Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: TP HCM điều trị miễn phí cả đời cho thai phụ nhiễm HIV

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    TP HCM điều trị miễn phí cả đời cho thai phụ nhiễm HIV

    Điều trị, chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV




    Việc chăm sóc, quản lý thai nghén sớm cùng với phác đồ điều trị thích hợp sẽ giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV tăng khả năng đề kháng với vi khuẩn và có cơ hội sinh con khỏe mạnh.


    Tư vấn các phương pháp phòng tránh lây truyền HIV/AIDS.
    Ảnh: Chí Cường.

    Quản lý và điều trị
    PGS.TS Bùi Đức Dương, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, những phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai cần được điều trị thuống kháng virus HIV (ARV). Song song với việc đánh giá tình trạng thai nghén theo định kỳ, tình trạng lâm sàng nhiễm HIV cũng được theo dõi và đánh giá sát. Tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn mấy của thai kỳ mà các bác sỹ sẽ có các chỉ định dự phòng phù hợp.
    Với phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV, dừng điều trị thuốc ARV sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch, gây nguy cơ kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Các nghiên cứu cho thấy, khi điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, sinh nở an toàn và nuôi con an toàn, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 2%. Nhưng nếu không có các can thiệp giảm thiểu lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nguy cơ mẹ lây truyền HIV sang con có thể từ 25-40%.
    Theo Ths.BS Ðỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và chăm sóc, Cục Phòng, chống HIV/AIDS ( Bộ Y tế), khi xét nghiệm, biết mình bị nhiễm HIV, bên cạnh việc chăm sóc thai nghén như bao bà mẹ khác, người mẹ nhiễm HIV còn được chăm sóc, được uống thuốc điều trị ARV và điều trị về HIV phòng tránh lây truyền sang con. PNMT được xác định HIV dương tính, sẽ được giới thiệu đến cơ quan chuyên môn để đánh giá về lâm sàng (nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng) và xét nghiệm (tìm kết quả đồng nhiễm viêm gan B, C, làm các xét nghiệm cơ bản, đếm số lượng tế bào CD4…). Nếu đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sẽ được tiến hành điều trị. Với những phụ nữ mang thai có HIV còn ở tình trạng miễn dịch tốt, sẽ được tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ. Ðồng thời, cứ ba tháng một lần, thai phụ được kiểm tra tế bào CD4, nếu số lượng CD4 giảm < 350TB/mm3 thì bắt đầu điều trị ARV theo một phác đồ riêng. Ðồng thời được bổ sung vitamin, sắt, điều trị nhiễm trùng cơ hội…
    Mỗi năm có khoảng 7.000 PNMT nhiễm HIV

    Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hình thái lây nhiễm HIV đang thay đổi: Số người lây nhiễm qua đường tình dục và tỉ lệ phụ nữ nhiễm trong tổng số người nhiễm đã được phát hiện có chiều hướng gia tăng. Ước tính ở Việt Nam mỗi năm có 1,8 – 2 triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai hiện nay khoảng 0,35% thì mỗi năm sẽ có khoảng 5.000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con và tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 25-40% nếu không can thiệp gì, tương đương 1.500-1.800
    nhiễm HIV do truyền từ mẹ sang con.
    “Ngay những tuần đầu của thai kỳ, người mẹ sẽ được tư vấn nhiều hơn về các vấn đề như: Dinh dưỡng, xét tiêu chuẩn điều trị ARV từ tuần thai thứ 14… Ngoài ra, nếu không đủ điều kiện để điều trị ARV, người mẹ sẽ được uống thuốc dự phòng lây truyền cho con từ tuần thai thứ 28” , BS Nhàn cho biết.

    Theo các chuyên gia, thường thai phụ sẽ được uống thuốc dự phòng từ lúc xác định HIV dương tính cho đến trước khi chuyển dạ và một liều khi bắt đầu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, PNMT nhiễm HIV được hạn chế tối thiểu các chấn thương cho mẹ và cho trẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, không rạch màng ối sớm, hạn chế các can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh, tránh các thủ thuật can thiệp có thể gây tổn thương da cho thai nhi…
    Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV

    PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngoài việc chăm sóc về y tế, với những PNMT nhiễm HIV việc chăm sóc về tinh thần và tư vấn sẽ giúp cho họ có thêm kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS, là cơ sở để thai phụ ổn định tâm lý, tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, dự phòng. Trong quá trình chăm sóc PNMT nhiễm HIV, để tránh những tổn thương về mọi mặt và những hậu quả khó lường có thể xảy đến với bà bầu, với thai nhi hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình cần phải tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với những liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
    PNMT nhiễm HIV cần phải được đảm bảo đầy đủ về dinh dưỡng nhằm giúp cho bệnh nhân duy trì được cân nặng, tăng miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại HIV, giảm tần suất, làm ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm chậm tiến triển sang AIDS… Ở người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên.
    PNMT nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Lượng thức ăn cần tăng ít nhất 1/4, tăng số bữa ăn hàng ngày; tăng chất để bảo đảm sự phát triển của mẹ và con. Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong một ngày: nhóm bột đường: Cơm, bánh mì, bắp…; Nhóm thức ăn giàu đạm: Thịt, cá, tôm, sữa, đậu; Nhóm chất béo: Dầu ăn, bơ, đậu phộng…; nhóm vitamin và khoáng chất: Rau quả, trứng, sữa, trái cây… Ăn đủ 4 nhóm với lượng vừa phải, riêng rau quả có thể dùng nhiều. Nên ăn nhiều lần trong ngày để hấp thu tốt (4 – 6 lần/ngày); không bỏ bữa, không ăn qua loa hoặc chỉ uống nước cho no. PNMT không nên ăn quá mặn, thay đổi món ăn để ăn ngon miệng, không nên hút thuốt lá, uống rượu; không nên uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc; tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không dùng thuốc xổ.
    Theo các chuyên gia, khi có thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi không tốt cho sức khỏe chung, đồng thời người phụ nữ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị bệnh hơn lúc không có thai, nhất là PNMT nhiễm HIV. Do vậy vệ sinh thân thể tốt khi có thai rất quan trọng cho cả mẹ và con. Vệ sinh thân thể bao gồm những hoạt động sau: Thay quần áo lót thường xuyên hàng ngày; Rửa vùng kín, hậu môn thường xuyên ngày 3 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện bằng nước sạch và xà phòng. Vì khi có thai các tuyến vùng sinh dục tăng tiết, nên vùng kín luôn luôn ẩm ướt sẽ dễ nhiễm khuẩn và bị nấm; Thai phụ vẫn tắm như bình thường nhưng phải tắm nơi kín gió, nên tắm bằng nước ấm, không tắm lâu để tránh bị lạnh vì lạnh sẽ kích thích tử cung co bóp dễ sảy thai; Khi tắm hoặc rửa không được ngâm mình trong chậu nước hoặc bể nước; Nếu thấy dịch âm đạo ra nhiều hoặc hôi thì phải đi khám chuyên khoa để đặt thuốc.
    PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên, PNMT cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Giống như những phụ nữ mang thai nói chung, những PNMT nhiễm HIV cần được khám thai, quản lý thai nghén chặt chẽ tại một cơ sở y tế. Việc khám, quản lý thai nghén sẽ giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tiếp cận và nhận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
    Những lưu ý khi chăm sóc

    - Để thai phụ dùng riêng biệt một số đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, kim tiêm…
    - Nếu bà bầu bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay. Nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc ni lông. Khi lỡ bị các vật nhọn của bệnh nhân đâm vào, cần phải nặn máu tại vết thương ra ngay, rửa sạch bằng xà bông và sát trùng lại bằng cồn. Sau khi xử lý tại nhà, nên liên lạc ngay với trung tâm y tế chuyên khoa để được hướng dẫn phòng bệnh.
    - Khi giặt quần áo, khăn, ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết của thai phụ cần chú ý: Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt. Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình. Nếu khăn của họ dính các chất đặc như chất nôn, phân… thì phải giặt sạch bớt bằng nước trước khi ngâm javel và giặt lại bằng xà bông.
    - Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm…) cần cho vào hai lần túi nylon, sau đó buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác…
    (Theo Giadinh.net)





    ads
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 08-12-2013 lúc 00:24.

  2. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    canlamnhungbantay (03-04-2014),cattuong (23-07-2016)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    TP HCM điều trị miễn phí cả đời cho thai phụ nhiễm HIV

    Thứ năm, 10/04/2014 16:05
    Từ tháng 4, tất cả các thai phụ ở TP HCM nhiễm HIV sẽ được điều trị bằng thuốc ARV miễn phí bất kể lượng tế bào miễn dịch trong máu là bao nhiêu.






    BS Trần Thịnh, Phó chánh văn phòng Ủy ban Phòng chống AIDS TP HCM cho biết,chương trình chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã được thực hiện khoảng 10 năm nay, tuy nhiên những bà mẹ nhiễm HIV chỉ được điều trị trong quá trình mang thai để tránh nhiễm cho con.
    "Kể từ nay, tất cả các thai phụ được xác định nhiễm HIV dù lượng tế bào miễn dịch là bao nhiêu đều được cho uống thuốc ARV miễn phí suốt đời. Điều này giúp hạn chế khả năng lây bệnh từ thai phụ cho những người xung quanh", ông Thịnh nói.
    Theo ông Thịnh, việc tiếp tục điều trị bằng ARV chỉ áp dụng cho những thai phụ có tình trạng tế bào miễn dịchlympho T-CD4trong máu ở mức 350 tế bào/mm3. Với người bình thường, lượng tế bào miễn dịch CD4 khoảng 2.000/mm3, khi nhiễm HIV, lượng tế bào này ngày càng giảm dần.
    Riêng đối với trẻ sơ sinh, các bé tiếp tục được theo dõi tình trạng phơi nhiễm HIV tại các phòng khám ngoại trú nhi. Do được can thiệp sớm từ mẹ, tại TP HCM trong 100 trường hợp thai phụ nhiễm bệnh, chỉ có khoảng 2 bé sinh ranhiễm HIV.
    Hiện thành phố có 56 cơ sở triển khai tham vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Cụ thể là tại các bệnh viện chuyên khoa sản, các bệnh viện đa khoa có khoa sản và các bệnh viện quận huyện.
    Phụ nữ mang thai sẽ được xét nghiệm HIV trong 3 tháng đầu thai kỳ, người nhiễm HIV được cấp thuốc kháng virus cho mẹ để giảm lây sang con, cấp sữa nuôi trẻ thay thế cho sữa mẹ, xét nghiệm chẩn đoán cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV...

    Theo Thiên Chương - VnExpress




  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    cattuong (23-07-2016)

  5. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV (P1)

    18:37:45, 15/12/2014
    Chăm sóc phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai để giảm thiểu tối đa nguy cơ thai nhi nhiễm HIV sau khi sinh.
    Phụ nữ nhiễm HIV khi có thai cần được quản lý, theo dõi và chăm sóc tại các cơ sở sản khoa. Song song với việc đánh giá tình trạng thai nghén theo định kỳ, tình trạng lâm sàng nhiễm HIV cũng phải được theo dõi và đánh giá sát. Nếu thai phụ nhiễm HIV đang được dùng thuốc kháng vi-rút (ARV) thì tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc theo hướng dẫn; nếu chưa được dùng thuốc kháng virut, nhưng trong quá trình mang thai có đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng vi-rút thì được chỉ định dùng và theo dõi; trường hợp thai phụ nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng vi-rút thì được dùng thuốc để dự phòng lây truyền vi-rút từ mẹ sang con.
    \
    Theo dõi phụ nữ nhiễm HIV cần chặt chẽ và bám sát từng giai đoạn (ảnh: Internet)

    Tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn mấy của thai kỳ mà có các chỉ định dự phòng khác. Thông thường thai phụ sẽ được uống thuốc dự phòng từ lúc xác định HIV dương tính cho đến trước khi chuyển dạ và một liều khi bắt đầu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, cần hạn chế tối thiểu các chấn thương cho mẹ và cho trẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, không rạch màng ối sớm, hạn chế các can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh, tránh các thủ thuật can thiệp có thể gây tổn thương da cho thai nhi... Bên cạnh các chăm sóc về y tế thì những chăm sóc về tinh thần và tư vấn sẽ giúp cho người mẹ thêm kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS là cơ sở để thai phụ ổn định tâm lý và tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, dự phòng.
    Theo Ths Lê Hà Kiên/Suckhoedoisong.vn

  6. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV (P2)

    18:37:45, 15/12/2014
    Việc quản lý, theo dõi, chăm sóc tốt trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bên cạnh tác dụng làm giảm đáng kể việc lây truyền vi-rút từ mẹ sang con còn có ý nghĩa giúp các nhà thống kê, các nhà quản lý ước đoán được con số chính xác tỷ lệ trẻ xác định nhiễm HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa ngành sản khoa, ngành nhi khoa cùng sự chấp hành, tuân thủ tốt của người chăm sóc trẻ. Cần tư vấn cho người mẹ về nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ từ đó khuyến khích nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế hoàn toàn ngay sau đẻ. Trong trường hợp không thể nuôi hoàn toàn bằng thức ăn thay thế, tư vấn cho người mẹ chỉ cho ăn bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu. Người mẹ sau khi sinh tiếp tục được theo dõi, xem xét chỉ định dùng thuốc kháng vi-rút, dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và dự phòng cho cộng đồng như những người nhiễm HIV khác.
    Trẻ sau khi sinh ra cần được tắm ngay (ảnh: Internet)

    Trẻ ngay sau khi sinh cần được tắm ngay, sau đó được dùng thuốc kháng vi-rút để dự phòng tùy từng loại thuốc có thể dùng trong 48 giờ đầu hoặc cho đến một tuần tuổi. Tiếp sau đó, trẻ cần được theo dõi và xét nghiệm để khẳng định có nhiễm HIV hay không, đồng thời dự phòng các nhiễm trùng cơ hội có thể xảy ra và xem xét chỉ định điều trị thuốc kháng virut nếu trẻ có đủ tiêu chuẩn được dùng thuốc. Những trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV chưa chẩn đoán xác định nhiễm HIV không có những lưu ý đặc biệt về tiêm chủng so với trẻ bình thường, ngoại trừ cần lưu ý theo dõi để phát hiện các biến chứng sau khi tiêm BCG (vắc-xin phòng lao). Trong trường hợp trẻ đã được xác định nhiễm HIV và có các biểu hiện lâm sàng của AIDS các giai đoạn thì tiêm chủng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
    Theo Ths Lê Hà Kiên/Suckhoedoisong.vn

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •