Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 61 đến 64 của 64

Chủ đề: Triển khai Tháng hành động QG PC HIV/AIDS năm 2014 (2766/VP-VX, ngày 20/10/2014)

  1. #61
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Caritas Huế phát động chương trình “Hưởng ứng tháng quốc gia phòng chống HIV/AIDS” và “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”

    Ngày 10/12/2014
    Lúc 9 giờ ngày 09/12/2014, tại văn phòng Caritas Huế, Ban phụ trách HIV/AIDS tổ chức buổi họp mặt các thành viên nhóm Tự lực của Caritas Huế để phát động chương trình “Hưởng ứng tháng quốc gia phòng chống HIV/AIDS” và “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”.

    Tham dự buổi họp mặt có linh mục Phêrô Trần Văn Quý, Trưởng ban Bác ái - Xã Hội giáo phận, Giám đốc Caritas Huế; linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Caritas Huế; linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Thành Hưng, Phó Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Huế; quý sơ Dòng Phaolô Huế, các tình nguyện viên và nhóm Tự Lực của Caritas Huế.

    Phía các tổ chức xã hội có Bác sĩ Nguyễn Lê Tâm thuộc Trung tâm Phòng Chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Lê Ngọc Tình thuộc Trung Tâm Phát triển Năng lực Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Bác sĩ Nguyễn Minh Phúc thuộc tổ chức NCA (Norwegian Church Aid).


    Nhóm Tự Lực gồm 15 thành viên được thành lập ngày 14/11/2014, có nhiệm vụ giúp đỡ, chăm sóc người có HIV, bệnh nhân AIDS, trẻ nhiễm, và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (OVC) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Đây là lực lượng thực hiện chương trình “Hưởng ứng tháng quốc gia phòng chống HIV/AIDS” và “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS” của Caritas Huế.


    “Bằng phương châm ‘tự chăm sóc và chăm sóc lẫn nhau với sự giúp đỡ của Caritas Huế’, các tình nguyện viên và nhóm Tự lực sẽ đa dạng hình thức hoạt động, chủ động phối hợp với các tổ chức xã hội, các tôn giáo bạn để thực hiện chương trình”, anh Giuse Nguyễn văn Hoàng, nhân viên Caritas Huế, phụ trách công tác HIV/AIDS cho biết.


    Phát biểu trong phần khai mạc, linh mục Phêrô Trần Văn Quý chia sẻ: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (Cđ. Vatican II, Hc. Giáo Hội trong thế giới ngày nay - Gaudium Et Spes, số 1). Đại dịch HIV/AIDS đang gây biết bao đau khổ cho cộng đồng nhân loại hôm nay đã gieo âm hưởng rất lớn không chỉ trong lòng chúng tôi mà cả trong lòng mọi người trong xã hội. Giáo Hội Công Giáo, trong đó có Giáo phận Huế chúng tôi, như Đức Cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nói nhân Ngày Thế giới dành cho các Bệnh nhân AIDS (01/12/2006), qua các hoạt động của Caritas Huế, chung tay góp sức với các cơ quan, tổ chức xã hội, các tôn giáo khác trong việc phòng chống HIV/AIDS, như là một phần trong sứ vụ của chúng tôi”.


    Phát biểu ý kiến trong dịp này, các Bác sĩ Nguyễn Lê Tâm, Bác sĩ Nguyễn Minh Phúc, và ông Lê Ngọc Tình đánh giá cao tinh thần, hiệu quả hoạt động của các tình nguyện viên nhóm Tự Lực; về phần mình, các ông sẵn sàng cộng tác với ban HIV/AIDS của Caritas Huế và tạo mọi điều kiện thuận lợi để ban HIV/AIDS hoạt động nhằm góp phần hạn chế sự lây lan HIV, giảm thiểu sự kỳ thị đối với người có HIV trong cộng đồng và nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc tinh thần, thể chất và xã hội cho người có HIV.


    Buổi họp mặt tiếp tục với phần sinh hoạt đón mừng Giáng Sinh 2014 và Năm mới 2015 với những anh chị em có HIV. Lời ca tiếng hát của mọi người làm cho bầu khí buổi họp mặt thêm phần vui vẻ, ấm đậm tình người.


    Chương trình họp mặt này được hỗ trợ kinh phí của các sơ dòng Phaolô ở Huế.


    Một thành viên nhóm Tự Lực xúc động nói lên niềm vui, và lời cảm ơn khi được Caritas Huế và các các tổ chức xã hội tận tình giúp đỡ. Anh cam kết sẽ “tự chăm sóc” mình đúng quy định và “chăm sóc những người cùng hoàn cảnh” như mình cách nhiệt tình và cảm thông. Thay mặt những người có HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương, anh gởi đến quý linh mục, quý sơ, quý khách và các tình nguyện viên lời cảm ơn và chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới.


    Buổi họp mặt kết thúc lúc 12g00 sau bữa cơm trưa thân mật giữa mọi người với anh chị em có HIV.


    Caritas Huế

  2. #62
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS:

    Dịch HIV/AIDS chủ yếu lây qua đường tình dục

    11:23 15/12/2014
    Theo Bộ Y tế, dịch HIV/AIDS tập trung ở nhóm tiêm chích ma túy, đồng tính nam và phụ nữ bán dâm. Đường lây chủ yếu là quan hệ qua đường tình dục.

    Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ngày 15/12, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị đánh giá về hoạt động này thời gian qua, đồng thời, trao giải báo chí viết về HIV/AIDS lần thứ 4.

    Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) những năm gần đây, tình hình dịch HIV/AIDS đã giảm nhưng chưa bền vững và vẫn là mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng. Mỗi năm vẫn có khoảng 14.000 người mắc mới được phát hiện, số tích lũy tiếp tục gia tăng và hiện có 220 nghìn người nhiễm HIV cần chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Dịch tập trung ở nhóm tiêm chích ma túy, đồng tính nam và phụ nữ bán dâm. Đường lây chủ yếu là quan hệ qua đường tình dục. Khó khăn lớn hiện nay là những vấn đề này đang rất khó kiểm soát, độ bao phủ xét nghiệm điều trị thấp. Việc kỳ thị với người nhiễm HIV vẫn là rào cản lớn. Hiện Bộ Y tế chưa có phác đồ điều trị ma túy đá trong khi 70-80% người nghiện hiện là sử dụng ma túy đá. Đặc biệt, người sử dụng ma túy đá gây ảo giác, gây kích ứng nhu cầu tình dục gây nên tình trạng quan hệ tình dục theo kiểu “bầy đàn”, làm tăng nguy cơ lây lan dịch HIV/AIDS. Đang có khoảng 500.000 người quan hệ tình dục đồng giới nam, là những tiềm ẩn nguy cơ cao.


    Để ngăn chặn dịch, Việt Nam đang tiến hành các giải pháp cho các nhóm nguy cơ cao: cung cấp bơm kim tiêm cho người nghiện ma túy lên 65%; cấp miễn phí cho khu vực miền núi; mở rộng điều trị nghiện bằng methadone khi hiệu quả hiện đã chỉ ra: giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy, cải thiện sức khỏe, tránh lây nhiễm và giảm tệ nạn xã hội; cung cấp bao cao su, tư vấn xét nghiệm và điều trị ARV. Tới đây, sẽ triển khai điều trị nghiện ma túy bằng methadone ở cả các trại giam và các trại 05-06.


    Nhân dịp này, Bộ Y tế và Hội Nhà báo Việt Nam cũng trao giải báo chí viết về đề tài phòng, chống HIV/AIDS cho 49 tác phẩm, nhóm tác phẩm.


  3. #63
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trung Quốc cam kết chống phân biệt người nhiễm HIV

    23-12-2014 10:30 - Theo: tuoitre.vn



    TT - Bộ Y tế Trung Quốc vừa cam kết chăm sóc y tế cho cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị dân làng trục xuất khiến dư luận
    bức xúc.
    Cậu bé Khôn Khôn luôn phải sống trong cảnh cô đơn vì sự kỳ thị - Ảnh: Daily Mail

    TheoTrung Quốc Nhật Báo, Bắc Kinh khẳng định sẽ cung cấp chi phí khám chữa bệnh, sinh sống cho bé Khôn Khôn thuộc huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Chính quyền cũng sẽ đảm bảo cho Khôn Khôn được đi học.

    Tuần trước, 203 người dân ngôi làng nghèo ở Tây Sung, trong đó có ông La - ông nội Khôn Khôn, đã ký vào lá đơn kiến nghị đòi trục xuất cậu bé 8 tuổi ra khỏi làng. Cậu bé bị phát hiện nhiễm HIV khi nhập viện vì một tai nạn. Từ lúc đó con trai ông La không trở về nhà, còn mẹ cậu bé đã bỏ đi từ năm 2006. Gia đình chỉ còn lại ông lão 69 tuổi và đứa bé nhiễm HIV. Cả thôn không ai muốn tiếp xúc với Khôn Khôn và ông La.

    Chẳng ai thèm mua heo và lương thực do ông La nuôi dưỡng, trồng trọt. Trường học cũng không dám nhận Khôn Khôn. Nhiều người dân làng gọi cậu bé là “trái bom nổ chậm”. “Con gái chúng tôi cũng cỡ bằng tuổi nó. Gia đình lo sợ nếu lỡ con bé bị thằng nhỏ cắn trúng thì biết phải làm sao? Ðứa nhỏ này nguy hiểm lắm” - một thiếu phụ gần nhà ông La lo lắng.

    Cách hành xử của người dân huyện Tây Sung đã vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận Trung Quốc. Theo Thời Báo Hoàn Cầu, hiện cơ quan chức năng Tứ Xuyên đang điều tra vụ việc. Ðại diện Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Trung Quốc cũng bày tỏ “sự lo ngại lớn” về tình trạng của bé Khôn Khôn. “Nạn phân biệt đối xử là kẻ thù lớn nhất đối với cuộc chiến chống HIV/AIDS” - LHQ nhấn mạnh.

    Bộ Y tế Trung Quốc cũng khẳng định sẽ điều tra khắp đất nước để phát hiện thêm các trường hợp phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Trên thực tế, nạn kỳ thị người nhiễm HIV vẫn còn rất nghiêm trọng ở Trung Quốc. Theo thống kê của LHQ, có 780.000 người nhiễm HIV đang sinh sống tại Trung Quốc. Họ luôn bị những người xung quanh xa lánh.

    Ðặc biệt tại các vùng nông thôn bệnh nhân bị cách ly hoàn toàn khỏi cuộc sống thường nhật. Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời giáo sư xã hội học Cảnh Quân thuộc ÐH Thanh Hoa cho biết đa số dân Trung Quốc vẫn thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Trong khi đó nhà nước không có những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho người nhiễm HIV.


    ÐÔNG PHƯƠNG

  4. #64
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Kết quả triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tháng 12/2014
    Thứ Ba, 20/01/2015, 08:40
    Được sự hỗ trợ về kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự tích cực tham gia của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng người dân, gia đình và cá nhân trong việc triển khai kế hoạch. Tháng 12/2014- Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm được triển khai rầm rộ từ tỉnh đến các huyện và thành phố.

    Cổ động phòng chống HIV/AIDS - Ảnh minh họa

    Các hoạt động tại tuyến tỉnh đã triển khai tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kết quả cụ thể như: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh với số lần phát sóng: 13; Phim/ Phóng sự với số lần phát sóng: 09; Spot cổ động với số lần phát sóng: 05; Toạ đàm với số lần phát sóng: 25; Báo in, báo điện tử với số tin, bài viết: 26; Xây dựng khẩu hiệu, treo băng rôn với số khẩu hiệu, băng rôn: 15; Phân phát tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng, áp phích với số tranh gấp, tờ rơi: 1.250, số áp phích: 101, số sách mỏng: 650, Bản tin HIV: 10, Tạp chí AIDS và cộng đồng: 627; Đĩa CD "Thông điệp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS": 127 chiếc; Bao cao su: 1.500 cái. Ngoài ra, tại tuyến tỉnh còn tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như: Tiếp cận với cá nhân, nhóm với số lượt người: 867; Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng với số lần: 17 (Đoàn thanh niên, hội phụ nữ); Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp, nói chuyện chuyên đề với số lần: 36; Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động với số lần: 15; Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS với số lần: 03.

    Các hoạt động tại tuyến huyện, thành phố được tổ chức như mít tinh và diễu hành quần chúng với số huyện/thị có mít tinh và diễu hành: 3/9; Tổng số người tham dự: 800. Đối với các hoạt động được tổ chức thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Đài Truyền thanh - Truyền hình với 6/9 huyện, thành phố; Phim/ Phát thông điệp truyền thông với số lần phát sóng: 67; Spot cổ động với số lần phát sóng: 02; Toạ đàm với số lần phát sóng: 06; Xây dựng các khẩu hiệu, treo băng rôn với số khẩu hiệu, băng rôn: 123; Tạp chí AIDS và cộng đồng: 469; Đĩa CD "Thông điệp phòng, chống HIV/AIDS: 115 đĩa. Bên cạnh đó, tại tuyến huyện, thành phố còn tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như: Nói chuyện sức khoẻ với cá nhân/ nhóm với số lần: 128; Thăm gia đình với số lần: 53; Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng với số lần: 09 (Câu lạc bộ đồng cảm, Nhóm nòng cốt); Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động với số lần: 16. Ngoài ra, huyện, thành phố còn tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS với số lần: 78 lần và thành phần tham gia là Ngành Y tế và các Liên ngành.

    Các hoạt động tại xã/phường/thị trấn tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng

    với tổng số cuộc mít tinh tại xã, phường, thị trấn là 23/102 và tổng số người tham dự là 4.554 người. Các hoạt động khác như tổ chức nói chuyện Nhóm, Cụm dân cư với tổ chức nói chuyện chuyên đề ở cụm dân cư: 988 người tham dự; Tổ chức truyền thông trực tiếp tại thôn, làng: 58 lần; Tổ chức thăm hộ gia đình người nhiễm HIV/AIDS: 47 lần.

    Ngoài ra, hầu hết các Sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đều tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS. Sở Tư pháp tổ chức lồng ghép phổ biến, giới thiệu các nội dung liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS như Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003... cho đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân thông qua việc tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy và tội phạm trên địa bàn huyện Kon Plông và huyện Đăk Hà; Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật có nội dung liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS dưới nhiều hình thức như tờ gấp, cuốn hỏi đáp pháp luật..., giới thiệu một số quy định của pháp luật về phòng, chống HIV trên báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Tập san của Sở Tư pháp...; Chủ động tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp, kiểm tra tình hình tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và một số nội dung liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tại 4 huyện: Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà và Kon Plông; Treo băng rôn hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

    Trường Trung học Y tế tỉnh lập kế hoạch triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong đơn vị; Tổ chức lồng ghép hái hoa dân chủ giữa các Chi đoàn học sinh trong nhà trường với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" thu hút hơn 500 đoàn viên, thanh niên tham gia; Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động sinh hoạt toàn trường cuối tuần, vào chương trình giảng dạy của một số môn học như: bệnh học Nội, bệnh học Truyền nhiễm...

    Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức truyền thông trực tiếp "Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS" cho 867 cá nhân và 8 nhóm người dân ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi; Tổ chức 13 buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống HIV/AIDS cho 600 cán bộ chiến sĩ trong đơn vị; Tổ chức 03 cuộc thi về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân ở xã Bờ Y và các chiến sĩ trong đơn vị; Treo 01 băng rôn hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013.

    Trại tạm giam Công an tỉnh tổ chức 02 buổi truyền thông trực tiếp cho cán bộ trại viên, phạm nhân và can phạm; Cấp phát 500 tờ rơi, 100 áp phích, 300 sách mỏng, 10 bản tin tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS và treo 02 băng rôn hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

    Tháng 12/2014- Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả thiết thực.

Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •