Kết quả 1 đến 16 của 16

Chủ đề: Phương pháp xét nghiệm nào tốt? Tản mạn về HIV testing (cập nhật 8/2010)

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Phương pháp ELISA

    Phương pháp ELISA


    ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) là một kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu cần phân tích. Hiện nay ELISA được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như y học, nông nghiệp và đặc biệt là trong các quy trình kiểm tra an toàn chất lượng các sản phẩm thực phẩm.


    1. Khái niệm về ELISA
    Nguyên tắc: Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay- xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme) có rất nhiều dạng mà đặc điểm chung là đều dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp (thường là nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể với kháng nguyên và thông qua cường độ màu mà biết được nồng độ kháng nguyên hay kháng thể cần phát hiện.
    Phương pháp này được thiết kế cho việc phát hiện và định lượng vật chất như peptides, protein, antibodies, hormone,… Đôi khi nó còn được gọi bởi một tên gọi khác là EIA (Enzyme ImmunoAssay)
    Kĩ thuật này khá nhạy và đơn giản, cho phép ta xác định kháng nguyên hoặc kháng thể ở một nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 ng/ml). So với kĩ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA- Radio Immuno Assay) thì kĩ thuật này rẻ tiền và an toàn hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác như nhau. ELISA được dùng để xác định nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh.
    Kĩ thuật ELISA gồm ba thành phần tham gia phản ứng là: kháng nguyên, kháng thể và chất tạo màu; thực hiện qua hai bước:
    - Phản ứng miễn dịch học: Là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể
    - Phản ứng hóa học: Thông qua hoạt tính xúc tác của enzyme làm giải phóng oxy nguyên tử [O] từ H2O2 để oxy hóa cơ chất chỉ thị màu, do đó làm thay đổi màu của hỗn hợp trong dung dịch thí nghiệm.



    (Trích từ Chemicon International)


    2. Phân loại ELISA

    2.1. Direct ELISA (ELISA trực tiếp)
    Direct ELISA: Đây là dạng đơn giản nhất của phương pháp ELISA. Trong đó, kháng nguyên cần phát hiện sẽ được gắn trực tiếp lên bề mặt giá thể và sẽ được phát hiện bằng một kháng thể duy nhất (kháng thể này đã được gắn enzyme).

    Sơ đồ 2.1: Tiến trình thực hiện phản ứng ELISA trực tiếp

    - Ưu điểm: Đơn giản nhất
    - Nhược điểm:
    + Độ đặc hiệu bị giới hạn vì thường thì kháng nguyên có ít nhất là 2 epitope (trình diện kháng nguyên) mà phương pháp này chỉ sử dụng 1 kháng thể gắn vào một epitope.
    + Phải đánh dấu cho từng kháng thể chuyên biệt với từng đối tượng.

    2.2. ELISA gián tiếp
    Indirect ELISA: Phương pháp này khác Direct ELISA ở chỗ kháng thể bắt kháng nguyên không được gắn enzyme mà nó là mục tiêu gắn đặc hiệu của một kháng thể khác (kháng thể này mới là kháng thể được gắn với enzyme).


    Sơ đồ 2.2: Tiến trình thực hiện phản ứng ELISA gián tiếp

    - Ưu điểm: Kháng thể gắn enzyme có thể sử dụng để đánh dấu cho nhiều loại kháng nguyên nên tiện lợi và kinh tế hơn, dễ dàng thương mại hóa.
    - Nhược điểm: Độ đặc hiệu của từng kháng huyết thanh là khác nhau. Điều này dẫn đến kết quả khác nhau giữa các thí nghiệm và do đó cần phải thử nghiệm với nhiều kháng huyết thanh khác nhau để kết quả có thể tin tưởng được.
    2.3. Sandwich ELISA
    Đây là một dạng ELISA được sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn do nó cho phản ứng mạnh và nhạy. Được gọi là “sandwich” là do kết quả thí nghiệm được đánh giá thông qua sự kết hợp của hai loại kháng thể là kháng thể bắt (capture antibodies) và kháng thể phát hiện (detection antibodies). Kỹ thuật này cũng được phân làm hai dạng là Direct sandwich ELISA (DAS-ELISA - Double antibody sandwich) và Indirect sandwich ELISA (TAS-ELISA – Triple antibody sandwich).
    DAS ELISA gồm sự dính thụ động của kháng thể vào pha rắn (đáy giếng). Những kháng thể này sau đó kết hợp với các kháng nguyên được thêm vào. Những kháng nguyên được pha loãng trong blocking buffer nhằm ngăn sự dính không chuyên biệt của chúng vào pha rắn. Ở đây, những phần của blocking buffer không nên chứa bất kỳ kháng nguyên nào mà có thể kết hợp với kháng thể bắt. Sau khi ủ và rửa, chỉ còn phức hợp kháng nguyên - kháng thể dính vào pha rắn.
    Kháng thể bắt sau đó được thêm vào. Do vậy, đây là sự kết hợp trực tiếp với kháng nguyên đích và kháng thể bắt. Kháng thể thứ hai này có thể giống kháng thể một hoặc khác về nguồn động vật hay loài động vật sản xuất kháng thể. Sau khi ủ, rửa, thêm cơ chất vào và đọc trên máy đo quang phổ. Vì sử dụng một kháng thể gắn kết với enzyme nên hệ thống bị giới hạn về tính chuyên biệt và những thành phần gắn liền với kháng thể chuyên biệt. Điều này giới hạn sự linh hoạt của phương pháp, ví dụ như mỗi kháng thể được sử dụng phải được đánh dấu riêng (cho những kháng nguyên khác nhau). Theo cách này, direct ELISA bị giới hạn về sự chuẩn bị kháng thể. Hệ thống cũng bị giới hạn ở chỗ kháng nguyên phải có ít nhất hai epitope vì cả hai kháng thể bắt và phát hiện đều kết hợp trực tiếp với kháng nguyên.
    Kháng thể bắt trên pha rắn và kháng thể phát hiện có thể chống lại những epitope khác nhau trên phức hợp kháng nguyên. Do đó, thuận lợi khi khảo sát sự khác biệt nhỏ giữa những kháng nguyên nếu sử dụng kháng thể phát hiện và kháng thể bắt khác nhau. Việc sử dụng cùng một kháng thể bắt và phát hiện có thể dẫn đến vấn đề khi có giới hạn về vị trí gắn kết sẵn có cho sự phát hiện. Kích thước và mối quan hệ không gian của các epitope trên kháng nguyên đích là rất quan trọng và có thể ảnh hưởng mạnh đến thử nghiệm.
    Sandwich ELISA có thể được chia làm hai hệ thống:
    2.3.1 Sandwich ELISA trực tiếp


    Sơ đồ 2.3: Tiến trình thực hiện ELISA Sandwich trực tiếp
    - Ưu điểm: Có thể phát hiện sự khác biệt nhỏ giữa các kháng nguyên nếu sử dụng kháng thể bắt và kháng thể phát hiện khác nhau.
    - Vì phương pháp này có ưu điểm hơn hẳn những phương pháp khác mà chúng tôi chọn phương pháp này để chẩn đoán bệnh virus đang nghiên cứu.

    Chú ý: nếu sử dụng kháng thể bắt và kháng thể phát hiện giống nhau có thể dẫn đến vấn đề nếu có sự giới hạn vị trí kết hợp sẵn có để phát hiện. Mối quan hệ về kích thước và vị trí không gian của các epitope cũng có ảnh hưởng đến thử nghiệm.
    2.3.2 Sandwich ELISA gián tiếp


    Sơ đồ 2.4: Tiến trình thực hiện phản ứng ELISA Sandwich gián tiếp
    Chuyên biệt hơn Direct sanwich ELISA do antispecies kháng thể được gắn enzyme không phản ứng với kháng thể bắt kháng nguyên.
    2.4. Phản ứng ức chế /cạnh tranh
    Phản ứng cạnh tranh mang nghĩa là hai chất tham gia phản ứng cùng ái lực bắt cặp với chất thứ ba. Phản ứng cạnh tranh đúng đắn thì hai chất cạnh tranh phải được đưa vào đồng thời.
    Sự khác biệt giữa ức chế và cạnh tranh. Cả hai phản ứng đều có sự tham gia của hai kháng thể phản ứng với kháng nguyên. Nếu một kháng thể được ủ trước phản ứng đó được gọi là ức chế (blocking/ inhibition assays). Phản ứng cạnh tranh mang nghĩa cả hai kháng thể được thêm vàođồng thời với nhau (hình 1).

    Hình 1 : sự khác biệt giữa ức chế và cạnh tranh
    2.4.1. Direct C-Elisa: Kiểm tra kháng nguyên
    Direct C-ELISA kiểm tra kháng nguyên được mô tả ở sơ đồ 2.5
    Trong hệ thống trực tiếp, lượng kháng nguyên trên bề mặt đĩa và lượng kháng thể gắn enzyme đã được chuẩn độ để tối ưu. Kháng nguyên và kháng thể gắn enzyme được thêm vào đĩa cùng một lúc để tạo ưu thế cạnh tranh.
    Nếu kháng nguyên tương tự hoặc cùng như kháng nguyên đã được gắn trên đĩa thì kháng thể gắn enzyme sẽ gắn lên kháng nguyên này. Khi nồng độ của kháng nguyên cạnh tranh cao sẽ ngăn cản bất kỳ sự kết hợp của kháng thể gắn enzyme với kháng nguyên trên bề mặt đĩa (cạnh tranh 100%). Nếu nồng độ kháng nguyên cạnh tranh giảm (ví dụ : pha loãng) sự cạnh tranh sẽ giảm. Như vậy nồng độ kháng nguyên cạnh tranh càng cao thì độ hấp thu màu càng giảm.
    Kháng nguyên cạnh tranh có thể được thêm trực tiếp vào đĩa nếu nó được pha loãng trong blocking buffer trước khi thêm kháng thể gắn enzyme.
    Mức độ cạnh tranh theo thời gian phụ thuộc vào mối tương quan của nồng độ phân tử cần kiểm tra và kháng nguyên trên bề mặt đĩa (và mức độ tương đồng của kháng nguyên).
    Sau khi ủ và rửa, lượng kháng thể được đánh dấu được định lượng sau khi thêm cơ chất. khi không có kháng nguyên trong mẫu kiểm tra hay không có sự tương đồng của kháng nguyên thì không có sự gắn kết với kháng nguyên được đánh dấu và không có sự cạnh tranh với kháng nguyên này. Kết quả là mẫu có chứa kháng nguyên thì sự cạnh tranh làm giảm cường độ màu còn đối chứng âm thì không.

    Sơ đồ 2.5. Direct C-ELISA kiểm tra kháng nguyên
    2.4.2. Direct C-Elisa: Kiểm tra kháng thể
    Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể được mô tả chi tiết ở sơ đồ 2.6.
    Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể tương tự với Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể. Sự cạnh tranh ở đây là giữa kháng thể trong mẫu và kháng thể được đánh dẫu với các vị trí trên kháng nguyên trên đĩa. Mẫu và kháng thể đánh dấu được trộn với nhau trước khi thêm vào đĩa.

    Sơ đồ 2.6. Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể

    3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của phản ứng ELISA - Số lượng kháng thể thứ nhất được gắn vào đáy giếng
    - Ái lực của kháng thể thứ nhất đối với kháng nguyên
    - Ái lực của kháng thể thứ hai đối với kháng nguyên

    4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ELISA

    • Nếu các đối chứng âm cho kết quả dương tính thì có thể do sự nhiễm từ chất tạo màu hoặc từ kháng thể được đánh dấu hoặc chính các đối chứng bị nhiễm.
    • Nếu màu không xuất hiện đối với đối chứng dương hoặc đối với mẫu thì phải kiểm tra lại tất cả hoá chất bao gồm: hạn sử dụng, nồng độ, điều kiện bảo quản
    • Nếu màu xuất hiện quá thấp đối với đối chứng dương và cả mẫu kiểm tra thì phải kiểm tra lại kháng thể được gắn enzyme và nồng độ của chất tạo màu.
    • Nếu có tạo màu đối với mẫu nhưng không tạo màu với đối chứng dương thì có thể kiểm tra lại nguồn gốc đối chứng, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.
    • Khi chạy lại một thử nghiệm trong điều kiện đang gặp sự cố thì chỉ nên thay đổi một yếu tố thí nghiệm.


    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HƯỚNG DẪN
    Quốc gia về xét nghiệm huyết thanh học HIV
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 1098/QĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 2013
    của Bộ trưởng Bộ Y tế)
    Chương I
    XÉT NGHIỆM HIV Ở VIỆT NAM
    I. MỤC ĐÍCH XÉT NGHIỆM HIV
    1. An toàn truyền máu và cấy ghép mô, nội tạng: xét nghiệm sàng lọc
    HIV để đảm bảo an toàn truyền máu và các chế phẩm của máu, cấy ghép mô
    và nội tạng, cho tinh dịch, trứng, phôi (sau đây gọi chung là an toàn truyền
    máu).
    2. Giám sát dịch tễ HIV/AIDS: xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong một số
    nhóm quần thể nhất định theo thời gian và địa điểm nhằm theo dõi sự phân
    bố, chiều hướng phát triển của dịch nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế
    hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
    HIV/AIDS.
    3. Chẩn đoán nhiễm HIV: xác định tình trạng nhiễm HIV của người
    được làm xét nghiệm.
    4. Dùng cho các mục đích nghiên cứu.
    II. NGUYÊN TẮC XÉT NGHIỆM HIV
    1. Đảm bảo tính bí mật, tự nguyện.
    2. Được tư vấn trước và sau xét nghiệm.
    3. Tuân thủ chiến lược và phương cách xét nghiệm.
    4. Đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
    III. CÁC CHIẾN LƯỢC XÉT NGHIỆM
    Xét nghiệm HIV được tiến hành theo những chiến lược khác nhau tùy
    thuộc vào mục đích xét nghiệm, tỷ lệ hiện nhiễm HIV của quần thể xét
    nghiệm.
    1. Chiến lược I (áp dụng cho an toàn truyền máu): mẫu được coi là
    dương tính với kháng thể HIV khi mẫu đó có phản ứng với một xét nghiệm

    Page 3

    3
    bằng sinh phẩm (sau đây được ký hiệu là SP) có độ nhạy cao. Trong an toàn
    truyền máu, cấy ghép mô tạng và thụ tinh nhân tạo, những túi máu, sản phẩm
    máu hoặc mô, bộ phận cơ thể phải loại bỏ nếu có kết quả xét nghiệm dương
    tính hoặc nghi ngờ.
    2. Chiến lược II (áp dụng cho giám sát dịch tễ): mẫu được coi là dương
    tính với chiến lược II khi mẫu đó có phản ứng với cả hai loại sinh phẩm có
    nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau, sinh phẩm thứ nhất (SP1)
    phải có độ nhạy cao, sinh phẩm thứ hai (SP2) có độ đặc hiệu cao.
    2.1. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất không có phản ứng, kết
    luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    2.2. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất cho phản ứng (SP1+),
    tiếp tục thực hiện xét nghiệm với sinh phẩm thứ hai.
    - Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai cho phản ứng (SP1+, SP2
    +), kết luận mẫu dương tính với kháng thể HIV.
    - Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai không có phản ứng (SP1+,
    SP2-), kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    2.3. Kết quả xét nghiệm này chỉ dùng cho mục đích giám sát dịch tễ
    không thông báo cho người được làm xét nghiệm.
    2.4. Lưu ý: chỉ được thông báo kết quả cho người được làm xét nghiệm
    khi tiếp tục thực hiện xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ ba (SP3) theo quy định
    của chiến lược III.
    3. Chiến lược III (áp dụng cho xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV): mẫu
    được coi là dương tính với chiến lược III khi mẫu đó có phản ứng với cả ba
    loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Sinh
    phẩm thứ nhất (SP1) dùng để sàng lọc có độ nhạy cao, các sinh phẩm tiếp theo
    (SP2, SP3) để khẳng định có độ đặc hiệu cao.
    3.1. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất không có phản ứng, kết
    luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    3.2. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất cho phản ứng (SP1+),
    tiếp tục thực hiện xét nghiệm với sinh phẩm thứ hai (SP2).
    a) Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai cho phản ứng (SP1+, SP2
    +), thì tiếp tục thực hiện với sinh phẩm thứ ba (SP3).
    - Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba cho phản ứng (SP1+, SP2+,
    SP3+), kết luận mẫu dương tính với kháng thể HIV và được phép trả lời kết
    quả cho người được làm xét nghiệm.
    - Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba không cho phản ứng (SP1+,
    SP2+, SP3-), kết luận mẫu không xác định, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại
    sau 14 ngày.

    Page 4

    4
    b) Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai không cho phản ứng
    (SP1+, SP2-), thực hiện lại xét nghiệm với cả sinh phẩm thứ nhất (SP1) và thứ
    hai (SP2) để kiểm tra loại trừ sai sót kỹ thuật.
    b1. Nếu kết quả xét nghiệm với cả hai sinh phẩm không cho phản ứng
    (SP1-, SP2-), kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV;
    b2. Nếu kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2+) hoặc (SP1+, SP2-) thực hiện
    tiếp xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba (SP3), kết quả cả 3 lần làm xét nghiệm
    sẽ được phân tích và biện luận như sau:
    + Kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2+, SP3+), kết luận mẫu dương tính với
    kháng thể HIV.
    + Kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2+, SP3-) hoặc (SP1+, SP2-, SP3+), kết
    luận mẫu không xác định, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày.
    + Kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2-, SP3-) và người được làm xét nghiệm
    không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV có thể kết luận là mẫu âm tính với
    kháng thể HIV; nếu người được làm xét nghiệm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm
    HIV, kết luận mẫu không xác định và yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14
    ngày; trường hợp người được làm xét nghiệm không có yếu tố nguy cơ lây
    nhiễm HIV nhưng nếu SP1 là sinh phẩm xét nghiệm phát hiện cả kháng
    nguyên và kháng thể trong khi SP2 và SP3 là sinh phẩm chỉ phát hiện kháng
    thể thì yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày.
    3.3. Trong các trường hợp kết quả xét nghiệm không xác định, đề nghị
    lấy máu xét nghiệm lại lần 2 sau 14 ngày và nếu kết quả xét nghiệm sau 14
    ngày vẫn tiếp tục không xác định thì phân tích và biện luận như sau:
    - Không có sự thay đổi hoặc giảm mức độ phản ứng với cùng loại sinh
    phẩm đã được sử dụng trong 2 lần xét nghiệm, kết luận mẫu âm tính với
    kháng thể HIV.
    - Có sự gia tăng mức độ phản ứng với cùng loại sinh phẩm đã được sử
    dụng trong 2 lần xét nghiệm, yêu cầu lấy mẫu làm lại xét nghiệm lần 3 sau 14
    ngày
    - Các phòng xét nghiệm có thể gửi mẫu không xác định lên phòng xét
    nghiệm tham chiếu tuyến trên để làm các xét nghiệm khẳng định khác.
    3.4. Trong các trường hợp kết quả xét nghiệm lần 3 tiếp tục không xác
    định, kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    IV. THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HIV
    1. Phòng xét nghiệm sàng lọc HIV
    a) Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính thì tư vấn và trả lời kết quả
    cho người được làm xét nghiệm là âm tính với kháng thể HIV.

    Page 5

    5
    b) Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính, mẫu bệnh phẩm cần
    được gửi lên phòng xét nghiệm khẳng định HIV.
    2. Phòng xét nghiệm khẳng định HIV
    a) Thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng một loại sinh phẩm và xét
    nghiệm khẳng định với các mẫu lần đầu có phản ứng theo chiến lược III và trả
    lời kết quả cho người được làm xét nghiệm hoặc các phòng xét nghiệm gửi
    mẫu khẳng định.
    b) Chỉ những phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận là
    phòng xét nghiệm khẳng định HIV mới được phép trả lời kết luận các trường
    hợp nhiễm HIV.
    c) Trường hợp người được làm xét nghiệm lần đầu có kết quả xét
    nghiệm dương tính với kháng thể HIV nên lấy máu xét nghiệm lại lần 2 để
    tránh nhầm lẫn trong trường hợp lấy máu lần đầu.
    V. PHƯƠNG CÁCH XÉT NGHIỆM HIV
    1. Phương cách xét nghiệm: là thứ tự thực hiện các xét nghiệm bằng các
    sinh phẩm cụ thể đã được lựa chọn.
    2. Thứ tự thực hiện xét nghiệm bằng các sinh phẩm được lựa chọn trong
    một phương cách xét nghiệm cần bảo đảm nguyên tắc: sinh phẩm sàng lọc
    đầu tiên phải có độ nhạy cao, các sinh phẩm bổ sung phải có độ đặc hiệu cao
    ưu tiên các sinh phẩm có độ nhậy cao.
    Việc xây dựng các phương cách xét nghiệm cần lựa chọn từ các sinh
    phẩm không hoặc ít có cùng nhược điểm như cùng âm tính giả hoặc cùng
    dương tính giả.
    Lựa chọn một phương cách xét nghiệm tùy thuộc vào: mục đích xét
    nghiệm; số lượng mẫu; yêu cầu thời gian trả lời kết quả; tỷ lệ nhiễm; điều
    kiện cụ thể và năng lực thực tế của cơ sở xét nghiệm.
    Các sinh phẩm xét nghiệm phải được Bộ Y tế cho phép sử dụng.
    VI. SINH PHẨM XÉT NGHIỆM HIV
    1. Độ nhạy và độ đặc hiệu là hai yếu tố quan trọng xác định chất lượng
    của một sinh phẩm xét nghiệm HIV.
    2. Sinh phẩm có độ nhạy cao cho kết quả âm tính giả thấp, sinh phẩm có
    độ nhạy cao thường dùng trong xét nghiệm sàng lọc, đặc biệt trong sàng lọc
    an toàn truyền máu hoặc cấy ghép mô, nội tạng, cần tuân thủ các quy định
    chuyên môn trong công tác an toàn truyền máu hoặc được sử dụng trong xét
    nghiệm sàng lọc ban đầu trong chẩn đoán nhiễm HIV.

    Page 6

    6
    3. Một sinh phẩm có độ đặc hiệu cao cho kết quả dương tính giả thấp,
    sinh phẩm có độ đặc hiệu cao thường dùng trong các xét nghiệm lần thứ 2 và
    thứ 3 trong chẩn đoán nhiễm HIV.
    a) Các sinh phẩm dùng trong xét nghiệm HIV phải có độ nhạy tối
    thiểu > 99,5% đối với các sinh phẩm xét nghiệm nhanh, 100% với các kỹ thuật
    ELISA/hóa phát quang/điện hóa phát quang và độ đặc hiệu tối thiểu > 98%. Các
    tiêu chuẩn này cần dựa theo các đánh giá tiêu chuẩn của các tổ chức Y tế Thế giới,
    CDC Hoa kỳ hoặc đánh giá của Quốc gia và các đánh giá của các tổ chức có uy
    tín khác.
    b) Trong an toàn truyền máu phải sử dụng các sinh phẩm có độ nhạy cao
    với mẫu chuyển đổi huyết thanh.
    c) Các sinh phẩm phải phát hiện được kháng thể kháng HIV1 và HIV2
    trong đó có khả năng phát hiện được tất cả các phân nhóm của HIV-1 trong
    đó chú ý đến phân nhóm M, N, O.
    VII. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM HIV
    Các xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV được chia thành các phương pháp
    chính:
    1. Phương pháp gián tiếp: phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng
    HIV trong máu hoặc các dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV ở người
    lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi.
    2. Phương pháp trực tiếp: phát hiện sự hiện diện các thành phần của HIV
    a) Phát hiện các axit nucleotit của vi rút:
    + HIV-ADN provirus (có trong tế bào nhiễm).
    + HIV-ARN (vi rút tự do trong huyết tương).
    b) Phát hiện kháng nguyên vi rút trong máu (p24).
    3. Phương pháp phát hiện đồng thời kháng nguyên và kháng thể.

  3. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Mongmotcohoisong (09-03-2024)

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giải thích 3 PP Eliza của Pastuer:
    1. Sinh phẩm: GENSCREEN® ULTRA HIV Ag-Ab: Kỹ thuật ELISA thế hệ 4 (phát hiện cả kháng nguyên và kháng thể). (XN kép) <=> Combo Ag/Ab
    Độ nhạy: 100%, Độ đặc hiệu: 99,75%.
    2. Sinh phẩm: Murex HIV Ag/Ab Combination: Kỹ thuật ELISA thế hệ 4 (phát hiện kháng nguyên và kháng thể HIV). (XN kép) <=> Combo Ag/Ab
    Độ nhạy: 100%, Độ đặc hiệu: 99,78%.

    3. Sinh Phẩm: Determine HIV 1/2 Ab <=>
    GENSCREEN® HIV ½ Version 2: Kỹ thuật ELISA thế hệ 3 ( phát hiện kháng thể kháng HIV).
    Độ nhạy: 100%, Độ đặc hiệu: 99,98%.

    CHIẾN LƯỢC 3 = 3 PP ELIZA:
    3. Chiến lược III (áp dụng cho xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV): mẫu được coi là dương tính với chiến lược III khi mẫu đó có phản ứng với cả ba loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Sinh phẩm thứ nhất (SP1) dùng để sàng lọc có độ nhạy cao, các sinh phẩm tiếp theo (SP2, SP3) để khẳng định có độ đặc hiệu cao.
    3.1. Kết quả xét nghiệm với
    sinh phẩm thứ nhất không có phản ứng, kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV. (Áp dụng 1 trong 2 sinh phẩm Ag/Ab)
    3.2. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất cho phản ứng (SP1
    +), tiếp tục thực hiện xét nghiệm với sinh phẩm thứ hai (SP2).(Áp dụng 1 trong 2 sinh phẩm Ag/Ab)
    a) Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai cho phản ứng (SP1
    +, SP2 +), thì tiếp tục thực hiện với sinh phẩm thứ ba (SP3).
    - Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba cho phản ứng (SP1
    +, SP2+, SP3+), kết luận mẫu dương tính với kháng thể HIV và được phép trả lời kết quả cho người được làm xét nghiệm.
    - Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba không cho phản ứng (SP1
    +, SP2+, SP3-), kết luận mẫu không xác định, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày.
    b) Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai không cho phản ứng (SP1
    +, SP2-), thực hiện lại xét nghiệm với cả sinh phẩm thứ nhất (SP1) và thứ hai (SP2) để kiểm tra loại trừ sai sót kỹ thuật.
    b1. Nếu kết quả xét nghiệm với cả hai sinh phẩm không cho phản ứng (SP1-, SP2-), kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV;
    b2. Nếu kết quả xét nghiệm (SP1
    +, SP2+) hoặc (SP1+, SP2-) thực hiện tiếp xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba (SP3), kết quả cả 3 lần làm xét nghiệm sẽ được phân tích và biện luận như sau:
    + Kết quả xét nghiệm (SP1
    +, SP2+, SP3+), kết luận mẫu dương tính với kháng thể HIV.
    + Kết quả xét nghiệm (SP1
    +, SP2+, SP3-) hoặc (SP1+, SP2-, SP3+), kết luận mẫu không xác định, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày.
    + Kết quả xét nghiệm (SP1
    +, SP2-, SP3-) và người được làm xét nghiệm không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV có thể kết luận là mẫu âm tính với kháng thể HIV; nếu người được làm xét nghiệm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV, kết luận mẫu không xác định và yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày; trường hợp người được làm xét nghiệm không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng nếu SP1 là sinh phẩm xét nghiệm phát hiện cả kháng nguyên và kháng thể trong khi SP2 và SP3 là sinh phẩm chỉ phát hiện kháng thể thì yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày.
    3.3. Trong các trường hợp kết quả xét nghiệm không xác định, đề nghị lấy máu xét nghiệm lại lần 2 sau 14 ngày và nếu kết quả xét nghiệm sau 14 ngày vẫn tiếp tục không xác định thì phân tích và biện luận như sau:
    - Không có sự thay đổi hoặc giảm mức độ phản ứng với cùng loại sinh phẩm đã được sử dụng trong 2 lần xét nghiệm, kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    - Có sự gia tăng mức độ phản ứng với cùng loại sinh phẩm đã được sử dụng trong 2 lần xét nghiệm, yêu cầu lấy mẫu làm lại xét nghiệm lần 3 sau 14 ngày
    - Các phòng xét nghiệm có thể gửi mẫu không xác định lên phòng xét nghiệm tham chiếu tuyến trên để làm các xét nghiệm khẳng định khác.
    3.4.
    Trong các trường hợp kết quả xét nghiệm lần 3 tiếp tục không xác định, kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-06-2014 lúc 09:02.

  5. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Tungthanhtran (15-03-2014)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Anh Tanmecsedec cho hỏi xét nghiệm combi ag/ab (ECLIA) có khác gì pp elisa không anh
    Bởi lamlo922 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 62
    Bài viết cuối: 09-06-2014, 11:01
  2. Các nguyên lý và phương pháp xét nghiệm hiv
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 15-12-2013, 22:23
  3. 9 tuần xét nghiệm bằng phương pháp detemire 1/2 âm tính thì tin k anh chi ơi huhu
    Bởi Xinchoemmotloikhuyen trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 18
    Bài viết cuối: 09-08-2013, 16:48

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •