18.05.2015|21:00 PM
Trung bình mỗi tháng, cả nước phát hiện thêm mới 500 ca nhiễm HIV, trong đó 34% là phụ nữ, chủ yếu bị lây lan qua đường tình dục.

Nhức nhối hơn, theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3.000 phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV. Thông tin mới được đưa ra này, khiến không ít người ái ngại, bởi lâu nay dường như cơn ác mộng HIV tưởng như đã ngủ yên, giờ đây bỗng dưng có nguy cơ bùng phát trở lại...

Người nhiễm HIV tăng đột biến khiến dư luận lo ngại.
Ác mộng thần chết hiện hình

Theo tin tức ghi nhận khác của PV báo Người đưa tin tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, trên những “cung đường sung sướng” vẫn tồn tại những dàn “bướm đêm” hoạt động hằng đêm, cùng với đó là những nguy cơ lây lan các bệnh xã hội rất cao, trong đó đặc biệt nguy hiểm là nguy cơ lây nhiễm HIV từ gái bán dâm.

Tại Hà Nội, trên một số tuyến như Phạm Văn Đồng, Trần Khát Chân, Phạm Ngũ Lão,... hay khu vực ngoại thành Đông Anh, khi đêm buông xuống vẫn có không ít “bướm đêm” khát khách.

Gần 1h sáng, chúng tôi dừng xe bên quán nước đêm khu vực đường Nguyễn Huy Tự, gần bệnh viện Hữu Nghị, cái nóng như thiêu đốt của ngày hè cũng đã bắt đầu tan biến, trời khá dịu mát, ngồi vào một quán trà đá bán đêm, nơi chủ yếu phục vụ những người lao động về đêm như cánh xe ôm cùng những kẻ lang thang dạt vòm, hay những người lao động đang trong muôn nẻo mưu sinh, chúng tôi có cơ hội được nghe chuyện của những “bướm đêm quá đát” ngồi chờ khách.

Đa số họ đều là những phụ nữ đã có tuổi, đằng sau lớp son phấn rẻ tiền là nhan sắc nhàu nhĩ, bạn đồng hành là những chiếc xe máy cũ nát. Theo lệ của giới làng chơi, “bướm đêm” mới, trẻ, đẹp sẽ có địa bàn “ngon” hơn chứ không thèm bén mảng đến khu vực này. Đêm muộn, khi đám “bướm đêm” đã tản đi, bà lão bán nước chè mới thở dài: “Mười đứa thì có đến 5 đứa có “ết” rồi. Vẫn phải lay lắt kiếm cơm, khổ thế đấy”.

Sau nhiều ngày lăn lộn trên những “cung đường sung sướng” này, chúng tôi nhận được không ít phản ánh của các “bướm đêm” về sự lo ngại đối với cái chết được báo trước có tên HIV này.

N.Hòa, một phụ nữ làm nghề mại dâm gần chục năm nay cho biết: “Chúng em cũng sợ, muốn dùng bao nhưng nhiều khi khách liều, không chiều theo thì bị đánh. Nghề làm gái, không phải lúc nào cũng bảo vệ mình trước khách làng chơi được”. Bạn đồng nghiệp với N.Hòa, số người phát hiện ra mình có H. đã không chỉ dừng lại ở số một, hai chục người. Số còn lại, do lo sợ cũng không dám đi thử.

Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ

Tại TP.HCM, một số “cung đường sung sướng” khác phải kể đến Ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), Lý Thường Kiệt (quận 10), quốc lộ 1 đoạn khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân),... sau mỗi đợt truy quét, “bướm đêm” lại trở về.

Trên những cung đường này, bóng dáng của các tình nguyện viên phòng chống HIV/AIDS vẫn chưa bao giờ thiếu vắng. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có thể tiếp cận và tư vấn đúng đối tượng cần đến họ.

Do đó những nguy cơ không phải là cảnh báo, nó đã là nhãn tiền và hơn bao giờ hết, những con số thống kê thời gian qua cho thấy, hồi chuông “báo tử” lại đang gióng lên đầy lo ngại. Đây thực sự là điều đáng quan tâm lo ngại để từ đó có biện pháp phòng ngừa, bởi bản chất thì ai chẳng sợ “tiếng chuông báo tử”.
Theo số liệu được cục Phòng, chống HIV/AIDS, bộ Y tế công bố, tỷ lệ phụ nữ bán dâm tại Hà Nội bị nhiễm HIV chiếm 17,5%, cao nhất nước, gấp gần 5 lần so với TP.HCM và gần 2 lần so với Cần Thơ.Cụ thể, tỷ lệ gái bán dâm nhiễm HIV tại Hà Nội trong năm 2014 là 17,5% (liên tiếp trong các năm từ 2011-2013, con số này là trên 22%), địa phương có tỷ lệ cao thứ 2 là Cần Thơ với 8,7%, kế đến là Lạng Sơn 5,3%. Tại TP.HCM, tỷ lệ gái bán dâm nhiễm HIV là 3,7%.Cũng theo số liệu từ Th.S Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát, theo dõi, đánh giá và xét nghiệm, cục Phòng, chống HIV/AIDS công bố, đáng lưu ý, tỷ lệ phụ nữ mắc mới HIV ngày càng có xu hướng gia tăng. Nếu những năm trước, con số này chỉ 15- 20%, thì nay tăng vọt lên 34%.TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ LĐ-TB&XH: Một thử thách đối với các tổ chức phòng chống HIV trong cả nướcChi phí điều trị cũng tăng cao nhiều lần so với trước kia, dẫn đến thiếu hụt các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Từ đó, nguy cơ bùng phát dịch trở lại với tỷ kháng thuốc cao là khó tránh khỏi.Tính đến ngày 31/3/2015, cả nước còn người nhiễm HIV còn sống, 70.865 chuyển sang giai đoạn AIDS. Tử vong tích lũy do AIDS là 72.772 người. Việc lây nhiễm HIV cho phụ nữ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có con đường quan hệ tình dục không an toàn, mại dâm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng phát HIV/AIDS ở phụ nữ tại các thành phố lớn. Đây cũng là một thử thách đối với các tổ chức phòng chống HIV trong cả nước.Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em: Tại sao lại như vậy?Nói về tỷ lệ phụ nữ, trẻ em mắc HIV có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, bác sỹ Nguyễn Trọng An tỏ vẻ ngạc nhiên: “Đáng lẽ ra con số này phải giảm sau một loạt những nỗ lực phòng chống HIV của chúng ta, cớ sao?...”.Ông An tỏ ra rất suy tư và chia sẻ: “Chúng ta không thể có một tương lai vững mạnh với tình trạng gia tăng việc lây nhiễm HIV như vậy được. Trách nhiệm này không chỉ thuộc riêng một cơ quan ban ngành mà còn là của cả xã hội”.Bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Phó Giám đốc viện phát triển sức khỏecộng đồng ánh sáng: Cộng đồng mất cảnh giácTrong nhiều năm, việc tuyên truyền phòng chống AIDS chúng ta vẫn chỉ tuyên truyền trong các nhóm có nguy cơ cao ví dụ như mại dâm, ma túy chính vì thế khiến cho mọi người đã hơi lơ là trong việc phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng bình thường.Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh nhân HIV/AIDS tăng cao. Bởi trong cộng đồng bình thường và cộng đồng có nguy cơ đều có sự giao thoa và việc lây lan khó kiểm soát việc tập chung vào các nhóm đối tượng đã khiến cộng đồng mất cảnh giác đối với HIV/AIDS.Trước đây, việc lây truyền HIV qua đường máu ở ta (tiêm chích ma túy) cao hơn tỷ lệ qua đường tình dục nên ta đầu tư tuyên truyền nhiều hơn cho nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, nguy cơ lây lan qua đường tình dục mọi người lại nghĩ rằng đó phải là những hành vi mất an toàn chứ không hề nghĩ lây lan chính từ vợ hoặc chồng người đi tiêm chích ma túy.Bác sĩ - Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm tư vấnpháp luật và chính sách về y tế - Chủ tịch Hội phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội:Hoạt động ngăn chặn nạn mại dâm chưa thực sự hiệu quảThời gian trước, khi có kinh phí thì những hoạt động này được phổ biến rộng rãi nên tỷ lệ gia tăng người nhiễm HIV có xu hướng phát triển chậm lại. Tuy nhiên, có thể hiện nay các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS (đường lây truyền HIV, cách phòng tránh lây nhiễm HIV, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV, điều trị thuốc kháng ARV, các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV...) lại đang “có vấn đề”.Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra là những người được tiếp cận với chương trình phòng chống HIV và kiến thức phòng chống lây nhiễm bị hạn chế. Bên cạnh đó, số người nhiễm HIV tăng lên trong tỷ lệ phụ nữ với tỉ lệ gái bán dâm gia tăng có thể thấy công tác ngăn chặn hoạt động bán dâm thời gian qua chưa thực sự hiệu quả.Với phụ nữ, nguy cơ mắc HIV của họ cao hơn nhiều so với nam giới, cùng với đó là tỷ lệ các phụ nữ bán dâm “đứng đường” thiếu ý thức bảo vệ chính họ nên rất nguy hiểm. Đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ tăng cao.
Đỗ Huệ - Lại Cường
http://www.nguoiduatin.vn/