Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Rau đay chữa ít sữa

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Rau đay chữa ít sữa

    06/01/2015, 08:15 (GMT+7)
    Theo Đông y, rau đay có vị đắng, tính lạnh, không độc; có tác dụng kháng viêm, cầm máu, giải nóng mùa hè, hoạt trường, lợi sữa...


    Vào những ngày cuối hè bước sang thu, khí trời oi bức, món canh cua nấu với rau đay vừa nhiều dinh dưỡng vừa giải nhiệt trong người, rất lợi cho sức khỏe lúc giao mùa. Ở nước ta, rau đay được trồng trong các vườn gia đình để lấy lá non, ngọn non nấu canh với tôm, cua, cá... ăn rất mát.

    Đặc biệt là hàm lượng chất nhầy trong rau đay rất cao nên ăn rau đay rất lợi nhuận trường, lợi tiêu hóa, giải nhiệt tốt. Sau đây là một số bài thuốc từ rau đay:

    - Chữa táo bón, giúp nhuận trường: Lấy 200g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày. Uống 5 - 7 ngày hoặc nấu canh cùng rau mồng tơi ăn ngày 1 lần trong (ăn từ 5-7 ngày).

    - Chữa ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn khoảng 200g lá rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính.

    Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 – 3 lần.

    - Chữa cảm nắng nhẹ:
    Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương.

    Làm vài lần trong ngày.

    - Chữa ngộ độc cá:
    Lá rau đay tươi (100g) sắc uống với đường phèn, uống càng nhiều càng tốt.

    - Chữa lỵ mới phát:
    Lá ray đay tươi ( 50g) sắc uống thì thông đại tiện, khỏi mót rặn.

    - Chữa nóng trong người:
    Rau đay (200g) nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung canxi, thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.

    DS. MỸ NỮ
    NongNghiep.vn
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    son86 (27-04-2015)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tắc sữa, thiếu sữa cho con bú nên ăn gì?

    Thứ sáu, 24/04/2015 16:18
    Nhiều sản phụ sau sinh bị thiếu sữa, tắc sữa dẫn tới khó khăn khi nuôi trẻ sơ sinh. Sản phụ có thể khắc phục tắc sữa, thiếu sữa bằng món ăn từ mít.


    Cây mít rất thân thuộc với người Việt Nam. Trái mít giàu dinh dưỡng, các bộ phận của cây mít, trái mít nếu biết sử dụng đều là “nam dược thần hiệu”. Múi mít vị ngọt, mùi thơm, tác dụng bổ tỳ, ích khí, khỏi phiền, giải khát, giải rượu, làm đẹp da.


    Gỗ mít, nhựa mít tác dụng tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy mụn nhọt, chùm gửi mít chữa phong tê thấp, đặc biệt, các món ăn từ mít non rất tốt cho bà mẹ sau khi bị thiếu sữa, tắc tia sữa.


    Cây và quả mít đều là vị thuốc.

    Xin giới thiệu một số món ăn từ cây mít cho sản phụ thiếu sữa, tắc sữa.


    1. Móng giò lợn 1 cái, bì lợn 100g, gạo nếp 100g, ngô non 100g, trái mít non 50g, đu đủ non 1 quả 50g, gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, đổ vào nồi cùng với bì lợn ninh nhừ rồi cho các nguyên liệu khác vào, nấu tiếp cho chín nhừ là được. Ăn nóng ngày 2 - 3 lần, ăn trong vài ngày.


    2. Quả mít non 1 quả 50g, thịt lợn nạc băm nhỏ 200g, hạt sen 100g, gạo nếp 100g, gia vị vừa đủ. Các nguyên liệu làm sạch, cho vào nồi trừ thịt nạc, đổ nước vừa đủ nấu chín nhừ, cho thịt lợn băm vào quấy đều đến khi sôi là được. Ăn nóng ngày 2 - 3 lần, ăn trong vài ngày.


    3. Quả mít non 200g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ. Cho thịt vào nồi xào chín tới thì cho mít đã thái nhỏ vào. Ăn nóng với cơm trong vài ngày.


    4. Hạt mít 120g luộc chín bóc vỏ, nấu với thịt nạc (hoặc ninh với móng giò lợn) thật chín, nêm gia vị. Ăn suông hoặc ăn với cơm.


    5. Lá mít non 50g, cá quả 1 con 200g, gạo nếp 100g, gừng tươi 3 lát, gia vị vừa đủ. Cá quả lấy phần nửa con phần dưới, ướp cá với gừng và gia vị. Lá mít thái chỉ. Cho gạo vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, gần chín, cho cá vào nấu tiếp cho nhừ rồi cho các nguyên liệu khác vào, đun sôi lại là được. Ăn nóng ngày 2 - 3 lần trong vài ngày.


    6. Lá mít tươi 40g sắc uống, có thể thêm hạt cây gạo (sao vàng) 15g sắc uống.


    Ngoài ra, các bộ phận khác của cây mít cũng là những vị thuốc chữa nhiều bệnh:


    - Mít chín ăn tươi, làm nước giải khát, rượu mít, mứt mít ướt, mít khô bổ dưỡng, chứa nhiều đường bột, khoáng, vitamin chữa đầy bụng khó tiêu.


    - Chùm gửi cây mít chữa tê thấp, đau lưng, tê mỏi chân tay và lợi sữa; dùng tươi hoặc khô dưới dạng cao, đơn, hoàn, tán, thang, trà, rượu.


    - Vỏ thân cây mít 20g dùng làm thuốc an thần, giãn cơ, hạ huyết áp bằng cách sắc hoặc mài hòa nước uống.


    - Lá mít mật già 30g chữa chứng đái đục (cặn trắng) ở trẻ em bằng cách sao vàng hạ thổ nấu nước uống.


    - Lá mít non giã với ít dấm đắp nhọt cho vỡ mủ.


    - Lá mít, lá mía, than tre lượng bằng nhau sắc uống chữa hen suyễn.



    Theo BS Phó Đức Thuần - Sức khỏe và Đời sống

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •