Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Những loại thuốc không được bẻ nhỏ hoặc nhai

  1. #1
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    Những loại thuốc không được bẻ nhỏ hoặc nhai

    Những loại thuốc không được bẻ nhỏ hoặc nhai

    Chủ nhật, 22/02/2015 15:12

    Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc bẻ nhỏ. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể xảy ra độc tính cho người dùng.

    Với một số bệnh nhân đặc biệt (trẻ em, người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, người cao tuổi), rất khó khăn khi phải uống nguyên viên thuốc.

    Vì vậy, bác sĩ điều trị thường lựa chọn đường dùng khác thay thế hoặc bất đắc dĩ phải dùng giải pháp nhai, nghiền hay bẻ nhỏ viên thuốc.

    Các loại viên nén thông thường, viên giải phóng tức thì, viên bao đường hoặc bao film là những dạng thuốc có thể nhai hoặc nghiền được vì dược động học thay đổi không đáng kể. Bên cạnh đó lại có những dạng thuốc viên không được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ là:

    Thuốc dạng bào chế kiểm soát giải phóng (phóng thích dược chất kéo dài): Các thuốc dạng này thường được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau và có ký hiệu rõ ràng trên tên thuốc.

    Đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc, sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài, phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ.


    Dùng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý nhai và bẻ thuốc

    Các dạng này có thể được nhận biết nhờ những ký hiệu trên tên thuốc như: 12-hour, 24-hour, CR (phóng thích có kiểm soát), LA (tác dụng kéo dài), Retard (chậm), SR (phóng thích chậm), XL (kéo dài hơn), XR (phóng thích kéo dài), LP (giải phóng kéo dài 8 giờ)...

    Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: aggrenox, pentasa, plendil, nitromint...

    Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

    Thuốc bao tan trong ruột: Đây là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tức tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.

    Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton (nexium, pantoloc) hoặc bisacodyl...; ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH8). Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên, không được bẻ nhỏ, kể cả nhai, ngậm.

    Thuốc viên sủi: Đây là loại thuốc cần được làm tan hoàn toàn trong nước trước khi đưa vào cơ thể. Thuốc dạng sủi là dạng phải giữ nguyên viên, tránh ẩm tốt để giữ nguyên hoạt chất và chỉ uống sau khi hòa tan. Không được bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống, sẽ rất hại cho đường tiêu hóa và khi không đủ nước để tan, thuốc không thể phát huy hết tác dụng.


    Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc: Các thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch, như endoxan, methotrexat...

    Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

    Một số thuốc như dolobib, feldence, posicor nếu nghiền hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng.

    Thậm chí có thuốc như propecia, proscar được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai (qua đường mũi, miệng) sẽ ảnh hưởng đến thai. Do vậy, với các loại thuốc này, người bệnh phải giữ nguyên vẹn viên thuốc khi uống.

    Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu: Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như zinnat, remeron... hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như fosamax, Felden... Các thuốc: betapen-VK, cipro, ceftin, desyrel, equanil, berberin... là thuốc phải uống nguyên vẹn viên. Nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.


    Thuốc ngậm dưới lưỡi: Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc. Nhiều người nghĩ rằng làm như vậy không ảnh hưởng gì, nhưng thực tế chúng ta đã vô tình phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc, ví dụ như thuốc sorbitrate, sublingual, ergomar... tuyệt đối không được bẻ nhỏ.


    Theo DS. Trung Hà - Sức khỏe và Đời sống

    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thuốc viên không được bẻ nhỏ


    Thứ hai, 22/02/2016 06:57

    Nhiều người cho rằng có thể bẻ đôi viên thuốc uống cũng không hại. Điều này hoàn toàn sai lầm. Hãy nghe PGS.TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.





    Theo tin đồn, xuất phát từ một đài truyền hình từ Ukraine và nhiều báo trên mạng có khuyến cáo mọi người khi uống thuốc viên nén nên bẻ thuốc ra làm đôi.


    Lý do là vì người ta phát hiện có một tổ chức giết người (đây đúng tin thất thiệt vì làm gì có tổ chức giết người vô cớ và ngu dốt như thế) bằng cách phát tán các viên thuốc có chứa mảnh kim loại nhỏ tẩm chất độc, nếu được uống vào dạ dày thuốc tan rã, mảnh kim loại lộ ra làm trầy xước tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây chết người hoặc gây ung thư.

    Tốt nhất, người uống thuốc viên bất cứ thuốc gì nên bẻ đôi viên thuốc trước khi cho vào miệng.


    Tôi đã được nhiều người hỏi về tin đồn thất thiệt này và tất cả đều cho biết để an toàn, từ nay về sau họ sẽ bẻ viên thuốc để xem có chứa mảnh kim loại không trước khi uống, bởi vì bẻ đôi thì có hại gì đâu. Tôi đã nói để an toàn trong dùng thuốc, chính ra không được làm thế.

    Không được tự ý bẻ đôi viên thuốc.


    Sau đây là các loại thuốc cần uống nguyên vẹn hoặc giữ nguyên vẹn dạng viên cho đến khi xử lý đặc biệt trong sử dụng.



    Ảnh minh họa




    Dạng thuốc bao tan ở ruột



    Đây là dạng thuốc giúp thuốc không tan rã ở dạ dày mà chỉ tan rã ở đầu ruột non tức tá tràng và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của thuốc bao tan ở ruột là:


    - Ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày.


    - Ngăn ngừa dược chất bị hủy hoại bởi acid dịch vị.


    Dạng thuốc phóng thích dược chất kéo dài



    Đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc, sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài (phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ, vì vậy chỉ cần uống thuốc 1 hoặc 2 lần trong ngày thay vì uống 3-4 lần đối với dạng thuốc cổ điển cho tác dụng nhanh).




    Đặc biệt, dạng thuốc này chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định.


    Ngoài 2 dạng thuốc cần uống nguyên vẹn, không được bẻ nhỏ, mở viên nang, nhai, nghiền kể trên, còn có một số dạng thuốc cần nguyên dạng viên trước khi được xử lý đặc biệt trong sử dụng, đó là:


    Thuốc ngậm dưới lưỡi



    Thuốc loại này không được nghiền, bẻ nhỏ mà phải giữ nguyên vẹn để đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan. Bởi nếu bẻ nhỏ, nghiền nát sẽ phá vỡ và làm hỏng dạng thuốc. Thí dụ Sorbitrate Sublingual, Ergomar.


    Dạng thuốc sủi bọt



    Đây là dạng thuốc phải giữ nguyên viên, không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi bọt hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống. Nên lưu ý dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat hoặc natri carbonat (khi hòa vào nước sẽ phản ứng với acid citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt), tức thuốc sủi bọt luôn chứa natri có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối. Vì vậy, người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt.



    Thuốc chứa dược chất rất đắng hoặc gây hại cho một số người nếu tiếp xúc.


    Một số thuốc khác: Betapen-VK, Cipro, Ceftin, Desyrel, Equanil... là thuốc phải uống nguyên vẹn viên. Nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.


    Một số thuốc như Dolobid, Feldene, Posicor nếu cà nhuyễn hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng, gây ngứa khó chịu ở da.


    Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - Tuổi trẻ

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •