Kết quả 1 đến 16 của 16

Chủ đề: Phương pháp xét nghiệm nào tốt? Tản mạn về HIV testing (cập nhật 8/2010)

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HƯỚNG DẪN
    Quốc gia về xét nghiệm huyết thanh học HIV
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 1098/QĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 2013
    của Bộ trưởng Bộ Y tế)
    Chương I
    XÉT NGHIỆM HIV Ở VIỆT NAM
    I. MỤC ĐÍCH XÉT NGHIỆM HIV
    1. An toàn truyền máu và cấy ghép mô, nội tạng: xét nghiệm sàng lọc
    HIV để đảm bảo an toàn truyền máu và các chế phẩm của máu, cấy ghép mô
    và nội tạng, cho tinh dịch, trứng, phôi (sau đây gọi chung là an toàn truyền
    máu).
    2. Giám sát dịch tễ HIV/AIDS: xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong một số
    nhóm quần thể nhất định theo thời gian và địa điểm nhằm theo dõi sự phân
    bố, chiều hướng phát triển của dịch nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế
    hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
    HIV/AIDS.
    3. Chẩn đoán nhiễm HIV: xác định tình trạng nhiễm HIV của người
    được làm xét nghiệm.
    4. Dùng cho các mục đích nghiên cứu.
    II. NGUYÊN TẮC XÉT NGHIỆM HIV
    1. Đảm bảo tính bí mật, tự nguyện.
    2. Được tư vấn trước và sau xét nghiệm.
    3. Tuân thủ chiến lược và phương cách xét nghiệm.
    4. Đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
    III. CÁC CHIẾN LƯỢC XÉT NGHIỆM
    Xét nghiệm HIV được tiến hành theo những chiến lược khác nhau tùy
    thuộc vào mục đích xét nghiệm, tỷ lệ hiện nhiễm HIV của quần thể xét
    nghiệm.
    1. Chiến lược I (áp dụng cho an toàn truyền máu): mẫu được coi là
    dương tính với kháng thể HIV khi mẫu đó có phản ứng với một xét nghiệm

    Page 3

    3
    bằng sinh phẩm (sau đây được ký hiệu là SP) có độ nhạy cao. Trong an toàn
    truyền máu, cấy ghép mô tạng và thụ tinh nhân tạo, những túi máu, sản phẩm
    máu hoặc mô, bộ phận cơ thể phải loại bỏ nếu có kết quả xét nghiệm dương
    tính hoặc nghi ngờ.
    2. Chiến lược II (áp dụng cho giám sát dịch tễ): mẫu được coi là dương
    tính với chiến lược II khi mẫu đó có phản ứng với cả hai loại sinh phẩm có
    nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau, sinh phẩm thứ nhất (SP1)
    phải có độ nhạy cao, sinh phẩm thứ hai (SP2) có độ đặc hiệu cao.
    2.1. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất không có phản ứng, kết
    luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    2.2. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất cho phản ứng (SP1+),
    tiếp tục thực hiện xét nghiệm với sinh phẩm thứ hai.
    - Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai cho phản ứng (SP1+, SP2
    +), kết luận mẫu dương tính với kháng thể HIV.
    - Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai không có phản ứng (SP1+,
    SP2-), kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    2.3. Kết quả xét nghiệm này chỉ dùng cho mục đích giám sát dịch tễ
    không thông báo cho người được làm xét nghiệm.
    2.4. Lưu ý: chỉ được thông báo kết quả cho người được làm xét nghiệm
    khi tiếp tục thực hiện xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ ba (SP3) theo quy định
    của chiến lược III.
    3. Chiến lược III (áp dụng cho xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV): mẫu
    được coi là dương tính với chiến lược III khi mẫu đó có phản ứng với cả ba
    loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Sinh
    phẩm thứ nhất (SP1) dùng để sàng lọc có độ nhạy cao, các sinh phẩm tiếp theo
    (SP2, SP3) để khẳng định có độ đặc hiệu cao.
    3.1. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất không có phản ứng, kết
    luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    3.2. Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất cho phản ứng (SP1+),
    tiếp tục thực hiện xét nghiệm với sinh phẩm thứ hai (SP2).
    a) Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai cho phản ứng (SP1+, SP2
    +), thì tiếp tục thực hiện với sinh phẩm thứ ba (SP3).
    - Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba cho phản ứng (SP1+, SP2+,
    SP3+), kết luận mẫu dương tính với kháng thể HIV và được phép trả lời kết
    quả cho người được làm xét nghiệm.
    - Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba không cho phản ứng (SP1+,
    SP2+, SP3-), kết luận mẫu không xác định, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại
    sau 14 ngày.

    Page 4

    4
    b) Kết quả xét nghiệm bằng sinh phẩm thứ hai không cho phản ứng
    (SP1+, SP2-), thực hiện lại xét nghiệm với cả sinh phẩm thứ nhất (SP1) và thứ
    hai (SP2) để kiểm tra loại trừ sai sót kỹ thuật.
    b1. Nếu kết quả xét nghiệm với cả hai sinh phẩm không cho phản ứng
    (SP1-, SP2-), kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV;
    b2. Nếu kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2+) hoặc (SP1+, SP2-) thực hiện
    tiếp xét nghiệm với sinh phẩm thứ ba (SP3), kết quả cả 3 lần làm xét nghiệm
    sẽ được phân tích và biện luận như sau:
    + Kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2+, SP3+), kết luận mẫu dương tính với
    kháng thể HIV.
    + Kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2+, SP3-) hoặc (SP1+, SP2-, SP3+), kết
    luận mẫu không xác định, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày.
    + Kết quả xét nghiệm (SP1+, SP2-, SP3-) và người được làm xét nghiệm
    không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV có thể kết luận là mẫu âm tính với
    kháng thể HIV; nếu người được làm xét nghiệm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm
    HIV, kết luận mẫu không xác định và yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14
    ngày; trường hợp người được làm xét nghiệm không có yếu tố nguy cơ lây
    nhiễm HIV nhưng nếu SP1 là sinh phẩm xét nghiệm phát hiện cả kháng
    nguyên và kháng thể trong khi SP2 và SP3 là sinh phẩm chỉ phát hiện kháng
    thể thì yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm lại sau 14 ngày.
    3.3. Trong các trường hợp kết quả xét nghiệm không xác định, đề nghị
    lấy máu xét nghiệm lại lần 2 sau 14 ngày và nếu kết quả xét nghiệm sau 14
    ngày vẫn tiếp tục không xác định thì phân tích và biện luận như sau:
    - Không có sự thay đổi hoặc giảm mức độ phản ứng với cùng loại sinh
    phẩm đã được sử dụng trong 2 lần xét nghiệm, kết luận mẫu âm tính với
    kháng thể HIV.
    - Có sự gia tăng mức độ phản ứng với cùng loại sinh phẩm đã được sử
    dụng trong 2 lần xét nghiệm, yêu cầu lấy mẫu làm lại xét nghiệm lần 3 sau 14
    ngày
    - Các phòng xét nghiệm có thể gửi mẫu không xác định lên phòng xét
    nghiệm tham chiếu tuyến trên để làm các xét nghiệm khẳng định khác.
    3.4. Trong các trường hợp kết quả xét nghiệm lần 3 tiếp tục không xác
    định, kết luận mẫu âm tính với kháng thể HIV.
    IV. THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HIV
    1. Phòng xét nghiệm sàng lọc HIV
    a) Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính thì tư vấn và trả lời kết quả
    cho người được làm xét nghiệm là âm tính với kháng thể HIV.

    Page 5

    5
    b) Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính, mẫu bệnh phẩm cần
    được gửi lên phòng xét nghiệm khẳng định HIV.
    2. Phòng xét nghiệm khẳng định HIV
    a) Thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng một loại sinh phẩm và xét
    nghiệm khẳng định với các mẫu lần đầu có phản ứng theo chiến lược III và trả
    lời kết quả cho người được làm xét nghiệm hoặc các phòng xét nghiệm gửi
    mẫu khẳng định.
    b) Chỉ những phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận là
    phòng xét nghiệm khẳng định HIV mới được phép trả lời kết luận các trường
    hợp nhiễm HIV.
    c) Trường hợp người được làm xét nghiệm lần đầu có kết quả xét
    nghiệm dương tính với kháng thể HIV nên lấy máu xét nghiệm lại lần 2 để
    tránh nhầm lẫn trong trường hợp lấy máu lần đầu.
    V. PHƯƠNG CÁCH XÉT NGHIỆM HIV
    1. Phương cách xét nghiệm: là thứ tự thực hiện các xét nghiệm bằng các
    sinh phẩm cụ thể đã được lựa chọn.
    2. Thứ tự thực hiện xét nghiệm bằng các sinh phẩm được lựa chọn trong
    một phương cách xét nghiệm cần bảo đảm nguyên tắc: sinh phẩm sàng lọc
    đầu tiên phải có độ nhạy cao, các sinh phẩm bổ sung phải có độ đặc hiệu cao
    ưu tiên các sinh phẩm có độ nhậy cao.
    Việc xây dựng các phương cách xét nghiệm cần lựa chọn từ các sinh
    phẩm không hoặc ít có cùng nhược điểm như cùng âm tính giả hoặc cùng
    dương tính giả.
    Lựa chọn một phương cách xét nghiệm tùy thuộc vào: mục đích xét
    nghiệm; số lượng mẫu; yêu cầu thời gian trả lời kết quả; tỷ lệ nhiễm; điều
    kiện cụ thể và năng lực thực tế của cơ sở xét nghiệm.
    Các sinh phẩm xét nghiệm phải được Bộ Y tế cho phép sử dụng.
    VI. SINH PHẨM XÉT NGHIỆM HIV
    1. Độ nhạy và độ đặc hiệu là hai yếu tố quan trọng xác định chất lượng
    của một sinh phẩm xét nghiệm HIV.
    2. Sinh phẩm có độ nhạy cao cho kết quả âm tính giả thấp, sinh phẩm có
    độ nhạy cao thường dùng trong xét nghiệm sàng lọc, đặc biệt trong sàng lọc
    an toàn truyền máu hoặc cấy ghép mô, nội tạng, cần tuân thủ các quy định
    chuyên môn trong công tác an toàn truyền máu hoặc được sử dụng trong xét
    nghiệm sàng lọc ban đầu trong chẩn đoán nhiễm HIV.

    Page 6

    6
    3. Một sinh phẩm có độ đặc hiệu cao cho kết quả dương tính giả thấp,
    sinh phẩm có độ đặc hiệu cao thường dùng trong các xét nghiệm lần thứ 2 và
    thứ 3 trong chẩn đoán nhiễm HIV.
    a) Các sinh phẩm dùng trong xét nghiệm HIV phải có độ nhạy tối
    thiểu > 99,5% đối với các sinh phẩm xét nghiệm nhanh, 100% với các kỹ thuật
    ELISA/hóa phát quang/điện hóa phát quang và độ đặc hiệu tối thiểu > 98%. Các
    tiêu chuẩn này cần dựa theo các đánh giá tiêu chuẩn của các tổ chức Y tế Thế giới,
    CDC Hoa kỳ hoặc đánh giá của Quốc gia và các đánh giá của các tổ chức có uy
    tín khác.
    b) Trong an toàn truyền máu phải sử dụng các sinh phẩm có độ nhạy cao
    với mẫu chuyển đổi huyết thanh.
    c) Các sinh phẩm phải phát hiện được kháng thể kháng HIV1 và HIV2
    trong đó có khả năng phát hiện được tất cả các phân nhóm của HIV-1 trong
    đó chú ý đến phân nhóm M, N, O.
    VII. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM HIV
    Các xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV được chia thành các phương pháp
    chính:
    1. Phương pháp gián tiếp: phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng
    HIV trong máu hoặc các dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV ở người
    lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi.
    2. Phương pháp trực tiếp: phát hiện sự hiện diện các thành phần của HIV
    a) Phát hiện các axit nucleotit của vi rút:
    + HIV-ADN provirus (có trong tế bào nhiễm).
    + HIV-ARN (vi rút tự do trong huyết tương).
    b) Phát hiện kháng nguyên vi rút trong máu (p24).
    3. Phương pháp phát hiện đồng thời kháng nguyên và kháng thể.
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Mongmotcohoisong (09-03-2024)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Anh Tanmecsedec cho hỏi xét nghiệm combi ag/ab (ECLIA) có khác gì pp elisa không anh
    Bởi lamlo922 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 62
    Bài viết cuối: 09-06-2014, 11:01
  2. Các nguyên lý và phương pháp xét nghiệm hiv
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 15-12-2013, 22:23
  3. 9 tuần xét nghiệm bằng phương pháp detemire 1/2 âm tính thì tin k anh chi ơi huhu
    Bởi Xinchoemmotloikhuyen trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 18
    Bài viết cuối: 09-08-2013, 16:48

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •