Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Xót xa khi tỉ lệ phụ nữ nhiễm HIV tăng mạnh

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Xót xa khi tỉ lệ phụ nữ nhiễm HIV tăng mạnh

    14/05/15 07:17
    Nếu như trước đây, chỉ 15- 20% những người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm là nữ giới thì nay con số này đã tăng lên tới 34%.


    Lây nhiễm HIV qua đường tình dục tăng

    Ths Võ Hải Sơn – trưởng phòng giám sát, Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Tính đến quý I/2015 số người nhiễm HIV phát hiện mới là 1.504 người, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS 836, số người nhiễm HIV tử vong 228 người. Trung bình trên mỗi ngày cả nước phát hiện thêm 20 người nhiễm HIV. Mặc dù số ca mắc mới giảm nhưng lũy tích số người nhiễm còn sống đang ngày càng tăng cao. Tính từ đầu vụ dịch (năm 1990) đến nay, hiện số người nhiễm HIV còn sống là 227.064, số người tử vong 72.772 người.
    Gia tăng phụ nữ mang thai nhiễm HIV

    Ths Sơn cũng cho biết, dịch HIV/AIDS tiếp tục lan rộng theo địa bàn, các khu vực miền núi dịch HIV đang lan rộng với mức độ trầm trọng hơn so với thành phố. Theo đó 80,3% xã phường có người nhiễm HIV tập trung ở các vùng miền núi Nghệ An, Lai Châu nơi có biên giới giáp Lào.

    Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm có nguy cơ cao (nghiện ma túy, mại dâm, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng tính) có xu hướng giảm nhưng một số tỉnh vẫn có tỷ lệ ở mức cao. Nếu như ở Thái Nguyên cứ 100 người nghiện ma túy thì có đến 30 người nhiễm HIV, bằng thời điểm đỉnh dịch, thì ở Điện Biên con số này là 24. Riêng đối với Hà Nội, ngoài nhóm nghiện ma túy, thì tỷ lệ phụ nữ bán dâm nhiễm HIV rất cao chiếm tới 17%; cao gấp 5 lần TP HCM ( trong khi đó, tỷ lệ này trên cả nước chỉ là 3%).

    Ngoài ra, dịch HIV đang có xu hướng lây nhiễm từ nhóm nguy cơ thấp sang nhóm nguy cơ thấp. Ông Sơn đưa ra bằng chứng có trường hợp một phụ nữ ở Lai Châu không nghiện ma túy cũng không phải gái mại dâm nhưng bị nhiễm HIV trong khi chồng không mắc. “Sau khi truy vết, chúng tôi mới phát hiện ra chị bị lây từ chồng trước (nghiện ma túy đã chết) nên chị đã đi bước nữa.Với những trường hợp như thế, không được phát hiện và có can thiệp dự phòng kịp thời, nguy cơ lây lan là rất lớn” – Ths Sơn nhấn mạnh.

    Theo ông Sơn, con đường lây truyền bệnh chính trước đây là ma túy chiếm đến 60% thì nay giảm dần, lây qua đường tình dục tăng lên chiếm đến 52%. Đây chính là nguyên nhân khiến số nữ giới phát hiện nhiễm bệnh ngày càng tăng. Cụ thể 34% số những người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm là nữ giới (trước đây chỉ là 15- 20%).

    Chỉ 60% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị

    Ths Nguyễn Lan Hương – Phó phòng điều trị chăm sóc HIV/AIDS Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết thêm, tình hình dịch HIV hiện đang có xu hướng làm gia tăng phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Theo ước tính khoảng 0,12% (tương đương khoảng 3.000) phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

    Theo Ths Hương, độ bao phủ xét nghiệm còn hạn chế, xét nghiệm trước sinh thấp, xét nghiệm muộn làm tăng nguy cơ lây truyền mẹ con. Hiện điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con chỉ bao phủ chỉ được khoảng 60%. Điều đó có nghĩa mỗi năm mới chỉ có 1.000 phụ nữ mang thai được điều trị, 1.200 người không được điều trị dự phòng, nhiều khả năng lây truyền bệnh sang cho con.

    “Trong khi đó, theo các kết quả chúng tôi thực hiện được thì cứ 100 phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng thì chỉ có 7-8 trẻ sinh ra nhiễm HIV, đặc biệt nếu người mẹ mang thai nhiễm HIV được phát hiện điều trị sớm thì cứ 100 trẻ sinh ra chỉ có 3 trẻ nhiễm HIV” – Ths Hương nói.

    Ngoài ra, chống lây truyền từ mẹ sang con còn gặp không ít khó khăn như: việc can thiệp chưa được thực hiện thường quy như là một phần của gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện. Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là rào cản khiến nhiều bà mẹ không được tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, miền núi tập tục đẻ tại nhà đã khiến nhiều phụ nữ thiếu thông tin về hiệu quả của các can thiệp phòng lây truyền mẹ con. Đồng thời với đó là tình trạng mất dấu sau khi sinh con cao dẫn đến việc khó khăn trong theo dõi tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ.

    Mặc dù công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng người nhiễm HIV còn sống vẫn ngày một tăng thì việc cắt giảm hàng loạt các dự án, vốn tài trợ quốc tế từ năm 2013 ảnh hưởng rất nhiều đến các chương trình can thiệp, trong đó có đối tượng phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

    Trong khi đó, theo khuyến cáo mới của WHO thì tất cả phụ nữ nhiễm HIV có thai và đang cho con bú nên được điều trị ARV và duy trì ít nhất trong thời gian có nguy cơ lây truyền mẹ con. Tất cả phụ nữ nhiễm HIV có thai và đang cho con bú nên được điều trị ARV và điều trị suốt đời.

    Đây được coi là thách thức trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại nước ta, điều này đòi hỏi sự chung sức của tất cả các cấp, ngành, địa phương chứ không chỉ trông chờ vào nguồn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ.
    N. Huyền

    http://infonet.vn/
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nữ giới nhiễm HIV ngày càng gia tăng

    Cập nhật lúc: 13h36" | 14/05/2015

    (VnMedia) - TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, nếu trước đây, chỉ 15- 20% những người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm là nữ giới thì nay con số này đã tăng lên tới 34%.


    Mỗi ngày Việt Nam có 20 người nhiễm mới HIV


    Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến quý I/2015 số người nhiễm HIV phát hiện mới là 1.504 người, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS 836, số người nhiễm HIV tử vong 228 người.


    Trung bình trên mỗi ngày cả nước phát hiện thêm 20 người nhiễm HIV. Mặc dù số ca mắc mới giảm nhưng lũy tích số người nhiễm còn sống đang ngày càng tăng cao. Tính từ đầu vụ dịch (năm 1990) đến nay, hiện số người nhiễm HIV còn sống là 227.064, số người tử vong 72.772 người.


    Ths. Võ Hải Sơn (Phòng theo dõi, đánh giá, xét nghiệm – Cục phòng chống HIV/AIDS) cho biế, dịch HIV/AIDS tiếp tục lan rộng theo địa bàn, các khu vực miền núi dịch HIV đang lan rộng với mức độ trầm trọng hơn so với thành phố. Theo đó 80,3% xã phường có người nhiễm HIV tập trung ở các vùng miền núi Nghệ An, Lai Châu nơi có biên giới giáp Lào.


    Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm có nguy cơ cao (nghiện ma túy, mại dâm, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng tính) có xu hướng giảm nhưng một số tỉnh vẫn có tỷ lệ ở mức cao. Nếu như ở Thái Nguyên cứ 100 người nghiện ma túy thì có đến 30 người nhiễm HIV, bằng thời điểm đỉnh dịch, thì ở Điện Biên con số này là 24. Riêng đối với Hà Nội, ngoài nhóm nghiện ma túy, thì tỷ lệ phụ nữ bán dâm nhiễm HIV rất cao chiếm tới 17%; cao gấp 5 lần TP HCM ( trong khi đó, tỷ lệ này trên cả nước chỉ là 3%).


    Ngoài ra, dịch HIV đang có xu hướng lây nhiễm từ nhóm nguy cơ thấp sang nhóm nguy cơ thấp. Ông Sơn đưa ra bằng chứng có trường hợp một phụ nữ ở Lai Châu không nghiện ma túy cũng không phải gái mại dâm nhưng bị nhiễm HIV trong khi chồng không mắc. “Sau khi truy vết, chúng tôi mới phát hiện ra chị bị lây từ chồng trước (nghiện ma túy đã chết) nên chị đã đi bước nữa.Với những trường hợp như thế, không được phát hiện và có can thiệp dự phòng kịp thời, nguy cơ lây lan là rất lớn” – Ths Sơn nhấn mạnh.




    Ảnh minh họa.


    Nữ giới nhiễm HIV ngày càng gia tăng


    Theo ông Sơn, con đường lây truyền bệnh chính trước đây là ma túy chiếm đến 60% thì nay giảm dần, lây qua đường tình dục tăng lên chiếm đến 52%. Đây chính là nguyên nhân khiến số nữ giới phát hiện nhiễm bệnh ngày càng tăng. Cụ thể 34% số những người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm là nữ giới (trước đây chỉ là 15- 20%).


    Nhóm tuổi nhiễm HIV cũng có sự thay đổi, nếu như trước đây nhóm tuổi mắc HIV chủ yếu là khoảng trên 20 tuổi. Nhưng hiện nay, nhóm tuổi đó đã tăng lên, nằm trong khoảng 30 - 40 tuổi.


    Việc đối phó với dịch HIV/AIDS đang là vấn đề được quan tâm chung và cũng là một trong những ưu tiên trong lĩnh vực y tế công cộng.


    Bàn về một số chiến lược đầu tư cho phòng chống HIV giai đoạn 2015-2020 ông Cảnh nói: Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu 90-90-90 (90 người nhiễm HIV được phát hiện; 90 người nhiễm HIV được điều trị và 90 bệnh nhân được điều trị có tải lượng vi rút thấp).

    Bên cạnh đó, tầm nhìn đến năm 2030 phấn đấu kết thúc đại dịch HIV/AIDS để HIV/AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình và người dân.
    Minh Hải

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •