Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Anh chị giúp em với

  1. #1
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    12-08-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần

    Anh chị giúp em với

    Em đi xét nghiệm hiv.Em có kết quả âm tính.Vui quá em quên cặp em quay lại lấy thì có 1 chị vưa xét nghiệm ra ngồi ghế cần cặp em.Em nhìn thấy tay chị ấy cầm bông dịt vào vết trích lấy máu có máu.em k biết lúc cúi xuống máu của chị ấy có bắn vào mắt em không.em sợ k biết e có nguy cơ k. xét nghiệm xong thoải ái a ngờ lại như thế này.A chị tư vấn giúp em với.E đang hoang mang quá
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi lolang24 Xem bài viết
    Em đi xét nghiệm hiv.Em có kết quả âm tính.Vui quá em quên cặp em quay lại lấy thì có 1 chị vưa xét nghiệm ra ngồi ghế cần cặp em.Em nhìn thấy tay chị ấy cầm bông dịt vào vết trích lấy máu có máu.em k biết lúc cúi xuống máu của chị ấy có bắn vào mắt em không.em sợ k biết e có nguy cơ k. xét nghiệm xong thoải ái a ngờ lại như thế này.A chị tư vấn giúp em với.E đang hoang mang quá

    Rối loạn tâm thần gia tăng: Ngăn chặn bằng cách nào?
    Điểm báo ngày 11/8/2014
    Liên tiếp trong thời gian gần đây, tại nhiều địa phương đã xảy ra những vụ thảm sát đau lòng do người tâm thần gây ra và nạn nhân không ai khác lại chính là những người thân trong gia đình họ. Trên thực tế, khi nói đến tâm thần, hầu hết nghĩ rằng, đó là người mắc bệnh điên, khùng nhưng thực tế còn có các dạng rối loạn tâm thần khác do nghiện rượu, nghiện game, rồi rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu... Việc quản lý, ngăn chặn, kiểm soát những đối tượng này cần được đặt ra như một vấn đề cấp bách.

    Tâm thần - bệnh của xã hội hiện đại
    Tâm thần là một bệnh xã hội đang có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Theo đánh giá của giới chuyên gia, một số bệnh lý tâm thần đang có chiều hướng tăng, như rối loạn trầm cảm, nghiện (nghiện các chất, nghiện game và internet); rối loạn có liên quan đến stress và dạng cơ thể, rối loạn tự kỷ ở trẻ em… Còn theo kết quả điều tra của Bệnh viện (BV) Tâm thần trung ương I, có khoảng 14,9% dân số Việt Nam mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, trong đó phổ biến là tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, mất trí, chậm phát triển tâm thần, nghiện rượu, ma túy, rối loạn hành vi thanh thiếu niên. Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc BV Tâm thần trung ương I, Trưởng ban Điều hành dự án phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng (Bộ Y tế) cho biết, những năm gần đây, bệnh tâm thần gia tăng xuất phát từ những sang chấn tâm lý rất bình thường, như: Mất ngủ, ăn kém ngon miệng, giảm hứng thú, giảm giao tiếp, cảm giác uể oải mệt mỏi, giảm khả năng suy nghĩ, giảm trí nhớ, tâm lý bất an, có một số hành vi không phù hợp… Tình trạng mất ngủ kéo dài hay suy nghĩ mông lung cũng là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) khá phổ biến. Để khảo sát một cách kỹ càng về tỷ lệ dân số mắc bệnh liên quan đến SKTT thì phải dựa trên 300 mã bệnh tâm thần thường gặp. Tuy nhiên, do không có điều kiện về kinh phí nên con số thống kê tại Việt Nam được đưa ra mới chỉ là nghiên cứu trên 10 rối loạn thường gặp với hơn 100 mã bệnh, còn gần 200 mã bệnh vẫn chưa có điều kiện khảo sát. Theo báo cáo của các nước như Pháp, Mỹ… số lượng người có nguy cơ mắc bệnh tâm thần khá cao, lên đến 59%; ở các nước phát triển khác cũng lên tới 50% dân số.
    Nguyên nhân gia tăng các hiện tượng này, theo ông La Ðức Cương do con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc, học hành căng thẳng, những biến đổi trong đời sống cá nhân, khi xã hội phát triển thì tác động từ mặt trái của các trào lưu càng nhiều. Ðáng nói ở chỗ, những bệnh lý tâm thần này lại thường không được chú ý. Ngay tại BV Tâm thần trung ương I, qua theo dõi những bệnh nhân tâm thần nhập viện, các bác sĩ nhận thấy: Chỉ khi bệnh nhân có những triệu chứng nặng nề được biểu hiện qua hành vi mạnh, tấn công hoặc dùng bạo lực với những người xung quanh thì người nhà mới đưa bệnh nhân đến BV điều trị.
    Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn tâm thần là những bất thường của hoạt động tâm lý, với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì mất ngủ, ăn kém ngon miệng, giảm hứng thú, giảm giao tiếp, cảm giác uể oải mệt mỏi, không thích hoạt động, giảm khả năng suy nghĩ, trí nhớ, bất an, có một số hành vi không phù hợp. Nặng thì kích động, quá vui hay quá buồn chán, bất động, có ý tưởng chán sống, hành vi hoang tưởng... Đáng nói là hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần ngày càng nhiều và nhiều vụ án do người tâm thần gây ra với mức độ ngày càng nguy hiểm. Đơn cử như vụ án đau lòng xảy ra tại thôn Ngoại Đàm (xã Phượng Hoàng, Thanh Hà, Hải Dương) khiến 4 người trong một gia đình thiệt mạng mà hung thủ chính là con, cháu, em của các nạn nhân. "Thông thường trước khi người tâm thần có những hành vi dã man thì họ đã có những biểu hiện của bệnh, nhưng có thể người thân không nhận ra hoặc không muốn nhìn nhận sự khác thường ấy là biểu hiện của bệnh tâm thần", ông La Đức Cương nói.
    Sự thiếu hiểu biết của cộng đồng
    Trong khi bệnh tâm thần ngày một gia tăng thì những hiểu biết về căn bệnh này trong cộng đồng còn quá yếu. Hiện tại, BV Tâm thần trung ương I tiếp nhận điều trị cho hơn 700 bệnh nhân, trong số đó rất nhiều người đã được tư vấn về những triệu chứng mắc phải ở giai đoạn trước bệnh nhưng do sự chủ quan và cho rằng không cần thiết, để rồi khi quay lại điều trị thì bệnh đã nặng nên hiệu quả điều trị giảm, khả năng tái phát cao.
    Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện mô hình chăm sóc SKTT tại cộng đồng mới chỉ quản lý những người tâm thần phân liệt và động kinh chứ chưa quan tâm đến các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn hành vi, tâm thần do nghiện chất… Trong khi việc phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh phát sinh cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng. Nếu người thân trong gia đình quan tâm thì dễ dàng nhận biết các biểu hiện khác lạ của người tâm thần khi bệnh tái phát, sau đó phối hợp với các ban, ngành và toàn xã hội để cùng quản lý, kiểm soát đối tượng trên.
    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, ngành y tế đang phải đối mặt với áp lực từ các bệnh không lây nhiễm, trong đó có các bệnh về SKTT. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chỉ có gần 1 bác sĩ chuyên khoa tâm thần/100.000 dân, so với trung bình thế giới là 3 bác sĩ chuyên khoa tâm thần/100.000 dân. Việc thiếu hụt cán bộ y tế chuyên ngành tâm thần đã khiến công tác chăm sóc, quản lý và điều trị bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, Việt Nam nằm trong số các quốc gia chưa có luật về SKTT và hệ thống dịch vụ chăm sóc SKTT hiện nay chưa phát triển toàn diện. Dự án BV SKTT cộng đồng hiện đang tập trung vào bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm. Trong đó, các dịch vụ cung cấp cho người bệnh chủ yếu là điều trị bằng hóa dược, chưa phát triển đúng mức dịch vụ hỗ trợ tâm lý và phục hồi chức năng cho người bệnh. Đặc biệt, còn thiếu chiến lược tổng thể, toàn diện về chăm sóc SKTT. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược quốc gia về SKTT nhằm đưa ra các định hướng phát triển hệ thống chăm sóc SKTT một cách toàn diện là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, cần có cơ sở lập kế hoạch phát triển nguồn lực; phát triển các dịch vụ y tế và bảo trợ xã hội, hướng tới xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, mạnh mẽ về SKTT…( Hà Nội mới trang 1)

    http://t5g.org.vn/?u=dt&id=6196

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,182
    Cảm ơn
    1,923
    Được cảm ơn: 21,205 lần
    Trích dẫn Gửi bởi lolang24 Xem bài viết
    Em đi xét nghiệm hiv.Em có kết quả âm tính.Vui quá em quên cặp em quay lại lấy thì có 1 chị vưa xét nghiệm ra ngồi ghế cần cặp em.Em nhìn thấy tay chị ấy cầm bông dịt vào vết trích lấy máu có máu.em k biết lúc cúi xuống máu của chị ấy có bắn vào mắt em không.em sợ k biết e có nguy cơ k. xét nghiệm xong thoải ái a ngờ lại như thế này.A chị tư vấn giúp em với.E đang hoang mang quá
    Hâm vừa thôi,để người khác hâm với.

  4. #4
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    12-08-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Hic. Em cũng k muốn ntn nhưng lúc nào em cũng có cảm giác sợ hãi. Ăn k ngon ngủ k yên. Lúc nào e cũng bị ám Ảnh nv. K biết có Phải là thật k

  5. #5
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Trích dẫn Gửi bởi lolang24 Xem bài viết
    Hic. Em cũng k muốn ntn nhưng lúc nào em cũng có cảm giác sợ hãi. Ăn k ngon ngủ k yên. Lúc nào e cũng bị ám Ảnh nv. K biết có Phải là thật k
    Bạn nên đi gặp BS tâm lý.

  6. #6
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    12-08-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Em đi xét nghiệm được hơn 1 năm rồi. Có lúc e đã quên được rồi. Nhưng công Ty em. Chuẩn bị xét nghiệm máu. E sợ lại nghĩ đến lần đấy. Nó cứ ám ảnh em mấy ngày rồi. Hôm đó em cắn Móng Tay sâu từ tối hôm trước nhưng k chảy máu. E dội nước vào cũng k thấy sót. E k biết nếu dính máu của người bị H thì có Sao không. E suy nghi nhiều trường hợp có nguy cơ

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi lolang24 Xem bài viết
    Em đi xét nghiệm được hơn 1 năm rồi. Có lúc e đã quên được rồi. Nhưng công Ty em. Chuẩn bị xét nghiệm máu. E sợ lại nghĩ đến lần đấy. Nó cứ ám ảnh em mấy ngày rồi. Hôm đó em cắn Móng Tay sâu từ tối hôm trước nhưng k chảy máu. E dội nước vào cũng k thấy sót. E k biết nếu dính máu của người bị H thì có Sao không. E suy nghi nhiều trường hợp có nguy cơ
    Khi nào vết thương như hình này rùi nhún vào thau máu mới có nguy cơ

  8. #8
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Trích dẫn Gửi bởi lolang24 Xem bài viết
    Em đi xét nghiệm được hơn 1 năm rồi. Có lúc e đã quên được rồi. Nhưng công Ty em. Chuẩn bị xét nghiệm máu. E sợ lại nghĩ đến lần đấy. Nó cứ ám ảnh em mấy ngày rồi. Hôm đó em cắn Móng Tay sâu từ tối hôm trước nhưng k chảy máu. E dội nước vào cũng k thấy sót. E k biết nếu dính máu của người bị H thì có Sao không. E suy nghi nhiều trường hợp có nguy cơ
    Nói rồi, nếu bạn ám ảnh nặng quá mà không thoát ra được thì nên sớm gặp BS tâm lý, để lâu sẽ bị bệnh thần kinh hoang tưởng.

  9. #9
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    12-08-2014
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    E cũng Đa thoát ra được rồi. Nhưng cứ mỗi khi xét nghiệm máu La em lại thấy sợ. Hjx

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •