Kết quả 1 đến 20 của 54

Chủ đề: Những câu hỏi Kiến thức về HIV

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    7 sai lầm khi nói về HIV và AIDS

    Bởi Minh Long on
    Chúng ta thường được dạy rằng HIV/AIDS là một bệnh dịch toàn cầu, vô cùng đáng sợ, là bản án tử hình không thể tránh khỏi. Nhưng sự thật lại không như thế, sau tuyên bố của diễn viên Charlie Sheen về việc ông bị HIV dương tính. Tuy nhiên vẫn sống khỏe mạnh trong nhiều năm qua. Cho thấy có quá nhiều lỗ hổng và các nghi ngờ vô căn cứ, xung quanh những điều mà chúng ta thường cho là chúng ta hiểu về HIV.




    Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ ba vừa qua, trên Today Show, Charlie Sheen tuyên bố ông bị HIV dương tính từ 4 năm nay và đã phải đấu tranh bản thân rất nhiều để công khai điều này. Bởi ông muốn “chấm dứt việc tống tiền, những câu chuyện có hại, được thêu dệt nhằm đe dọa sức khỏe nhiều người khác.”


    Hiện nay, ước tính có 1.2 triệu người Mỹ đang chung sống cùng HIV. Nhiễm HIV có thể dẫn tới bệnh AIDS, một hội chứng suy giảm miễn dịch, nguy hiểm hơn HIV. Nhưng không phải ai bị HIV cũng tiến đến giai đoạn này.


    Từ trường hợp của tài tử Hollywood, Charlie Sheen, chúng ta cần phải thay đổi cách nghĩ về HIV. Và nhiều điều hoang đường được thêu dệt từ căn bệnh này, phải loại bỏ. Cũng như giải quyết việc kỳ thị xung quanh HIV và AIDS. Điều quan trọng là phải nhìn nhận đúng và tránh những suy nghĩ đầy tính huyễn hoặc xung quanh căn bệnh này như dưới đây.


    Tài tử Charlie Sheen.



    Sai lầm 1: Sống buông thả và nghiện ma túy là nguyên nhân chính của bệnh HIV/AIDS.



    Một trong những điểm nhầm lẫn lớn nhất về những người bị dương tính HIV, chủ yếu là do lối sống không lành mạnh cùng việc lạm dụng ma túy. Dẫn tới việc những người bị HIV đã bị kỳ thị, không chỉ trong cộng đồng mà từ chính bạn bè và người thân. Việc nhiều người sử dụng chung kim tiêm hoặc bừa bãi trong vấn đề tình dục chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ cho việc bị nhiễm HIV. Tuy nhiên việc kiểm soát hành vi để tránh đề cập tới HIV/AIDS sẽ giúp ích cho những người bị bệnh nhiều hơn.


    “Nếu chỉ biết đổ lỗi người ta sẽ chẳng đạt được điều gì hết” ông Michael Kaplan giám đốc điều hành của AIDS United cho biết. “Thực tế, tôi nghĩ nó còn biến các nỗ lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng của chúng tôi rơi vào tuyệt vọng.”
    Những người ủng hộ chỉ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một quan hệ tình dục an toàn và tuyên truyền về các thực trạng của việc truyền nhiễm, thay vì nỗ lực thay đổi thái độ với những người bị HIV. Một thực tế là dù một người có nhiều bạn tình, nhưng nếu vẫn ở mức độ tình dục an toàn. Và sử dụng phương thức đề phòng tránh bị phơi nhiễm (PrEP), bằng các loại thuốc như Truvada. Có thể còn tránh được nguy cơ lây nhiễm cao hơn nhiều so với người chỉ quan hệ với một bạn tình duy nhất, mà không biết tình trạng của “đối tác” của mình như thế nào.




    Sai lầm 2: HIV/AIDS chỉ dành riêng cho những người đồng tính nam hoặc những người da màu.



    Thực tế, đây chỉ là số lượng tại Mỹ, chứ không phải là tổng toàn bộ những người bị HIV/ADIS trên toàn cầu. Thậm chí một vài nhóm như vậy, có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn, nhưng không có nghĩa là virus không thể lây sang những người khác, không thuộc 2 nhóm trên. Theo ông Strub “ HIV/AIDS không chỉ dành riêng cho một cộng đồng nào đó, nó là vấn đề của toàn xã hội.”


    Điều này đồng nghĩa HIV/AIDS không loại trừ ai hết, người nào cũng có khả năng bị lấy nhiễm, nếu không biết cách phòng tránh.


    Mỗi ngày có 600 trẻ em bị nhiễm HIV được sinh ra.



    Sai lầm 3: Nếu ai đó có quan hệ tình dục với người HIV dương tính, nguy cơ cao người đó sẽ bị nhiễm HIV.



    Theo tài tử Charlie Sheen tiết lộ, tỉ lệ virus trong máu của ông gần như “không thể phát hiện được”, nhờ vào việc kiên trì điều trị, trong 4 năm qua khiến tỷ lệ virus trong máu là quá thấp để có thể đo được.


    Việc này sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cùng khả năng khống chế việc lây nhiễm xuống mức thấp nhất. Dù thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chưa có trường hợp nào chứng minh được người có lượng virus HIV cực thấp ở trong máu như diễn viên Sheen có thể lây truyền virus HIV cho người khác.


    “Khi một ai đó đã ngăn chặn việc lây nhiễm virus, về cơ bản họ sẽ có khả năng chống lây nhiễm cho người khác” theo giáo sư Kaplan. “Nguy cơ lây nhiễm là rất, rất thấp. Nhưng không có nghĩa là không-thể-không-lây-nhiễm. Vì vậy chúng tôi khuyên cáo vẫn cần phải có biện pháp phòng tránh dù nguy cơ đó là rất thấp đi chăng nữa.”




    Sai lầm 4: Nếu chỉ quan hệ duy nhất với một người, bạn không cần phải đi kiểm tra.



    Hiểu rõ tình trạng của bạn tình là cách duy nhất, đảm bảo nguy cơ tránh bị lây nhiễm HIV- mặc dù điều này đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của chính chúng ta.


    “Nếu bất kỳ 1 trong hai người, ai đó lỡ bị “lạc lối” hoặc do sử dụng kim tiêm chung. Tất cả hai trường hợp này, nếu 1 trong hai người còn lại, biết điều đó phải yêu cầu “đối tác” của mình đi kiểm tra ngay lập tức.”


    Và nói chung “nếu muốn an toàn trên hết, tất cả mọi người nên đi xét nghiệm để biết được tình trạng hiện tại của mình.” ông Sean Strub nói.






    Sai lầm 5: Những người HIV/AIDS nên bị phạt tù để giảm nguy cơ lây nhiễm.



    Ở Mỹ, nếu không tiết lộ tình trạng bị nhiễm HIV cho bạn tình của mình khi quan hệ, có thể bị phạt tù lên đến tám năm, ở hầu hết các bang. Nhưng, điều này không làm giảm đi tình trạng trên mà ngược lại nó còn tăng thêm sự kỳ thị của mọi người. “Việc không tiết lộ bản thân bị nhiễm HIV có thể bị phạm tội, thật là một chuyện hoang đường. Nhiều bằng chứng cho thấy, việc này không những không giúp ích gì cho người bị HIV mà nó chỉ làm dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn.”, giám đốc của dự án Sero Project cũng như là người sáng lập tạp chí HIV/AIDS POZ ông Sean Strub cho biết.


    Dù nhiều người ủng hộ chính sách trên cho rằng, việc phạt tù sẽ khuyến khích mọi người đi kiểm tra, phòng tránh việc thiếu hiểu biết. Không biết tình trạng của mình, chính là một hình thức biện hộ và gần như sẽ là kẽ hở cho luật hình sự về bệnh HIV.


    Không xét nghiệm là một vấn đề cực lớn, dù không cần sử dụng luật vào đây, nó cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Theo tổ chức y tế CDC, có hơn 12% người thực sự không biết rằng mình đang bị nhiễm HIV. Và cứ 8 người sẽ có 1 người bị dương tính.


    Mặc dù “Việc xử phạt những người không thông báo về tình tràn bản thân. Không phải là tìm cách kiểm soát bệnh này mà thực chất để biết được tình trạng của mỗi người.” ông Kaplan nói. Và ngay cả một ai đó cố ý lây nhiễm cho người khác bị HIV/AIDS, sẽ có nhiều cách giải quyết khả thi hơn là tìm cách truy tố họ.


    Sai lầm 6: Chỉ cần nhìn vào một ai đó là có thể đoán được họ đang bị HIV/AIDS hay không.



    “Thật là nhảm nhí.” Giáo sư Kaplan nói. Dù việc điều trị bệnh HIV/AIDS có thể làm cho khuôn mặt trở nên hốc hác và lưng bị gù đi, nhưng điểm này cũng hiếm gặp ở thời điểm hiện tại. Nhưng không phải bất cứ ai bị HIV dương tính, sẽ dẫn tới phản ứng phụ này. Mà kể cả người khỏe mạnh cũng có thể gặp tình trạng trên vì nhiều lí do khác nhau.


    Vẻ bề ngoài không quyết định được điều gì hết. Điều này càng đúng hơn nữa, sau khi một ai đó bị lây nhiễm HIV. “Trong những tuần đầu tiên người bệnh bị lây nhiễm HIV, cơ chế hoạt động của virus này còn khiến cho thần sắc của người bệnh trông tốt hơn cả lúc họ chưa bị nhiễm.” Theo tiến sĩ Laurence cho biết “Nhất là thời điểm nồng độ virus trong máu, trong tinh dịch và trong cổ tử cung của người bệnh đạt mức cao nhất.”





    Sai lầm 7: Nếu người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS người đó sẽ chết vì HIV/AIDS.



    Nếu người bệnh kiên trì điều trị HIV trong một thời gian dài, ngay từ những ngày đầu của dịch bệnh, việc sống chung với HIV là một điều hoàn toàn có thể.


    Tiến sĩ Laurence tiếp tục “Đây không phải là một bản án từ hình bởi chúng ta đã có phương pháp điều trị hiệu quả,” Mặc dù việc sử dụng thuốc, dành cho người bệnh dẫn tới nguy cơ thúc đẩy bệnh tim và bệnh thận ở một số người, nhưng xét về mặt duy trì tuổi thọ nó khá tốt.”


    Theo tổ chức AIDS United, nếu một người bị bệnh HIV ở khu vực Bắc Mỹ ở độ tuổi 20 và điều trị ngay tức, có khả năng sống thêm 55 nữa, chỉ kém những người không bị HIV 5 năm tuổi thọ trung bình. Đây là một trong những tiến bộ lớn, và việc thuốc tốt hơn đồng nghĩa sẽ tăng hiệu quả cao hơn.


    Ở Việt Nam, đối với tất cả bệnh nhân bị bệnh HIV, nếu đăng ký với trung tâm y tế của nhà nước, sẽ được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị HIV. Vì thế, trong trường hợp những người bạn quen biết, không may rơi vào trường hợp này hãy khuyên họ, nên tới cơ sở ý tế để đăng ký và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ cần uống đều đặn đúng như chỉ dẫn của y bác sỹ cùng với việc tập thể dục, và có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Việc kéo dài tuổi thọ thêm vài chục năm nữa, là điều hoàn toàn có thể.


    Cùng nhau giúp đỡ những người bị HIV.



    Làm sao để giúp đỡ nhưng người thân quen của mình, nếu họ bị HIV/AIDS?



    Việc người quen của mình mắc căn bệnh này là điều không ai muốn. Nhất là chính bản thân họ còn rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Vì thế nếu biết được toàn bộ các sai lầm về bệnh này như đã nói ở trên. Bước tiếp theo của bạn là nên vận động người quen đi tới cơ sở y tế để chuẩn đoán tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào HIV hay AIDS. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây, để có thể giúp đỡ nhiều hơn cho người bệnh HIV bạn biết.



    • Hãy luôn giúp đỡ và ở bên cạnh người bị bệnh HIV.
    • Phải để họ hiểu rằng bạn không hề sợ căn bệnh HIV.
    • Tránh đổ lỗi. Kể cả bạn biết nguyên nhân thực sự, khiến họ bị nhiễm HIV là do sử dụng ma túy hoặc do quan hệ bừa bãi.
    • Hãy làm cho người bệnh hiểu rằng, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS không phải là bản án tử hình. Người ta có thể sống chung cùng nó mà không cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi.
    • Hãy luôn khích lệ và động viên để người bị bệnh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết hoặc cập nhật các thông tin mới nhất về tinh trạng bệnh cho chính họ.
    • Một điểm quan trọng hơn nữa mà bạn cần phải nhớ là: luôn luôn lắng nghe và ở bên cạnh nhưng lúc họ cần.

    Theo mashable
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biểu hiện sớm của nhiễm HIV

    Thứ Năm 24/12/2015 02:58:10 PM


    SKĐS - Năm nay cháu 14 tuổi, mấy tháng trước, có một lần cháu bị xâm hại tình dục từ một người đồng giới. Cháu rất hoang mang và lo lắng, không dám kể cho ai nghe.


    Năm nay cháu 14 tuổi, mấy tháng trước, có một lần cháu bị xâm hại tình dục từ một người đồng giới. Cháu rất hoang mang và lo lắng, không dám kể cho ai nghe. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy khả năng nhiễm HIV của cháu có cao không? Đồng thời cho cháu hỏi những triệu chứng của nhiễm HIV ở độ tuổi của cháu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều và mong bác giải đáp thắc mắc của cháu!
    Nguyễn Hoàng Nam

    HIV lây truyền qua 3 đường. Lây truyền theo đường tình dục là đường lây truyền phổ biến nhất do quan hệ tình dục với người nhiễm HIV (cả đồng giới lẫn khác giới); Lây truyền qua đường máu (truyền máu có nhiễm virut HIV, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV, qua dụng cụ y tế không vô khuẩn; Lây truyền từ mẹ sang con. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền cho con qua rau thai trong lúc mang thai, trong khi sinh nở qua các vết sây sát ở âm đạo.




    Điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện 09. Ảnh: TM


    Như vậy nếu cháu bị người có HIV xâm hại tình dục thì cháu có thể bị lây nhiễm. Nhưng nếu người đó không bị HIV thì cháu không phải lo lắng quá mức. Vấn đề cần nhắc các cháu là phải biết bảo vệ mình tránh bị xâm hại tình dục, khi không may bị xâm hại thì cháu nên nói với bố mẹ hoặc người có trách nhiệm về chuyện này để có biện pháp ngăn ngừa sự tái diễn của kẻ xấu.


    Về triệu chứng, đa số người bị nhiễm HIV không có biểu hiện bất kỳ một triệu chứng hay một dấu hiệu nào của bệnh trong nhiều năm. Một người nhiễm HIV sẽ có kháng thể HIV lưu hành trong máu. Xét nghiệm tìm kháng thể HIV sẽ phát hiện được bệnh. Thời gian xuất hiện của kháng thể này tối thiểu là 3 tháng (12 tuần), nên trong 3 tháng đầu sau nhiễm nếu có xét nghiệm máu cũng không phát hiện được. Vì thế, nếu cháu nghi ngờ bị nhiễm HIV thì tối thiểu sau 3 tháng (12 tuần)nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm kiểm tra. Cháu cũng không nên giấu bệnh mà không đi xét nghiệm sẽ bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm. Vì sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV âm thầm phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể, nếu không được điều trị cơ thể sẽ bị suy giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng cơ hội gây tử vong.


  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm thế nào để biết một người có nhiễm HIV hay không?

    Thứ sáu 08/01/2016 15:13:59



    Ở khắp các nơi trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi cao đến các hải đảo xa xôi của tổ quốc đều có HIV. Tất cả mọi người, mọi ngành nghề ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV với tỷ lệ khác nhau.


    Làm thế nào để biết một người có nhiễm HIV hay không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt nhiễm HIV trong giai đoạn đầu, chưa tiến triển thành AIDS người nhiễm thường khoẻ mạnh không có triệu chứng gì, một số ít các trường hợp có biểu hiện giống như nhiễm các virut khác: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau người…, không điều trị gì cũng tự khỏi sau một vài ngày nên người bệnh không biết, giai đoạn này thường dễ bị bỏ qua. Trong thực tế nhiều trường hợp nhiễm HIV mà không hề biết mình đang nhiễm, điều này ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. Diễn biến quá trình nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể con người nếu không được can thiệp gì thường kéo dài khoảng 8-10 năm và trải qua 4 giai đoạn:

    Giai đoạn sơ nhiễm: lúc này xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính mặc dù người đó đã nhiễm, bởi vì xét nghiệm HIV thường dùng là xét nghiệm kháng thể. Nhưng trong cơ thể người mới nhiễm HIV hệ thống miễn dịch lại cần có một thời gian nhất định để sản xuất đủ lượng kháng thể trong máu, lúc này mới phát hiện được bằng xét nghiệm kháng thể. Trong thời gian này, ở người mới nhiễm HIV máu của họ chưa đủ lượng kháng thể để có thể phát hiện được bằng các biện pháp xét nghiệm kháng thể thông thường, do đó họ có kết quả xét nghiệm HIV âm tính mặc dù họ đã nhiễm HIV. Giai đoạn này chính là “Giai đoạn cửa sổ”. Giai đoạn cửa sổ thường kéo dài 3 tháng, vào cuối tháng thứ 3 lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm tăng cao, lúc này xét nghiệm kháng thể cho kết quả dương tính. Chính vì thế những người nghi mình nhiễm HIV, hoặc đã có nguy cơ nhiễm, cần đi xét nghiệm sau 3 tháng.


    Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng thường kéo dài khoảng 8-10 năm. Trong giai đoạn này cơ thể người nhiễm khoẻ mạnh bình thường, không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì nên người nhiễm cũng không thể biết được mình đã nhiễm HIV nếu không xét nghiệm máu.

    Tiếp theo là giai đoạn cận AIDS và giai đoạn AIDS, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Ở giai đoạn này lượng kháng thể trong cơ thể người đã suy giảm mạnh, ngược lại lượng Vi rut HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch của người bệnh suy giảm hoàn toàn và người nhiễm chuyển sang giai đoạn AIDS với các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội, ung thư dẫn đến tử vong.

    Vậy để biết một người có bị nhiễm HIV hay không chúng ta cần phải làm xét nghiệm máu và xét nghiệm này được làm tại các Trung tâm phòng,chống HIV/ AIDS, các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, các bệnh viện và rất nhiều cơ sở y tế khác. Tại tất cả những nơi có làm xét nghiệm HIV, kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được giữ bí mật, chỉ thông báo cho bản thân người được xét nghiệm, và thông báo đúng theo quy định của Pháp luật. Chỉ những phòng xét nghiệm có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Bộ Y tế mới được phép khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có duy nhất phòng xét nghiệm của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS được phép khẳng định kết quả HIV dương tính.



    Bs Nguyễn Thị Quỳnh


    http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/...204459-85.html

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cho e thắc mắc chút kiến thức về vấn đề bệnh ngoài da!!!!
    Bởi Bladmaster trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 03:59
  2. 1 chút ý kiến.
    Bởi motchutnhinlai trong diễn đàn Góp ý của bạn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-07-2013, 08:32
  3. Em cần xin ý kiến anh tuấn về bao cao su.
    Bởi popbob trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-06-2013, 04:19

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •