Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 33

Chủ đề: Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS.

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS.

    Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS

    Để người nhiễm HIV được khỏe mạnh, ngoài tăng cường dinh dưỡng, mỗi người nhiễm HIV/AIDS cần phải có tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị.

    BS Đinh Văn Sức, Trưởng phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS (OPC) BVĐK Đồng Nai cho biết: Hàng ngày, người có HIV cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn bình thường để chống lại virus. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người nhiễm HIV phòng tránh được giảm cân, thiếu dinh dưỡng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hiệu quả điều trị.

    Với một số người nhiễm HIV, tùy theo phác đồ đang điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn những thực phẩm cần ăn kiêng. Tuy nhiên, một nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho người nhiễm HIV là cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, an toàn. Để có thể ăn được nhiều, người có HIV nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hóa của mình; không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...).

    Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với người có HIV là đồ ăn chứa nhiều protein; đồ ăn chứa nhiều năng lượng; các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát); đồ ăn chứa nhiều vitamin.
    Ảnh minh họa
    Các loại thực phẩm mà người nhiễm HIV cần cung cấp, như: cơm, bánh mì, khoai tây… Người nhiễm HIV cũng cần ăn nhiều rau và trái cây khác nhau nhằm tăng cường các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Người nhiễm HIV cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, mè, đậu phộng vì các thức ăn này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của người nhiễm HIV. Một ngày một người có HIV nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.

    Với các loại gia vị, tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày, đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành.
    Nếu người có HIV không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường nên dùng các loại đồ uống có nhiều năng lượng như sữa và nước hoa quả pha đường. Trong trường hợp, người nhiễm HIV bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các loại lương thực, như: cơm, bánh mì hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.
    Người có HIV cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.
    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra, những người có HIV cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng; cần nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay sau khi nấu. Người có HIV không nên ăn các loại rau sống trừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.
    Cuối cùng, để người nhiễm HIV được khỏe mạnh, ngoài tăng cường dinh dưỡng, mỗi người nhiễm HIV/AIDS cần phải có tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị.
    AloBacsi.vn
    Theo Hà Châu - Đồng Nai online
    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:39.

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV đang dùng thuốc ARV


    Ở người bị nhiễm HIV, dù chưa hoặc đang điều trị thuốc ARV, phần lớn có cơ thể khá gầy, cơ teo do bị virus tấn công tất cả các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó, do có 1 số bệnh nhiễm trùng kèm theo, hay ăn không thấy ngon miệng hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn...
    Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các bệnh nhân này thường hay bị bỏ qua. Mệt, ăn không ngon miệng thì không ăn nhưng bỏ ăn khiến sức khỏe họ ngày càng suy yếu. Vì vậy, trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV chết vì suy dinh dưỡng không hiếm. "Với vòng lẩn quẩn trên, vô tình người bệnh đã bỏ qua cơ hội tiêu diệt virut từ các thuốc điều trị, hoặc góp phần hạn chế sự hấp thu thuốc nếu chế độ dinh dưỡng trong thời kì này không được quan tâm đúng", bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM khẳng định.
    <>Năng lượng tăng 20% so với bình thường
    Ở người bị nhiễm HIV, năng lượng cung cấp cho cơ thể luôn cao so với bình thường khi chưa bị nhiễm. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, năng lượng này sẽ tăng từ 5-20% so với khi chưa nhiễm.
    Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bệnh nhân nhiễm HIV chưa hoặc đang điều trị thuốc ARV nên ăn uống cân đối và đa dạng 4 nhóm thực phẩm: bột đường; chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất.
    Theo đó, hàm lượng nhóm bột đường chiếm 65 -70% tổng năng lượng trong ngày. Chú ý chọn những chất bột đường chuyển hóa chậm như nui, mì, khoai.
    Chất béo đạm: khuyến nghị bệnh nhân nên ăn không quá 20% trong 1 ngày. Hạn chế ăn các loại chất béo bão hòa như mỡ, da gà, da vịt, bơ…nhằm tránh tình trạng nhóm thực phẩm này gây hạn chế sự hấp thu thuốc.
    Vitamin: bệnh nhân bị nhiễm HIV hầu hết thường hay thiếu sắt vì vậy nên ăn những món ăn và thực phẩm hấp thu sắt tốt như cà chua, cam, bưởi, 1 loại dưa muối làm từ rau tươi (nhưng không mặn). Nên uống bổ sung đa vi chất cho những người bệnh thường hay biếng ăn.
    <>Những lưu ý hỗ trợ cho nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh
    Như đã nói, người nhiễm HIV đang uống thuốc ARV thường hay có triệu chứng giống ốm nghén. Vì vậy, nên chia nhỏ bữa ăn cho người bệnh và cho ăn nhiều lần.
    Khi mệt không muốn ăn, người bệnh có thể uống các loại bột ngũ cốc hoặc ăn các loại hạt chứa chất béo không no như đậu phộng, đậu nành… hay các loại bánh quy.
    Nên nếm thức ăn phù hợp, ít gia vị để tránh tình trạng bệnh nhân cảm thấy ngán mùi.
    Hãy ăn khi thức ăn còn ấm để tạo cảm giác hấp dẫn và đỡ ngán.
    Có thể ăn theo khẩu vị để tăng số lượng thực phẩm được dung nạp.
    Cần linh động và đa dạng món ăn để kích thích người bệnh thèm ăn, thay vì chế biến món thịt kho thì có thể làm món súp. Với những món súp dạng lỏng, được xay nhuyễn có thể làm người bệnh dễ ăn mà không bị ngán. Ví dụ: hôm nay cho ăn súp thịt bò (thịt heo, gà) hầm với đậu trắng, cà rốt thì hôm sau cho ăn súp đậu đỏ nấu với gạo nếp, nấm, thịt gà… Cần lưu ý là không nên nấu súp đặc và đừng quên cho vào súp 1-2 muỗng dầu ăn, tùy theo hàm lượng chất béo đã có trong súp.
    Để hỗ trợ vị giác nên lựa chọn 1 số loại trái cây có vị ngọt như mít, cam, sapôchê.
    <>Tinh thần và dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị
    Người nhiễm HIV không nên sử dụng chế độ ăn kiêng.
    Tương tự, để quá trình tiêu hóa tốt đồng thời giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng, người bệnh cần vận động để tiêu hóa. Tuy nhiên, để tránh tình trạng sức khỏe đi xuống, chuyên gia y tế khuyến cáo nên chọn những môn thể dục nhẹ như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga. Người bệnh cần kiên trì tập, khoảng 30 phút/lần hoặc tối thiểu 30 phút/ngày.
    Cuối cùng, chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, với một tinh thần lạc quan và chế độ dinh dưỡng tốt, chắc chắn cơ thể sẽ có nền tảng cải thiện hệ thống miễn dịch HIV, giúp hệ miễn dịch không bị suy yếu, góp phần hạn chế sự tàn phá của virut.
    <>NGUYÊN HẠNH (ghi)
    Nguồn : Báo Phụ Nữ Online
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:40.

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Chăm sóc dinh dưỡng khi người nhiễm HIV mắc nhiễm trùng cơ hội

    Người nhiễm HIV/AIDS có thể có một hay nhiều triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội. Do vậy cần phải có sự lựa chọn một cách thận trọng thức ăn phù hợp. Thức ăn hỗn hợp bình thường sẽ được ăn trở lại khi các triệu chứng và các nhiễm trùng cơ hội được giải quyết.
    Buồn nôn và nôn
    Một số loại thuốc có thể làm giảm buồn nôn. Nếu không hết buồn nôn cần phải đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên ngồi ăn và cố gắng không nằm, chỉ nằm sau khi ăn 1-2 giờ. Uống nhiều sau bữa ăn và cố gắng đừng tự nấu thức ăn vì mùi khi nấu có thể làm tăng cảm giác buồn nôn. Có thể nhờ nấu hoặc ăn các loại thức ăn ít nấu.




    Tư vấn dinh dưỡng cho người nhiễm HIV.

    Nếu bị nôn có thể uống một ít nước, súp và chè gia vị, ăn thức ăn mềm rồi chuyển sang thức ăn rắn khi ngừng nôn. Có thể làm giảm nhẹ cảm giác buồn nôn bằng cách ngửi mùi cam tươi hoặc chanh cắt lát hoặc bằng cách uống nước chanh nóng, chè dược thảo, chè gừng; Ăn thức ăn khô và mặn như bánh mỳ khô, bánh quy khô và ngũ cốc.
    Không nên ăn thức ăn béo, nhiều mỡ và ngọt có thể làm cảm giác buồn nôn tăng lên. Cố gắng mỗi lần lấy đi một loại thức ăn để xem có sự khác biệt không. Nếu có thì tránh không ăn loại thức ăn đó. Một loại thức ăn có thể ảnh hưởng lên người này nhưng không ảnh hưởng lên người kia. Bạn nên tìm loại thực phẩm phù hợp nhất cho mình.
    Đau miệng hoặc đau họng hoặc đau khi ăn
    Khi bị đau miệng hoặc đau họng nên ăn thức ăn mềm, nghiền, mịn hoặc hơi ướt như quả lê tàu, quả bầu, bí đỏ, đu đủ, chuối, sữa chua, rau trộn (đã nấu), súp, mỳ, thức ăn xay. Nấu thức ăn lỏng hoặc làm mềm thức ăn khô bằng cách nhúng vào súp. Uống đồ uống lạnh, súp, rau và nước hoa quả. Sử dụng ống hút để uống.
    Khi đau họng nên vắt chanh và trộn với mật ong, uống một thìa to khi cần thiết. Súc miệng bằng dung dịch nước muối vài lần trong ngày. Có thể ngậm chanh muối hay gừng.
    Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị và quá mặn (như ớt và món kho mặn), thức ăn và gia vị quá chua (như cam, chanh, dứa, giấm và cà chua), thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, những thức ăn dai, nhiều chất xơ khó tiêu (như măng) hoặc thức ăn dính và khó nuốt (như lạc). Nếu mắc bệnh nấm miệng thì không ăn thức ăn ngọt như đường, mật ong, hoa quả và đồ uống ngọt do đường có thể làm bệnh nặng hơn.
    Tiêu chảy
    Là khi đi phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Bệnh hay gặp ở người bị nhiễm HIV/AIDS. Tiêu chảy làm mất nước và chất khoáng của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, tiêu chảy nhanh chóng bị nặng lên và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến tử vong. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như: triệu chứng của một bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc và thường là do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nhiều người hiểu sai rằng khi bị tiêu chảy thì ngừng ăn uống và chỉ uống thuốc mà thôi. Tuy nhiên, việc giảm ăn có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn.
    Tiêu chảy là cách để cơ thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy vậy, phần lớn tiêu chảy sẽ ngừng sau vài ngày và việc làm tốt nhất là uống nhiều dịch lỏng (hoặc dịch phục hồi nước ORS). Nếu không có ORS thì nấu cháo muối đường (1 nắm gạo, 8 thìa đường, 1 thìa muối, 6 bát nước) hay dung dịch muối đường (1/2 thìa muối, 8 thìa đường và 1 lít nước sạch) và điều trị các nguyên nhân chính, nếu biết cho đến khi ngừng tiêu chảy. Uống trên 8 cốc dịch lỏng, đặc biệt là nước mỗi ngày. Khi bị tiêu chảy, nên uống nước canh, nước hoa quả hoặc dung dịch ORS. Ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ như rau quả mềm, cháo, cơm, chuối, khoai tây. Để bù việc mất chất khoáng và vitamin nên ăn các loại rau quả mềm nhất là chuối, xoài, đu đủ, dưa hấu, bí đỏ, bầu và cà rốt. Nên ăn rau để có vitamin, chất khoáng và chất xơ kéo chất độc ra khỏi cơ thể. Ăn thức ăn ấm thay vì ăn rất nóng hoặc rất lạnh. Ăn ít mỗi bữa và chia nhiều bữa.
    Nên hạn chế hoặc tránh sử dụng mỡ (nên giảm ăn mỡ, cho ít hoặc chỉ ăn dầu, thay xào rán bằng luộc. Tuy nhiên, mỡ là nguồn năng lượng quan trọng và không nên loại bỏ trừ phi thật sự cần thiết), cà phê, chè, rượu làm mất nước trầm trọng hơn (chúng nên được thay thế bằng nước, chè dược thảo và súp), các gia vị như ớt, tiêu đôi khi làm cho tiêu chảy nặng hơn. Các thức ăn làm đầy hơi: đậu, cải ngồng, súp lơ, bắp cải, giá đỗ, hành... cũng không nên ăn khi bị tiêu chảy.
    Các vấn đề tiêu hóa khác
    Khi bị nhiễm HIV/AIDS có thể có những vấn đề trong việc tiêu hóa một số thức ăn hoặc có thể bị táo bón, đầy bụng do rối loạn các vi khuẩn có ích cần cho sự tiêu hóa sẵn có trong đường ruột bị tổn thương. Những vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh hoặc các thuốc điều trị ARV. Vì vậy, khi ăn cần nhai kỹ làm thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Cho thêm đu đủ vào thịt làm mềm thức ăn để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Ăn các thức ăn chua như nước dưa chua, bột chua, sữa chua dễ tiêu hóa và giúp tiêu hóa các thức ăn khác.
    Không nên ăn thức ăn béo như thức ăn rán, pho mát, lạc, kem sẽ khó tiêu hóa. Tuy nhiên, có thể ăn trở lại bình thường khi cảm thấy khỏe.
    Để chống táo bón, ăn nhiều chất xơ và nhuận tràng như rau khoai lang (cả củ khoai lang), rau đay, mùng tơi, một số quả: soài, cam, thanh long, nho, bưởi. Mỗi bữa ăn ít nhưng ăn nhiều bữa. Uống nhiều nước, tích cực và luyện tập thể dục thường xuyên để kích thích nhu động ruột tăng tiêu hóa. Để tránh cảm giác đầy bụng, không uống quá nhiều khi ăn. Tránh ăn các loại thức ăn như bắp cải, đậu, hành, xúp lơ, cải xanh và nước có ga lạnh thường sinh hơi trong dạ dày.
    (Theo tài liệu của Bộ Y tế)
    BS. Nguyễn Bích Ngọc
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:41.

  4. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Lưu ý về dinh dưỡng trong điều trị bằng ARV

    Người nhiễm HIV khi điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hàng ngày, vì sự tương tác này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và tình trạng dinh dưỡng của người nhiễm. Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi HIV, nhưng thuốc kháng virus ARV có thể làm chậm sự phát triển của HIV. Kết quả này làm giảm tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV, giảm tỷ lệ mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh kèm theo khác như sốt rét, cảm lạnh, nhiễm ký sinh trùng….

    Tuy nhiên, khi dùng các thuốc điều trị virus HIV cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hằng ngày. Sự tương tác này được định nghĩa là sự thay đổi đặc tính dược động học của một loại thuốc hoặc thay đổi thành phần dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng. Tương tác thuốc và thức ăn xảy ra các trường hợp sau:
    - Một số thuốc làm rối loạn hấp thu, chuyển hóa, phân bổ và bài tiết các chất dinh dưỡng, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.
    - Thức ăn giàu chất béo làm ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải của thuốc.
    - Một số thuốc gây thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, trầm cảm dẫn đến giảm khẩu phần hoặc giảm hấp thu thức ăn.
    Các thức ăn khác nhau có thể làm tăng cường hay ức chế hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải thuốc và như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Ví dụ: thức ăn làm giảm hấp thu isoniazid (thuốc điều trị lao), do đó, nên uống isoniazid trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1-2 giờ. Thức ăn nhiều chất béo có một số ảnh hưởng tới người đang điều trị HIV/AIDS như làm tăng nồng độ của thuốc efavirenz (một thuốc điều trị HIV) trong máu (bởi vậy, cần tránh dùng efavirenz ngay sau bữa ăn nhiều chất béo) hay làm giảm tác dụng của indinavir. Việc uống rượu, bia có thể làm tăng nồng độ abacavir trong máu lên đến 41%.
    Ngược lại, thuốc ARV cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ví dụ, stavudine (d4T) gây rối loạn phân bố mỡ của cơ thể. Một số ARV gây rối loạn chuyển hóa mỡ làm tăng triglycerides và cholesterol, rối loạn phân bố mỡ và kháng insulin (có thể gây đái tháo đường). Isoniazid làm giảm hấp thu vitamin B6 (do đó, cần bổ sung vitamin B6 để tránh giảm vitamin B6 và các triệu chứng liên quan tới việc thiếu vitamin này).
    Ảnh hưởng của điều trị ARV lên tình trạng dinh dưỡng
    Không chỉ thức ăn làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc ARV mà ngược lại thuốc ARV cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Thuốc ARV có thể làm rối loạn chuyển hóa đường. Đây là một trong những biến chứng xảy ra đầu tiên khi điều trị ARV, được chẩn đoán thông qua xét nghiệm định kỳ hoặc dung nạp đường ăn sau 2 giờ.
    Những người nhiễm HIV đang điều trị ARV cũng có thể xảy ra trường hợp loạn dưỡng lipid, rối loạn của cơ thể trong việc sản xuất, sử dụng và phân bố mỡ. Những người có dấu hiệu rối loạn cơ thể trong việc phân bố mỡ rất dễ bị thay đổi hình dạng cơ thể.
    Ngoài ra, trường hợp thiếu xương và loãng xương là rối loạn thường gặp ở bệnh nhân điều trị HAART (điều trị kháng retrovirus hiệu quả cao). Nguyên nhân này vẫn chưa được xác định rõ ràng, mặc dù chất ức chế men protease HIV-1 có thể ảnh hưởng đến sự phân biệt tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Chuẩn đoán bằng quét DEXA định kỳ với người nhiễm HIV có nguy cơ loãng xương (như có tiền sử gia đình, giảm chức năng tuyến sinh dục, hút thuốc lá và sử dụng corticoid).
    Thanh Ngọc
    Theo tài liệu của Bộ Y tế
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:42.

  5. #5
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    06-07-2013
    Bài viết
    3
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Những kiến thức rất bổ ích. Cảm ơn anh Tuấn đã post.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:42.

  6. #6
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Người nhiễm HIV nên ăn gì?

    Đối với người nhiễm HIV, duy trì chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, tránh biến chứng. Những nguyên tắc chung về chế độ ăn uống lành mạnh đơn giản là:

    1. Ăn nhiều trái cây và rau xanh (5 – 6 khẩu phần ăn một ngày)
    2. Ưu tiên ăn nhiều ngũ cố nguyên hạt, cung cấp chất dinh dưỡng chất xơ khỏe mạnh.
    3. Chọn protein nạc như cá, thịt gà, đậu và sữa ít béo.

    Ăn nhiều rau xanh tốt cho người nhiễm HIV

    4. Bổ sung chất béo lành mạnh trong khẩu phần ăn như dầu ô liu, dầu các loại hạt.
    5. Hạn chế đường, đồ ngọt và chất béo bão hòa
    6. tránh hoàn toàn chất béo dạng trans.
    7. Tránh ăn kiêng. Một chế độ ăn kiêng loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn 1 loại thực phẩm nào đó có thể làm giảm lượng vitamin cần thiết bổ sung cho cơ thể có thể gây nguy hiểm. Chưa có một chứng mình nào chỉ ra rằng, ăn kiêng có lợi cho người nhiễm HIV.
    8. Ăn cho sức khỏe chung, không chỉ ăn để đối phó với virus HIV. Không nên ăn một chế độ ăn tăng cường miễn dịch cho riêng bộ phận nào trên cơ thể. Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc bệnh tim, ung thư, loãng xương và một số bệnh khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho toàn bộ sức khỏe sẽ giúp phòng tránh các căn bệnh đó.

    Ăn nhiều cá để cung cấp protein lành mạnh

    9. Chế độ ăn đơn giản: Cố gắng ăn một chế độ ăn giảm lượng đạm và chất béo. Trừ khi có một lý do y tế cụ thể, những người nhiễm HIV không cần quá lo lắng về các vấn đề này.
    10. Gặp bác sĩ nếu có các vấn đề liên quan tới ăn uống: Một chế độ ăn uống lành mạnh bình thường là tốt cho hầu hết những người nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp các vấn đề như buồn nôn, chán ăn, giảm cân,… thì nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Đừng cố gắng đối phó một mình. Bác sĩ sẽ có những lời khuyên và tư vấn cụ thể.
    Một chế độ ăn phù hợp là 1/2 rau, 1/4 ngũ cốc và 1/4 protein.

    Giảm cân là vấn đề nghiêm trọng ở người nhiễm HIV

    Vần đề tăng giảm cân ở người nhiễm HIV
    Giảm cân không mong muốn là hậu quả phổ biến và nghiêm trọng của người nhiễm HIV. Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần bổ sung nhiều calo và protein. Có thể uống bổ sung dinh dưỡng và kem ngũ cốc.
    Giảm cân liên quan tới HIV hiện nay vẫn xảy ra đặc biệt đối với những người nhiễm nặng và không được điều trị. Nhưng trên thực tế vẫn những người thừa cân do nhiễm HIV cũng đang gia tăng do ăn quá nhiều, lười tập thể dục. Thừa cân khiến những người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tim.

    D.P


    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:43.

  7. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV





    Người nhiễm HIV sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng cao hơn bình thường





    (VOV) - Một số mẹo nhỏ gíup người nhiễm HIV khắc phục các triệu chứng liên quan đến dinh dưỡng
    Ở người nhiễm HIV, do nhiều nguyên nhân sẽ phát sinh một số triệu chứng liên quan đến ăn uống và dinh dưỡng, gồm: giảm khẩu vị gây biếng ăn, khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói thường xuyên, nhiễm nấm miệng do candidas, thiếu máu…
    Sau đây là một số mẹo nhỏ gíup người nhiễm HIV khắc phục các triệu chứng liên quan đến dinh dưỡng khi mắc phải:
    Tiêu chảy: Trong giai đoạn tiêu chảy nên hạn chế sữa và chế phẩm từ sữa; hạn chế rượu, cà phê, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bơ, thức ăn đồ uống sinh nhiều hơi (ví dụ nước đóng chai có gas hay một số rau quả như bắp cải, củ hành…).
    Buồn nôn, thường xuyên nôn ói: Nên hạn chế thực phẩm cay hay nhiều dầu mỡ, cà phê và rượu bia, thức ăn ngọt, tránh để bụng đói hoàn toàn vì sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn nếu bụng trống. Chỉ nên nằm sau bữa ăn 20 phút.
    Giảm khẩu vị, biếng ăn: Nếu có thì tránh thức ăn nặng mùi.
    Nhiễm nấm miệng: tránh thực phẩm nhiều đường, muối hay thức ăn có độ dính cao, tức ăn uống chua và rượu bia vì có thể làm nấm phát triển mạnh thêm.
    Thiếu máu: Hạn chế uống thức uống có trà, cà phê, sữa hay coca cùng bữa ăn vì sẽ ức chế hấp thu chất sắt. Nên uống bổ sung chất sắt và folate theo chỉ định của bác sĩ.
    Sốt: Sử dụng thức ăn lỏng nhiều nước, uống nhiều nước.
    Một số lưu ý đặc biệt
    Xét về nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng, người nhiễm HIV sẽ có nhu cầu cao hơn bình thường. Nếu không đáp ứng đủ, người bệnh có thể sụt cân và suy dinh dưỡng, teo cơ; khi vào giai đoạn 3 của bệnh, người bệnh có thể sụt hơn 10% cân nặng trước đó. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao năng lượng và vitamin khoáng chất, người bệnh cần ăn đa dạng, đủ chất và thêm 1 – 2 bữa phụ trong ngày.
    Các vitamin, khoáng chất cần thiết và tốt cho hệ miễn dịch: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, kẽm, selenium. Có thể đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn hoặc bổ sung bằng thuốc.
    Người nhiễm HIV vì suy yếu hệ miễn dịch rất dễ bị nhiễm trùng nên cần cẩn thận hơn về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, như đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng rau, thịt cá sống, ăn trái cây nên gọt vỏ, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn thức ăn sau khi nấu, nếu còn thừa nên bảo quản lạnh – tránh bảo quản ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ./.

    Theo Tuổi trẻ


    http://vovnews.vn/Home/C...em-HIV/201012/163185.vov




    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:44.

  8. #8
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV




    Người nhiễm HIV sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng cao hơn bình thường


    (VOV) - Một số mẹo nhỏ gíup người nhiễm HIV khắc phục các triệu chứng liên quan đến dinh dưỡng
    Ở người nhiễm HIV, do nhiều nguyên nhân sẽ phát sinh một số triệu chứng liên quan đến ăn uống và dinh dưỡng, gồm: giảm khẩu vị gây biếng ăn, khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói thường xuyên, nhiễm nấm miệng do candidas, thiếu máu…
    Sau đây là một số mẹo nhỏ gíup người nhiễm HIV khắc phục các triệu chứng liên quan đến dinh dưỡng khi mắc phải:
    Tiêu chảy: Trong giai đoạn tiêu chảy nên hạn chế sữa và chế phẩm từ sữa; hạn chế rượu, cà phê, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bơ, thức ăn đồ uống sinh nhiều hơi (ví dụ nước đóng chai có gas hay một số rau quả như bắp cải, củ hành…).
    Buồn nôn, thường xuyên nôn ói: Nên hạn chế thực phẩm cay hay nhiều dầu mỡ, cà phê và rượu bia, thức ăn ngọt, tránh để bụng đói hoàn toàn vì sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn nếu bụng trống. Chỉ nên nằm sau bữa ăn 20 phút.
    Giảm khẩu vị, biếng ăn: Nếu có thì tránh thức ăn nặng mùi.
    Nhiễm nấm miệng: tránh thực phẩm nhiều đường, muối hay thức ăn có độ dính cao, tức ăn uống chua và rượu bia vì có thể làm nấm phát triển mạnh thêm.
    Thiếu máu: Hạn chế uống thức uống có trà, cà phê, sữa hay coca cùng bữa ăn vì sẽ ức chế hấp thu chất sắt. Nên uống bổ sung chất sắt và folate theo chỉ định của bác sĩ.
    Sốt: Sử dụng thức ăn lỏng nhiều nước, uống nhiều nước.
    Một số lưu ý đặc biệt
    Xét về nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng, người nhiễm HIV sẽ có nhu cầu cao hơn bình thường. Nếu không đáp ứng đủ, người bệnh có thể sụt cân và suy dinh dưỡng, teo cơ; khi vào giai đoạn 3 của bệnh, người bệnh có thể sụt hơn 10% cân nặng trước đó. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao năng lượng và vitamin khoáng chất, người bệnh cần ăn đa dạng, đủ chất và thêm 1 – 2 bữa phụ trong ngày.
    Các vitamin, khoáng chất cần thiết và tốt cho hệ miễn dịch: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, kẽm, selenium. Có thể đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn hoặc bổ sung bằng thuốc.
    Người nhiễm HIV vì suy yếu hệ miễn dịch rất dễ bị nhiễm trùng nên cần cẩn thận hơn về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, như đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng rau, thịt cá sống, ăn trái cây nên gọt vỏ, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn thức ăn sau khi nấu, nếu còn thừa nên bảo quản lạnh – tránh bảo quản ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ./.

    Theo Tuổi trẻ

    http://vovnews.vn/Home/C...em-HIV/201012/163185.vov
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:45.

  9. #9
    nguoimayman
    Guest
    Mình thì cho chồng luôn luôn ăn chín uống sôi,để tránh bệnh tiêu chảy.
    Và luôn cho ăn đủ các nhóm đạm ,chất sơ ,béo và dùng thêm sâm thốt nốt để duy trì sức khỏe.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:45.

  10. #10
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Ảnh hưởng của thức ăn với thuốc ARV

    Người nhiễm HIV phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị HIV, nhiễm trùng cơ hội và các bệnh kèm theo. Khi dùng các thuốc điều trị này cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hàng ngày vì sự tương tác này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và tình trạng dinh dưỡng của người bệnh...Tương tác thuốc - thức ănNgười nhiễm HIV phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị HIV, nhiễm trùng cơ hội và các bệnh kèm theo khác như sốt rét, cảm lạnh, nhiễm ký sinh trùng. Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi HIV nhưng các thuốc chống virut có thể làm giảm nhẹ ảnh hưởng của HIV bằng cách làm chậm sự phát triển của HIV, do đó, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người nhiễm HIV. Thường dùng phối hợp nhiều loại thuốc trong liệu pháp ARV để ức chế sự nhân lên của virut. Đây là phương pháp điều trị đang được áp dụng tại Việt Nam để điều trị HIV/AIDS.


    Thức ăn giàu chất béo ảnh hưởng tới hấp thu thuốc, giảm tác dụng của thuốc.Tuy nhiên, khi dùng các thuốc điều trị này, cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hằng ngày. Sự tương tác giữa thuốc và thức ăn được định nghĩa là sự thay đổi đặc tính dược động học của một loại thuốc hoặc thay đổi thành phần dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng. Tương tác thuốc - thức ăn xảy ra theo những cách sau:- Một số thuốc làm rối loạn hấp thu, chuyển hóa, phân bổ và bài tiết các chất dinh dưỡng, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.- Thức ăn làm ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải của thuốc.- Một số thuốc gây thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, trầm cảm dẫn đến giảm khẩu phần hoặc giảm hấp thu thức ăn.Các thức ăn khác nhau có thể làm tăng cường hay ức chế hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải thuốc và như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Ví dụ: thức ăn làm giảm hấp thu isoniazid (thuốc điều trị lao), do đó, nên uống isoniazid trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1-2 giờ. Thức ăn nhiều chất béo có một số ảnh hưởng tới người đang điều trị HIV/AIDS như làm tăng nồng độ của thuốc efavirenz (một thuốc điều trị HIV) trong máu (bởi vậy, cần tránh dùng efavirenz ngay sau bữa ăn nhiều chất béo) hay làm giảm tác dụng của indinavir. Việc uống rượu, bia có thể làm tăng nồng độ abacavir trong máu lên đến 41%.Ngược lại, thuốc ARV cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ví dụ, stavudine (d4T) gây rối loạn phân bố mỡ của cơ thể. Một số ARV gây rối loạn chuyển hóa mỡ làm tăng triglycerides và cholesterol, rối loạn phân bố mỡ và kháng insulin (có thể gây đái tháo đường). Isoniazid làm giảm hấp thu vitamin B6 (do đó, cần bổ sung vitamin B6 để tránh giảm vitamin B6 và các triệu chứng liên quan tới việc thiếu vitamin này).Ảnh hưởng của điều trị ARV lên tình trạng dinh dưỡngKhông chỉ thức ăn làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của các thuốc ARV mà ngược lại, các thuốc điều trị ARV cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Các thuốc ARV có thể làm rối loạn chuyển hóa đường. Đây là một trong những biến chứng xảy ra đầu tiên khi điều trị ARV, được chẩn đoán thông qua xét nghiệm định kỳ hoặc test dung nạp đường sau ăn 2 giờ.Thiếu xương và loãng xương thường gặp ở bệnh nhân điều trị HAART (điều trị kháng retrovirus hiệu quả cao). Nguyên nhân chưa được xác định, mặc dù chất ức chế men protease HIV-1 có thể ảnh hưởng đến sự phân biệt tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Chẩn đoán bằng quét DEXA định kỳ với người nhiễm HIV có nguy cơ loãng xương (như có tiền sử gia đình, giảm chức năng tuyến sinh dục, hút thuốc lá và sử dụng corticoid).Loạn dưỡng lipid cũng là rối loạn của cơ thể trong việc sản xuất, sử dụng và phân bố mỡ. Người nhiễm HIV, đặc biệt là đang điều trị ARV, có thể xuất hiện những thay đổi hình dạng cơ thể do thay đổi phân bố mỡ.

    (Theo tài liệu của Bộ Y tế)

    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:47.

  11. #11
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    5 loại thức ăn làm tăng sức đề kháng

    Cần lưu ý lúc chuyển mùa

    Đến lúc chuyển mùa từ thu sang đông, là y như rằng cảm cúm nở rộ. Uống vitamin C liều cao, là khi đã bị cảm rồi, muốn cho mau khỏi thì uống. Nhưng còn bữa ăn, thì có một số thức ăn sẽ giúp các bạn tránh luôn được khỏi bị cảm cúm nữa. Xin giới thiệu cùng các bạn 5 nhóm thức ăn có khả năng cao nhất giúp chúng ta tăng sức đề kháng.

    Thị trường thuốc bổ sinh tố và chất vi lượng nói chung rất lớn. Ở Mỹ mỗi năm dân chúng tiêu có tới 1.7 tỷ đôla cho khoản “sinh tố – muối khoáng”. Tuy nhiên các chuyên viên dinh dưỡng vẫn khẳng định là chúng ta có thể chỉ cần ăn uống đúng cách là chống lại được đa số các bệnh nhiễm trùng. Trong số ra mới nhất tháng 10, 2002, tạp chí Prevention (Phòng Bệnh) có bài xác định “bữa ăn thiếu chất là yếu tố chính khiến chúng ta dễ lâm bệnh”.

    Và “mách có chứng” tờ báo liệt kê 5 loại thức ăn có thể giúp cho cơ thể đạt sứ`c đề kháng cao nhất : thịt bò, khoai lang, nấm, trà và yaourt. Mấu chốt của vấn đề bao giờ cũng vẫn là :” toàn bộ khẩu phần ăn cần phải cân đối, song 5 loại thức ăn này ăn vào hàng ngày giúp cho hệ thống miễn dịch đạt hiệu quả cao nhất. “Đặc biệt khi thời tiết thay đổi chúng ta cần ăn 5 loại thức ăn này mỗi ngày. Ngủ cho đủ cũng là một phương cách thiết yếu để có sức đề kháng tối ưu.

    1. Chỉ cần một chút thịt bò

    Kể như đây là một khuyến cáo có hơi bất ngờ – để tăng sức đề kháng – vì cho tới nay các chuyên viên về sức khoẻ vẫn thường khuyên nên giới hạn mức tiêu thụ thịt bò (do là nguồn acid béo no). Giới hạn không có nghĩa là không ăn tí nào nữa ..mà là ăn có mức độ : đừng quá “một suất 1 lạng thịt bò (a three-ounce portion of beef)/ ngày và điều quan trọng là toàn nạc, ít béo vì là một nguồn Kẽm quan trọng (an important source of zinc).”

    Thiếu kẽm (Zinc deficiency) có khả năng làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng. Chức năng của Kẽm là giúp cho các bạch huyết cầu phát triển – điều chúng ta rất cần để chống lại các vi khuẩn và siêu vi “ngoại xâm”. Đối với những người ăn chay và không quen dùng “thịt đỏ” thì nên tìm nguồn thức ăn khác để cung cấp kẽm : không ăn thịt bò, thì gà, vịt, heo, ngũ cốc tăng cường, yaourt và sữa cũng tốt. Còn nếu bạn khoái ăn hào (oysters), thì thói quen ấy rất có lợi cho bạn : hào là nguồn kẽm số 1 .

    2. Vào lúc chuyển mùa,

    chúng ta cũng nên ăn hàng ngày những rau, trái, củ màu vàng cam. Vàng cam thì không thiếu gì cho chúng ta lựa chọn : Khoai lang bí, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, lê ki ma…để tăng cường thêm vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Đơn giản là vì vitamin A rất cần cho làn da chúng ta – và da vốn là tuyến phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Đó là những thức ăn giàu beta-caroten, ăn vào sẽ được chuyển hoá nhanh chóng thành vitamin A.”Nói đến caroten, người ta nghĩ ngay đến cà-rốt, song thường cứ 2 – 3 ngày, người ta mới ăn cà-rốt một lần và như thế thì e rằng chưa đủ. Nên “đổi món” bằng những thức ăn khác tiếp sức đưa vào beta-caroten mỗi ngày. Cũng xin nhắc là ở Việt Nam, màu xanh đậm của rau ngót, rau muống ..và màu đỏ thắm của gấc, dưa hấu và cà chua, cũng chứa đầy dẫy bêta-caroten, càng dễ đổi món và đổi luôn cả màu, mà vẫn có nhiều bêta-caroten!

    3. Cũng nên ăn nấm

    Thêm vào lạng thịt bò, nên ăn thêm món nấm, là một thức ăn nữa làm tăng sức đề kháng. “Y như thịt bò, nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể tăng việc sản xuất bạch cầu”.“Một số công trình nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra là nấm khiến cho các bạch huyết cầu tấn công các vi khuẩn lạ mạnh hơn...là nếu không ăn nấm” .

    4. Và Uống Trà:

    Thói quen uống trà hàng ngày của người Á Đông hay người Anh là một lựa chọn nên duy trì . Trà đen kiểu trà Ceylan hay trà xanh như chè Thái Nguyên đều có hiệu quả để chống cảm cúm. “Trà là một nguồn polyphenols dồi dào,” “các chất Polyphenols thanh toán các “gốc tự do” có thể phương hại đến acid DNA trong nhân tế bào và thúc đẩy tiến trình lão hoá.” Như vậy, chỉ cần uống 1 tách trà mỗi ngày giúp sẽ chúng ta “trẻ lâu” vì các chất polyphenols kháng oxy-hoá loại trừ được các gốc tự do (= là những mầm móng dẫn đến bệnh hoạn và lão hoá), mà trà với cùng một trọng lượng thì giàu chất kháng oxy-hoá hơn trái cây và rau tươi rất nhiều.

    5. Ăn Yaourt nữa

    Vì yaourt đem lại những giống vi khuẩn Phụ sinh có lợi cho các vi khuẩn “bạn” sống trong ruột kết và là một thành phần quan trọng trong các tuyến phòng vệ miễn dịch của cơ thể. “Bạn lại càng cần ăn yaourt, nếu bác sĩ đã kê toa kháng sinh uống đường miệng cho bạn, vì kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng diệt luôn đa số các vi khuẩn bạn. Đây là các vi khuẩn này giúp tiêu hoá phần nào các thức ăn. Vắng bóng chúng là chúng ta sẽ dễ bị các vi khuẩn “gây bệnh” tấn công và sẽ bị tiêu chảy ngay.

    BS Nguyễn Lân Đính

  12. #12
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,924
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Măng tây tím tăng cường miễn dịch


    Thứ hai, 21/10/2013, 15:08 GMT+7

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây tím được xem “thực phẩm vàng” vì chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao như: giàu protein, kali, vitamin A, C, canxi, magiê và chất xơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường hệ miễn dịch.

    Cải thiện hệ tiêu hóa



    Từ xa xưa, người Hy Lạp và La Mã đã biết sử dụng măng tây tím để cải thiện nhu động ruột. Lọai măng này có đặc tính lợi tiểu và nhuận tràng, rất hiệu quả trong việc giúp bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể.

    Tính chất lợi tiểu của măng tây tím còn có tác dụng làm giảm bớt chứng đau bụng của chị em trong những ngày “đèn đỏ”.

    Ngừa loãng xương và các vấn đề tim

    Nghiên cứu cho thấy, măng tây tím có chứa kích thích tố nữ, giúp cân bằng mức estrogen trong cơ thể, ngừa loãng xương và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

    Chống ung thư

    Giống các loại rau và trái cây màu tím, măng tây tím cũng giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt, loại thưc phẩm này chứa chất chống oxy hóa mạnh là anthocyanin và flavonoid, có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại, vốn là tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, măng tây tím còn là thực phẩm giàu vitamin B, giúp duy trì sức khỏe của làn da, móng tay và tóc.

    Giảm nồng độ axít

    Theo các chuyên gia, độ kiềm cao của măng tây tím được chứng minh có tác dụng giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể và làm sạch các mô.

    Ngoài ra, nó còn chứa chất phytochemical có đặc tính kháng viêm mạnh, nhờ thế giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp và thấp khớp.

    Tốt cho mắt


    Với đặc điểm giàu chất chống oxy hóa và glutathione, măng tây tím còn có công dụng ngăn chặn các vấn đề về mắt, như đục thủy tinh thể.
    Với những lợi ích kể trên, không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia dinh dưỡng và y tế trên thế giới khuyên bạn nên bổ sung măng tây tím vào chế độ ăn hàng ngày ngay từ bây giờ.

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS

    Chủ nhật, 13/04/2014 07:26
    Thức ăn hỗn hợp bình thường sẽ được ăn trở lại khi các triệu chứng và các nhiễm trùng cơ hội được giải quyết.

    BS Đinh Văn Sức, Trưởng phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS (OPC) Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết: Hàng ngày, người có HIV cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn bình thường để chống lại virus.

    Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người nhiễm HIV phòng tránh được giảm cân, thiếu dinh dưỡng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hiệu quả điều trị.
    Với một số người nhiễm HIV, tùy theo phác đồ đang điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn những thực phẩm cần ăn kiêng. Tuy nhiên, một nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho người nhiễm HIV là cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, an toàn.

    Để có thể ăn được nhiều, người có HIV nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hóa của mình; không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...). Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với người có HIV là đồ ăn chứa nhiều protein; đồ ăn chứa nhiều năng lượng; các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát); đồ ăn chứa nhiều vitamin.
    Các loại thực phẩm mà người nhiễm HIV cần cung cấp, như: cơm, bánh mì, khoai tây… Người nhiễm HIV cũng cần ăn nhiều rau và trái cây khác nhau nhằm tăng cường các vitamin, chất khoáng và chất xơ.

    Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cho người nhiễm HIV duy trì sức khỏe tốt hơn. Ảnh internet
    Người nhiễm HIV cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, mè, đậu phộng vì các thức ăn này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của người nhiễm HIV. Một ngày một người có HIV nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.

    Với các loại gia vị, tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày, đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành.
    Nếu người có HIV không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường nên dùng các loại đồ uống có nhiều năng lượng như sữa và nước hoa quả pha đường. Trong trường hợp, người nhiễm HIV bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các loại lương thực, như: cơm, bánh mì hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.
    Người có HIV cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.
    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra, những người có HIV cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng; cần nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay sau khi nấu. Người có HIV không nên ăn các loại rau sống trừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.
    Cuối cùng, để người nhiễm HIV được khỏe mạnh, ngoài tăng cường dinh dưỡng, mỗi người nhiễm HIV/AIDS cần phải có tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị.
    AloBacsi.vn
    Theo Hà Châu - Đồng nai online
    http://alobacsi.vn/dinh-duong/che-do...130486c164.htm

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng với người nhiễm HIV

    Thức ăn hỗn hợp bình thường sẽ được ăn trở lại khi các triệu chứng và các nhiễm trùng cơ hội được giải quyết.
    Buồn nôn và nôn
    Một số loại thuốc có thể làm giảm buồn nôn. Nếu không hết buồn nôn cần phải đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên ngồi ăn và cố gắng không nằm, chỉ nằm sau khi ăn 1-2 giờ. Uống nhiều sau bữa ăn và cố gắng đừng tự nấu thức ăn vì mùi khi nấu có thể làm tăng cảm giác buồn nôn. Có thể nhờ nấu hoặc ăn các loại thức ăn ít nấu.
    Nếu bị nôn có thể uống một ít nước, súp và chè gia vị, ăn thức ăn mềm rồi chuyển sang thức ăn rắn khi ngừng nôn. Có thể làm giảm nhẹ cảm giác buồn nôn bằng cách ngửi mùi cam tươi, chanh cắt lát hoặc bằng cách uống nước chanh nóng, chè dược thảo, chè gừng. Ăn thức ăn khô và mặn như bánh mỳ khô, bánh quy khô và ngũ cốc.
    Không nên ăn thức ăn béo, nhiều mỡ và ngọt có thể làm cảm giác buồn nôn tăng lên. Cố gắng mỗi lần lấy đi một loại thức ăn để xem có sự khác biệt không. Nếu có thì tránh không ăn loại thức ăn đó. Một loại thức ăn có thể ảnh hưởng lên người này nhưng không ảnh hưởng lên người kia. Bạn nên tìm loại thực phẩm phù hợp nhất cho mình.
    Đau miệng hoặc đau họng khi ăn
    Khi bị đau miệng hoặc đau họng nên ăn thức ăn mềm, nghiền mịn hoặc hơi ướt như quả lê tàu, quả bầu, bí đỏ, đu đủ, chuối, sữa chua, rau trộn (đã nấu), súp, mỳ, thức ăn xay. Nấu thức ăn lỏng hoặc làm mềm thức ăn khô bằng cách nhúng vào súp. Uống đồ uống lạnh, súp, rau và nước hoa quả. Sử dụng ống hút để uống.
    Khi đau họng nên vắt chanh và trộn với mật ong, uống một thìa to khi cần thiết. Súc miệng bằng dung dịch nước muối vài lần trong ngày. Có thể ngậm chanh muối hay gừng.
    Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị và quá mặn (như ớt và món kho mặn), thức ăn và gia vị quá chua (như cam, chanh, dứa, giấm và cà chua), thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, những thức ăn dai, nhiều chất xơ khó tiêu (như măng) hoặc thức ăn dính và khó nuốt (như lạc). Nếu mắc bệnh nấm miệng thì không ăn thức ăn ngọt như đường, mật ong, hoa quả và đồ uống ngọt do đường có thể làm bệnh nặng hơn.
    Tiêu chảy
    Là khi đi phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong 1 ngày. Bệnh hay gặp ở người bị nhiễm HIV/AIDS. Tiêu chảy làm mất nước và chất khoáng của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, tiêu chảy nhanh chóng bị nặng lên và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến tử vong. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như: triệu chứng của một bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc và thường là do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nhiều người hiểu sai rằng khi bị tiêu chảy thì ngừng ăn uống và chỉ uống thuốc mà thôi. Tuy nhiên, việc giảm ăn có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn.
    Tiêu chảy là cách để cơ thể đào thải chất độc. Tuy vậy, phần lớn tiêu chảy sẽ ngừng sau vài ngày và việc làm tốt nhất là uống nhiều dịch lỏng (hoặc dịch phục hồi nước ORS). Nếu không có ORS thì nấu cháo muối đường (1 nắm gạo, 8 thìa đường, 1 thìa muối, 6 bát nước) hay dung dịch muối đường (1/2 thìa muối, 8 thìa đường và 1 lít nước sạch) và điều trị các nguyên nhân chính, nếu biết cho đến khi ngừng tiêu chảy. Uống trên 8 cốc dịch lỏng, đặc biệt là nước mỗi ngày. Khi bị tiêu chảy, nên uống nước canh, nước hoa quả hoặc dung dịch ORS. Ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ như rau quả mềm, cháo, cơm, chuối, khoai tây.
    Để bù việc mất chất khoáng và vitamin, nên ăn các loại rau quả mềm, nhất là chuối, xoài, đu đủ, dưa hấu, bí đỏ, bầu và cà rốt. Nên ăn rau để có vitamin, chất khoáng và chất xơ kéo chất độc ra khỏi cơ thể. Ăn thức ăn ấm thay vì ăn rất nóng hoặc rất lạnh. Ăn ít mỗi bữa và chia nhiều bữa.
    Nên hạn chế hoặc tránh sử dụng mỡ (nên giảm ăn mỡ, cho ít hoặc chỉ ăn dầu, thay xào rán bằng luộc. Tuy nhiên, mỡ là nguồn năng lượng quan trọng và không nên loại bỏ trừ phi thật sự cần thiết), cà phê, chè, rượu làm mất nước trầm trọng hơn (chúng nên được thay thế bằng nước, chè dược thảo và súp), các gia vị như ớt, tiêu đôi khi làm cho tiêu chảy nặng hơn. Các thức ăn làm đầy hơi: đậu, cải ngồng, súp lơ, bắp cải, giá đỗ, hành... cũng không nên ăn khi bị tiêu chảy.
    Các vấn đề tiêu hóa khác
    Khi bị nhiễm HIV/AIDS có thể có những vấn đề trong việc tiêu hóa một số thức ăn hoặc có thể bị táo bón, đầy bụng do rối loạn các vi khuẩn có ích cần cho sự tiêu hóa sẵn có trong đường ruột bị tổn thương. Những vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh hoặc các thuốc điều trị ARV. Vì vậy, khi ăn cần nhai kỹ làm thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Cho thêm đu đủ vào thịt làm mềm thức ăn để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Ăn các thức ăn chua như nước dưa chua, bột chua, sữa chua dễ tiêu hóa và giúp tiêu hóa các thức ăn khác.
    Không nên ăn thức ăn béo như thức ăn rán, pho mát, lạc, kem sẽ khó tiêu hóa. Tuy nhiên, có thể ăn trở lại bình thường khi cảm thấy khỏe.
    Để chống táo bón, ăn nhiều chất xơ và nhuận tràng như rau khoai lang (cả củ khoai lang), rau đay, mùng tơi, một số quả: xoài, cam, thanh long, nho, bưởi. Mỗi bữa ăn ít nhưng ăn nhiều bữa. Uống nhiều nước, tích cực và luyện tập thể dục thường xuyên để kích thích nhu động ruột tăng tiêu hóa. Để tránh cảm giác đầy bụng, không uống quá nhiều khi ăn. Tránh ăn các loại thức ăn như bắp cải, đậu, hành, xúp lơ, cải xanh và nước có ga lạnh thường sinh hơi trong dạ dày.
    (Ảnh trong bài: Nguồn internet)
    Theo Suckhoedoisong.vn

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bổ sung vi chất dinh dưỡng vừa đủ cho cơ thể

    Vitamin và muối khoáng hay còn gọi là các vi chất dinh dưỡng. Cơ thể hàng ngày chỉ cần một lượng rất ít nhưng thiếu nó có thể gây ra một số bệnh đặc thù.


    Ảnh minh họa
    Một ví dụ là thiếu vitamin A gây nên bệnh khô mắt có thể dẫn đên mù lòa, gây tổn thương các tế bào biểu mô, làm giảm sút sức đề kháng đối với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, thiếu vitamin A còn làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.
    Thiếu vitamin D, canxi dẫn đến bệnh, loãng xương. Thiếu vitamin nhóm B nhất là vitamin B1 dẫn đến bệnh tê phù. Thiếu sắt dẫn đên thiếu máu…
    Trong các loại thức ăn hàng ngày thường chứa đầy đủ các vi chất dinh dưỡng này, nhưng trong một số trường hợp do ăn quá ít hoặc rối loạn hấp thu thì có thể bị thiếu các vitamin và muối khoáng. Khi thiếu các vi chất dinh dưỡng lại làm sự chán ăn tăng lên tạo thành một vòng luẩn quẩn bệnh lý rất khó giải quyết. Trong những trường hợp này, việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng bằng thuốc là cần thiết.
    Muốn biết bổ sung bao nhiêu cần phải biết nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng này như thế nào, khi bổ sung dưới dạng thuốc bao giờ cũng phải bổ sung thấp hơn nhu cầu một chút hoặc bằng nhu cầu, trừ các trường hợp đặc biệt phải theo chỉ định của thầy thuốc. Nhu cầu về vi chất dinh dưỡng trong 1 ngày (người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên):

    Ảnh minh họa
    - Canxi: 600-700mg, riêng đối với phụ nữ có thai và cho con bú: 1.000-1.200mg.
    - Sắt: phụ nữ cần gấp đôi nam giới: 24mg, trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt có thể dùng 60mg/ngày.
    - Vitamin A: 500-600mcg/ngày.
    - Vitamin D: 400UI.
    - Vitamin C: 70mg, khi bị chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da có thể dùng 500mg/ngày.
    - Vitamin B1: 1,8-2mg.
    - Vitamin B2: 1,3mg.
    - Vitamin B12: 2mcg.
    - Vitamin PP: 12mg.
    - Kẽm: 8-10mg.
    - Magie: 200-300mg.
    - Iod: 0,14mg.
    Trên thị trường các vi chất dinh dưỡng này thường dưới dạng tổng hợp nhiều loại trong một sản phẩm, khi dùng cần có sự chỉ định của thầy thuốc vì tuy là thuốc bổ nhưng nếu uống quá nhiều vẫn có thể gây tác hại cho cơ thể.
    Trong một số trường hợp bị mắc một số bệnh đặc thù như: thiếu máu thiếu sắt, thiếu iod dẫn đến bướu cổ, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da do thiếu vitamin C, tê phù do thiếu vitamin B1… phải dùng liều cao các loại chế phẩm chỉ có chứa các loại vi chất này với thời gian và liều lượng dùng theo chỉ định của bác sĩ.
    Theo Suckhoedoisong.vn

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Monday, 9 - June - 2014
    Dinh dưỡng tăng sức đề kháng

    Thức ăn giàu đạm, rau quả màu cam nhạt hay giàu vitamin C… đều có lợi cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng.



    Theo khoa dinh dưỡng học hiện đại, các loại thực phẩm sau đây sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng:

    - Thực phẩm giàu protein như thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, cá, sữa, đậu hạt, thực phẩm chế biến từ đậu nành. Mỗi ngày dùng ít nhất 3 lần các loại thực phẩm này sẽ giúp phòng ngừa bệnh cúm.

    - Các loại rau quả có màu cam nhạt như cà rốt, cà chua, bí ngô, mơ, xoài..; có màu xanh đậm như bông cải xanh, trái cây màu xanh, rau có lá màu xanh… chứa nhiều chất tiền vitamin A. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A, sẽ giúp hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

    - Các thực phẩm giàu vitamin C như sơ ri, cam, quýt, chanh, nho, bưởi, táo tây, kiwi, bơ, chuối, dứa… có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn của các tế bào. Các loại rau xanh giàu chất sắt, các loại đậu hạt, cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng.

    - Thịt bò, trứng, các loại hải sản như cua, hàu, cá mòi… giàu kẽm, giúp cơ thể có nhiều kháng thể ngăn ngừa virus cúm xâm nhập. Các loại hạt đậu, hạt bí cũng có tác dụng tăng cường kháng thể.

    - Trà thảo mộc, bạc hà, cỏ thi… cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
    Các chuyên gia thuộc hệ thống y tế của Ấn Độ khuyến cáo rằng, mọi người nên tránh dùng thức ăn, thức uống lạnh, nước trái cây lạnh vào thời điểm giao mùa. Thay vào đó, nên dùng nhiều húng quế, gừng và tiêu đen… Cách này có thể giúp ngừa cúm cũng như một số bệnh về đường hô hấp khác.

    Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Rothamsted (Anh) cho biết, bổ sung chất selenium trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, qua đó chống các vi rút như virus gây bệnh cúm, đồng thời thúc đẩy việc sản sinh hormone. Khoáng chất này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Khi tuổi về già, selenium còn được xem có tác dụng duy trì trí não sắc bén.

    Các chuyên gia còn cho rằng tăng cường bổ sung selenium có thể kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng sinh sản. Ngũ cốc, thịt, cá, trứng, cua, tôm hùm… là những thực phẩm giàu selenium.

    Tiến sĩ Marc Schlosberg, Bệnh viện Phục hồi chức năng quốc gia Mỹ, cho rằng cách tốt nhất hiện nay để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm văcxin. Ngoài ra còn có một số cách khác, như ăn thức ăn nhiều chất bổ dưỡng, giàu protid bao gồm gà, cá và các sản phẩm sữa không béo.

    Chuyên gia này cũng khuyên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, vì những thứ này chứa chất chống o xy hóa để giữ lượng vitamin C, beta-carotene, kẽm và các loại vitamin B trong máu. Đông thời, nên ngủ đủ giấc, cũng là một cách để tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.

    Tập thể dục thường xuyên và điều độ và nghỉ ngơi đúng cách cũng sẽ giúp tăng cườg hệ thống miễn dịch. Theo trang Health Day, David Nieman, chuyên gia của trường Y học thể thao Mỹ khẳng định các kết quả nghiên cứu đã cho thấy những người tập thể dục ít nhất 45 phút mỗi ngày thì giảm 25-50% nguy cơ bị cảm lạnh.

    David Nieman khuyên: “Bạn đừng chạy mà chỉ cần đi bộ cũng được…Nếu bị bệnh nặng và sốt, hãy ở trên giường. Hãy đi bộ chậm khi vừa khỏi bệnh. Hãy tập thể dục trước khi chích ngừa cảm cúm, các nhà nghiên cứu cho biết hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải sẽ đẩy mạnh sự miễn dịch của bạn”.

    Lương y Đinh Công Bảy
    Nguồn: VnExpress

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiểu đầy đủ về vai trò của sinh tố
    11/9/2014 09:00
    Theo kết quả khảo sát nhanh, hiện nay, mọi người đang có một quan điểm không đầy đủ về vai trò của sinh tố, khi mà gần 50% nghĩ rằng: "Sinh tố chỉ là giải khát".



    Sinh tố không chỉ là giải khát…
    Theo kết quả khảo sát nhanh, hiện nay, mọi người đang có một quan điểm không đầy đủ về vai trò của sinh tố, khi mà gần 50% nghĩ rằng: "Sinh tố chỉ là giải khát". Vì là giải khát, nên mọi người chỉ lựa chọn một vài loại sinh tố mà họ yêu thích.
    Trong khi đó, các chuyên gia dinh dưỡng đều thừa nhận: "Sinh tố không chỉ là giải khát, mà còn có giá trị về dinh dưỡng". Nhất là với những bữa ăn hiện đại ngày nay, thừa lượng nhưng thiếu chất, thì sinh tố là giải pháp nhanh để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày.
    Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2013, hơn 50% trẻ đang bị thiếu hụt vitamin A, mà nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống giàu động vật, thói quen nấu chín rau củ quả, và tăng sử dụng thức ăn nhanh.

    Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2013, hơn 50% trẻ đang bị thiếu hụt vitamin A, mà nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống giàu động vật, thói quen nấu chín rau củ quả, và tăng sử dụng thức ăn nhanh.
    Màu sắc của sinh tố và giá trị dinh dưỡng
    Màu sắc của sinh tố (trái cây) không chỉ giúp chúng trông hấp dẫn và đẹp hơn, mà còn có rất nhiều ý nghĩa về thông tin dinh dưỡng.
    Bạn có biết cơ quan nào dễ bị tổn thương nhất khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng?
    Đó chính là lớp biểu bì da bảo vệ cơ thể. Vì là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, nên khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, lớp da sẽ là cơ quan dễ bị tổn thương nhất và dễ nhận biết nhất như da khô, nhăn nheo, đồi mồi, quầng thâm,....

    - Màu trắng: sinh tố chuối, lê, bông cải trắng… chứa một lượng lớn beta-glucans và lignans, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây là đặc điểm dinh dưỡng đặc trưng của các loại rau củ quả màu trắng.
    - Màu đỏ: sinh tố cà chua, dưa hấu, dâu tây… thường chứa nhiều vitamin A, C, cũng như các vi chất manga, kẽm. Ngoài ra, rau củ quả màu đỏ còn nổi tiếng là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể như acid ellagic, hesperidin, lycopene. Vì vậy, nếu bạn muốn duy trì sức khỏe làn da, chống lão hóa, hãy uống nhiều sinh tố thuộc nhóm này.
    - Màu vàng/cam: sinh tố cà rốt, cam, xoài, đu đủ,… thường có một lượng lớn vitamin nhóm B, C và các vi chất potassium, selenium, zeaxanthin; nhất là beta carotene khiến các loại rau củ quả có màu vàng cam rực rỡ. Beta carotene là tiền chất của vitamin A, dễ mất đi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, cách ăn cà rốt tốt nhất là ăn tươi, không qua chế biến.
    - Màu xanh lá: chủ yếu là các sinh tố làm từ rau cải như cải thảo, cải thìa, cải bẹ xanh, cải cúc, rau má… Xu hướng tiêu dùng sinh tố Xanh chỉ mới xuất hiện gần đây, và đang dần thay thế các loại sinh tố làm bằng trái cây, vì các lợi ích giúp thanh lọc cơ thể. Nhất là tại các quốc gia có sự bùng nổ của thức ăn nhanh, thì việc bổ sung rau xanh là cần thiết để cân bằng với khẩu phần ăn nhiều động vật.





  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chế độ dinh dưỡng dành cho người có HIV
    Thứ Năm, 07/08/2014, 00:00
    Hàng ngày, người có HIV cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn bình thường để chống lại vi rút. Tuy nhiên, người có HIV lại dễ bị ngộ độc thức ăn và nhiễm bệnh qua thức ăn hơn. Do vậy, họ cần ăn nhiều gấp đôi bình thường và thức ăn cần phải đảm bảo vệ sinh và nhiều dinh dưỡng.


    Các nghiên cứu đã cho thấy ngay từ giai đoạn đầu mới nhiễm HIV, cơ thể đã cần gấp đôi đạm và năng lượng so với trước khi nhiễm HIV. Mặt khác, do sức đề kháng của cơ thể người có HIV yếu hơn nên một lượng nhỏ mầm bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thức ăn. Thêm vào đó, do cơ thể yếu mệt, bị nhiễm trùng cơ hội hoặc do tác dụng phụ của các thuốc, người có HIV đôi khi chán ăn. Với tất cả những yếu tố trên, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn đối với người có HIV là rất quan trọng.


    Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ:
    • Phòng giảm cân
    • Phòng thiếu dinh dưỡng
    • Giảm nguy cơ nhiễm trùng
    • Tăng cường hiệu quả điều trị


    Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng
    Để có thể ăn được nhiều, người có HIV nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hoá của mình. Không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...).


    1) Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với người có HIV

    • Đồ ăn chứa nhiều protein: thịt, tôm, cá, trứng, sữa, gan, các loại hạt đậu, đậu phụ, lạc, vừng (mè)


    • Đồ ăn chứa nhiều năng lượng khoai tây, bánh mỳ, cơm, các loại đồ ăn ngọt (mía, bánh, kẹo, trái cây ngọt, nước uống có đường), các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát)


    • Đồ ăn chứa nhiều vitamin: rau và trái cây các loại, trứng, sữa, gan.

    Người có HIV cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.



    2) Tỷ lệ các loại đồ ăn mà người có HIV nên sử dụng

    • Cần ăn nhiều nhất là các loại lương thực: cơm, bánh mì, khoai tây. Cần lưu ý là phở, bún, miến và phần lớn các loại mỳ hiện có tại Việt Nam đều chứa rất ít năng lượng. Trong trường hợp người có HIV cần ăn để lấy năng lượng thì không nên ăn các loại đồ ăn này hoặc phải ăn cùng với các loại đồ ăn nhiều năng lượng như cơm, bánh mì, khoai tây.

    • Kế đó là các loại rau và trái cây. Nên ăn các loại rau và trái cây khác nhau để có nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên, cần lưu ý là người có HIV không nên ăn các loại rau sống trừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.

    • Các loại thực phẩm nhiều đạm có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ và tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể nên cần được ăn thường xuyên. Các loại đó gồm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, vừng (mè), lạc. Một ngày một người có HIV nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.

    • Các loại gia vị: Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành. Những người có HIV ở Thái Lan thường được khuyên ăn nhiều tỏi để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây cũng có thể là một gợi ý để thử áp dụng.

    Nếu người có HIV không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường, họ nên dùng các loại đồ uống có nhiều ca-lo (năng lượng) như sữa và nước hoa quả pha đường. Họ có thể uống thẳng từ cốc hoặc qua ống hút. Trong các loại sữa bột hiện nay đang có bán trên thị trường Việt Nam, Ensure là loại sữa được Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên dùng cho những người có HIV vì loại sữa này có chứa nhiều năng lượng.

    Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hoá, nên ăn các loại lương thực như cơm, bánh mì, hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.

    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra:

    • Những người có HIV dễ bị nhiễm đường tiêu hoá. Do vậy cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng. Các loại thức ăn có trứng, thịt và hải sản như tôm, cá cần được nấu chín kỹ, các loại rau quả cần được rửa sạch. Nên ăn ngay sau khi nấu. Những đồ ăn, uống còn thừa hoặc để tủ lạnh, phải có lồng bàn để tránh ruồi và côn trùng. Trong trường hợp đó, thức ăn uống không thể để quá 6 giờ kể từ khi nấu.

    • Ngoài ra, một số người có thể dị ứng với một số loại đồ ăn, thức uống nhất định như sữa tươi, tôm, cá... Các biểu hiện của dị ứng có thể là ngứa, nổi cục trên da hoặc cũng có thể là đau bụng hoặc tiêu chảy. Trong những trường hợp đó, nên dùng loại thức ăn khác để thay thế.
    Tâm sự bạn trẻ (biên soạn)
    Nguồn: Tài liệu chăm sóc cho người có HIV (Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS)

  19. #19
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV?

    09:09 23/09/2014

    Hàng ngày, người có HIV cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn bình thường để chống lại vi rút. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người nhiễm HIV phòng tránh được giảm cân, thiếu dinh dưỡng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hiệu quả điều trị.



    Với một số người nhiễm HIV, tuỳ theo phác đồ đang điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn những thực phẩm cần ăn kiêng. Tuy nhiên một nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho người nhiễm HIV là cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, an toàn. Để có thể ăn được nhiều, người có HIV nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hóa của mình. Không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...). Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với người có HIV là đồ ăn chứa nhiều protein; đồ ăn chứa nhiều năng lượng; các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát); đồ ăn chứa nhiều vitamin.

    Các loại thực phẩm mà người nhiễm HIV cần cung cấp như: cơm, bánh mì, khoai tây…Người nhiễm HIV cũng cần ăn nhiều rau và trái cây khác nhau nhằm tăng cường các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Người nhiễm HIV cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, vừng (mè), lạc vì các thức ăn này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của người nhiễm HIV. Một ngày một người có HIV nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.


    Với các loại gia vị, tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành.

    Nếu người có HIV không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường nên dùng các loại đồ uống có nhiều năng lượng như sữa và nước hoa quả pha đường. Trong trường hợp, người nhiễm HIV bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các loại lương thực như cơm, bánh mì hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.

    Người có HIV cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.

    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra, những người có HIV cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng; cần nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay sau khi nấu. Người có HIV không nên ăn các loại rau sống trừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.


    Cuối cùng, để người nhiễm HIV được khỏe mạnh ngoài tăng cường dinh dưỡng, mỗi người nhiễm HIV/AIDS cần phải có tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị.

    Nguồn tổng hợp

  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV

    Theo Tổ chức Y tế thế giới và FAO, những lợi ích của dinh dưỡng đầy đủ cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhằm giúp cho bệnh nhân đủ các chất dinh dưỡng, duy trì được cân nặng, tăng miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại HIV, giảm tần suất và làm ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễn trùng cơ hội và làm chậm tiến triển sang AIDS…

    Nhu cầu năng lượngỞ người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên. Vì vậy, người nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.Nhu cầu năng lượng của người nhiễm HIV tăng lên và phụ thuộc vào các giai đoạn tiến triển của bệnh:- Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 10% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 1 miệng bát cơm với thức ăn hợp lý hoặc thêm 1 bữa phụ).- Người nhiễm HIV có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 20-30% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 2-3 miệng bát cơm và thức ăn hợp lý; hoặc thêm 2-3 bữa phụ).- Người lớn nhiễm HIV có triệu chứng và có mắc nhiễm trùng cơ hội cần ăn tăng thêm 50% năng lượng so với người không bị nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực.- Trẻ em bị nhiễm HIV: Chưa có triệu chứng (tăng 10% năng lượng để duy trì sự phát triển), có triệu chứng (tăng 20%–30% năng lượng để phát triển), sút cân (tăng 50% năng lượng) so với trẻ không bị nhiễm HIV cùng tuổi và giới… Nhu cầu proteinTheo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, nhu cầu protein khẩu phần đối với người khỏe mạnh không nhiễm HIV và người nhiễm HIV là 12-15% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy vậy, về số lượng protein trong khẩu phần người nhiễm HIV cao hơn người không nhiễm HIV vì tổng năng lượng khẩu phần cho người nhiễm HIV cao hơn người bình thường tùy theo giai đoạn của HIV hay giai đoạn sau (giai đoạn AIDS).Nhu cầu chất béoChất béo khẩu phần là nguồn tốt cung cấp năng lượng cao. Người nhiễm HIV cần sử dụng dầu và mỡ để đạt được nhu cầu năng lượng cần thiết trong trường hợp không bị tiêu chảy, kém hấp thu mỡ. Nhu cầu khuyến nghị về cân đối chất béo cho người nhiễm HIV không khác so với người không nhiễm HIV và chiếm 20-25% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy vậy, về số lượng chất béo trong khẩu phần người nhiễm HIV cao hơn so với người không nhiễm HIV vì tổng năng lượng khẩu phần cao hơn.Nhu cầu các vitamin và chất khoángCác vitamin và chất khoáng đóng vai trò quan trọng đối với tăng cường khả năng miễn dịch cho người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV thường bị thiếu các vitamin như A, C, E, B6, B12, acid folic và các chất khoáng như kẽm, sắt, selen vì bị mất quá mức qua bài tiết nước tiểu và phân. Cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng này có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu vitamin và chất khoáng của người nhiễm HIV không thay đổi so với người bình thường nhưng cần phải bổ sung đa vi chất khi khẩu phần thường không đáp ứng được nhu cầu. Để đạt được nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, người nhiễm HIV cần:- Ăn đủ về số lượng, ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm.- Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa để đạt tối đa năng lượng khẩu phần, đặc biệt khi ăn không ngon miệng.- Ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng đặc biệt thực phẩm tăng cường các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm và vitamin nhóm B…Các nhóm thực phẩmNguồn thực phẩm sử dụng cho người nhiễm HIV được chia thành các nhóm như sau:Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng- Tinh bột: Các loại ngũ cốc (gạo, mỳ, ngô,…) và khoai củ cung cấp tinh bột và là nguồn năng lượng chính trong khẩu phần. Những lương thực này và sản phẩm của nó thường sẵn có, dễ tiếp cận và có khả năng cung cấp thường xuyên.- Mỡ và dầu: Mỡ và dầu là nguồn năng lượng quan trọng, đặc biệt đối với những người cần thêm năng lượng để tăng cân. Mỡ và dầu cung cấp gấp hơn 2 lần năng lượng so với tinh bột đường. Chúng làm tăng cảm giác ngon miệng bởi mùi thơm ngon và cũng là nguồn cung cấp hay hòa tan các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều chất béo có thể dẫn tới béo phì hay các bệnh tim mạch. Những người nhiễm HIV có rối loạn chuyển hóa chất béo, mắc tiêu chảy thì nên hạn chế chất béo.Nhóm thực phẩm cung cấp Protein (chất đạm)Protein được cung cấp từ 2 nguồn:Nguồn động vật: các loại thịt, trứng, sữa, và các chế phẩm của sữa. Đây là nguồn đạm chất lượng cao. Nếu có điều kiện nên ăn thường xuyên.Nguồn thực vật: các loại đậu đỗ, vừng, lạc. Đây là nguồn cung cấp chất đạm tốt, thậm chí hàm lượng đạm từ đỗ tương cao hơn thịt. Tuy nhiên, nên ăn phối hợp với đạm động vật để tăng giá trị dinh dưỡng.Nhóm thực phẩm cung cấp các vitamin, khoáng chất:Các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như trái cây và rau, củ. Ngoài ra, chúng còn là nguồn chất xơ dồi dào phòng chống táo bón.- Vitamin A: có vai trò quan trọng đối với chức năng thị lực, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ sự toàn vẹn của da và niêm mạc. Các nguồn thức ăn có nhiều vitamin A là rau lá có màu xanh đậm, rau củ và quả chín có màu vàng, cam và đỏ như rau muống, rau ngót, rau bí, rau giền, bí đỏ, bầu, cà rốt, quả đào, quả mơ, đu đủ, cam, xoài chín, khoai nghệ và có nhiều trong lòng đỏ trứng và gan.- Vitamin C: giúp bảo vệ cơ thể tránh mắc các bệnh nhiễm trùng và giúp phục hồi sau bệnh, có nhiều trong các loại quả như cam, bưởi (đặc biệt là bưởi ngọt), nho, chanh, quýt, ổi, xoài, nhãn; các loại rau củ như rau ngót, cà chua, bắp cải, khoai tây,…- Vitamin E: giúp bảo vệ tế bào và tăng sức đề kháng. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin E là rau lá có màu xanh, giá đỗ, các loại rau mầm, dầu thực vật, lạc và lòng đỏ trứng.- Vitamin nhóm B: cần thiết để duy trì hệ miễn dịch và hệ thần kinh khỏe mạnh. Nguồn chứa nhiều vitamin nhóm B là đậu đỗ (hạt), khoai tây, thịt cá, dưa hấu, ngô, lạc, quả lê, súp lơ, rau má. Lưu ý, những người nhiễm HIV đang điều trị lao cần bổ sung và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B6 (gan, đậu đỗ…)- Sắt: cần thiết cho quá trình tạo máu và hệ miễn dịch. Các nguồn thực phẩm có nhiều sắt là rau lá có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau cải xoong, hạt có dầu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức); các loại quả có màu vàng, da cam như xoài, đu đủ, cam… và các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt nạc, tiết, gan, cá, hải sản và trứng; trái cây khô (nhãn, vải), kê, đậu đỗ (đặc biệt là đỗ tương).- Selen: là khoáng chất quan trọng vì nó kích thích hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm nhiều selen là bánh mỳ, ngô, kê; sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, bơ. Thịt, cá, gia cầm, trứng, lạc và đậu đỗ là nguồn giàu protein nhưng cũng là nguồn selen tốt.- Kẽm: đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Thiếu kẽm làm giảm ngon miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội và kéo dài thời gian mắc bệnh. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm là thịt, cá, gia cầm, các loại nhuyễn thể (nghêu, sò, cua, ốc, hến…), ngũ cốc nguyên hạt, ngô, đậu, lạc, sữa và các sản phẩm từ sữa.Chất xơChất xơ đóng vai trò quan trọng tác động đến nhu động ruột, giúp mang lượng lớn thức ăn và vận chuyển nó qua đường tiêu hóa. Có hai dạng chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại trái cây, có tác dụng kéo các chất cặn bã ra khỏi đường ruột rồi đẩy ra ngoài. Chất xơ không hòa tan kích thích nhu động ruột đều đặn và phòng táo bón.Những người mắc tiêu chảy nên tránh chất xơ không tan vì nó làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.NướcNước chiếm hơn 70% trọng lượng cơ thể, trẻ càng nhỏ tỷ lệ nước càng cao và đóng vai trò quan trọng trong các chức phận của cơ thể. Cơ thể mất nước qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và phân, đặc biệt khi bị sốt và tiêu chảy. Vì vậy cần được bù nước thường xuyên. Nước uống phải sạch và đun sôi khi sử dụng. Người nhiễm HIV không nên uống trà và cà phê vì làm giảm hấp thu sắt và gây khó ngủ.
    Nguồn Internet

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Kỹ năng chia sẻ với người nhiễm hiv/aids
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Chăm sóc chính mình
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-07-2013, 07:18
  2. Một gia đình vượt qua mặc cảm bệnh HIV/AIDS
    Bởi prayforall9 trong diễn đàn Họ đã sống như thế !
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-06-2013, 07:09

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •