Kết quả 1 đến 6 của 6

Chủ đề: Từ 1/1/2015, người cùng giới tính được phép kết hôn

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Từ 1/1/2015, người cùng giới tính được phép kết hôn

    Stardaily | Đăng ngày 28/12/2014

    Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014, từ 1/1/2015 sẽ không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.


    Ảnh minh hoạ: ST


    Nếu theo Luật hôn nhân và gia đinh 2000 hiện nay, việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm thì từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

    Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).

    Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.


    Đôi 'uyên ương' Đào Lê Đức Nghị và Nguyễn Công Luận làm đám cưới vào cuối tháng 4/2014 - Ảnh: Người lao động.

    Không cấm nhưng không công nhận, đó là sự nhìn nhận bước đầu về hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta.

    Cũng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, độ tuổi kết hôn của nam nữ phải là từ đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam (trước đây chỉ ghi là nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi).

    Luật cũng cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.


    Lan Uyên

    Theo VTC News

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Từ 1/1/2015 không cấm kết hôn đồng giới

    Chủ nhật, 28-12-2014 01:32:28 pm

    Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014, từ 1/1/2015 sẽ không cấm kết hôn giữa những người đồng giới. Luật cũng quy định được phép mang thai hộ.

    Trước đây, việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm. Tuy nhiên, từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Nhưng, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).


    Từ 1/1/2015 không cấm kết hôn đồng giới - Ảnh 1

    Một cặp đôi đồng tính nữ trong đám cưới tập thể diễn ra hồi tháng 5/2013.

    Có nghĩa là, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.

    Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định, độ tuổi kết hôn của nam nữ phải là từ đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam (trước đây chỉ ghi là nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi).

    Không chỉ vậy, Luật cũng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.
    Tường Vy (Tổng hợp)
    Nguồn: tuoitre
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 28-12-2014 lúc 16:40.

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Năm 2014: Nhiều thay đổi quan trọng trong bảo vệ quyền lợi của LGBT

    Thứ tư 31/12/2014 10:39

    Năm 2014 là một năm thành công của phong trào vận động và bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam. Trong năm, đã ghi nhận nhiều thay đổi quan trọng trong nhận thức và trong hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cộng đồng này.



    Ngày 19/6/2014, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, theo đó, quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã bị bãi bỏ.


    Ảnh do các bạn trong CLB Ước mơ tuổi trẻ cung cấp
    Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình có hiệu lực từ 1/1/2015 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.

    Không cấm nhưng không công nhận, đó là sự nhìn nhận bước đầu về hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta.
    Theo cộng đồng LGBT Việt Nam, đây là một thay đổi quan trọng cho phép hai người cùng giới tính sống chung, nhà nước không can thiệp vào cuộc sống riêng của họ, và đám cưới của họ được tổ chức như sự kiện dân sự mà không bị chính quyền địa phương giải tán. Nhưng quan trọng hơn, nó đã thay đổi tư duy của các nhà làm luật từ “đồng tính là sai trái cần phải cấm” sang “quyền của người đồng tính cần phải được tôn trọng”.

    Ngày 26/9/2014, tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết chống lại việc phân biệt đối xử và bạo lực đối với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT). Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia bỏ phiếu tán thành thông qua Nghị quyết này. Đây là một bước ngoặt trong quan điểm chính thống của chính phủ Việt Nam về quyền LGBT trên trường quốc tế.

    Nghị quyết về “Xu hướng tính dục và bản dạng giới” (Resolution on sexual orientation and gender identity) được thông qua tại kỳ họp thứ 27 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc "với hành vi bạo lực và phân biệt đối xử trong tất cả các vùng lãnh thổ trên thế giới”, đồng thời cam kết tích cực tạo sự bình đẳng về giới tính cũng như khuynh hướng tính dục.

    Nghị quyết “Xu hướng tính dục và bản dạng giới” được 25 nước thông qua

    Nghị quyết cũng hoan nghênh "sự phát triển tích cực ở tất cả các cấp độ (toàn cầu, khu vực và quốc gia) trong cuộc chiến chống lại tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục và bản sắc giới".

    Ngoài Việt Nam, 24 quốc gia khác cũng bỏ phiếu tán thành thông qua Nghị quyết gồm: Argentina, Áo, Brazil, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Séc, Estonia, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Nhật Bản, Mexico, Montenegro, Peru, Philippines, Nam Hàn Quốc, Romania, Nam Phi, Macedonia, Anh, Mỹ, Venezuela.

    Mới đây nhất, Bộ luật dân sự sửa đổi xem xét đưa nội dung quyền thay đổi họ, tên, quyền thay đổi giới tính của người chuyển giới vào nội dung luật. Đây là bước đi quan trọng của Ban soạn thảo, Bộ tư pháp trong việc luật hóa quyền con người của người chuyển giới.

    Tuy Bộ luật dân sự chỉ được thông qua vào năm 2016 nhưng những đóng góp ban đầu của các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng người chuyển giới đã được Ban soạn thảo ghi nhận, và coi quyền thay đổi họ, tên, quyền thay đổi giới tính là một quyền nhân thân quan trọng cần quy định.
    Nhật Thy
    http://tiengchuong.vn/
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 31-12-2014 lúc 12:36.

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cường Seven Tôi ủng hộ hôn nhân đồng giới

    Thứ 2, 29-12-2014 11:36:20 am

    Trong chương trình Tôi yêu nhà tôi, phát sóng vào 19h15 tối Chủ nhật (29.6), phát sóng trên kênh VTC 11 (Kids & Family TV) tới đây, chúng ta sẽ được lắng nghe những chia sẻ của dancer – ca sĩ Nguyễn Việt Cường, tức Cường Seven về những câu hỏi xung quanh chủ đề Hôn nhân đồng tính – Nên hay không nên?

    Những quan niệm, đồn đoán, thậm chí kỳ thị của phần đông xã hội gần như trở thành gánh nặng của những người đồng tính. Trong 20 phút của chương trình, Cường Seven đã có những chia sẻ rất thẳng thắn, chân thành về chủ đề “gai góc” này. Anh luôn khẳng định, người đồng tính cũng có mọi quyền được yêu, được hạnh phúc như mọi người khác, và anh hoàn toàn ủng hộ chuyện này.

    Trong chương trình, MC Việt Tú đã yêu cầu Cường Seven thử đặt mình vào cương vị của một phụ huynh có con đồng tính, hoặc chính bản thân mình đồng tính để cùng giải quyết một số tình huống khó xử. Rất thẳng thắn, chân thành và văn minh, Cường Seven chọn cách giải quyết không ngăn cản hay gay gắt với con cái nếu con cái đồng tính. Ngược lại, anh sẽ khuyên nhủ, động viên, khuyến khích con cái tích cực tham gia các hoạt động, giao lưu ngoài xã hội để có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, về giới tính. Với giả sử bản thân là người đồng tính, anh chia sẻ rất chân thành: Nếu là người bình thường, anh sẽ không giấu giếm điều đó.
    Tuy nhiên, nếu là người đồng tính mà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, anh sẽ chọn cách không công khai, vì chuyện này sẽ ảnh hưởng đến công việc, khán giả, đồng thời cũng chính là cách để anh bảo vệ tình cảm của mình trong môi trường hoạt động của anh. Nhưng với cha mẹ, gia đình, anh chọn cách sống thật và sẽ hết mình đấu tranh cho tình cảm của mình.
    Khi được hỏi quan điểm về những cuộc hôn nhân của người cùng giới, Cường Seven tiếp tục bày tỏ quan điểm ủng hộ. Anh cho rằng, hôn nhân đồng giới dành cho những người có tình cảm thật với nhau là cần thiết, miễn sao họ thấy thoải mái, hạnh phúc với lựa chọn đó.
    Thông qua chương trình, Tôi yêu nhà tôi cũng muốn gửi tới khán giả thông điệp: “Dù bạn đồng tính hay dị tính cũng đều có quyền mưu cầu hạnh phúc. Chỉ khi chúng ta sống thật với cảm xúc của mình thì mới có thể góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn”
    Theo NLĐ

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Năm 2015, cho phép kết hôn đồng tính nhưng không thừa nhận

    Thứ 5, 01-01-2015 04:02:32 pm

    Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014, từ 1/1/2015 sẽ không cấm kết hôn giữa những người đồng giới. Luật cũng quy định được phép mang thai hộ.


    Trước đây, ở Việt Nam, việc kết hôn giữa những người cùng giới tính không được cho phép. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sẽ thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 2000, cho phép người đồng tính có cơ hội được kết hôn.

    Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam.Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng có quy định cụ thể: “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).Không chỉ vậy, Luật cũng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

    Trước khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 được sửa đổi, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, ở Việt Nam vẫn có những đám cưới giữa những người đồng tính được diễn ra trong sự hiếu kì, tò mò của đông đảo mọi người. Một số khác lặng lẽ sống bên nhau, chấp nhận việc không được tổ chức đám cưới để công khai tình yêu thật của mình vì pháp luật không cho phép.

    Có thể nói, sự thay đổi của Luật hôn nhân và gia đình là một tin vui đối với người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung ở Việt Nam. Kể từ đây, những người đồng giới được kết hôn, chung sống dưới cùng một mái nhà bên người mình yêu thương. Đồng thời, việc cho phép mang thai hộ cũng là sự nhân đạo lớn đối với những cặp đôi đồng tính.

    Theo Bảo Bảo (Tổng hợp) (Khám phá)

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không thừa nhận kết hôn đồng giới Càng kỳ thị?

    Thứ 4, 07-01-2015 07:13:16 am

    Kết hôn đồng giới là thuật ngữ được bàn thảo nhiều nhất tại Hội nghị Tham vấn công chúng về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình do Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức.

    Ông Dương Đăng Huệ (Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế Dân sự - Bộ Tư pháp) phát biểu tại hội nghị
    Có người cho rằng, thay “cấm” bằng “không thừa nhận” càng khiến người đồng tính bị kỳ thị, cần cho phép kết hôn đồng giới. Có người cho rằng, người thành thị nhận thức cao, có thể chấp nhận, nhưng đa số người nông thôn chưa nhận thức được điều này. Họ không dễ dàng thừa nhận.

    Bỏ “cấm” để chống kỳ thị


    Ông Dương Đăng Huệ (Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế Dân sự - Bộ Tư pháp) cho biết: Dự thảo Luật lần này đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính" mà thay bằng cụm từ "không thừa nhận".


    "Có ý kiến cho rằng thay "cấm" bằng "không thừa nhận" chẳng khác nào thay đổi màu sắc cho xác chết cả", ông Huệ nêu.


    Tuy nhiên, theo ông Huệ, mặt biểu cảm, sắc thái của 2 thuật ngữ rất khác nhau. Từ "cấm" nghe rất nặng nề, trong khi "không thừa nhận" có ý nghĩa nhẹ hơn. Điều đó cũng giảm sự phân biệt đối xử với người đồng giới.


    Ông Huệ cũng giải thích rằng, sở dĩ chưa thể thừa nhận kết hôn đồng giới bởi đây vẫn là vấn đề nhạy cảm với xã hội Việt Nam. Ông Vụ trưởng phân tích: Cả thế giới có gần 200 quốc gia nhưng đến nay mới chỉ 16 nước cho phép kết hôn đồng giới. Thậm chí, Pháp là đất nước rất văn minh, tiến bộ cũng chỉ vừa mới cho phép người đồng tính kết hôn. Vấn đề hôn nhân đồng giới đã được nước Pháp đưa ra bàn thảo từ những năm 80 thế kỷ trước. Vậy mà khi tổng thống Pháp ký sắc lệnh công nhận hôn nhân đồng giới, đã có một làn sóng dư luận phản đối kịch liệt.


    Cho nên, theo ông Dương Đăng Huệ, không thể ngay lập tức thừa nhận hôn nhân đồng giới. Ở Việt Nam, vấn đề này mới được đưa ra bàn thảo những năm gần đây. Muốn thừa nhận điều này cần phải có lộ trình.


    Tuy nhiện, lâu nay, nhiều cặp đồng giới cưới nhau công khai. Người đồng tính đã trở thành một cộng đồng lớn, với các câu lạc bộ, diễn đàn... Luật pháp bắt buộc phải điều chỉnh đối với những trường hợp này.


    Ông Huệ cũng cho hay, chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhưng dự thảo Luật đã nêu ra những quy định để chống kỳ thị với người đồng tính. Luật tôn trọng quyền chung sống của người đồng tính. Luật cũng đưa ra cách giải quyết hậu quả của việc sống chung.


    Tuy vậy, ông Lương Thế Huy (Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội và Môi trường) đặt câu hỏi, dù pháp luật đã điều chỉnh quan hệ của người đồng giới, nhưng vẫn không thừa nhận, liệu có giải quyết hết những vấn đề phát sinh.


    Ông Huy tính toán, một cặp nam nữ kết hôn, luật pháp giải quyết gần 100 quyền và nghĩa vụ phát sinh liên quan. Còn việc không thừa nhận mà cho sống chung, mới chỉ giải quyết được một vấn đề là hậu quả việc sống chung.


    "Hôn nhân cho tất cả mới là cách giải quyết trọn vẹn và bình đẳng nhất", ông Huy nhấn mạnh.





    Toàn cảnh Hội nghị Tham vấn công chúng về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình

    “Không thừa nhận”: Càng kỳ thị?


    Tại hội nghị, một vị phụ huynh có con đồng tính cho rằng, thuật ngữ "không thừa nhận" càng làm người đồng tính tăng thêm cảm giác bị kỳ thị.


    "Người ta thường nói: đứa con vô thừa nhận, người vợ vô thừa nhận. Vậy cụm từ 'không thừa nhận' càng làm tổn thương thêm cho cộng đồng này." - Bà mẹ này chia sẻ.


    Bà mẹ này cũng đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta phải e ngại khi mới chỉ 16 nước công nhận? Nếu điều gì có lợi cho công dân nước mình thì nhà nước cứ làm. Xã hội mất gì khi luật pháp công nhận kết hôn đồng giới? Người đồng tính sẽ lấy mất thứ gì của người dị tính?


    "Xã hội không mất gì. Người dị tính không mất gì hết. Và thực tế, với quy định hiện nay, nhiều người đã là nạn nhân của những cuộc hôn nhân giả tạo. Quyền mưu cầu hạnh phúc của họ đã không được đáp ứng." - Bà mẹ này nói.


    Người mẹ này cũng cho hay, có người sợ, cho phép hôn nhân đồng giới sẽ khiến nhiều người khác bị lôi kéo trở thành người đồng tính.


    "Nhưng tôi đang là người thuộc cộng đồng số đông, tôi chẳng dại gì lại tự biến mình trở thành người trong cộng đồng thiểu số." - Người phụ nữ này nói.


    Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ (Khoa Pháp luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội) đánh giá: Luật bỏ quy định "cấm" bằng "không thừa nhận" là phù hợp với xã hội hiện nay.


    Tiến sĩ Cừ lý giải, Việt Nam là nước châu Á nên có nền văn hóa Á Đông. Quan niệm về kết hôn nam nữ, sinh con duy trì nòi giống đã ăn sâu vào tiềm thức. Sở dĩ chúng ta không thấy nặng nề trước vấn đề quan hệ đồng giới vì ở thành thị, nhận thức của người dân tốt hơn.


    "Nhưng ở nông thôn, tôi ước tính vẫn hơn 80% người dân chưa nhận thức được về vấn đề này. Vẫn còn số đông người Việt không dễ chấp nhận cho phép kết hôn đồng giới." - Tiến sĩ Cừ nhấn mạnh.


    Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ khẳng định: "Pháp luật chỉ không cho phép duy nhất một điều là đăng ký kết hôn. Có ai cấm người đồng tính tổ chức đám cưới đâu".




    Theo Báo điện tử Khám phá/
    Cảnh Kiên

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •