Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?
Trả lời:
, nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?
Trả lời :
Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
1. Đối với cơ sở y tế:
"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).
2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:
"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).
"Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).


3. Đối với cán bộ y tế:
’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).
Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?
Trả lời:
Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:
“1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.
2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
..........."
Để thực hiện quy định tại Khoản 2 nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này đã quy định rõ chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tại Điều 4 của Nghị định quy định như sau:
"1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha nhưng mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng, trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo.
……………”.
Tại Điều 5 của Nghị định này cũng quy định:
"Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 của Điều 4 Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng".
Câu 23. Xin hỏi người nhiễm HIV có được thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau không?
Trả lời:
Có, theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992 thì: "...Công dân có quyền hội họp, lập hội... theo quy định của pháp luật".
Để thực hiện quy định của Hiến pháp, khoản 2 Điều 20 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định cụ thể về quyền này của người nhiễm HIV: "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động: Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV... ".
Như vậy, Nhà nước ta khuyến khích người nhiễm HIV thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau và tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.
Câu 24. Xin cho biết Nhà nước ta có chính sách ưu tiên nào đối với phụ nữ bị nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ không?


Trả lời:
Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người tình nguyện hoặc được trả lương trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và được cấp thẻ theo quy định của pháp luật. Những người này bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP). Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP như sau:
“1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:


a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công".
Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tại mục a, khoản 2 điều 11 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP có qui định thêm về việc quản lý các hoạt động giảm tác hại trong đó qui định về Trách nhiệm thực hiện kiểm tra giám sát: “ Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các qui định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng qui định của pháp luật".
Theo các qui định trên, nếu phát hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào xảy ra thì sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp tuỳ theo mức độ vi phạm.