bơm kim tiêm sạch được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí cho người nghiện chích ma túy thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch quy định tại khoản 5 Điều này.
    2. Bơm kim tiêm quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
    3. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có nhiệm vụ:
    a) Hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm an toàn;
    b) Phân phát đúng số lượng bơm kim tiêm sạch đã được chương trình, dự án cấp, đồng thời thu gom các bơm kim tiêm đã qua sử dụng vào hộp cứng an toàn và chuyển về địa điểm quy định để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải.
    4. Người nghiện chích ma túy có trách nhiệm thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng để trao lại cho nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
    5. Các chương trình, dự án được phép phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định hoặc di động tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh và cấp huyện, các nhà thuốc, các phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện và các địa điểm thích hợp khác.
    6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
    Điều 10.[3](Được bãi bỏ)
    Điều 11. Kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Nội dung kiểm tra, giám sát:
    a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của chương trình, dự án trong quá trình triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng;
    b) Kiểm tra, giám sát hoạt động thực tế của nhân viên tiếp cận cộng đồng của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    c) Kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của các chương trình, dự án theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát:
    a) Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật;
    b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện chương trình, dự án không tuân thủ đúng theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không đủ năng lực quản lý hoạt động của các nhân viên tiếp cận cộng đồng phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế - đơn vị đã phê duyệt chương trình, dự án đó để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
    Chương III
    QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG HIV
    Điều 12. Quản lý thuốc kháng HIV
    1. Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu trước khi lưu hành phải có số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
    2. Thuốc kháng HIV thuộc danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc phải kê đơn và bán thuốc theo đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    3. Thuốc kháng HIV mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cung cấp miễn phí cho người nhiễm HIV quy định tại Điều 39 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
    Điều 13. Phân phối thuốc kháng HIV miễn phí
    1. Thuốc kháng HIV được mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ do Bộ Y tế thống nhất phân phối trong phạm vi cả nước.
    2. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch phân phối thuốc kháng HIV quy định tại khoản 1 Điều này, kể cả thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
    3. Quy trình phân phối thuốc kháng HIV:
    a) Thuốc kháng HIV được chuyển từ nhà cung cấp đến các doanh nghiệp dược có đủ điều kiện về bảo quản và phân phối thuốc do Bộ Y tế chỉ định;
    b) Hàng tháng hoặc hàng quý, doanh nghiệp dược điều chuyển trực tiếp thuốc kháng HIV cho các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV theo kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Bộ Y tế, Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc phân phối và sử dụng thuốc kháng HIV.
    5. Hàng tháng, các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV có trách nhiệm báo cáo số lượng thuốc kháng HIV đã sử dụng, đối tượng và phác đồ điều trị, số lượng thuốc kháng HIV còn tồn kho cho Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp và xử lý.
    6. Đối với thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, các đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh phải dự trữ một cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 2 Điều này để sử dụng khẩn cấp khi có trường hợp bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp xảy ra trên địa bàn quản lý.
    Điều 14. Cung ứng thuốc kháng HIV
    1. Các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số đăng ký lưu hành.
    2. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp số đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV theo đơn của bác sĩ điều trị quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
    Điều 15. Kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV
    1. Chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV.
    2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV.
    Chương IV
    CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV
    Mục 1. CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC
    Điều 16. Đối tượng nhiễm HIV được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước
    Việc tiếp nhận người nhiễm HIV vào cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
    Mục 2. CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
    Điều 17. Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
    1. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo và các tổ chức khác thành lập để chăm sóc, nuôi dưỡng người nhiễm HIV.
    2. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Điều 18. Chế độ chăm sóc người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
    Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập phải tự bảo đảm kinh phí để nuôi dưỡng, trợ cấp sinh hoạt phí, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội mắc phải do HIV gây nên, hỗ trợ mai táng phí cho người nhiễm HIV tối thiểu như các chế độ quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
    Chương V
    LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DANH MỤC MỘT SỐ NGHỀ PHẢI XÉT NGHIỆM HIV TRƯỚC KHI TUYỂN DỤNG
    Điều 19. Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
    1. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất thiết phải lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo các nguyên tắc sau:
    a) Quy định chỉ tiêu và các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS đối với Ủy ban nhân dân các cấp và các Bộ, ngành trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hoặc phân tích tác động của chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS của các Bộ, ngành không trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
    b) Quy định nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS;
    c) Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cơ quan y tế đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.
    2. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp chỉ được phê duyệt khi đã đáp ứng các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
    Điều 20. Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng
    1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
    a) Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
    b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
    2. Khi đã tuyển dụng mà phát hiện người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 14 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
    3. Căn cứ vào diễn biến của dịch HIV/AIDS trong từng thời kỳ cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
    Chương VI
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[4]
    Điều 21. Hiệu lực thi hành
    Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    Bãi bỏ Nghị định số 34/CP ngày 01 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
    Điều 22. Hướng dẫn thi hành
    Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và triển khai thi hành Nghị định này./.

    XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
    KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thanh Long







    [1] Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế có căn cứ ban hành như sau:
    “Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
    Căn cứ Luật dược ngày 27 tháng 6 năm 2005; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
    Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,”

    [2] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    [3] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    [4] Chương VI Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 quy định như sau:
    "Điều 32. Hiệu lực thi hành
    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 2 và Điều 10 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
    Điều 33. Hướng dẫn thi hành
    Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
    Điều 34. Trách nhiệm thi hành
    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”
    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •