Thông tin xét nghiệm :

Kỹ thuật chuẩn đoán :

1.Phương pháp trực tiếp
- phân lập virút bằng nuôi cấy tế bào nhiễm
- Tìm chất liệu di truyền(ARN và ADN provirus) bằng kỹ thuật PCR
- Phát hiện kháng nguyên virút trong máu.

1.1 Phát hiện kháng nguyên virus trong máu
Kháng nguyên p24 là protein cấu trúc của HIV bao bọc các chất liệu di truyền.
P24 phản ánh trực tiếp khả năng nhân đôi của virút.
Tồn tại tự do hay kết hợp kháng nguyên kháng thể

1.2 XN phát hiện kháng nguyên P24,sử dụng trong :
-Chuẩn đoán nhiễm HIV trẻ sơ sinh
-Giai đoạn sơ nhiễm(giai đoạn cửa sổ)
-Tầm soát hiến máu tại ngân hàng máu

1.3 Phát hiện kháng nguyên HIV còn hạn chế sử dụng do :
- Độ nhạy và độ đặc hiệu thấp
- Thực hiện phức tạp nhiều công đoạn (định tính,định lượng,trung hoà)
- P24 chỉ xuất hiện trước khi có kháng thể 6 ngày.
- Giá thành cao

2.Phương pháp gián tiếp
Phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu
2.1 Thử nghiệm sàng lọc :

Kỹ thuật ngưng kết vi lượng :SÉDORIA - HIV 1,SFP HIV 1 - 2
Kỹ thuật miễn dịch gắn men : ELISA
Thử nghiệm nhanh

2.2 Thử nghiệm xác định
Kỹ thuật miễn dịch (huỳnh quang - phóng xạ - dải băng)
Kỹ thuật miễn dịch điện di WESTERN BLOT

2.3 Các thử nghiệm khác : Thử nước bọt,nước tiểu
3. Kỹ thuật ngưng kết hạt
Nguyên tắc :
phản ứng ngưng kết thụ động
Những hạt gelatin được gắn với các thành phần kháng nguyên,HIV sẽ ngưng kết khi có sự hiện diện của kháng thể tương ứng trong huyết thanh(huyết tương) của bệnh nhân.

Thuận lợi :
-Dễ làm,thực hiện nhanh
- Không cần máy móc,dụng cụ đắt tiền
- Có thể làm số lượng hàng loạt hay ít mẫu
- Đọc kết quả bằng mắt thường
- Độ đặc hiệu cao

4 Kỹ thuật miễn dịch gắn men : ELISA

Chuẩn đoán nhiễm HIV

+
Chẩn đoán dựa vào XN kháng nguyên hoặc là XN kháng thể
1.Xét nghiệm kháng thể

- ELISA : sàng lọc
-Test nhanh :sử dụng hạn chế
- Western blot : xác định
- các loại test khác (serodia)
*
Tiêu chuẩn vàng quốc tế (international gold standards) áp dụng cho các nước phát triển
Nhiễm HIV = 2 ELISA(+) + 1 western blot (+)
Bất lợi : Đắt tiền,kết quả cần có người thành thạo diễn giải

*
Xét nghiệm theo chuẩn đoán nhiễm HIV theo quyết định của bộ trưởng BỘ Y TẾ số 1451/2000/QĐ-BYT ngày 8/5/2000.
(Trên xuống = ngang)
XN lần 1 :

Serodia -HIV hoặc Quick test
Elisa - HIV uniform II
Elisa - Genscreen HIV
Serodia HIV hoặc Quick test

XN lần 2 :
Elisa - HIV uniform II
Serodia - HIV hoặc Quick test
Serodia - HIV hoặc Quick test
Elisa - grenscreen HIV

XN lần 3 :
Elisa - grenscreen HIV
Elisa - grenscreen HIV
Elisa - HIV uniform II
Elisa - HIV uniform II

Kết quả :
3 test (+) ==> nhiễm HIV
3 test (+) ==> nhiễm HIV
3 test (+) ==>nhiễm HIV
3 test (+) ==>nhiễm HIV

Theo UNAIDS và WHO
1992 : hạn chế dùng Western blot
Dùng chiến lược 3 xét nghiệm dựa trên mục tiêu và tỉ lệ nhiễm HIV ở từng đối tượng
1998 : Sửa chữa bổ sung vì độ nhạy của XN ngày càng cao,phối hợp nhiều test ELISA hoặc ELISA với test nhanh.
Không dùng tiêu chuẩn vàng 2 ELISA + 1 Western blot


2. Thử nghiệm nhanh :
Ưu đỉểm:

- Cho kết quả trong 10 phút
- Phương tiện có giá trị tại phòng cấp cứu,thử nghiệm nhanh xảy ra trên giá đỡ dùng những hạt nhỏ có tầm kháng nguyên
- Đọc kết quả bằng mắt thường,không cần trang bị
- Thử nghiệm có khả năng phân biệt HIV 1 và HIV 2
Hạn chế :
- Không phù hợp cho những nơi xét nghiệm có mẫu cỡ lớn
- Độ đặc hiệu cao nhưng kém nhạy hơn ELISA
- Hạn chế sử dụng trong sàng lọc đầu tiên
- Giá thành đắt hơn ELISA

3. Thử nghiệm nước bọt
- Kháng thể IgA trong hạch nước bọt
- - Kháng thể IgG hiện diện trong các dịch tiết với nồng độ rất thấp
- Tổ chức y tế thế giới đang kiến nghị đánh giá nhằm phát triển việc phát hiện kháng thể kháng HIV trong dịch ở miệng.

4. Thử nghiệm nước tiểu
- Kháng thể trong nước tiểu có nồng độ rất thấp nên mẫu thử phải được cô đặc.
- Các nghiên cứu phát triển kỹ thuật này đang có nhiều thuận lợi.


(Nguồn : Tài liệu huấn luyện TVV,UBPC AIDS TP.HCM,6/2008)