Kết quả 1 đến 20 của 54

Chủ đề: Những câu hỏi Kiến thức về HIV

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 7. Ăn ở, sinh hoạt thông thường hàng ngày với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?
    Trả lời:
    HIV không lây nhiễm qua sinh hoạt thông thường hàng ngày, trong giao tiếp, tiếp xúc với người nhiễm HIV ví dụ như:
    - Ôm hôn nhẹ nhàng, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi…;
    - Tiếp xúc gần gũi xã giao với người nhiễm HIV (không quan hệ tình dục);
    - Ăn chung, dùng chung bát đũa, cốc chén;
    - Dùng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế;
    - Côn trùng như ruồi, muỗi, chấy, rận… không phải là trung gian lây truyền HIV.


    Câu 8. Có thể bị lây nhiễm HIV nếu bị phơi nhiễm với HIV không theo các đường lây truyền đã đề cập ở trên không?
    Trả lời:
    Mặc dù không phải là phổ biến, nhiễm HIV thông qua việc vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra (HIV không thể truyền qua làn da khỏe mạnh bình thường). Tuy nhiên các biện pháp thận trọng đơn giản vẫn được áp dụng trên toàn cầu để có thể bảo vệ chống lại khả năng lan truyền này.
    Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế có thể xảy ra khi làm các xét nghiệm có liên quan đến máu và dịch thể sinh học của bệnh nhân nhiễm HIV: khi làm các thủ thuật, phẫu thuật và khi chăm sóc. Do vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh lây nhiễm chéo HIV trong môi trường chăm sóc ở cơ sở y tế, cụ thể là:
    + Phải coi mọi bệnh phẩm có máu và dịch cơ thể đều có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV;
    + Luôn phải đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể bệnh nhân. Mang các phương tiện phòng vệ như kính, khẩu trang, mặc áo choàng khi có nguy cơ bị máu và dịch cơ thể bệnh nhân bắn phải;
    + Nếu vết thương hở ở tay, chân hoặc có tổn thương da rỉ nước, phải băng kỹ và tốt nhất không tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân cho đến khi tổn thương lành;
    + Khi trên mặt bàn, mặt sàn có máu hoặc dịch cơ thể bệnh nhân, phải đổ ngập tràn chỗ có máu và dịch bằng các dung dịch sát khuẩn như nước Javel, dung dịch có Clo..., để 20 phút sau đó dùng giẻ thấm khô rồi rửa sạch;
    + Đối với các đồ vải thấm máu và dịch, phải dùng kẹp để gắp cho vào túi riêng, nếu không có kẹp thì gấp phần có máu và dịch vào trong để tránh cầm phải chỗ có máu, sau đó vận chuyển đến nơi huỷ hoặc nhà giặt. Phải ngâm các đồ vải này trong các hoá chất sát trùng 20 phút trước khi giặt;
    + Đối với các chất thải (đờm, nước tiểu, phân... có máu hoặc các dịch cơ thể) cũng xử lý tương tự. Đổ ngập tràn vùng chất thải bằng các hoá chất sát trùng để 20 phút trước khi đổ vào nơi thải chung;
    + Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đeo găng, trước và sau khi thăm khám bệnh nhân, sau khi giúp bệnh nhân đi vệ sinh.
    Câu 9. Sau khi sinh con tôi mới phát hiện mình bị nhiễm HIV. Tôi rất sợ mình đã truyền HIV sang đứa con mới sinh. Để yên tâm, tôi muốn đưa cháu đi xét nghiệm HIV ngay có được không vì cháu mới được 01 tháng tuổi?
    Trả lời:
    Xét nghiệm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi sẽ không cho kết quả chính xác. Vì vậy, để có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên đưa con bạn đi xét nghiệm HIV khi con của bạn đủ 18 tháng tuổi.
    Ở một vài cơ sở y tế ở Việt Nam hiện đã có một loại xét nghiệm đặc biệt gọi là xét nghiệm PCR có thể xác định nhiễm HIV khi trẻ chưa đến 18 tháng tuổi, bạn hãy liên lạc với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tại địa phương mình để tìm hiểu xem hiện xét nghiệm đó đã có ở nơi bạn sống hay chưa.


    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương II
    TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM VÀ
    PHÒNG CHỐNG
    Câu 11. Nếu tôi muốn đi xét nghiệm HIV thì liệu tôi có nhận được tư vấn về xét nghiệm và về kết quả xét nghiệm hay không ?
    Trả lời:
    , theo Điều 26 Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, khi bạn yêu cầu được xét nghiệm HIV thì bạn sẽ được tư vấn trước và sau xét nghiệm. Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như sau:
    1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
    2. Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
    3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV”.
    Câu 12. Xin cho biết có phải cơ sở y tế nào cũng được xét nghiệm HIV và công bố kết quả HIV dương tính không?
    Trả lời:
    Không, xin khẳng định với bạn là “chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó” (Khoản 1 Điều 29 của luật Phòng, chống HIV/AIDS).
    Câu 13. Xin cho biết việc xét nghiệm HIV trên cơ sở tự nguyện hay bắt buộc? Khi tôi vào bệnh viện để khám và điều trị, bệnh viện đã yêu cầu tôi làm một số xét nghiệm trong đó có xét nghiệm HIV. Xin hỏi, việc yêu cầu xét nghiệm HIV đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?


    đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?
    Trả lời:
    Không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.
    1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV phải dựa trên cơ sở tự nguyện:
    “ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
    - Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
    2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.
    Câu 14. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?
    Trả lời:
    Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.
    Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:


    đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?
    Trả lời:
    Không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.
    1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV phải dựa trên cơ sở tự nguyện:
    “ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
    - Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
    2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.
    Câu 14. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?
    Trả lời:
    Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:
    1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:
    a) Người được xét nghiệm;
    b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
    c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
    d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
    e) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
    f) Người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.


    Câu 15. Xin hỏi, có quy định nào về qui trình truyền máu để đảm bảo máu an toàn và không nhiễm HIV khi truyền máu cho bệnh nhân không?
    Trả lời:
    Bạn yên tâm là pháp luật có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người được truyền các túi máu và chế phẩm máu không bị nhiễm HIV. Điều 31 của Luật Phòng, chống HIV/AIIDS đã quy định:
    - “Các túi máu, chế phẩm máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trước khi sử dụng kể cả trong trường hợp cấp cứu;
    - Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.
    - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc xét nghiệm sàng lọc HIV, lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV”.
    Câu 16. Việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?
    Trả lời:
    Không, Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nhận thức tầm quan trọng của giáo dục truyền thông trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Luật Phòng, chống HIV/AIDS bao cao su, bơm kim tiêm sạch là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Do vậy, nhà nước khuyến khích công dân tích cực tham gia công tác tuyền truyền này trong cộng đồng, bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo quy định nêu trên thì hoạt động tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch không bị pháp luật nghiêm cấm.



  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương III
    CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ
    Câu 17. Xin cho biết, có phải tất cả bác sĩ đều được kê đơn thuốc kháng HIV không?
    Trả lời:
    Không, tại Điều 15 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV như sau:
    “1. Chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV.
    2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV”.
    Theo quy định nêu trên, các bác sĩ ở cơ sở y tế được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm HIV nếu đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Do vậy, không phải bác sĩ nào cũng được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV nếu không qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV.
    Câu 18. Tôi muốn mua thuốc kháng HIV (ARV). Vậy tôi có thể mua thuốc này ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc được không? Pháp luật có quy định nào đối với các cơ sở bán thuốc này không?
    Trả lời:
    , bạn có thể mua thuốc ARV tại các nhà thuốc đã có đăng ký. Theo qui định của Luật thì các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được phép bán thuốc kháng HIV. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ được bán thuốc kháng HIV khi đã được cấp số đăng ký lưu hành. Do vậy, bạn nên mua thuốc ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành để đảm bảo chất lượng. Hãy đề nghị nhà thuốc cho xem giấy phép chứng nhận họ có đăng ký bán thuốc ARV.
    Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS về Cung ứng thuốc kháng HIV quy định như sau:
    1. Các cơ sở bán buôn thuốc, bản lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số lưu hành.
    2. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV theo đơn của bác sĩ điều trị theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này”.


    Câu 19. Nhà nước ta có chế độ đối với người nhiễm HIV trong việc tiếp cận thuốc kháng HIV miễn phí hoặc được trợ giá không?
    Trả lời:
    , để đảm bảo sẵn có ARV cung cấp miễn phí cho những người có nhu cầu thiết yếu nhất, Chính phủ đã ra qui định về việc những người nào là đối tượng đủ điều kiện để sử dụng miễn phí các thuốc này. Theo quy định tại Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì:
    “1. Người nhiễm HIV được Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
    2. Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
    3. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên sau đây:
    a) Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;
    b) Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
    c) Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
    d) Những người khác nhiễm HIV;
    .........”



  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?
    Trả lời:
    , nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
    Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?
    Trả lời :
    Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
    1. Đối với cơ sở y tế:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).
    2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).
    "Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).


    3. Đối với cán bộ y tế:
    ’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).
    Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?
    Trả lời:
    Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:
    “1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.
    2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
    3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
    4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
    ..........."



  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?
    Trả lời:
    , nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
    Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?
    Trả lời :
    Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
    1. Đối với cơ sở y tế:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).
    2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).
    "Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).


    3. Đối với cán bộ y tế:
    ’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).
    Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?
    Trả lời:
    Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:
    “1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.
    2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
    3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
    4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
    ..........."
    Để thực hiện quy định tại Khoản 2 nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này đã quy định rõ chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tại Điều 4 của Nghị định quy định như sau:
    "1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha nhưng mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng, trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo.
    ……………”.
    Tại Điều 5 của Nghị định này cũng quy định:
    "Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 của Điều 4 Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng".
    Câu 23. Xin hỏi người nhiễm HIV có được thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau không?
    Trả lời:
    Có, theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992 thì: "...Công dân có quyền hội họp, lập hội... theo quy định của pháp luật".
    Để thực hiện quy định của Hiến pháp, khoản 2 Điều 20 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định cụ thể về quyền này của người nhiễm HIV: "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động: Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV... ".
    Như vậy, Nhà nước ta khuyến khích người nhiễm HIV thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau và tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.
    Câu 24. Xin cho biết Nhà nước ta có chính sách ưu tiên nào đối với phụ nữ bị nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ không?


    Trả lời:
    Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người tình nguyện hoặc được trả lương trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và được cấp thẻ theo quy định của pháp luật. Những người này bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP). Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP như sau:
    “1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
    a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
    2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:


    a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
    b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công".
    Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tại mục a, khoản 2 điều 11 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP có qui định thêm về việc quản lý các hoạt động giảm tác hại trong đó qui định về Trách nhiệm thực hiện kiểm tra giám sát: “ Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các qui định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng qui định của pháp luật".
    Theo các qui định trên, nếu phát hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào xảy ra thì sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp tuỳ theo mức độ vi phạm.



Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 4 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 4 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cho e thắc mắc chút kiến thức về vấn đề bệnh ngoài da!!!!
    Bởi Bladmaster trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 03:59
  2. 1 chút ý kiến.
    Bởi motchutnhinlai trong diễn đàn Góp ý của bạn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-07-2013, 08:32
  3. Em cần xin ý kiến anh tuấn về bao cao su.
    Bởi popbob trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-06-2013, 04:19

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •