Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 21 đến 33 của 33

Chủ đề: Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS.

  1. #21
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng hợp lý cho người nhiễm HIV/AIDS

    Để người nhiễm HIV được khỏe mạnh, cần tăng cường dinh dưỡng, tuân thủ điều trị và có tinh thần lạc quan.

    Người có HIV cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn bình thường để chống lại virus. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người nhiễm HIV phòng tránh được giảm cân, thiếu dinh dưỡng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hiệu quả điều trị.

    Người có HIV cần nguồn dinh dưỡng nhiều hơn bình thường
    Với người nhiễm HIV, tùy theo phác đồ đang điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn những thực phẩm cần ăn kiêng. Tuy nhiên, một nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho người nhiễm HIV là cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, an toàn. Để có thể ăn được nhiều, người có HIV nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hóa của mình; không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...).

    Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với người có HIV là đồ ăn chứa nhiều protein; đồ ăn chứa nhiều năng lượng; các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát); đồ ăn chứa nhiều vitamin.

    Các loại thực phẩm mà người nhiễm HIV cần cung cấp, như: cơm, bánh mì, khoai tây… Người nhiễm HIV cũng cần ăn nhiều rau và trái cây khác nhau nhằm tăng cường các vitamin, chất khoáng và chất xơ.

    Người nhiễm HIV cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, mè, đậu phộng vì các thức ăn này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của người nhiễm HIV. Một ngày một người có HIV nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.

    Cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm...
    Với các loại gia vị, tùy vào khẩu vị của từng người có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày, đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành.

    Nếu người có HIV không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường nên dùng đồ uống có nhiều năng lượng như sữa và nước hoa quả pha đường. Trong trường hợp, người nhiễm HIV bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các loại lương thực như: cơm, bánh mì hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.

    Người có HIV cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.

    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra, những người có HIV cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng; cần nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay sau khi nấu. Người có HIV không nên ăn các loại rau sống trừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.

    (Nguồn:Tiengchuong.vn)

  2. #22
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV/AIDS

    31-12-2014 11:10 - Theo: baohungyen.vn

    Dinh dưỡng đủ chất, hợp lý, an toàn để duy trì sức khoẻ, phòng chống bệnh tật là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, đối với người nhiễm HIV/AIDS một nguyên tắc để bảo đảm sức khỏe cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, an toàn. Để có thể ăn được nhiều, người có HIV nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hóa của mình; không nên ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...). Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với người có HIV là đồ ăn chứa nhiều protein; đồ ăn chứa nhiều năng lượng; các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát); đồ ăn chứa nhiều vitamin.




    Các loại thực phẩm mà người nhiễm HIV cần cung cấp, như: cơm, bánh mì, khoai tây… Người nhiễm HIV cũng cần ăn nhiều rau và trái cây khác nhau nhằm tăng cường các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Người nhiễm HIV cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, đậu phộng vì các thức ăn này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của người nhiễm HIV. Một ngày một người có HIV nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.


    Với các loại gia vị, tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày, đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành.


    Nếu người có HIV không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường nên dùng các loại đồ uống có nhiều năng lượng như sữa và nước hoa quả pha đường. Trong trường hợp, người nhiễm HIV bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các loại lương thực, như: cơm, bánh mì hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.


    Người có HIV cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.


    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra, những người có HIV cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng; cần nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay sau khi nấu. Người có HIV không nên ăn các loại rau sống trừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.

    Để người nhiễm HIV được khỏe mạnh, ngoài tăng cường dinh dưỡng, mỗi người nhiễm HIV/AIDS cần phải có tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị.



    BS. Phạm Văn Bảo


    Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS




  3. #23
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho 'người có H': Giải pháp A

    17:27:42, 19/01/2015

    Dành cho người trưởng thành chưa bị suy dinh dưỡng.

    Giải pháp chăm sóc dinh dưỡng A (Cho người trưởng thành chưa bị suy dinh dưỡng):

    1. Đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh để quyết định
    điều trị ARV thích hợp và điều trị Lao nếu có.

    2. Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình (theo phân loại của mẫu đánh giá dinh dưỡng của người trưởng thành) thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an sinh xã hội có sẵn ở địa phương.



    Chế độ ăn của người có H cần hợp vệ sinh và tương tác với thuốc (ảnh minh họa: Internet)





    3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để cung cấp 10% nhu cầu năng lượng tăng thêm.

    4. Nên bổ sung đa vi chất cho người bệnh.

    5. Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    6. Tư vấn cho
    người nhiễm HIV chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    7. Tái khám 2-3 tháng 1 lần. Nếu tình trạng dinh dưỡng xấu đi, lựa chọn và thực hiện giải pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nặng lên thì cần đến gặp nhân viên y tế ngay.




    Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn
    Theo Suckhoedoisong.vn
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 19-01-2015 lúc 20:14.

  4. #24
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho 'người có H': Giải pháp B

    17:27:42, 19/01/2015
    Giải pháp chăm sóc dinh dưỡng B (Cho người trưởng thành suy dinh dưỡng vừa và có nguy cơ suy dinh dưỡng):

    1. Đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh để quyết định điều trị ARV thích hợp.

    2. Điều trị kịp thời các nhiễm trùng cơ hội. Kiểm tra và điều trị thiếu máu nếu có.

    3. Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình (theo phân loại của mẫu đánh giá dinh dưỡng của người trưởng thành) thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an sinh xã hội có sẵn ở địa phương.



    Cần kết hợp giữa điều trị thuốc và dinh dưỡng sao cho hiệu quả. Ảnh: Internet





    4. Hướng dẫn người bệnh sử dụng
    thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để cung cấp 20-30% nhu cầu năng lượng tăng thêm. Nếu người bệnh không có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng thêm, cung cấp cho họ 2-3 túi RUTF một ngày và tư vấn về mục đích và cách sử dụng.

    5. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất
    dinh dưỡng. Với những người bệnh sử dụng RUTF thì đã được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng. Những người bệnh không được sử dụng RUTF cần được bổ sung đa vi chất.

    6. Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    7. Tư vấn cho nhiễm HIV/người chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    8. Sau khi kiểm tra lại trong vòng 1-2 tuần đầu, nếu có tiến triển tốt thì kiểm tra 1-2 tháng 1 lần tuỳ theo đáp ứng của người bệnh. Khi tình trạng dinh dưỡng đã trở về bình thường thì vẫn tiếp tục duy trì việc chăm sóc dinh dưỡng theo giải pháp A.



    Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn
    Theo Suckhoedoisong.vn

  5. #25
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho 'người có H': Giải pháp C

    17:27:42, 19/01/2015
    Tư vấn và hỗ trợ cho những hoạt động cải thiện dinh dưỡng ở mọi giai đoạn nhiễm HIV là rất quan trọng. Chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cần được coi là một phần của chương trình chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV. Cải thiện dinh dưỡng giúp củng cố hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình phát triển bệnh và giúp cho người nhiễm HIV sống khoẻ mạnh.

    Giải pháp chăm sóc dinh dưỡng C (cho người trưởng thành bị suy dinh dưỡng nặng)

    1.Đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh để có quyết định
    điều trị ARV thích hợp

    2.Đánh giá tình trạng sức khoẻ của người bệnh để quyết định có điều trị nội trú hay không. Nếu không có dấu hiệu phù 2 chân và mất cảm giác thèm ăn thì bắt buộc phải điều trị nội trú.

    3.Điều trị ngoại trú:

    Cho người bệnh sử dụng RUTF để đảm bảo cung cấp 50-100% nhu cầu năng lượng tăng thêm trong thời gian 6-10 tuần và tư vấn cho họ về mục đích và cách sử dụng RUTF. Nếu không có RUTF thì hướng dẫn người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có.

    Quản lý việc tuân thủ điều trị với RUTF và các tác dụng phụ có thể có (ngứa, tiêu chảy, buồn nôn). Xem xét lại khả năng chấp nhận RUTF ở mỗi lần tái khám.
    Theo dõi cân nặng hàng tuần để đảm bảo mức tăng cân đạt 5g/kg thể trọng/ngày.
    Chuyển người bệnh sang điều trị nội trú nếu không tăng cân hoặc giảm cân trong vòng 2 tháng hoặc xuất hiện phù dinh dưỡng.

    Chuyển người bệnh sang giải pháp chăm sóc B cho suy dinh dưỡng vừa nếu tăng 10% thể trọng so với lần khám đầu hoặc BMI>=16 và có cảm giác thèm ăn, đi lại được, ăn được các thực phẩm ở gai đình.

    RUTF giúp cung cấp năng lượng cho người có H bị suy dinh dưỡng. Ảnh: Internet




    4.Điều trị nội trú:

    Điều trị nội trú cho người trưởng thành gồm 3 giai đoạn:

    Giai đoạn cấp cứu (1-2 ngày): nhằm hồi phục các chức năng chuyển hoá và cân bằng dinh dưỡng điện giải.

    + Đánh giá lâm sàng và tiếp tục điều trị các thuốc HIV đang sử dụng.
    + Cung cấp các thuốc thường quy điều trị suy dinh dưỡng cấp tính và nhiễm trùng cơ hội.

    + Kiểm soát tình trạng mất nước nặng, hạ thân nhiệt, viêm phổi, lao tiến triển, tiêu chảy kéo dài, nôn và buồn nôn.

    + Sử dụng sữa điều trị F75 theo liều lượng : thanh thiếu niên 14-19 tuổi (65ml hay 50kcal/kg thể trọng/ngày), người trưởng thành (53ml hay 40kcal/kg thể trọng/ngày).

    + Chuyển người bệnh sang giai đoạn chuyển tiếp nếu có cảm giác thèm ăn, không còn các biến chứng y tế và giảm phù.

    Giai đoạn chuyển tiếp (2-3 ngày):

    + Cho ăn từ từ để tránh nguy cơ cho hệ tuần hoàn, thay thế F75 bằng F100 với liều lượng thanh thiếu niên 14-19 tuổi (50ml hay 50kcal/kg thể trọng/ngày), người trưởng thành (40ml hay 40kcal/kg thể trọng/ngày).

    + Chuyển người bệnh quay lại giai đoạn cấp cứu nếu mất cảm giác thèm ăn, các biến chứng y tế nặng thêm hoặc phfu tăng.

    + Chuyển người bệnh sang giai đoạn phục hồi nếu có cảm giác thèm ăn, tình trạng lâm sàng tốt và tỉnh táo.

    Giai đoạn phục hồi bệnh nhân bắt đầu ăn các thực phẩm bình thường sẵn có, bổ dung thêm F100 hoặc RUTF vào giữa các bữa ăn và ban đêm để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng thêm.

    + Nếu người bệnh ăn được các thực phẩm khác thì cung cấp 3 túi RUTF một ngày.

    + Nếu người bệnh không ăn được các thực phẩm khác thì cung cấp RUTF và tư vấn về việc sử dụng.

    + Chuyển người bệnh sang điều trị ngoại trú nếu có cảm giác thèm ăn, không còn biến chứng y tế, không phù, tăng được 10% thể trọng so với khi nhập viện, tình trạng lâm sàng tốt và tỉnh táo, có khả năng ăn được các thực phẩm ở gia đình.

    5.Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình theo phân loại của mẫu đánh giá
    dinh dưỡng của người trưởng thành thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an sinh xã hội có sẵn ở địa phương.

    6.Đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng. Với những người bệnh sử dụng RUTF thì đã được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng. Những người bệnh không được sử dụng RUTF cần được bổ sung đa vi chất.

    7.Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    8.Tư vấn cho nhiễm HIV/người chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    9.Kiểm tra, giám sát người bệnh hàng tháng, trong trường hợp nặng thì 2 tuần 1 lần. Khi tình trạng dinh dưỡng đã trở về phục hồi thì vẫn tiếp tục duy trì việc chăm sóc dinh dưỡng theo giải pháp A.



    Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn

  6. #26
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nhiễm HIV có nên tăng cân?

    Thứ ba 03/02/2015 16:04

    Xin hỏi, người nhiễm HIV làm sao có thể tăng cân? Xin cảm ơn bác sĩ. (Bùi Thiện).



    Trả lời:

    Vấn đề tăng cân hay nói chính xác hơn là giữ chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta. Một cơ thể quá gầy hay quá béo đều ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe chung. Do vậy, chỉ số cân nặng luôn được đề cập đến trong thăm khám tổng quát.

    Với người nhiễm HIV, việc duy trì cân nặng trong mức bình thường càng trở nên quan trọng và nên là tiêu chí phấn đấu của mỗi người bệnh - Ảnh minh họa

    Trên nhóm người nhiễm HIV, cân nặng càng mang ý nghĩa quan trọng, được xem là một chỉ số có tính gợi ý đến tình trạng sức khỏe và sức khỏe miễn dịch. Mặc dù không đặc hiệu và là một chỉ số có biên độ dao động lớn, người nhiễm HIV khi đến khám luôn được đánh giá về cân nặng và đặc biệt quan tâm đến biểu hiện "sụt cân".

    Sở dĩ như vậy vì cân nặng sẽ thay đổi nhanh nhất trước những thay đổi của sức khỏe, có thể báo hiệu cho một đợt bệnh cấp tính mới khởi phát hoặc đợt bùng phát của một căn bệnh mãn tính. Đối với người nhiễm HIV, nó còn mang nhiều giá trị hơn, phản ánh: Sự tuân thủ điều trị, tái nghiện trên người tiêm chích ma túy, tâm lý không ổn định, dinh dưỡng kém, kháng thuốc…

    Quay trở lại câu hỏi của bạn về việc làm cách nào để một người nhiễm HIV đảm bảo duy trì được cân nặng ở mức độ hợp lý, xin chia sẻ một như sau:

    1. Trước tiên, người bệnh cần tuân thủ điều trị thật tốt, tái khám đều đặn và uống thuốc đúng giờ. Việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng thuốc ARV sẽ kiềm hãm sự tăng sinh của virus HIV, theo đó tạo điều kiện cho hệ miễn dịch phục hồi.

    Đây là tiền đề cho sự phục hồi sức khỏe chung, trong đó có cân nặng. Đa số bệnh nhân khi đáp ứng tốt với điều trị ARV và thực hành tuân thủ tốt đều ghi nhận có biểu hiện tăng cân và duy trì ổn định cân nặng lý tưởng.

    Bên cạnh đó, việc tuân thủ điều trị giúp bệnh nhân có được những chăm sóc theo dõi thích hợp nhằm điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây là những nguyên nhân chính gây suy yếu trên bệnh nhân HIV, trong đó rõ ràng nhất là làm cho họ sụt cân.

    2. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo duy trì cân nặng lý tưởng trên tất cả mọi người. Về cơ bản chế độ ăn của người nhiễm HIV cũng không quá khác biệt so với người bình thường, bao gồm:

    - Để bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ). Thay đổi món thường xuyên sẽ bảo đảm khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

    - Bữa ăn hợp lý là khẩu phần có đủ năng lượng, dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng đối tượng. Người bệnh cũng cần lưu ý đến các khuyến cáo là giảm mặn, giảm ngọt, giảm béo, nhiều chất xơ, tăng cường ăn trái cây, rau củ…

    3. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nhu cầu dinh dưỡng trên người nhiễm HIV, có những khuyến cáo sau:

    - Năng lượng nạp vào cơ thể cần tăng khoảng 10% trên nhóm người nhiễm HIV không biểu hiện triệu chứng (giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, đang điều trị ARV ổn định) và tăng 20-30% trong những đợt bệnh nhân có biểu hiện bệnh (bệnh cơ hội, hội chứng suy mòn trong giai đoạn AIDS).

    - Không có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về nhu cầu chất đạm hay chất béo trên nhóm người nhiễm HIV. Do vậy, càng nhấn mạnh vai trò của việc cân đối các nhóm chất trong khẩu phần ăn.

    - Cần lưu ý đến vitamin và các nguyên tố vi lượng vì vai trò quan trọng của nó trong hệ miễn dịch. Các vitamin A, C, E, nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt giúp tăng cường miễn dịch. Do vậy, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng nhằm đảm bảo được nạp đầy đủ các nhóm chất này thông qua khẩu phần ăn mỗi ngày.

    4. Duy trì chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý

    - Tránh xa các chất gây nghiện, hạn chế bia rượu và thuốc lá, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường luyện tập các môn thể dục… là những khuyến cáo chung nhằm đảm bảo duy trì cân nặng hợp lý.

    - Trên nhóm người nhiễm HIV, một số có định kiến cho rằng cơ thể mình vốn không khỏe nên họ không tham gia luyện tập thể dục hay chỉ tập luyện các môn nhẹ nhàng (không được tập tạ chẳng hạn) là những nhận định không chính xác.

    Trong những giai đoạn nhất định, sức khỏe của người nhiễm HIV rất yếu (như đang bị nhiễm trùng cơ hội, đang ở giai đoạn AIDS). Lúc này, việc tập luyện các môn nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh là hợp lý.

    Nhưng khi đáp ứng với điều trị ARV, sức khỏe của người bệnh sẽ dần hồi phục và không có khác biệt với người bình thường. Khi đó, việc lựa chọn môn thể thao nào tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện cụ thể và không bị ảnh hưởng bởi HIV.

    5. Cân nặng hợp lý: Có khá nhiều thông số liên quan đến cân nặng trung bình. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ xin nêu lên chỉ số thông dụng và dễ tính nhất là BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét).

    Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,5 đến 24,99 là người bình thường, dưới 18,5 là gầy, trên 25 là người thừa cân và trên 30 là béo phì. Người châu Á có thể áp dụng tiêu chuẩn riêng. Theo đó, mức thừa cân là 23 (thay vì 25), và mức béo phì là 25 (do tầm vóc của người châu Á nhỏ hơn châu Âu).

    Như vậy, tăng cân không phải là mục tiêu chính trong việc duy trì sức khỏe. Cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không quá thấp và không quá cao, tức là duy trì BMI ở mức bình thường.
    Với người nhiễm HIV, việc duy trì cân nặng trong mức bình thường càng trở nên quan trọng và nên là tiêu chí phấn đấu của mỗi người bệnh.

    Thanh Trà

    Theo Vnexpress

  7. #27
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ảnh hưởng của dinh dưỡng khi điều trị HIV/AIDS

    Ngày 29/01/2015

    Người nhiễm HIV khi điều trị thuốc kháng vi-rút HIV (ARV) cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hàng ngày, vì sự tương tác này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và tình trạng dinh dưỡng của người nhiễm.


    Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi HIV, nhưng thuốc kháng vi-rút ARV có thể làm chậm sự phát triển của HIV. Kết quả này làm giảm tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV, giảm tỷ lệ mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh kèm theo khác như sốt rét, cảm lạnh, nhiễm ký sinh trùng…


    Cần lựa chọn thực phẩm hợp lý để đảm bảo hiệu quả điều trị thuốc ARV. Ảnh: Internet




    Tuy nhiên, khi dùng các thuốc điều trị vi-rút HIV cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hằng ngày. Sự tương tác này được định nghĩa là sự thay đổi đặc tính dược động học của một loại thuốc hoặc thay đổi thành phần dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng. Tương tác thuốc và thức ăn xảy ra các trường hợp sau:
    - Một số thuốc làm rối loạn hấp thu, chuyển hóa, phân bổ và bài tiết các chất
    dinh dưỡng, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.

    - Thức ăn giàu chất béo làm ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải của thuốc.

    - Một số thuốc gây thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, trầm cảm dẫn đến giảm khẩu phần hoặc giảm hấp thu thức ăn.

    Các thức ăn khác nhau có thể làm tăng cường hay ức chế hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải thuốc và như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Ví dụ: thức ăn làm giảm hấp thu isoniazid (thuốc điều trị lao), do đó, nên uống isoniazid trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1-2 giờ. Thức ăn nhiều chất béo có một số ảnh hưởng tới người đang điều trị HIV/AIDS như làm tăng nồng độ của thuốc efavirenz (một thuốc điều trị HIV) trong máu (bởi vậy, cần tránh dùng efavirenz ngay sau bữa ăn nhiều chất béo) hay làm giảm tác dụng của indinavir. Việc uống rượu, bia có thể làm tăng nồng độ abacavir trong máu lên đến 41%.

    Ngược lại, thuốc ARV cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ví dụ, stavudine (d4T) gây rối loạn phân bố mỡ của cơ thể. Một số ARV gây rối loạn chuyển hóa mỡ làm tăng triglycerides và cholesterol, rối loạn phân bố mỡ và kháng insulin (có thể gây đái tháo đường). Isoniazid làm giảm hấp thu vitamin B6 (do đó, cần bổ sung vitamin B6 để tránh giảm vitamin B6 và các triệu chứng liên quan tới việc thiếu vitamin này).

    Theo Suckhoedoisong.vn

  8. #28
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV điều trị ARV

    Thứ hai 05/10/2015 16:49

    Ở người nhiễm HIV, dù chưa hoặc đang điều trị thuốc ARV, phần lớn có cơ thể khá gầy, cơ teo do bị virus tấn công tất cả các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó, do một số bệnh nhiễm trùng kèm theo nên khiến người bệnh ăn không thấy ngon miệng và bỏ bữa.

    Tư vấn, điều trị bệnh cho người nhiễm HIV - Ảnh minh họa
    Việcbỏ bữa khiến sức khỏe người bệnh thiếu chất dinh dưỡng và ngày càng suy yếu. Vì vậy, trường hợp người nhiễm HIV chết vì suy dinh dưỡng không hiếm. Ở người nhiễm HIV, năng lượng cung cấp cho cơ thể luôn cao so với bình thường khi chưa bị nhiễm. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, năng lượng này sẽ tăng từ 5-20% so với khi chưa nhiễm.

    Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, người nhiễm HIV chưa hoặc đang điều trị thuốc ARV nên ăn uống cân đối và đa dạng 4 nhóm thực phẩm: bột đường; chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất.
    Theo đó, hàm lượng nhóm bột đường chiếm 65 -70% tổng năng lượng trong ngày. Chú ý chọn những chất bột đường chuyển hóa chậm như nui, mì, khoai.

    Về bổ sung chất béo đạm, người nhiễm HIV nên ăn không quá 20% trong 1 ngày. Hạn chế ăn các loại chất béo bão hòa như mỡ, da gà, da vịt, bơ… nhằm tránh tình trạng nhóm thực phẩm này gây hạn chế sự hấp thu thuốc.


    Bên cạnh đó, người nhiễm HIV đang điều trị ARV cần phải bổ sung vitamin vì người nhiễm HIV thường hay thiếu sắt, do đó người bệnh nên ăn những món ăn và thực phẩm hấp thu sắt tốt như cà chua, cam, bưởi, loại dưa muối làm từ rau tươi (nhưng không mặn). Ngoài ra, người nhiễm cũng nên uống bổ sung đa vi chất cho những người bệnh thường hay biếng ăn.


    Hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh


    Người nhiễm HIV đang uống thuốc ARV thường hay có triệu chứng giống ốm nghén. Vì vậy, nên chia nhỏ bữa ăn cho người bệnh và cho ăn nhiều lần.

    Khi mệt không muốn ăn, người bệnh có thể uống các loại bột ngũ cốc hoặc ăn các loại hạt chứa chất béo không no như đậu phộng, đậu nành… hay các loại bánh quy. Nên nếm thức ăn phù hợp, ít gia vị để tránh tình trạng bệnh nhân cảm thấy ngán mùi.

    Để có cảm giác thèm ăn, không bị ngán, người bệnh nên ăn khi thức ăn còn ấm, ăn theo khẩu vị để tăng số lượng thực phẩm được dung nạp.
    Người nhiễm HIV điều trị ARV cũng cần linh động và đa dạng món ăn để kích thích thèm ăn, thay vì chế biến món thịt kho thì có thể làm món súp. Với những món súp dạng lỏng, được xay nhuyễn có thể làm người bệnh dễ ăn mà không bị ngán. Ví dụ: hôm nay cho ăn súp thịt bò (thịt heo, gà) hầm với đậu trắng, cà rốt thì hôm sau cho ăn súp đậu đỏ nấu với gạo nếp, nấm, thịt gà… Không nên nấu súp đặc và đừng quên cho vào súp 1-2 muỗng dầu ăn, tùy theo hàm lượng chất béo đã có trong súp.

    Để hỗ trợ vị giác cho người điều trị ARV nên lựa chọn loại trái cây có vị ngọt như mít, cam. Đồng thời, để giúp tiêu hóa tốt, giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng, người bệnh cần vận động để tiêu hóa. Tuy nhiên, để tránh tình trạng sức khỏe đi xuống, chuyên gia y tế khuyến cáo nên chọn những môn thể dục nhẹ như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga. Người bệnh cần kiên trì tập, khoảng 30 phút/lần hoặc tối thiểu 30 phút/ngày.


    Bên cạnh việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, người bệnh cần đặc biệt giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tuân thủ điều trị để giúp cơ thể có nền tảng cải thiện hệ thống miễn dịch HIV.


    Thúy Vân


  9. Những thành viên đã cảm ơn Charles cho bài viết này:


  10. #29
    Thành Viên Năng Động Nhiệt Tình.
    Ngày tham gia
    26-09-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    An Giang
    Bài viết
    4,847
    Cảm ơn
    73
    Được cảm ơn: 846 lần

    Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân HIV có cuộc sống như người bình thường

    18/03/2016

    Người nhiễm HIV không phải là cuộc sống chấm dứt, Virus HIV cũng giống như rất nhiều loại virus gây bệnh mãn tính khác như: Virus viêm gan B, viêm gan C. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị đặc hiệu cho các loại virus đó. Virus HIV cũng vậy, hiện nay, thuốc điều trị chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Tuy vậy, nếu bạn sử dụng thuốc đúng chỉ đinh của bác sỹ và có một chế độ ăn hợp lý bạn có thể có một cuộc sống tương đương người bình thường.
    Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn tác dụng của ăn uống và phương pháp bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp. có nhu cầu ăn uống, dinh dưỡng khác người bình thường như thế nào
    1. Những thức ăn nào có tác dụng tốt và phù hợp nhất với người nhiễm HIV?
    2. Khi cần bổ sung dinh dưỡng thì người bệnh dùng sản phẩm nào là tốt nhất.
    3. Làm thế nào để an toàn thực phẩm và nước uống cho người nhiễm HIV?

    Như chúng ta đã biết, sau khi nhiễm HIV nếu được điều trị tốt thì bệnh nhân sẽ sống bình thường khỏe mạnh trên 30 năm.
    Người nhiễm HIV cần thức ăn và năng lượng để:

    1. Duy trì cơ thể sống và làm việc
    2. Phục hồi sức khỏe và xây dựng tổ chức mới
    3. Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

    Người nhiễm HIV không những cần được cung cấp đầy đủ: (GLUCID, PROTEIN, LIPID) hay còn gọi là tinh bột, chất đạm, chất béo mà còn cần cung cấp nhiều vitamin, vi chất và khoáng chất khác.
    Nếu người nhiễm HIV có chế độ ăn uống không đầy đủ và bị các bệnh nhiễm trùng thì cơ thể suy sụp rất nhanh.
    Can thiệp dinh dưỡng có tác dụng như thế nào?
    Vai trò của dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng với người nhiễm HIV đặc biệt là trong giai đoạn đang điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
    Để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho cơ thể các bạn cần thực hiện thường xuyên các việc như sau:

    1. Ăn chín uống sôi: Không nên ăn sống, ăn tái vì dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
    2. Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm.
    3. Ăn càng nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa càng tốt, không cần kiêng cữ dầu mỡ vì nó làm tăng mùi vị và cảm giác ngon miệng.
    4. Nếu mỗi bữa ăn được ít thì nên ăn nhiều bữa trong ngày (5 – 6 bữa). Sau bữa ăn nên đi dạo 15 – 30 phút.
    5. Nên ăn 3 bữa chính, các bữa phụ thì dùng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao như sữa như vậy vừa tiện lợi mà còn cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân nên ăn/uống thêm trước khi đi ngủ.
    6. Ăn đầy đủ cân đối giữa cơm, thịt cá, rau, hoa quả, nếu có điều kiện thì bệnh nhân nên uống nước dừa tươi nhiều lần trong ngày. Theo tôi nước dừa tươi là một loại thức uống cực kỳ tốt cho người nhiễm HIV.

  11. #30
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người bị nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào là tốt nhất
    Bài chia sẻ của BS: nguyễn Duy Thế - Bệnh viện 175 - TP HCM
    Chuyên khoa bệnh nhiệt đới - Chuyên gia tư vấn và điều trị HIV.




    Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ một số vấn đề về chế độ ăn uống cho người nhiễm HIV. Tôi tập trung chủ yếu vào những người bị sút cân, tiêu chảy, sốt, đang điều trị các bệnh cơ hội ... Ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân nhiễm HIV mau chóng phục hồi sức khỏe và nâng cao hiệu quả điều trị.
    Bạn cần biết:

    1. Người nhiễm HIV có nhu cầu ăn uống, dinh dưỡng khác người bình thường như thế nào?
    2. Những thức ăn nào có tác dụng tốt và phù hợp nhất với người nhiễm HIV?
    3. Khi cần bổ sung dinh dưỡng thì người bệnh dùng sản phẩm nào là tốt nhất.
    4. Làm thế nào để an toàn thực phẩm và nước uống cho người nhiễm HIV?


    Như chúng ta đã biết, sau khi nhiễm HIV nếu được điều trị tốt thì bệnh nhân sẽ sống bình thường khỏe mạnh trên 30 năm.
    Người nhiễm HIV cần thức ăn và năng lượng để:
    1. Duy trì cơ thể sống và làm việc
    2. Phục hồi sức khỏe và xây dựng tổ chức mới
    3. Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

    Người nhiễm HIV không những cần được cung cấp đầy đủ: (GLUCID, PROTEIN, LIPID) hay còn gọi là tinh bột, chất đạm, chất béo mà còn cần cung cấp nhiều vitamin, vi chất và khoáng chất khác. Nếu người nhiễm HIV có chế độ ăn uống không đầy đủ và bị các bệnh nhiễm trùng thì cơ thể suy sụp rất nhanh.
    Hình sau sẽ minh họa mối liên quan giữa dinh dưỡng và HIV


    Cách nhận biết các dấu hiệu suy dinh dưỡng và các nguyên nhân dinh dưỡng kém.
    Can thiệp dinh dưỡng có tác dụng như thế nào?

    Vai trò của dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng với người nhiễm HIV đặc biệt là trong giai đoạn đang điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho cơ thể các bạn cần thực hiện thường xuyên các việc như sau:
    1. Ăn chín uống sôi: Không nên ăn sống, ăn tái vì dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
    2. Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm.
    3. Ăn càng nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa càng tốt, không cần kiêng cữ dầu mỡ vì nó làm tăng mùi vị và cảm giác ngon miệng.
    4. Nếu mỗi bữa ăn được ít thì nên ăn nhiều bữa trong ngày (5 - 6 bữa). Sau bữa ăn nên đi dạo 15 - 30 phút.
    5. Nên ăn 3 bữa chính, các bữa phụ thì dùng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao như sữa đặc trị Leanmax hoặc sữa Numeal như vậy vừa tiện lợi mà còn cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân nên ăn/uống thêm trước khi đi ngủ.
    6. Ăn đầy đủ cân đối giữa cơm, thịt cá, rau, hoa quả, nếu có điều kiện thì bệnh nhân nên uống nước dừa tươi nhiều lần trong ngày. Theo tôi nước dừa tươi là một loại thức uống cực kỳ tốt cho người nhiễm HIV.

    Trong một số tình huống cụ thể như tiêu chảy, sốt kéo dài, đau miệng ... người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào là tốt nhất.
    Khi đang bị tiêu chảy:
    Nên:

    1. Ăn lỏng dễ tiêu, chia nhiều bữa trong ngày, ăn thức ăn mềm khi còn ấm, ăn hoa quả mềm, nên ăn nhiều rau có chất xơ.
    2. Uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol (ORS)
    3. Uống sữa đặc trị chống tiêu chảy: Metamax để hết tiêu chảy và phục hồi vi khuẩn và niêm mạc ruột.

    Hạn chế:

    1. Mỡ, cà phê, tiêu, ớt, rượu, bia
    2. Các thức ăn làm đầy hơi như: Đậu, cải ngồng, súp lơ, bắp cải, giá đỗ, hành.


    Khi đang bị sốt:
    Nên:

    1. Ăn lỏng dễ tiêu, chia nhiều bữa trong ngày, ăn thức ăn mềm, có thể ăn cháo khi còn ấm, ăn hoa quả mềm.
    2. Uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol (ORS), uống nước dừa tươi cũng rất tốt vì có năng lượng vitamin và khoáng chất.
    3. Uống sữa đặc trị Leanmax hoặc sữa Numeal 2-3 lần mỗi ngày để bổ sung năng lượng và mau hồi phục.

    Hạn chế:

    1. Các thức ăn khó tiêu, nhiều mỡ, hạn chế dùng cà phê, tiêu, ớt. Người bệnh không nên uống rượu, bia.
    2. Các thức ăn làm đầy hơi như: Đậu, cải ngồng, súp lơ, bắp cải, giá đỗ, hành.


    Khi bị buồn nôn và nôn ói:
    Nên:

    1. Ngồi ăn, chỉ nằm sau khi ăn 1 - 2h
    2. Uống thêm nước sau khi ăn
    3. Nhờ người khác nấu ăn giùm để không ngửi thấy mùi thức ăn làm tăng cảm giác buồn nôn.
    4. Ngửi vỏ cam tươi, uống chút nước chanh nóng, uống trà gừng
    5. Ăn thức ăn khô, mặn như bánh mỳ, bánh qui, bánh ngũ cốc

    Hạn chế:

    1. Thức ăn quá béo, quá nhiều mỡ hay quá ngọt
    2. Nếu cần thì loại bỏ 1 loại thức ăn nào đó mà bạn nghi ngờ gây buồn nôn, nôn.

    Đang bị đau miệng, đau họng hoặc nuốt đau khi ăn:
    Nên:

    1. Ăn thức ăn mềm, có thể hầm thịt với đu đủ xanh.
    2. Nấu thức ăn lỏng hoặc làm mềm thức ăn khô bằng cách nhúng vào súp.
    3. Uống đồ uống lạnh, súp, rau và nước hoa quả, sử dụng ống hút để uống.
    4. Viêm lợi không đánh răng được thì súc miệng bằng dung dịch Bicarbonate với nước.
    5. Nhai các miếng nhỏ xoài xanh hay đu đủ xanh có thể làm giảm đau và giảm cảm giác khó chịu.
    6. Uống sữa chua

    Khi đau họng:
    Nên:

    1. Vắt chanh và trộn với mật ong, uống 1 thìa to khi cần thiết
    2. Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày
    3. Ngậm chanh muối hay gừng

    Không nên:

    1. Ăn thức ăn nhiều gia vị và quá mặn như ớt và các món kho mặn
    2. Ăn thức ăn và gia vị quá chua như chanh, dứa (khóm), dấm, cà chua
    3. Ăn thức ăn đồ uống quá nóng hay quá lạnh
    4. Ăn thức ăn dai và nhiều chất xơ như măng...
    5. Nếu đang bị nấm miệng không nên ăn các thức ăn quá ngọt như đường, mật ong, hoa quả ngọt.

    Nếu bị táo bón:

    1. Nên ăn nhiều hoa quả và rau có nhiều chất xơ như rau khoai lang, củ khoai lang.
    2. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và đi bộ nhiều trong ngày.
    3. Người bệnh có thể uống sữa đặc trị chống táo bón như Metamax.

    Làm thế nào để tránh cảm giác đầy bụng:

    1. Không uống quá nhiều nước khi ăn.
    2. Người bệnh tránh ăn các loại thức ăn nhu bắp cải, đậu, hành, xúp lơ, cải xanh, không uống nước ngọt có ga.


    Bạn cần biết:
    Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao là những thực phẩm bổ sung rất tốt cho người nhiễm HIV cùng với chế độ ăn uống. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tôi đã lựa chọn giùm bạn một số sản phẩm đảm bảo các tiêu chí sau:
    1. Sản phẩm chính hãng, cung cấp đều đặn, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất.
    2. Giàu năng lượng, dễ hấp thu, dễ sử dụng.
    3. Đầy đủ vi chất, chăm sóc bệnh nhân cả về thể chất lẫn tinh thần.
    4. Giá cả phải chăng.


    Một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho người nhiễm HIV:

    Sữa Lean Max - Dùng cho mọi người


    - Sản phẩm cung cấp nhiều năng lượng do có MaltodextrinWheyprotein - Điểm đặc biệt là trong 100 gam sữa bột có 15g chất béo nên Leanmax là sản phẩm phù hợp nhất cho người nhiễm HIV. - Chứa axit Glutamic và Leucin – giúp phục hồi tế bào, nhanh liền vết thương trong phẫu thuật. - Tăng mật độ khối cơ, cải thiện các chức năng sống trong cơ thể - Đặc biệt nhất là chứa Lactium – giảm stress, giúp sảng khoái, cải thiện tập trung, tăng sự ghi nhớ của não bộ, giúp bệnh nhân ngủ ngon. - Chứa các chất chống oxi hóa (antioxidant) bao gồm VTM A, C, E và Selen giúp tiêu diệt gốc tự do, giảm stress… - Bổ xung Biotin (VTM H) – Tăng cường quá trình chao đổi chất - Bổ xung Kẽm – tốt cho xương, tăng cảm giác ngon miệng - Tỷ lệ Ca, P, Vitamin D3 hợp lý – chống loãng xương - Chứa MUFAs, PUFAs – tốt cho hệ tim mạch, không chứa Cholesterol - Fos – giúp cải thiện hệ tiêu hóa

  12. #31
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện kết quả điều trị HIV

    Thứ ba 31/01/2017 12:15

    Một nghiên cứu từ Đại học California ở San Francisco (UCSF) cho thấy, chế độ ăn lành mạnh có lợi cho bệnh nhân HIV và tiểu đường tuýp 2.


    Ảnh minh họa

    UCSF đã phối hợp với tổ chức phi lợi nhuận Project Open Hand cung cấp các bữa ăn đủ dưỡng chất cho những người thu nhập thấp nhiễm HIV và những người lớn tuổi bị tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề sức khỏe khác, để tìm hiểu tác động của dinh dưỡng đối với sức khỏe. Nghiên cứu cũng xem xét vai trò của chế độ dinh dưỡng toàn diện, phù hợp đối với sức khỏe tổng thể.

    Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 52 người tham gia trong 6 tháng và phát hiện ra rằng, ở những người bị tiểu đường tuýp 2, chế độ ăn đủ dưỡng chất giúp kiểm soát đường huyết và giảm số lần phải nhập viện hoặc cấp cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này quá nhỏ để xác định chắc chắn xem liệu chế độ ăn này có giúp cải thiện kiểm soát tiểu đường trong thời gian dài hay không.

    Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, chế độ ăn bổ dưỡng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và tỉ lệ say xỉn nói chung. Đối với những người nhiễm HIV, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tuân thủ liệu pháp kháng retrovirus tăng từ 47% lên 70%.

    Các bữa ăn chính và ăn nhẹ được Project Open Hand cung cấp dựa trên chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải, bao gồm hoa quả, rau, protein, chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên cám, đồng thời tuân thủ các khuyến cáo về chế độ ăn của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ và Hiệp hội Tim Mỹ. Các bữa ăn này đáp ứng 100% nhu cầu calo hàng ngày, 1.800 tới 2.000 calo đối với người nhiễm HIV và 1.800 calo đối với người mắc bệnh tiểu đường.

    “Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các tổ chức dựa trên cộng đồng trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho những nhóm người mắc bệnh mạn tính đang phải vật lộn để đáp ứng các nhu cầu cơ bản”, tiến sĩ Sheri Weiser tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

    Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Urban Health.


    Theo SK&ĐS


  13. #32
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS


    02/10/2017 11:00 GMT+7


    Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS rất cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Tùy thuộc người bệnh có bị suy dinh dưỡng không, có đang mang thai không... sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.


    Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS bị suy dinh dưỡng

    Cho người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để cung cấp 20-30% nhu cầu năng lượng tăng thêm. Nếu người bệnh không có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng thêm, cung cấp cho họ 2-3 túi RUTF một ngày và tư vấn về mục đích và cách sử dụng.

    Đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng. Với những người bệnh sử dụng RUTF thì đã được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng. Những người bệnh không được sử dụng RUTF cần được bổ sung đa vi chất.

    Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    Tư vấn cho người chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV/AIDS thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    Sau khi kiểm tra lại trong vòng 1-2 tuần đầu, nếu có tiến triển tốt thì kiểm tra 1-2 tháng một lần tuỳ theo đáp ứng của người bệnh. Khi tình trạng dinh dưỡng đã trở về bình thường thì vẫn tiếp tục duy trì việc chăm sóc dinh dưỡng.



    Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS không bị suy dinh dưỡng

    Cho người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để cung cấp 10% nhu cầu năng lượng tăng thêm. Nên bổ sung đa vi chất cho người bệnh.

    Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    Tư vấn cho người chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV/AIDS thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    Tái khám 2-3 tháng một lần. Nếu tình trạng dinh dưỡng xấu đi, lựa chọn và thực hiện giải pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nặng lên thì cần đến gặp nhân viên y tế ngay.

    Nhu cầu năng lượng cụ thể của người nhiễm HIV/AIDS

    Người nhiễm HIV/AIDS nói chung

    Không bị thêm suy dinh dưỡng: 180-230kcal/ngày.

    - Lưng bát cơm (30g gạo tẻ) + 100g đậu phụ.

    - 1 quả trứng gà + 50g gạo tẻ (miệng bát cơm).

    Suy dinh dưỡng dạng nhẹ: 360-460kcal/ngày.

    - 200g Khoai lang + 200g chuối tiêu.

    - 1 hộp sữa chua 100g + 200g ngô nếp luộc.

    Suy dinh dưỡng nặng: 900-1150 kcal/ngày.

    - 100g gạo tẻ + 2 quả trứng gà + 100g bánh mì + 2 hộp sữa tươi (loại 180ml) + 20g bơ.

    - 300g bún + 50g thịt lợn nạc + 2 quả trứng gà + 10g dầu ăn + 100g bánh mì + 1 hộp sữa tươi.

    Phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS

    Không bị thêm suy dinh dưỡng: 230-270 kcal/ngày.

    - 50g gạo tẻ + 100g đậu phụ.

    Suy dinh dưỡng dạng nhẹ: 460-690 kcal/ngày.

    - Sữa chua 100g + 30g sữa bột.

    - 100g bánh mì + 30g sữa bột + 100g chuối tiêu.

    Suy dinh dưỡng nặng: 1150-1350 kcal/ngày.

    - 10g dầu ăn + 300g bún + 60g sữa bột + 200g ngô nếp luộc + 50g thịt lợn nạc.

    - 10g dầu ăn + 100g bánh mì + 100g sữa bột + 2 quả trứng gà + 100g gạo.

    Phụ nữ cho con bú nhiễm HIV/AIDS

    Không bị thêm suy dinh dưỡng: 310 kcal/ngày.

    - 1 hộp sữa tươi + 50g gạo tẻ + 1 quả trứng gà.

    - 100g bánh mì + 1 hộp sữa chua.

    Suy dinh dưỡng dạng nhẹ: 336-359 kcal/ngày.

    - 100g bánh mì + 5g bơ + 250g sữa đậu nành.

    - 100g gạo tẻ + 100g thịt lợn nạc.

    Suy dinh dưỡng nặng: 1550 kcal/ngày.

    - 100g sữa bột + 200g gạo tẻ + 30g trứng gà + 100g chuối tiêu + 100g thịt lợn nạc.

    - 100g sữa bột + 200g gạo tẻ + 200g đậu phụ + 100g thịt lợn nạc.


    Thái Thị Hậu


    http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/nguoi-nhiem-hiv-aids-nen-an-gi-389729.html

  14. #33
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Chọn thực phẩm lợi cho người có HIV/AIDS

    NGÀY 26 THÁNG 08, 2018

    Cơ thể chúng ta cần những thức ăn bổ dưỡng để có được năng lượng và không mắc các bệnh nhiễm trùng. Nếu bạn bị nhiễm HIV/AIDS hoặc đang chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, điều quan trọng là phải biết chọn thực phẩm, chế biến đúng cách, đảm bảo vệ sinh… giúp đảm bảo sức khỏe, duy trì được cân nặng, tăng miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại HIV.

    Ba nhóm thức ăn chính

    Nhóm thức ăn nhiều đạm: Nhóm thức ăn này cung cấp nhiều đạm, bao gồm các loại thịt, cá, trứng và một vài loại đậu (đặc biệt là đậu nành). Các thức ăn nhiều đạm có tác dụng giữ cho cơ thể khỏe mạnh.Nhóm thức ăn nhiều vitamin: Nhóm thức ăn này nhiều màu sắc và cung cấp nhiều vitamin giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Nó bao gồm các loại rau và hoa quả.

    Nhóm thức ăn nhiều năng lượng: Bao gồm: gạo, đường, bánh mỳ, ngô và khoai tây. Các loại dầu hoặc mỡ cũng thuộc nhóm thức ăn giàu năng lượng. Ăn thêm các loại dầu mỡ như mỡ động vật, dầu vừng, dầu lạc cùng với gạo hoặc thực phẩm khác là cách rất tốt để bổ sung năng lượng.

    Không uống rượu, không dùng ma túy, hoặc hút thuốc lá, mà hãy sử dụng tiền để mua các thức ăn bổ dưỡng giúp bạn có sức khỏe và thể lực tốt.

    Ăn uống như thế nào khi bạn không muốn ăn?



    Nghiền thức ăn hoặc chế biến chúng thành dạng lỏng như súp hoặc các đồ uống. Sử dụng ống hút để uống. Điều này sẽ giúp bạn ăn được khi miệng bạn bị lở loét hoặc bạn khó nuốt.

    Uống các dịch bổ dưỡng như sữa, sữa đậu nành, nước dừa và nước rau vào những ngày bạn cảm thấy không muốn ăn.

    Uống nhiều nước để phòng mất nước.

    Tránh những thức ăn kích ứng dạ dày như thức ăn nhiều dầu hoặc thức ăn rán, rau sống và ớt.

    Uống vitamin tổng hợp hoặc vitamin tổng hợp nhóm B để tăng cảm giác ngon miệng cho bạn, nhưng nên nhớ rằng chỉ dùng vitamin khi bạn đã có chút thức ăn trong dạ dày (uống vào lúc sau ăn).


    Rau, củ tươi giàu vitamin giúp bảo vệ cơ thể người HIV khỏi nhiễm trùng.
    Cách chế biến thức ăn và đồ uống an toàn



    Nhớ đảm bảo rằng các loại thức ăn mà bạn ăn hoặc bạn chế biến là an toàn. Hệ thống bảo vệ cơ thể của những người nhiễm HIV/AIDS rất yếu. Các vi trùng có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể từ các nguồn thức ăn không sạch và các nguồn nước bị nhiễm bẩn. Vì vậy, khi chuẩn bị thức ăn bạn cần lưu ý:

    Rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.

    Cọ rửa khu nấu ăn và bàn ghế bằng xà phòng và nước sạch.

    Dùng nước sạch để nấu ăn và để uống.

    Rửa tất cả rau, hoa quả bằng nước sạch. Bạn có thể pha một ít muối vào nước hoặc nước rửa hoa quả để làm sạch.

    Nấu kỹ tất cả các loại thức ăn. Nhiệt độ cao sẽ giết chết các vi sinh vật trong thức ăn.

    Không để ruồi và các động vật khác chạm vào thức ăn.

    Không ăn thức ăn thừa từ các buổi tối trước, trừ khi nó được bảo quản ở nơi sạch và mát.

    Tránh những thức ăn hoặc đồ uống mà bạn biết là gây đau dạ dày và gây tiêu chảy, gồm cả trà đặc và cà phê…

    Xuân Thủy
    ((Theo tài liệu của FHI, USAIDS))

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Kỹ năng chia sẻ với người nhiễm hiv/aids
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Chăm sóc chính mình
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-07-2013, 07:18
  2. Một gia đình vượt qua mặc cảm bệnh HIV/AIDS
    Bởi prayforall9 trong diễn đàn Họ đã sống như thế !
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-06-2013, 07:09

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •