Kết quả 1 đến 17 của 17

Chủ đề: Căn dặn của thầy thuốc với người hiến máu

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Căn dặn của thầy thuốc với người hiến máu



    Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể, có thể xử lý đơn giản sẽ nhanh chóng qua đi.
    Trước khi và hiến máu phải làm gì?
    - Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.
    - Mang giấy CMND, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.
    Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:
    - Giơ cao tay.
    - Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính.
    - Thay miếng bông và băng dính khác .
    Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:
    - 02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.
    - Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.
    Ngay sau khi hiến máu Nên:
    - Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
    - Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
    - Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
    - Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.
    - Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
    Tránh:
    - Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
    - Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
    - Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.
    Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu Nên:
    - Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
    - Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
    - Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
    QUY TRÌNH THAM GIA HIẾN MÁU
    Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu (có mẫu kèm theo)
    - Người hiến máu dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về hiến máu qua tài liệu tại điểm hiến máu hoặc trao đổi với các tuyên truyền viên, nhân viên y tế; xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký hiến máu, sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.
    Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ
    - Các Bác sỹ sẽ tư vấn để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe của quý vị, giải đáp những băn khoăn, lo lắng của quý vị về việc hiến máu nhằm khẳng định rằng quý vị đã có hiểu biết đầy đủ về việc hiến máu và hoàn toàn thoải mái, tự nguyện tham gia hiến máu.
    - Tiếp theo, bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.
    - Tiếp, các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho quý vị để đảm bảo rằng, quý vị hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện hiến máu và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
    Bước 3: Xét nghiệm máu
    - Quý vị sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:
    - Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của quý vị đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.
    - Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút viêm gan B không tham gia hiến máu.
    Bước 4: Hiến máu
    - Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250, 350 hoặc 450ml.
    Bước 5: Nghỉ và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu
    - Sau hiến máu, Quý vị sẽ phải nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút, quý vị sẽ được phục vụ ăn nhẹ và được khuyến cáo uống nhiều nước sau khi hiến máu. Quý vị chỉ nên dời điểm hiến máu khi cảm thấy hoàn toản thoải mái.
    Các hình thức tổ chức hiến máu
    1. Tổ chức hiến máu tại cơ quan đơn vị.
    2. Tổ chức hiến máu tại các xe lấy máu chuyên dụng.
    3. Tổ chức hiến máu tại các điểm hiến máu cố định.
    QUY TRÌNH SẢN XUẤT, BẢO QUẢN VÀ PHÂN PHỐI MÁU
    Bước 1. Thu gom máu vào các túi máu tiêu chuẩn và vận chuyển về Ngân hàng máu để tiến hành sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối máu.
    Bước 2. Xét nghiệm sàng lọc máu được thực hiện bằng kỹ thuật Elisa :
    - Xét nghiệm nhóm máu, được tiến hành định nhóm 02 hệ nhóm máu:
    + Hệ nhóm máu ABO: xác định nhóm máu A,B,O và AB
    + Hệ nhóm máu Rh+: xác định nhóm máu Rh+ và Rh-
    - Xét nghiệm sàng lọc các Virut lây truyền qua đường truyền máu
    + Xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan B trong máu
    + Xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan C trong máu
    + Xét nghiệm sàng lọc virut HIV trong máu
    + Xét nghiệm sàng lọc ký sinh trùng sốt rét trong máu
    + Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn giang mai trong máu.
    Bước 3. Các xét nghiệm máu ở bước 2 cho kết quả Âm tính, máu sẽ được đưa vào sản xuất thành các sản phẩm máu gồm:
    - Khối Hồng cầu
    - Khối Tiểu cầu
    - Khối Huyết tương
    - Khối Bạch cầu
    Việc sản xuất, sàng lọc các chế phẩm máu sẽ giúp cho việc truyền máu an toàn hơn, tránh tình trạng truyền máu không cần thiết, đảm bảo tiêu chí “ người bệnh thiếu gì truyền nấy”.
    Bước 4. Sau khi máu được sản xuất thành các chế phẩm sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn cụ thể:
    - Khối Hồng cầu bảo quản ở nhiệt độ: từ 2oC đến 6oC.
    - Khối Tiểu cầu bảo quản ở nhiệt độ: từ 20 – 22oC
    - Khối Bạch cầu bảo quản ở nhiệt độ thường khoảng 24oC
    - Khối Huyết tương bảo quản ở nhiệt độ: từ -18oC đến -24oC
    Bước 5. Phân phối máu
    Hiện nay, cả nước có 4 Trung tâm Truyền máu chính là:Trung tâm Truyền máu Hà Nội,Trung tâm Truyền máu khu vực Huế, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, Trung tâm Truyền máu Cần Thơ. Tại khu vực phía Bắc, Trung tâm Truyền máu Hà Nội (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương) chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 54 bệnh viện và 16 tỉnh /thành tại khu vực phía Bắc.

    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiến máu có hại đến sức khoẻ?

    Chủ nhật, 15 Tháng sáu 2014, 13:07 GMT+7
    - Trong cuộc đời con người, nếu không may bị bệnh tật, tai nạn…. họ rất cần có máu để chữa bệnh và tiếp tục cuộc sống. Do vậy, hiến máu là việc làm rất cần thiết, là nghĩa cử cao đẹp và là truyền thống của dân tộc.

    Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?

    Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế:

    Khoa học:
    - Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.
    - Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

    Thực tế:
    - Thực tế đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.
    - Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.




    Ai có thể tham gia hiến máu?

    - Tất cả mọi người từ 18 - 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
    - Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
    - Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
    - Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.



    Ai là người không nên hiến máu?

    - Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.
    - Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các vius lây qua đường truyền máu.
    - Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…

    Thành phần và chức năng của máu

    Máu là một chất lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần làm nhiệm vụ khác nhau:
    - Hồng cầu làm nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy;
    - Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể;
    - Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu.
    - Huyết tương: gồm nhiều thành phần khác nhau: kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinh dưỡng...

    Tại sao cần phải truyền máu

    Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì :
    - Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá...
    - Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông...
    - Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng...

    Quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện

    Quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện theo Thông tư số 21/2009/TT - BYT ngày 20 tháng 12 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu toàn phần và điều chế các chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn:
    - Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.
    - Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được Bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
    - Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:
    + Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện. Mức chi 30.000 đồng/người.
    + Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 20.000 đồng/người.
    + Nhận quà tặng (bằng hiện vật): mức chi tối đa là 80.000 đồng/ người.
    + Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.


    Minh Hải

    Việt Báo (Theo_VnMedia)

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Mới xăm trổ thì không được hiến máu

    20/9/2014 01:55
    Bộ Y tế ban hành Thông tư 26/2013 quy định trì hoãn nhận máu của người xăm trổ, bấm lỗ tai trong vòng sáu tháng.


    Bác sĩ Bùi Văn Thêm, Giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM, cho biết để đảm bảo máu hiến được an toàn, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 26/2013 hướng dẫn hoạt động truyền máu. Thông tư có quy định những trường hợp phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng, trong sáu tháng, trong bốn tuần, trong bảy ngày. Đặc biệt mục a và b khoản 2 Điều 5 thông tư nói trên có quy định: "Phải trì hoãn hiến máu trong sáu tháng kể từ thời điểm xăm trổ trên da, bấm lỗ tai…".
    Theo BS Thêm, những người xăm trổ, bấm lỗ tai dễ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu vì các điểm thực hiện xăm trổ, bấm lỗ tai thường không đảm bảo tuyệt đối vô trùng. Trong các bệnh lây qua đường máu, đáng chú ý là HIV. "Khi xét nghiệm máu, trang thiết bị của Việt Nam chưa thể phát hiện trong máu người hiến đã bị nhiễm virus HIV tính từ lúc người hiến máu bị nhiễm bệnh đến ba tháng sau (giai đoạn cửa sổ). Do vậy máu của người xăm trổ, bấm lỗ tai có thể đã nhiễm HIV nhưng xét nghiệm không thấy. Nếu sử dụng máu này truyền cho người khác thì vô hình trung lây bệnh HIV cho người nhận máu. Vì thế phải trì hoãn nhận máu của người xăm trổ, bấm lỗ tai trong vòng sáu tháng" - BS Thêm giải thích.


    Nhân viên BV Truyền máu và Huyết học TP.HCM đang xét nghiệm sàng lọc máu hiến. Ảnh: TRẦN NGỌC
    BS Thêm cho biết để đảm bảo nguồn máu hiến an toàn, người hiến phải trả lời những thông tin cần thiết trong phiếu đăng ký hiến máu và chịu trách nhiệm những nội dung đã trả lời trước khi quyết định hiến máu. Điều 68 Thông tư 26/2013 của Bộ Y tế quy định trách nhiệm của người đăng ký hiến máu là phải trả lời trung thực về tình trạng sức khỏe và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình. Tuy nhiên, nếu người hiến máu cố tình trả lời sai sự thật thì đơn vị tiếp nhận máu không thể biết. "Trong trường hợp trả lời sai sự thật để được hiến máu, nếu máu này thực sự mang nguồn bệnh HIV và đã lây cho người nhận máu thì cơ quan chức năng sẽ truy ra được người cố tình hiến máu chứa mầm bệnh" - BS Thêm nói rõ.
    BS Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu và Huyết học TP.HCM, cho biết thêm căn cứ vào nội dung trả lời của người hiến máu, BV sẽ từ chối nhận máu nếu ghi nhận máu có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền. "Ngoài trả lời các câu hỏi trước khi hiến máu, người hiến còn được bác sĩ trực tiếp thăm khám. Sau đó máu hiến được sàng lọc bằng những trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người nhận. Đến nay chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh từ máu hiến" - BS Dũng chia sẻ.
    Cũng theo BS Dũng, các túi máu trước khi truyền cho bệnh nhân đã được thực hiện đúng quy trình, kiểm tra nhiều lần nên độ an toàn cao. Chưa hết, hồ sơ túi máu sau khi sử dụng vẫn được lưu giữ trong vòng hai năm để làm cơ sở giải quyết khi có sự cố không hay xảy ra.
    TRẦN NGỌC





  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    An toàn truyền máu: Bắt đầu từ việc sàng lọc


    16/9/2014 07:29
    Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu có tầm quan trọng rất lớn.



    Hiện nay, thuật ngữ "an toàn truyền máu" phải được hiểu theo nghĩa rộng là an toàn cho người cho máu, an toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu và an toàn cho người nhận máu.
    Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu có tầm quan trọng rất lớn để góp phần chủ động ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh của người nhận máu từ máu đã được truyền.
    Thực trạng và nguy cơ mắc bệnh do truyền máu
    Nước ta hiện nay có 4 trung tâm huyết học-truyền máu lớn ở tại Hà Nội, Huế, TP.HCM và Cần Thơ nhưng hệ thống truyền máu trong cả nước còn phân tán. Phong trào hiến máu tình nguyện hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng máu của người bệnh, thực tế có khoảng 25% nguồn máu cung cấp được thu nhận từ những người bán máu chuyên nghiệp. Tại các đơn vị thực hiện công tác huyết học-truyền máu, hệ thống trang thiết bị sàng lọc thiếu đồng bộ và chưa được hiện đại. Đồng thời, các hướng dẫn kỹ thuật chung cho công tác truyền máu còn thiếu; kỹ thuật và sinh phẩm sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu còn có khoảng cửa sổ kéo dài.
    Thực tế ghi nhận tình hình nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C đã xuất hiện ở một số địa phương, kể cả trẻ em được truyền máu do có khoảng 15% số huyện không sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C trong quy trình lấy máu thường quy.
    Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua máu có tầm quan trọng rất lớn
    Một vấn đề cũng được đặt ra là nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho công tác chuyên khoa này vẫn còn thiếu và yếu. Cả nước ta hiện nay chỉ có khoảng 3.800 cán bộ, nhân viên làm công tác trong cả hai lĩnh vực huyết học và truyền máu; nguồn nhân lực này chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Vật lực, kinh phí hỗ trợ cho công tác phát triển chuyên khoa truyền máu chưa đáp ứng đủ yêu cầu; hoạt động truyền máu hàng năm chủ yếu chỉ dựa vào kinh phí hoạt động của các bệnh viện.
    Từ thực trạng tình hình đã nêu ở trên, nguy cơ phải đối mặt với các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu là điều không thể tránh khỏi. Nước ta nằm trong vùng dịch tễ có tỉ lệ viêm gan B cao nhất thế giới với tỉ lệ từ 13 - 15%; tỉ lệ nhiễm viêm gan C cũng chiếm từ 3% - 5%; đặc biệt tình hình nhiễm HIV đang hiện diện và có xu hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước; tình hình bệnh sốt rét cũng đang có nguy cơ quay trở lại để góp phần vào sốt rét do truyền máu mặc dù ngành y tế dự phòng đã có những nỗ lực, cố gắng để phòng chống và loại trừ sốt rét ra khỏi cộng đồng. Một số tỉnh, thành phố không nằm trong diện quản lý của các trung tâm huyết học-truyền máu nhưng có nhu cầu sử dụng máu nên đã lấy máu của người nhà bệnh nhân hoặc những người bán máu nhưng chỉ được sàng lọc túi máu bằng test chẩn đoán nhanh; thậm chí có nơi chỉ làm xét nghiệm HBsAg, anti-HIV; không làm anti-HCV, giang mai... Với số liệu thống kê báo cáo kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan B, viêm gan C, HIV trên đối tượng những người khỏe mạnh đi hiến máu tình nguyện ghi nhận chiếm tỉ lệ tương đối cao và với thực trạng tình hình của hệ thống chuyên khoa truyền máu hiện nay đã báo động cho ngành chuyên khoa này các nguy cơ ảnh hưởng nhiễm bệnh được lây truyền qua đường truyền máu với tần suất cao để có kế hoạch xây dựng giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc triển khai Quy chế truyền máu nhằm bảo đảm an toàn truyền máu theo đúng quy định của Bộ Y tế.
    Các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu
    Thực tế ghi nhận, bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu gồm các bệnh nhiễm virút, nhiễm vi khuẩn và nhiễm ký sinh trùng.
    Bệnh nhiễm virút:
    Các virút viêm gan có thể gây bệnh sau khi truyền bất kỳ một chế phẩm của máu để điều trị một bệnh nào đó cho bệnh nhân. Viêm gan C là bệnh hay gặp nhất sau truyền máu, có thể chiếm tỉ lệ khá cao 95%; chúng có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 6 tháng; triệu chứng lâm sàng ít rõ ràng, có khoảng 25% có triệu chứng vàng da; chủ yếu là các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn; chẩn đoán dựa vào xét nghiệm anti-HCV và men gan tăng. Viêm gan B ít gặp hơn viêm gan C; chúng có thời gian ủ bệnh từ 6 - 11 tuần; có khoảng 60% trường hợp không có biểu hiện lâm sàng; chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm huyết thanh học tìm HBsAg, HBeAg, anti-HBc, anti-HBs, anti-HBe. Viêm gan D cũng là bệnh nhiễm virút lây truyền qua đường máu nhưng chúng phụ thuộc vào virút viêm gan B; chẩn đoán xác định bệnh dựa vào xét nghiệm HBsAg, nếu kết quả dương tính sẽ tìm anti HDV-IgM.
    Nhiễm HIV (Human immuno deficiency virút) 1,2 là một mối nguy cơ lớn của công tác truyền máu hiện nay rất được quan tâm vì tuy có sàng lọc nhưng vẫn có thể bị lây truyền nếu máu được lấy ở giai đoạn cửa sổ. Hiện nay kỹ thuật phát hiện sớm nhất là tìm kháng nguyên p24. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tìm nguồn cho máu an toàn, bổ sung các xét nghiệm có độ nhạy cao để rút ngắn thời gian cửa sổ, tiến hành truyền máu từng phần, sử dụng kỹ thuật lọc bạch cầu, truyền máu tự thân.

    Nhiễm HTLV (Human T-lymphotropic virus) 1 - 2 do truyền máu có thể gây bệnh leucemia cấp tính dòng lympho T ở người; chúng đã gây thành dịch và được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản.
    Các loại virút khác như: CMV (Cytomegalovirus) và EBV (Epstein-Barr virus) cũng có thể lây nhiễm qua đường truyền máu. Tại nước ta, tỉ lệ người khỏe mạnh có kháng thể này khá cao với từ 60 - 70%; vì vậy việc sàng lọc 2 loại virút này chưa thật cần thiết ngoại trừ trường hợp cần thiết cần thực hiện đối với các bệnh nhân ghép tủy, gan hoặc thận.
    Bệnh nhiễm vi khuẩn:
    Một trong các vi khuẩn lây nhiễm qua đường truyền máu là xoắn khuẩn giang mai do không được sàng lọc hoặc sàng lọc ở giai đoạn cửa sổ. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân ngày càng ít gặp và ít quan trọng vì số người bị nhiễm bệnh giang mai ít và thực tế do sử dụng các chế phẩm máu thường được bảo quản trên 3 ngày. Phòng ngừa sự lây nhiễm bằng việc sàng lọc huyết thanh với bộ thử nghiệm có độ nhạy cao; bảo quản máu dài ngày ở nhiệt độ thấp; tuy nhiên việc bảo quản máu dài ngày ở nhiệt độ thấp không phù hợp với việc sử dụng đối với khối tiểu cầu và bạch cầu.
    Bệnh nhiễm ký sinh trùng:
    Các bệnh ký sinh trùng lây nhiễm qua đường truyền máu thường gặp có thể là sốt rét, giun chỉ bạch huyết, Trypanosoma là loại ký sinh trùng đơn bào lớp trùng roi, Schistosoma là loại sán máng... Ở nước ta đặc biệt chú ý đến vấn đề nhiễm ký sinh trùng sốt rét do truyền máu vì dịch bệnh còn lưu hành ở một số địa phương, tỷ lệ người mang ký sinh trùng lạnh còn hiện diện nên rất dễ có nguy cơ lây nhiễm sốt rét qua đường truyền máu. Bệnh nhân bị lên cơn sốt khoảng từ 2 - 3 ngày sau khi truyền máu có ký sinh trùng sốt rét. Do ký sinh trùng sốt rét được truyền trực tiếp vào máu mà không có chu kỳ sinh sản trong gan như khi bị muỗi truyền bệnh đốt máu và truyền mầm bệnh nên việc điều trị tương đối dễ dàng hơn. Trên thực tế, để phòng ngừa sốt rét do truyền máu cần thực hiện bằng cách sàng lọc kỹ người cho máu bằng cách phát hiện ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm. Đối với các trường hợp sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum, có thể dùng test chẩn đoán nhanh để loại trừ ngay các người cho máu có kết quả dương tính với sốt rét.
    An toàn truyền máu phải bắt đầu từ việc sàng lọc
    Để bảo đảm cho người nhận máu không bị lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu, việc sàng lọc những tác nhân gây bệnh được xem là một trong những mục tiêu chủ yếu. Vì vậy, các xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét được quy định bắt buộc thực hiện đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.




  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mới tiêm vacxin có nên hiến máu, thưa BS?

    Thứ bảy, 11/10/2014 11:34
    Thưa BS Thu Cúc,

    Em mới đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Em có thể đi hiến máu được không ạ? Em cảm ơn BS.

    (Dũng Kiều - dung...@hotmail.com)



    Ảnh minh họa
    Chào bạn,

    Sau khi tiêm vacxin, dù là vacxin gì bạn cũng không nên
    hiến máu. Vì cơ thể bạn vừa nhận một số lượng mầm bệnh có thể là dạng vi khuẩn đã chết mất độc lực hoặc sống giảm độc lực… Khi người nhận máu của bạn, nếu sức khỏe của họ không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.Thân ái,

    BS Trần Thị Thu Cúc

    AloBacsi.vn

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phía sau những túi máu...

    15-10-2014 10:43

    Đối với những người bệnh cần truyền máu, những đơn vị máu là nhựa sống để giúp họ duy trì cuộc sống mỗi ngày.

    Đối với những người bệnh cần truyền máu, những đơn vị máu là nhựa sống để giúp họ duy trì cuộc sống mỗi ngày. Nhưng đằng sau những túi máu được truyền cho người bệnh thì thực sự còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro không mong muốn. Đó là những nỗi đau, trăn trở của không chỉ người bệnh mà còn của cả các thầy thuốc.

    Những nỗi đau không nói thành lời

    Năm 2008, ngày đưa con trai lên 5 tuổi tới viện điều trị vết thương tụ máu ở đầu gối, chị N.T.H (Hải Dương) sững sờ khi nghe tin bé P.C.T được chẩn đoán mắc bệnh Hemophilia (hay còn gọi là máu khó đông), một chứng bệnh do rối loạn chảy máu di truyền.

    Hãy là những người hiến máu an toàn.

    Biết con bị bệnh ưa chảy máu, bất kì chấn thương nào dù là nhỏ nhất cũng nguy hiểm tới tính mạng, từ đó đến nay ngày nào gia đình sống trong lo lắng, bất an vì sức khỏe của đứa con trai. Suốt 6 năm qua, mỗi lần vào viện bé P.C.T đã được điều trị bằng phương pháp truyền tủa lạnh hoặc huyết tương tươi đông lạnh (một thành phần của máu), đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay để bổ sung yếu tố đông máu, giúp duy trì cuộc sống của P.C.T.

    Những tưởng nỗi đau vì con mang trong mình căn bệnh nguy hiểm đã là quá lớn, năm 2014 gia đình chị N.T.H lại nhận thêm thông báo kết quả xét nghiệm của bé P.C.T dương tính với HIV. Bàng hoàng, sửng sốt trước những gì mình nhận được, chị H. đã yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại kết quả vì không hiểu lí do vì sao con mình lại có thể nhiễm căn bệnh nguy hiểm như vậy. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, lí giải duy nhất cho khả năng lây nhiễm HIV cho con trai chị có thể là một trong những đơn vị huyết tương được truyền cho T. trong quá trình điều trị có HIV.

    Trường hợp của bé P.C.T không phải là tai biến y khoa duy nhất tại Việt Nam nhiễm HIV trong thời gian qua. Một bé trai 8 tuổi tại Lào Cai đã được chẩn đoán nhiễm HIV sau 4 năm điều trị bằng truyền máu. Bé H.N.M được chẩn đoán mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Đây là căn bệnh mà hồng cầu của người bệnh bị tan nhanh và nhiều hơn bình thường, làm cho người bệnh bị thiếu máu mạn tính từ nhỏ. Theo ước tính, mỗi bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh cần truyền 1 - 2 đơn vị máu/tháng. Càng để tình trạng thiếu máu kéo dài thì bệnh càng nặng, khó chữa, sớm xuất hiện các biến chứng nặng nề và có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

    Khi biết tin con mắc phải căn bệnh nguy hiểm, gia đình M đã đưa bé đi điều trị nhiều nơi, cuộc sống của M là những tháng ngày gắn với giường bệnh và truyền máu, thải sắt để duy trì cuộc sống. Năm 2013, một cú sốc lớn đến với gia đình M khi biết tin bé mang trong mình virut HIV và khả năng lớn là em bị nhiễm trong quá trình truyền máu.

    Không chấp nhận sự thật, gia đình M đã yêu cầu bệnh viện kiểm tra lại các đơn vị máu đã truyền, nhưng một trong những vấn đề đặt ra chính là khi máu được truyền cho người bệnh, các kết quả xét nghiệm máu ở bệnh viện tại thời điểm đó được chứng minh là an toàn, âm tính với HIV và phù hợp để truyền cho bệnh nhân.Lây nhiễm HIV qua đường truyền máu thực sự là một trong những tai biến y khoa không mong muốn đối với ngành y, đặc biệt là với những người bệnh mắc các bệnh về máu, khi họ đã và đang chống chọi với những căn bệnh quái ác thì việc chấp nhận sự thật bản thân mình nhiễm HIV lại càng khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn.

    Khi tai biến trở thành nỗi trăn trở

    Không chỉ gia đình những người bệnh đau đớn khi biết tin con mình nhiễm căn bệnh thế kỷ, ảnh hưởng tới tương lai phía trước mà những thầy thuốc - những người trực tiếp điều trị cho các em còn đau đớn hơn biết chừng nào.

    Tháng 10/1981, khi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) xác nhận về trường hợp đầu tiên nhiễm HIV do truyền máu ở một bệnh nhi Hemophilia thì người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới câu hỏi: Liệu máu đang dùng đã thực sự an toàn chưa? Trên tạp chí Biologicals ra ngày 15/1/2010, tác giả Klein HG (Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ) một lần nữa đặt câu hỏi cho các chuyên gia y tế: "Máu thực sự an toàn như thế nào trước sự đe dọa của đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu". HIV thực sự là nguy cơ lớn đe dọa an toàn truyền máu do không kiểm soát được triệt để giai đoạn cửa sổ huyết thanh của virut. Theo ước tính của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, truyền máu là con đường lây lan của 5 - 10% số trường hợp nhiễm HIV trên toàn thế giới.

    Trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến, với nền khoa học, kỹ thuật hiện đại trong y tế đều đã từng có những tai biến y khoa trong quá trình truyền máu gây chấn động. Như ở Ảrập Xêút, một bé gái 12 tuổi đã nhiễm HIV sau khi truyền máu tại bệnh viện, sự kiện này đã tạo nên một cuộc khủng hoảng toàn ngành y của đất nước này. Hay ở Ấn Độ, 23 trẻ em đã bị truyền nhầm máu nhiễm HIV tại bang Gujarat trong khoảng 8 tháng liên tiếp. Các em đều là con nhà nghèo, mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Tiêu biểu phải kể tới sự kiện gây chấn động ở Nhật Bản, một quốc gia có nền y học phát triển, hiện đại và có nhiều công trình nghiên cứu trong khám chữa bệnh cũng không tránh khỏi những tai biến không mong muốn trong y khoa - đó là vụ truyền máu nhiễm HIV được người dân Nhật lan truyền diễn ra vào những năm thập niên 80 ở thế kỷ trước, hậu quả có hàng ngàn người bị bệnh chảy máu ở quốc gia này nhiễm HIV...
    GS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: "Một trong những biện pháp phòng nhiễm HIV do truyền máu chính là phải cải tiến các kỹ thuật, xét nghiệm sàng lọc nhằm rút ngắn giai đoạn cửa sổ để 100% các đơn vị máu sử dụng điều trị không nhiễm HIV". Với những kỹ thuật, máy móc hiện đại ngày nay thì vẫn không thể phát hiện được virut HIV trong giai đoạn cửa sổ. Ở các nước tiên tiến, kỹ thuật ELISA, sinh học phân tử (kỹ thuật NAT), PCR cũng mới đảm bảo rút ngắn thời gian phát hiện giai đoạn cửa sổ xuống còn một tuần. Chính vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu hiện nay là vận động, tuyển chọn được những người hiến máu an toàn, họ chỉ tham gia hiến máu khi thấy mình thực sự khỏe mạnh, không có hành vi, nguy cơ nhiễm HIV.

    Nhiễm HIV do truyền máu là tai biến không hề được mong muốn đối với bệnh nhân và cả những thầy thuốc. Để giảm thiểu và chấm dứt tình trạng lây nhiễm HIV qua đường truyền máu thì chỉ riêng nỗ lực ngành truyền máu hay ngành y tế còn là lẻ loi, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng để mang lại cơ hội sống cho người bệnh qua mỗi lần truyền máu, để những túi máu thực sự là nhựa sống cho đời.
    Mai Ly



    http://citinews.net/

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có nên hiến máu khi đang dùng kháng sinh?

    Thứ sáu, 07/11/2014 09:29
    Bác sĩ ơi,

    Em đốt mụn cóc nên bị thương ngoài da và có uống kháng sinh nhưng em đăng ký hiến máu vào cuối tuần sau. Với vết thương này em có hiến máu được không ạ? Và nếu hiến máu thì không được uống kháng sinh trong vòng bao nhiêu ngày? Mong BS tư vấn giúp em. Chân thành cám ơn BS!

    (Như Quỳnh - Lâm Đồng)



    Ảnh minh họa


    Chào bạn Như Quỳnh,

    Khi có nhiễm trùng và đang dùng kháng sinh thì không nên
    hiến máu, bạn nhé. Bởi vì ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho người được nhận máu thì còn có ảnh hưởng lên sức khỏe của bạn. Trước hết là giảm nồng độ thuốc trong máu của bạn mất đi theo lượng máu cho, thứ hai là suy giảm sức khỏe có thể làm nhiễm trùng nặng lên.Nếu bạn muốn hiến máu, tốt nhất bạn nên chờ cho cơ thể mình khỏe mạnh lại hoàn toàn, chứ không chỉ chờ thời gian ngưng kháng sinh, thường lấy mốc từ 2 đến 4 tuần sau ngưng thuốc là tốt nhất, bạn nhé!

    BS Cao Thị Lan Hương

    AloBacsi.vn

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những lưu ý cần biết khi hiến máu

    05-12-2014 11:18 - Theo: nld.com.vn

    Máu được hiến tặng có thể phục hồi một cách nhanh chóng mà không gây ra bất cứ sự thâm hụt sức khỏe nào. Nhưng nếu có ý định hiến máu, tốt hơn hết là bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

    Hiến máu là một trong những đóng góp xã hôi nhân đạo và dễ dàng thực hiện nhất. Máu hiến tặng của bạn có thể cứu sống được mạng người, trong khi đó lại đòi hỏi rất ít thời gian, công sức.

    Đừng hiến máu khi đói

    Chóng mặt và nhức đầu nhẹ là những tác dụng phụ phổ biến sau khi hiến máu. Để chống lại những tác dụng phụ không mong muốn này, đầu tiên, bạn phải nhớ ăn uống đủ để đảm bảo năng lượng. Bạn cũng đừng quên uống nước để giữ cơ thể đủ nước. Nếu có kế hoạch hiến máu trong tương lai, bạn nên chú ý ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt một vài ngày trước khi đi hiến máu.

    Đáp ứng các tiêu chuẩn

    Trước khi hiến máu, chuyên gia y tế sẽ kiểm tra xem bạn có đủ tiêu chuẩn hay không. Các bước kiểm tra bao gồm kiểm tra trọng lượng, nồng độ hemoglobin, huyết áp và bệnh sử. Các tiêu chí sau đây phải được đáp ứng :

    Tuổi: 18-60

    Cân nặng: Hơn hoặc bằng 45kg

    Hemoglobin: tối thiểu là 12,5gm%

    Bệnh sử: không có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu, không bị bệnh viêm gan B hoặc C và các bệnh mãn tính…

    Nghỉ ngơi ngay sau khi hiến máu

    Thủ tục hiến máu sẽ kéo dài khoảng 10-15 phút. Bạn sẽ được lấy khoảng 350 ml máu/lần hiến. Khi hiến máu, người hiến sẽ được nằm hoặc ngồi, thả lỏng cơ thể. Sau khi hiến máu, bạn có thể bị chóng mặt nhẹ. Vì vậy, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi thư giãn, không nên di chuyển nhanh.
    Ăn sau khi hiến máu

    Để phục hồi lại lượng máu đã hiến tặng và giảm chóng mặt, bạn nên ăn uống ngay sau khi hiến. Uống nước trái cây hoặc nước lọc sẽ bổ sung lượng chất lỏng một cách nhanh chóng. Tránh xa các chất caffeine và rượu.

    Đừng gắng sức

    Thông thường, người hiến máu sẽ cảm giác yếu đi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ngay cả khi cảm thấy bình thường thì thực chất cơ thể bạn vẫn chịu ảnh hưởng nhẹ trong ít nhất một ngày. Bởi vậy, lời khuyên đưa ra là bạn không nên hoạt động mạnh, luyện tập thể thao… sau khi hiến máu.



  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phòng tránh lây nhiễm căn bệnh thế kỷ khi truyền máu

    Thứ năm 15/01/2015 11:58

    Trong thời qua, nền y tế thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp lây nhiễm HIV qua đường máu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi truyền máu, bản thân người hiến máu và người truyền máu cần đặc biệt lưu ý để không bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này.



    Người hiến máu và người truyền máu cần đặc biệt lưu ý để không bị nhiễm căn bệnh thế kỷ

    Những trường hợp lây nhiễm HIV do truyền máu đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước có nền y tế phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Trung Quốc...

    Điển hình như vụ việc xảy ra năm 1990, nước Pháp chứng kiến một bê bối tồi tệ nhất trong lịch sử y học nước này kể từ sau Thế chiến II: Từ năm 1984, Trung tâm Truyền máu quốc gia Centre National de Trasfusion Sanguine (CNTS) đã biết trước máu bị nhiễm virus HIV nhưng vẫn dùng cho các bệnh nhân mất máu. Tổng cộng, CNTS đã truyền máu nhiễm HIV cho khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân.

    Vào thập niên 1980, dư luận Nhật Bản cũng từng bàng hoàng trước một vụ truyền máu nhiễm HIV mà người dân nước này gọi là Yakugai eizu Jiken với hậu quả khoảng 2.000 người bị bệnh chảy máu ở quốc gia này nhiễm HIV.

    Đây là những mẫu máu không qua xử lý nhiệt để vô trùng do những người làm việc trong Bộ Y tế Nhật Bản tắc trách. Vụ án được xem là đau lòng và cũng giống như ở Pháp, những người đứng đầu Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, giám đốc các công ty cung ứng máu, chữa bệnh đã bị buộc tội ngộ sát.

    Trong những năm gần đây, nhiều trường hợp truyền máu nhiễm HIV cho trẻ em đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Như vụ việc từng gây rúng động dư luận ở Ấn Độ là 23 trẻ em đã bị truyền nhầm máu nhiễm HIV tại bang Gujarat trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 8/2011. Hay sự việc một bé gái 12 tuổi ở Ảrập Xêút đã bị truyền máu nhiễm HIV vào tháng 2/2013.

    Chỉ riêng trong năm 2014, đã có những trường hợp nhiễm HIV qua đường máu khiến dư luận lo ngại như hơn 100 người tại Campuchia đã nhiễm HIV do bác sĩ dùng kim tiêm nhiều lần. Hay trường hợp mới nhất là bé gái 5 tuổi ở Trung Quốc nhiễm HIV do truyền máu sau khi phẫu thuật.

    HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. Giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV là AIDS được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong.

    HIV lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và qua lây truyền từ mẹ sang con. Hiện nay, những hoạt động truyền và hiến máu ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, khi tham gia những hoạt động này, người hiến máu và nhận máu cần có những lưu ý để không bị nhiễm HIV hay bất kì bệnh tật nào khác.

    Đảm bảo truyền máu an toàn

    Đối với người hiến máu, để không nhiễm HIV cho người khác, cần đảm bảo thể trạng của bản thân đáp ứng được mọi điều kiện của việc hiến máu. Những người biết rõ bản thân nhiễm HIV tuyệt đối không tham gia hiến máu, cần trả lời trung thực những câu hỏi của trung tâm hiến máu.

    Lựa chọn các trung tâm, địa điểm uy tín hiến máu để đảm bảo cho máu được dùng vào những việc có ích.

    Khi hiến máu cần quan sát để đảm bảo tất cả kim tiêm lấy máu đều là kim tiêm mới. Nếu thấy hiện tượng dùng lại kim tiêm, cần yêu cầu người phụ trách dùng thiết bị mới. Trong trường hợp bên cơ sở không chịu đáp ứng, có thể huỷ việc hiến máu.

    Đối với người muốn tiếp máu, chỉ nhận máu trong các trường hợp cần thiết. Với những trường hợp bác sỹ đảm bảo về lượng máu trong cơ thể, bệnh nhân và gia đình không nên thúc ép việc truyền máu. Uống viên sắt, các vitamin và khoáng chất cần thiết… là những cách giúp cải thiện máu trong cơ thể.

    Bên cạnh đó, lựa chọn những bệnh viện uy tín để truyền máu. Đây là những nơi có nguồn máu phong phú, máu được kiểm định chất lượng trước khi đem vào sử dụng. Khi nhận máu cần đảm bảo máu đã được qua xét nghiệm và các bệnh lây nhiễm khác.

    Đối với các nhân viên y tế, để không lây nhiễm HIV cho người bệnh hoặc chính bản thân, nhân viên y tế, bác sỹ cần tiến hành kiểm tra máu được truyền và máu của người nhận. Chỉ truyền những máu đã được xét nghiệm HIV cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường máu.

    Thận trọng trong việc truyền máu, tránh gây tổn thương. Đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ y tế trước mỗi lần sử dụng và không được sử dụng lại kim tiêm trong bất kỳ trường hợp nào.


    Thúy Vân
    http://tiengchuong.vn/

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những điều cần lưu ý khi hiến máu

    Saturday, 7 - February - 2015
    Máu được hiến tặng có thể phục hồi một cách nhanh chóng mà không gây ra bất cứ sự thâm hụt sức khỏe nào. Nhưng nếu có ý định hiến máu, tốt hơn hết là bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây.


    Hiến máu là một trong những đóng góp xã hội nhân đạo và dễ dàng thực hiện nhất. Máu hiến tặng của bạn có thể cứu sống được mạng người, trong khi đó lại đòi hỏi rất ít thời gian, công sức.

    Đừng hiến máu khi đói

    Chóng mặt và nhức đầu nhẹ là những tác dụng phụ phổ biến sau khi hiến máu. Để chống lại những tác dụng phụ không mong muốn này, đầu tiên, bạn phải nhớ ăn uống đủ để đảm bảo năng lượng. Bạn cũng đừng quên uống nước để giữ cơ thể đủ nước. Nếu có kế hoạch hiến máu trong tương lai, bạn nên chú ý ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt một vài ngày trước khi đi hiến máu.

    Đáp ứng các tiêu chuẩn

    Trước khi hiến máu, chuyên gia y tế sẽ kiểm tra xem bạn có đủ tiêu chuẩn hay không. Các bước kiểm tra bao gồm kiểm tra trọng lượng, nồng độ hemoglobin, huyết áp và bệnh sử. Các tiêu chí sau đây phải được đáp ứng :

    Tuổi: 18-60

    Cân nặng: Hơn hoặc bằng 45kg

    Hemoglobin: tối thiểu là 12,5gm%

    Bệnh sử: không có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu, không bị bệnh viêm gan B hoặc C và các bệnh mãn tính…

    Nghỉ ngơi ngay sau khi hiến máu

    Thủ tục hiến máu sẽ kéo dài khoảng 10-15 phút. Bạn sẽ được lấy khoảng 350 ml máu/lần hiến. Khi hiến máu, người hiến sẽ được nằm hoặc ngồi, thả lỏng cơ thể. Sau khi hiến máu, bạn có thể bị chóng mặt nhẹ. Vì vậy, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi thư giãn, không nên di chuyển nhanh.

    Ăn sau khi hiến máu

    Để phục hồi lại lượng máu đã hiến tặng và giảm chóng mặt, bạn nên ăn uống ngay sau khi hiến. Uống nước trái cây hoặc nước lọc sẽ bổ sung lượng chất lỏng một cách nhanh chóng. Tránh xa các chất caffeine và rượu.

    Đừng gắng sức

    Thông thường, người hiến máu sẽ cảm giác yếu đi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ngay cả khi cảm thấy bình thường thì thực chất cơ thể bạn vẫn chịu ảnh hưởng nhẹ trong ít nhất một ngày. Bởi vậy, lời khuyên đưa ra là bạn không nên hoạt động mạnh, luyện tập thể thao… sau khi hiến máu.
    Nguồn: nld.com.vn

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiến máu sau khi làm "chuyện ấy" không an toàn, có sao không?

    Thứ sáu, 04/03/2016 13:29


    Bác sĩ cho em hỏi: Ngày 20 em có quan hệ tình dục không sử dụng tránh thai, ngày 24 em có đi hiến máu. Sau đó em không thấy có kinh nguyệt. Bác sĩ cho em hỏi em có khả năng mang thai nhiều không ạ? Hiến máu này ảnh hưởng tới kì kinh nguyệt không ạ? Em cảm ơn ạ?

    (Thanh Thảo - hoaithuong...@gmail.com)


    BS Cao Thị Lan Hương:



    Hình minh họa. Nguồn Internet

    Chào em,

    Hiến máu không ảnh hưởng gì đến
    kinh nguyệt. Nếu em từng quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp tránh thai thì nên thử thai bằng que thử, từ ngày thứ 7 sau "quan hệ" là que thử có thể phát hiện được có thai hay không.

    Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác gây chậm kinh, như rối loạn nội tiết tố do stress quá mức, do u nang buồng trứng... Nếu thử thai âm tính mà vẫn chưa có kinh thì em nên khám phụ khoa, em nhé.

    Thân,

    http://alobacsi.com/san-phu-khoa/hie...q75440c215.htm

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan B, có hiến máu được không AloBacsi?

    Thứ bảy, 12/03/2016 19:54

    Em có đi xét nghiệm máu, bác sĩ nói em bị viêm gan B mãn tính và chức năng gan bình thường. Vì em có nhóm máu O nên em muốn đi hiến máu.






    Xin chào bác sĩ,

    Em có đi xét nghiệm máu, bác sĩ nói em bị viêm gan B mãn tính (HBsAg: POS Index =>1000 (Index <1; S/Co<1), Antin HBs <3,1) và chức năng gan bình thường. Vì em có nhóm máu O nên em muốn đi hiến máu. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của em có đi hiến máu được không ạ. Xin cám ơn.

    (Liem Thanh - liemthanh...@yahoo.com)



    Hình minh họa. Nguồn Internet


    Chào em,



    Trong máu em có virus gây viêm gan B nhưng chúng chưa tấn công gan của em, hay nói cách khác là cơ thể em và virus đang sống hòa thuận. Tuy nhiên, em vẫn có khả năng lây cho người khác nếu truyền máu.

    Trường hợp của em là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP
    hiến máu, vì virus khi qua cơ thể người khác có thể sẽ không “hiền” như vậy nữa, có thể gây viêm gan cấp, suy gan cấp cho người được nhận máu.

    Thân,


    BS Cao Thị Lan Hương - AloBacsi.com

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có được hiến máu sau 1 tháng bỏ thai?

    Thứ năm, 31/03/2016 10:34

    Chào Bác Sĩ,

    Tôi vừa hút điều hòa kinh nguyệt 1 tháng thì hiến máu được không, AloBacsi ơi? (Cao Thị Lập - caolap…@gmail.com)


    BS Trần Thị Thu Cúc:




    Ảnh minh họa - nguồn internet


    Chào bạn,

    Sau khi hút thai sẽ có tình trạng mất máu cấp, trong giai đoạn này cơ thể khá suy yếu. Nếu
    hiến máu, máu bạn cho đi không ảnh hưởng đến người nhận, tuy nhiên có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tốt nhất nên trì hoãn ba tháng sau khi điều hòa kinh nguyệt, bạn nhé.

    http://alobacsi.com/huyet-hoc/co-duo...q77801c191.htm

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vì sao sau hiến máu cánh tay chuyển màu xanh?

    Chủ nhật, 03/04/2016 13:26

    Vì sao sau hiến máu cánh tay chuyển màu xanh?

    Cháu chào BS,

    Khi đi hiến máu về, cánh tay lấy máu bị chuyển sang màu xanh hay vàng là bị sao ạ? Cháu cảm ơn.

    (Tam Le - Thanh Hóa)


    BS Cao Thị Lan Hương:





    Ảnh minh họa - nguồn internet


    Chào bạn,





    Hiện tượng đó là do rỉ một chút máu từ lòng mạch ra mô xung quanh, giống như bầm da do va chạm, chấn thương vậy. Hiện tượng này lành tính, sẽ tự mất đi sau vài ngày, nếu muốn mất nhanh có thể chườm ấm, em nhé.


    http://alobacsi.com/benh-khac/vi-sao...q77909c196.htm

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoãn hiến máu tối thiểu 28 ngày với người mắc hoặc có dấu hiệu nhiễm vi rút Zika

    Thứ tư, 20 Tháng tư 2016, 11:25 GMT+7

    Tối 19-4, Bộ Y tế đã công bố hướng dẫn mới nhất về an toàn truyền máu phòng lây nhiễm vi rút Zika.

    Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế có hoạt động cung cấp, sử dụng máu lâm sàng cần khẩn trương, nghiêm túc triển khai một số biện pháp bảo đảm an toàn truyền máu.


    Cụ thể, các cơ sở điều trị cần trì hoãn hiến máu tạm thời tối thiểu 28 ngày đối với những người đã được chẩn đoán hoặc khẳng định nhiễm vi rút Zika; những người ở trong vùng dịch, người có triệu chứng lâm sàng sốt nhẹ, ban dát sần trên da, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt; người có quan hệ tình dục không an toàn với người có chẩn đoán nhiễm vi rút Zika...




    Để phòng ngừa lây nhiễm vi rút Zika đối với người nhận máu, đặc biệt là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các cơ sở y tế nên sử dụng máu và chế phẩm máu lấy từ vùng hoàn toàn không có dịch, nếu là máu lấy từ vùng nghi ngờ thì chỉ dùng sau lưu trữ hơn 14 ngày...

    Thu Trang


    VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Hiến máu tình nguyện sau khi quan hệ đồng tính 21 ngày - Bệnh khác

    07/05/2016 14:23

    Xét nghiệm HIV hiện tại có các phương pháp sau:
    - Xét nghiệm phát hiện kháng thể:
    . Đây là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV.
    . Các xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV bao gồm: Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA), kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV, kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh), xét nghiệm khẳng định (Western blot).
    . Ưu điểm của các xét nghiệm phát hiện kháng thể là nhanh, kỹ thuật không quá khó, giá thành vừa phải.
    . Nhược điểm là độ nhạy và độ đặc hiệu của một số sinh phẩm hạn chế, do vậy phải kết hợp các chiến lược khác nhau khi cần chẩn đoán xác định nhiễm HIV.
    - Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên:
    . Đây là loại xét nghiệm phát hiện chính bản thân virus HIV.
    . Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV bao gồm: Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào để xác định sự nhân lên của vius, phát hiện KN p24 của virus trong máu, hát hiện các axit nucleic (RNA) của virus hoặc DNA (provirut) trong tế bào nhiễm.
    . Ưu điểm của xét nghiệm này là phát hiện trực tiếp kháng nguyên nên chỉ ra được tình trạng nhiễm HIV ngay cả khi chưa có đáp ứng kháng thể.
    . Nhược điểm: đây là các xét nghiệm khó và tốn kém.

    http://doisongkhoe.com/hien-mau-tinh...gay-114500.faq

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ năm, 15/09/2016 16:17
    Những ai không nên bán/ hiến máu?

    Thưa bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 7 thì có bán máu dươc không? Một lần bán được bao nhiêu đơn vị? Mong bác sĩ tư vấn giúp.





    Thưa bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 7 thì có bán máu dươc không? Một lần bán được bao nhiêu đơn vị? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn.

    (Nguyễn Thị J. - hoithegiannuoc)





    Chào bạn,

    Theo quy định, những người không cho/ bán máu được bao gồm:

    + Người quan hệ tình dục với gái mại dâm, có "quan hệ" với nhiều bạn tình
    + Người nghiện ma tuý
    + Người bị nhiễm HIV/AIDS
    + Người nghiện rượu
    + Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B, C
    + Người sống lang thang không nơi cư trú rõ ràng



    Như vậy, phụ nữ mang thai vẫn có thể hiến máu được.




    Hình minh họa. Nguồn Internet


    Tuy nhiên, bạn đang mang thai tháng thứ 7. Chắc hẳn sẽ có nhiều nguyên nhân về tài chính khiến bạn đang ra quyết định muốn bán máu khi đang mang thai nhưng AloBacsi vẫn khuyên bạn không nên hiến máu và thận trọng với quyết định này.

    Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển mạnh và cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Việc bán máu trong giai đoạn này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

    Một lần nữa, AloBacsi khuyên bạn nên thận trọng với quyết định của mình.

    Bạn cần được bác sĩ Sản phụ khoa tư vấn cụ thể.

    Thân ái.

    AloBacsi.vn


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •