Kết quả 1 đến 15 của 15

Chủ đề: Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C,B: Điều mà mọi người cần biết

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần

    Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C,B: Điều mà mọi người cần biết

    Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C,B: Điều mà mọi người cần biết
    1.1 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C là gì?
    1.2 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C có giống bệnh Viêm Gan Siêu Vi A và B không?
    1.3 Bạn bị nhiễm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C bằng cách nào?
    1.4 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C gây ra điều gì?
    1.5 Thử nghiệm để tìm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C
    1.6 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C và sức khoẻ của bạn
    1.7 Cách chữa trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C
    1.8 Cách ngăn ngừa bệnh Viêm Gan Siêu Vi C lây lan trong cộng
    1.9 Tương trợ và cảm thông
    1.10 Muốn biết thêm về các thông tin
    1.1 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C là gì?

    Từ ‘hepatitis’ có nghĩa là viêm gan. Việc xử dụng các hóa chất, ma túy hay uống quá nhiều rượu, hoặc là bị nhiễm siêu vi trùng viêm gan đều có thể gây ra bệnh viêm gan. Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C hay còn được gọi là ‘hep C ’do siêu vi trùng ‘hep C’ gây ra.
    1.2 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C có giống bệnh Viêm Gan Siêu Vi A và B không?

    Các siêu vi trùng ‘hep A’, ‘hep B’ và ‘hep C’ là những siêu vi có thể gây ra bệnh viêm gan. Mỗi siêu vi lan truyền theo mỗi cách khác nhau. Ưã có thuốc chủng ngừa cho bệnh Viêm Gan Siêu Vi A và bệnh Viêm Gan Siêu Vi B, tuy nhiên chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh Viêm Gan Siêu Vi C. Bạn có thể bị nhiễm các loại Viêm Gan Siêu Vi khác nhau cùng một lúc.
    Ở Úc cũng như khắp nơi trên thế giới, có khoảng 1 trong mỗi 100 người bị nhiễm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C, tuy nhiên có nhiều người không hề biết là họ bị mắc bệnh vì các triệu chứng của bệnh nầy nhiều năm sau mới phát ra.
    1.3 Bạn bị nhiễm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C bằng cách nào?

    Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C lan truyền khi máu từ một ngưới bị nhiễm siêu vi ‘hep C’ đi vào đường máu của người khác. Điều này đươc gọi là tiếp xúc qua đường máu. Ngay cả chỉ một lượng máu nhỏ đến nỗi mắt thường không thể thấy được cũng có thể đem siêu vi nầy đi lây lan. Có nhiều điều hoang tưởng về cách lây lan của siêu vi ‘hep C’, thật ra điều quan trọng cần nhớ là:
    Bạn Cố THỂ nhiễm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C do bởi các nguy cơ sau đây:
    Nguy cơ ở mức độ cảnh giác cao

    • Cách thức tiệt trùng trong Y khoa và Nha khoa cũng như sự tiến hành xâm, xâu khoen trên cơ thể theo phương pháp y học dân tộc đã không đạt được tiêu chuẩn vô trùng. Ưây là cách thông thường nhất khiến viêm gan siêu vi C lan truyền ở nhiều quốc gia. Riêng ở Úc, nguồn cung cấp máu, việc chủng ngừa và cách thức tiệt trùng y tế đều an tòan.
    • Xử dụng lại dụng cụ tiêm chích ma túy của người khác, kể cả thuốc kích thích - đây chính là cách lây lan phổ biến nhất về bệnh Viêm Gan Siêu Vi C ở nước Úc.
    • Dụng cụ dùng để xâm mình và xâu khoen trên cơ thể đã không được tiệt trùng đúng mức.

    Nguy cơ ở mức độ đáng chú Ỷ

    • Thương tổn do bị kim đâm ở các nhân viên y tế.
    • Nếu người mẹ có bệnh Viêm Gan Siêu Vi C, người mẹ có thể truyền bệnh cho con trong thời gian mang thai và sanh nở.
    • Ưược truyền máu ở Úc trước năm 1990.
    • Xử dụng lại đồ dùng có thể đã dính máu nhiễm bệnh của người khác như là dao cạo râu và bàn chải đánh răng.
    • Bị nhiễm máu bệnh qua các sinh hoạt tình dục.
    • Thương tổn do bị kim chích ma túy vứt bỏ vung vãi chỗ công cộng đâm phải.

    Những nguy cơ nầy xẩy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở Úc, ở nơi sinh quán của bạn và ở tất cả các nước khác.
    Bạn KHÔNG THỂ bị nhiễm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C do bởi:

    • Dùng chung nhà vệ sinh.
    • Dùng chung ly tách, chén bát, muỗng nĩa.
    • Ho, hắt hơi, hôn hít hoặc ôm ấp.
    • Bơi lội nơi hồ bơi.
    • Muỗi chích hoặc côn trùng cắn đốt.

    ads

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C,B: Điều mà mọi người cần biết

    1.4 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C gây ra điều gì?

    Trong 100 người bị Viêm Gan C

    • Cứ 4 người thì có một người sẽ loại được siêu vi một cách tự hiên trong vòng 12 tháng đầu.
    • 75 người sẽ tiếp tục mang siêu vi trong cơ thể nhưng có thể không thấy triệu chứng rõ rệt.
    • Nếu không được điều trị, khoảng 30 người trong họ sẽ có các triệu chứng trở nên rõ rệt trong vòng 10 đến 15 năm sau khi bị nhiễm.
    • Sau 20 năm, nếu không chữa trị, khoảng 10 người sẽ bị bệnh gan trầm trọng. 5 người trong số này sẽ bị suy gan hoặc ung thư gan.

    Nhiều người không hề có triệu chứng gì khi nhiễm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C. Nếu có, thì những triệu chứng thông thường là: mệt mỏi, buồn nôn và đau ở vùng bụng.
    1.5 Thử nghiệm để tìm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

    Thử nghiệm để tìm bệnh viêm gan siêu vi C:

    • Bạn đã từng được truyền máu, chủng ngừa hoặc đã từng được trị bệnh ở nước khác, mà bạn không biết chắc chắn là điều kiện tiệt trùng nơi đó có đạt tiêu chuẩn an toàn hay không.
    • Bạn đã từng xâm mình, xâu khoen trên cơ thể hoặc cắt lể da theo phương pháp y học dân tộc và bạn không biết chắc là các dụng cụ xử dụng có được tiệt trùng đúng tiêu chuẩn hay không.


    • Bạn đã từng tiêm chích ma túy, hoặc dùng chung dụng cụ tiêm chích với người khác, hay ngay cả giúp người khác tiêm chích ma túy (kể cả thuốc kích thích).
    • Bạn đã từng ở tù và tiêm chích ma túy, kể cả thuốc kích thích, hoặc có dùng chung dụng cụ tiêm chích, hay có xâm mình, xâu khoen và dùng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng với người khác.


    • Bạn đã không cảm thấy an tâm về mức độ tiệt trùng của các dụng cụ dùng để xâm mình và xâu khoen trên cơ thể bạn.


    • Bạn đã được truyền máu ở Úc trước năm 1990

    Chỉ có một cách duy nhất để tìm ra xem bạn có bị nhiễm Viêm Gan Siêu Vi C hay không là bạn nên đi thử máu. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ thử máu cho bạn. Bạn cũng có thể hỏi han bác sĩ về bệnh tình và các thử nghiệm liên quan đến Viêm Gan Siêu Vi C.
    Bạn có thể yêu cầu thông ngôn viên giúp đỡ bạn và họ sẽ phải tôn trọng quyền được giữ kín những điều riêng tư của bạn.
    Nếu bạn đến Trung Tâm Y Tế Khoa Sinh Dục, bạn sẽ được thử nghiệm miễn phí và các chi tiết riêng tư của bạn cũng sẽ được bảo mật. Hơn nữa, bạn sẽ không cần phải xuất trình thẻ Y Tế (Medicare card)
    1.6 Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C và sức khoẻ của bạn

    Nếu bạn bị nhiễm bệnh Viêm Gan Siêu Vi C thì điều quan trọng là bạn nên đi tái khám thường xuyên và cố gắng sinh hoạt càng lành mạnh càng tốt.
    Hôị Ưồng về Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C (Hepatitis C Council) thuộc lãnh thổ và tiểu bang nơi bạn cư ngụ có thể cung cấp cho bạn các dịch vụ trợ giúp và thông tin về cách sống với Viêm Gan Siêu Vi C.

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C,B: Điều mà mọi người cần biết

    1.7 Cách chữa trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

    Có một cách chữa trị được gọi là Phương Thức Ưiều Trị Phối Hợp (Combination Therapy) có thể chữa trị được khoảng từ 50-80% trường hợp gan bị nhiễm do siêu vi ‘hep C’ gây ra. Phương Thức Ưiều Trị Phối Hợp thường được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh xá về Gan. Tại các bệnh viện lớn và trung tâm y tế cộng đồng đều có các bệnh xá gan. Bác sĩ gia đình hoặc Hội đồng Viêm gan C của tiểu bang hoặc lãnh thổ có thể cho bạn thông tin về địa điểm của các bệnh xá này.
    Không phải ai mắc bệnh Viêm Gan Siêu Vi C cũng cần được chữa trị. Phương thức nầy đòi hỏi nơi bạn một số điều kiện để được chữa trị. Muốn tìm hiểu thêm về cách điều trị nầy, bạn có thể tham khảo Ỷ kiến với bác sĩ hoặc Hội Ưồng Về Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C thuộc lãnh thổ và tiểu bang nơi bạn cư ngụ (Hepatitis C Council).
    Một số người bệnh Viêm Gan Siêu Vi C đã dùng thuốc y học dân tộc để làm giảm đi hiệu ứng phụ và các triệu chứng gây ra bởi Phương Thức Ưiều Trị Phối Hợp nầy. Muốn hiểu rõ thêm, bạn có thể tham vấn Hôị Ưồng Về Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C thuộc lãnh thổ và tiểu bang nơi bạn cư ngụ (Hepatitis C Council), hoặc hỏi Ỷ kiến các y sĩ y học dân tộc có đăng kỶ hành nghề.
    1.8 Cách ngăn ngừa bệnh Viêm Gan Siêu Vi C lây lan trong cộng đồng

    Sự lây lan của bệnh Viêm Gan Siêu Vi C ở khắp nơi trên thế giới đã được ngăn ngừa bằng cách:

    • thanh lọc những máu được hiến tặng.
    • cung cấp dụng cụ tiêm chích đã được tiệt trùng cũng như trang bị kiến thức cho những người xử dụng ma túy để làm giảm thiểu mối hiểm họa do ma túy gây ra.
    • xử dụng các dụng cụ tiệt trùng đạt tiêu chuẩn trong ngành Y và ngành y học dân tộc.
    • xử dụng các dụng cụ tiệt trùng đạt tiêu chuẩn để xâm mình và xâu khoen trên cơ thể.

    Chương trình cung cấp Ống Tiêm và Kim Chích (NSP) đã góp phần làm giảm mối hiểm nguy do việc tiêm chích ma túy gây ra ở Úc cũng như trên toàn thế giới.
    Ưã có bằng chứng xác thực về sự thành công của chương trình NSP nầy ở Úc trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh Viêm Gan Siêu Vi C. Chương trình nầy đã làm giảm thiểu đáng kể tác hại của căn bệnh này cho từng cá nhân, gia đình và đã giúp cộng đồng tiết kiệm được cả hàng tỉ đồng.*
    1.9 Tương trợ và cảm thông

    Bị nhiễm Viêm Gan Siêu Vi C có thể dẫn đến sự ngộ nhận và tủi nhục cho người bệnh khiến họ cảm thấy xấu hổ và bị cô lập. Nếu gia đình của người bệnh cùng bè bạn và cộng đồng chung quanh có được sự tương trợ và cảm thông thì họ có thể chấp nhận căn bệnh nầy dễ dàng hơn.
    Một trong những điều nan giải của người bệnh là tìm được người để tâm sự. Nếu có ai đó nói với bạn là họ bị bệnh Viêm Gan Siêu Vi C thì bạn không nên tiết lộ điều đó với ai khác, trừ khi họ cho phép bạn nói. Việc đánh mất niềm tin nơi họ có thể khiến họ bị căng thẳng thần kinh rất nhiều.
    Ở Úc, phân biệt đối xử với một người nào đó chỉ vì họ bị bệnh Viêm Gan Siêu Vi C là vi phạm luật lệ, kể cả trong việc thâu tuyển nhân viên.
    Nếu bạn bị nhiễm Viêm Gan Siêu Vi C, bạn không cần phải tiết lộ với ai cả, trừ khi bạn có mua bảo hiểm nhân thọ hoặc khi bạn muốn hiến máu.
    Các nhân viên y tế cũng không được tiết lộ những chi tiết về bạn cho ai khác nếu không có sự đồng Ỷ của bạn.
    Hôị Ưồng Về Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C thuộc lãnh thổ và tiểu bang nơi bạn cư ngụ (Hepatitis C Council) có thể cung cấp thông tin một cách kín đáo cho bạn và giúp đỡ bạn khi bạn cần tâm sự, khi bạn bị phân biệt đối xử và khi bạn đi tìm kiếm việc làm.
    1.10 Muốn biết thêm về các thông tin

    Nếu bạn muốn tiếp xúc với bất cứ dịch vụ nào nói trên bằng tiếng mẹ đẻ, hãy gọi điện thọai cho Dịch Vụ Thông Ngôn và Phiên Dịch (Translating and Interpreting Service - TIS) số 131 450 (vớI giá cước tương đương với một cú gọi địa phương) để yêu cầu nói chuyện với thông ngôn viên. Hãy nhờ thông ngôn viên gọi điện thọai đến dịch vụ mà bạn muốn tiếp xúc và nói chuyện thông qua thông ngôn viên.

  4. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Viêm Gan B: Đó là việc của mọi gia đình

    Viêm gan B là gì?


    Viêm gan B là sự nhiễm trùng gan do siêu vi viêm gan B gây ra. Viêm gan B có thể làm tổn thương gan và gây ung thư gan. Nhiều người nhiễm siêu vi nhưng không biết là mình mắc bệnh. Tại nhiều quốc gia, cách lây truyền viêm gan B phổ biến nhất là từ mẹ sang con trong khi sinh.
    Viêm gan - những điều căn bản cần biết
    Chữ ‘viêm gan’ có nghĩa là bị sưng gan. Gan giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi bị sưng hoặc tổn thương, gan có thể sẽ không hoạt động bình thường và điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
    Rượu, các loại ma túy và siêu vi có thể gây ra chứng viêm gan. Tại Úc, siêu vi phổ biến nhất gây viêm gan là siêu vi viêm gan A, siêu vi viêm gan B và siêu vi viêm gan C. Các loại siêu vi này khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau duy nhất là chúng đều ảnh hưởng đến lá gan.
    Viêm gan A lây truyền qua thực phẩm và nước bị nhiễm trùng. Sau một thời gian ngắn, siêu vi tự động bị loại ra khỏi cơ thể. Có thuốc chủng ngừa cho viêm gan A.
    Viêm gan C lây truyền qua đường máu tiếp xúc với máu và có thể gây tổn thương gan hoặc ung thư gan. Có thuốc điều trị nhưng không có thuốc chủng ngừa cho viêm gan C.
    Tập sách nhỏ này bao gồm những thông tin về viêm gan B. Có thuốc chủng ngừa cho viêm gan B và thuốc điều trị cho những người đã mắc bệnh.
    Điều gì xẩy ra khi bạn bị viêm gan B?

    Viêm gan B có 2 loại: cấp tính hoặc mãn tính. Đối với người lớn, hầu hết sau khi nhiễm siêu vi viêm gan B, sẽ loại được siêu vi trong vòng 6 tháng và trở nên miễn nhiễm đối với siêu vi. Một khi đã loại được siêu vi, họ không thể mắc bệnh viêm gan B trở lại và không thể lây cho người khác. Trường hợp này được gọi là viêm gan B cấp tính.
    Khi thời gian nhiễm bệnh kéo dài hơn 6 tháng có nghiã là người bệnh đã bị viêm gan mãn tính. 90% trẻ em mắc viêm gan B sẽ bị nhiễm trùng mãn tính gây tổn thương gan, suy gan (gan không thể hoạt động bình thường) và đôi khi dẫn đến ung thư gan khi trưởng thành.
    Tuổi nhiễm bệnh
    Số người ước tính sẽ bị viêm gan B mãn tính
    Tuổi nhiễm bệnh viêm gan B càng nhỏ thì nguy cơ tổn thương và ung thư gan lúc trưởng thành càng cao. Phần lớn những người mắc viêm gan B mãn tính tại Úc sinh ra ở nước ngoài và nhiễm bệnh từ khi còn sơ sinh hoặc ấu thơ.
    Viêm gan B và sức khỏe của bạn
    Nếu bạn bị viêm gan B mãn tính, bạn cần gặp bác sĩ của bạn ít nhất mỗi năm một lần vì gan có thể bị tổn thương bất cứ lúc nào. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất về cách chăm sóc bản thân và lá gan của mình. Họ cũng cho biết bạn có cần uống thuốc không và nếu cần, họ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa về gan. Đa số người mắc viêm gan B sống khỏe mạnh và không bao giờ cần uống thuốc chữa viêm gan B.
    Để giúp cho gan của bạn, hãy:

    • uống ít rượu hơn hoặc không uống rượu
    • ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, tránh ăn nhiều chất béo
    • duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
    • không hút hoặc hút thuốc ít hơn
    • tập thể dục đều đặn
    • kiểm soát sự căng thẳng, tìm kiếm sự giúp đỡ và nghỉ ngơi đầy đủ
    • chủng ngừa viêm gan A để ngăn ngừa việc bị lây nhiễm những siêu vi viêm gan khác, có thể gây nên bệnh viêm gan trầm trọng.

    Không hề có chuyện ‘người mang mầm bệnh khỏe mạnh’
    Viêm gan B mãn tính là một căn bệnh phức tạp thay đổi theo thời gian,bao gồm những lúc gan không bị tổn thương. Trong quá khứ, những người trải qua các giai đoạn này đôi khi được gọi là “người mang mầm bệnh khỏe mạnh”. Tuy nhiên, căn bệnh có thể diễn tiến mà bạn không hề hay biết và bạn có nguy cơ bị tổn thương gan hoặc sơ gan. Hiện nay, chúng ta biết là không hề có chuyện ‘người mang mầm bệnh khỏe mạnh’. Cách duy nhất là theo dõi gan đều đặn để biết chứng viêm gan B mãn tính đang ảnh hưởng lên gan của bạn như thế nào. Ngay cả khi trong quá khứ, bạn được cho biết mình là ‘người mang mầm bệnh khỏe mạnh’, bạn vẫn cần gặp bác sĩ để kiểm tra mỗi năm một lần.
    Tại sao bạn mắc bệnh viêm gan B?
    Siêu vi viêm gan B được tìm thấy trong dịch tiết của cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Việc lây viêm gan B chỉ xẩy ra khi dịch tiết của người mắc bệnh đi vào cơ thể của người khác. Ngay cả lượng dịch tiết rất nhỏ cũng có thể lây truyền siêu vi.
    Tuổi nhiễm bệnh viêm gan B càng nhỏ thì nguy cơ viêm gan B mãn tính lúc trưởng thành càng cao. Điều này xẩy ra qua những cách thông thường nhất như:

    • Trong lúc sanh, từ người mẹ nhiễm bệnh sang con, đặc biệt tại những nước đang phát triển.
    • Lúc ấu thơ, từ người này qua người khác, qua các vết thương nhiễm trùng hoặc vết cắt không được băng bó.
    • Đa số người lớn khi nhiễm viêm gan B đều loại được siêu vi ra khỏi cơ thể. Người lớn nhiễm siêu vi qua những cách phổ biến nhất như:
    • Không dùng bao cao su khi có quan hệ tình
    • dục với người mắc viêm gan B.
    • Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy

    Viêm gan B có thể lây qua:

    • Việc dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng có thể dính máu
    • Tiêm chích, chăm sóc răng và y tế tại những nước thiết bị y tế không được diệt trùng đúng cách. Tại Úc, những việc trên được thực hiện một cách an toàn.
    • Truyền máu tại những quốc gia nơi máu không được kiểm tra xem có viêm gan B hay không. Truyền máu tại Úc thì an toàn.
    • Những phương pháp trị bệnh cổ truyền có nguy cơ tiếp xúc với máu như châm cứu.
    • Việc dùng dụng cụ xâm mình không được diệt trùng đúng cách. Điều này bao gồm cả việc xâm thẩm mỹ.

    Bạn không thể mắc viêm gan B qua:

    • ho
    • ôm
    • bị côn trùng chích
    • dùng chung phòng tắm, phòng vệ sinh
    • dùng chung vật dụng làm bếp và chén đũa
    • tắm chung hồ bơi

    Việc cho trẻ bú sữa mẹ, nhất là các bé đã được chủng ngừa viêm gan B, thì an toàn.
    Trên thế giới có nhiều người mắc viêm gan B không?

    Có hơn 350 triệu người mắc viêm gan B mãn tính trên thế giới, khiến mỗi năm có đến 1 triệu người chết. Việc mẹ lây viêm gan B cho con lúc sinh nở là cách lây bệnh phổ biến nhất trong nhiều cộng đồng.
    Sự lây truyền của viêm gan B trên thế giới
    Nguồn: WHO, 2011
    Tại Úc, đa số người bị viêm gan B mãn tính sinh ra tại những nước mà viêm gan B là một căn bệnh rất phổ biến.
    Triệu chứng của bệnh như thế nào?

    Đa số những người bị viêm gan B mãn tính không có triệu chứng gì rõ rệt và nhiều người không biết họ mang siêu vi trong người. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng gì, gan vẫn có thể đang bị siêu vi hủy hoại.
    Triệu chứng lúc có lúc không và có thể tương tự như triệu chứng của những căn bệnh khác. Các triệu chứng của viêm gan B mãn tính có thể gặp bao gồm:

    • đau nhức khớp
    • ăn không ngon
    • cảm thấy buồn nôn
    • đau ở vùng gan (phần bụng phía trên, bên phải)
    • mệt mỏi, trầm cảm và cảm thấy bực bội
    • ói mửa

    Cách duy nhất để biết bạn có bị viêm gan B mãn tính hay không là xét nghiệm máu đặc biệt cho viêm gan B .
    Xét nghiệm viêm gan B
    Không phải xét nghiệm máu nào cũng có thể cho biết bạn mắc viêm gan B. Bác sĩ của bạn cần làm những xét nghiêm riêng để biết bạn có mắc bệnh không? Các xét nghiệm sẽ cho biết bạn có bị viêm gan B mãn tính hay không hoặc cơ thể bạn đang kháng lại siêu vi viêm gan B. Hãy hỏi bác sĩ loại xét nghiệm nào bạn cần làm để biết mình bị viêm gan B. Kiểm tra sức khỏe đối với di dân qua Úc thường không bao gồm xét nghiệm viêm gan B.
    Nếu bạn bị viêm gan B mãn tính, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm để xem gan có bị tổn thương và bạn có cần uống thuốc không. Bác sĩ có thể sẽ giải thích cho bạn về mỗi loại xét nghiệm và mục đích của nó.
    Bạn nên làm xét nghiệm viêm gan B nếu bạn:


    • Sinh ra và sống tại những nước mà viêm gan B là căn bệnh phổ biến hoặc thuốc ngừa viêm gan B cho trẻ em và trẻ sơ sinh tại đó không được miễn phí.
    • Có cha mẹ hoặc người trong gia đình bị viêm gan B, bệnh gan hoặc ung thư gan.
    • Từng có bạn tình bị viêm gan B hoặc đang sống với người mắc viêm gan B mãn tính.
    • Từng được truyền máu, chăm sóc y tế hoặc răng tại những nước đang phát triển.
    • Tham gia sinh hoạt văn hóa có tiếp xúc với máu như xâm xỏ, …

    Có thuốc chữa không?

    Bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi nhưng có thuốc để khống chế siêu vi. Thuốc có thể giảm sự hủy hoại của gan và nguy cơ ung thư gan. Nó cũng giúp gan tự chữa lành. Bác sĩ sẽ báo cho bạn biết bạn có cần uống thuốc hay không. Đó là lý do tại sao việc gặp bác sĩ đều đặn là điều quan trọng.
    Nếu bạn cần uống thuốc, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa gan. Vị này sẽ giải thích loại thuốc nào có sẵn và loại nào tốt nhất cho bạn. Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thường xuyên một khi bạn bắt đầu dùng thuốc và điều quan trọng là phải uống thuốc đều đặn. Nếu bạn gặp trở ngại trong việc uống thuốc, đừng ngưng thuốc; hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước.
    Nếu bạn dùng các loại thuốc thiên nhiên như dược thảo hoặc cổ truyền, hãy nói cho bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên khoa biết, vì có vài loại có thể ảnh hưởng đến gan của bạn hoặc khiến thuốc điều trị bạn đang dùng mất tác dụng. Các bác sĩ có thể khuyên loại dược thảo hoặc thuốc cổ truyền nào bạn nên tránh.
    Làm sao ngăn ngừa viêm gan B?

    Chủng ngừa là cách tốt nhất để gia đình và những người thân của bạn không mắc viêm gan B.
    Tại Úc, việc chủng ngừa các em bé sơ sinh đều được miễn phí. Để việc ngừa bệnh được bảo đảm, trẻ cần được chủng thêm liều trong 12 tháng đầu. Thuốc ngừa hiệu quả và an toàn.
    Trẻ em, những người ở tuổi vị thành niên, gia đình và những người gần gũi với người mắc viêm gan B cũng được chủng ngừa miễn phí. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết thêm chi tiết.
    Những việc khác mà chúng ta có thể làm để ngăn ngừa sự lây nhiễm viêm gan B:


    • Tránh để máu tiếp xúc với máu: không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác.
    • Băng lại các vết thương hở và dùng thuốc tẩy lau sạch các vết máu. Đừng để người khác chạm vào vết thương hoặc máu của bạn trừ khi họ mang găng tay.
    • Bỏ những đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn giấy, băng vệ sinh, băng cá nhân và bông băng đã dùng vào túi nhựa đóng kín.
    • Dùng bao cao su và dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục.
    • Không dùng chung kim và bất cứ dụng cụ nào để chích ma túy.

  5. #5
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Khi mới được chẩn đoán mắc bệnh
    Viêm gan C là gì?

    Từ hepatitis có nghĩa là viêm gan. Việc dùng quá nhiều rượu hoặc một số loại ma túy, hóa chất và việc nhiễm phäi một số loại siêu vi có thể gây viêm gan. Các siêu vi chính gây viêm gan là siêu vi viêm gan A, siêu vi viêm gan B và siêu vi viêm gan C. Các loại siêu vi này khác nhau - điều giống nhau duy nhất là chúng đều làm tổn thương gan.
    Siêu vi viêm gan C và siêu vi viêm gan B có thể gây viêm gan mãn tính, có nghĩa là viêm gan kéo dài trên 6 tháng. Có thuốc chủng ngừa siêu vi viêm gan A và siêu vi viêm gan B. Không có thuốc chủng ngừa siêu vi viêm gan C. Quyển sách nhỏ này chủ yếu nói về siêu vi viêm gan C- loåi siêu vi gây bệnh viêm gan C.
    Siêu vi viêm gan C làm tổn thương gan như thế naò?

    Gan rất quan trọng đối với sức khỏe con người vì gan có nhiều chức năng gi» cho bạn khỏe mạnh. Gan:

    • lọc sạch máu bằng cách loại các chất thải, các hormone, hóa chất và các chất độc khác;
    • sản xuất, lưu trữ và tổng hợp các loại đường, mỡ và chất đạm;
    • giúp tiêu hóa thức ăn; và
    • lưu trữ các sinh tố, các khoáng chất và chất sắt

    Viêm gan C có thể gây nhiễm trùng mãn tính và làm tổn thương gan trong thời gian dài. Theo thời gian, nhiều tế bào gan bị tổn thương và hu› hoåi khiến gan bị sẹo. Điều này gọi là sự xơ hóa. Sự xơ hoá nghiêm trọng có thể làm gan bi chai và khiến cho gan giảm hoạt động một cách hữu hiệu. Điều này gọi là xơ gan. Trong một vài trường hợp, sự tổn thương gan nghiêm trọng dẫn đến suy gan và ung thư gan.
    Mỗi người bị ảnh hưởng bởi việc nhiễm siêu vi viêm gan C một cách khác nhau. Một số người không bị mắc bệnh gì cả trong khi những người khác thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy 25% số người nhiễm viêm gan C sẽ loại được siêu vi ra khỏi cơ thể trong vòng 12 tháng. Vì vậy họ không mắc bệnh và không thể truyền bệnh cho người khác. Đối với những người không loại được siêu vi, sau nhiều năm viêm gan C có thể dẫn đến tổn thương gan.
    Nhiễm Viêm Gan C

    Trong 100 người bị Viêm gan C
    25 người sẽ tự nhiên loại được siêu vi trong vòng 12 tháng đầu
    75 người sẽ tiếp tục có siêu vi trong cơ thể, nhưng có thể không có triệu chứng rõ rệt
    Nếu không được điều trị, 30 người sẽ có các triệu chứng trở nên rõ rệt trong vòng 10 đến 15 năm sau khi bị nhiễm
    Nếu không điều trị, 20 năm sau khi bị nhiễm, 10 người sẽ bị bệnh gan trầm trọng
    5 người trong số này sau đó sẽ bị suy gan hoặc ung thư gan và có thể chết

  6. #6
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Bạn bị nhiễm siêu vi viêm gan C bằng cách nào?

    Siêu vi C được lây truyền một khi máu nhiễm từ người mắc bệnh đi vào máu của người khác. Đa số người mắc bŒnh viêm gan C tại Úc nhiễm siêu vi khi dùng chung dụng cụ để chích các loåi ma túy như: heroin, speed hoặc steroids. Một số có thể đã nhiễm bệnh qua việc truyền máu trước 1990. Nhiều người sinh tại nước ngoài đã bị nhiễm khi được chăm sóc y tế, răng, thẩm mỹ và chủng ngừa không theo đúng thủ tục tiệt trùng. Ngay cả hiện nay, tại một số nước, viêm gan C vẫn có thể bị lây nhiễm theo cách trên. Xin xem phụ lục 1 trình bày về sự lây nhiễm viêm gan C trên thế giới.


    Viêm gan C có thể lây truyền qua:
    Dùng chung và/hoặc dùng lại bất cứ dụng cụ nào để chích ma túy Nguy cơ cao
    Chăm sóc y tế, răng, thẩm mỹ và chủng ngừa không theo đúng thủ tục tiệt trùng Nguy cơ cao
    Xâm xỏ lỗ thân th‹ bằng các dụng cụ không được tiệt trùng Nguy cơ cao
    Bị kim đâm do sơ ý Nguy cơ vừa/thấp
    Mẹ lây cho con, trước hoặc trong lúc sanh Nguy cơ vừa/thấp
    Dùng chung dao cạo và/hoặc bàn chải đánh răng Nguy cơ thấp
    Truyền máu tại Úc trước 1990 Nguy cơ thấp
    Truyền máu tại Úc sau tháng 2/1990 Nguy cơ rất thấp
    Quan hệ tình dục (nếu không có sự tiếp xúc giữa máu người nhiễm bệnh với máu người kia) Nguy cơ rất thấp
    Cho con bú sºa mË Nguy cơ rất thấp

    Nguồn tài liệu:
    www.ntahc.org.au "Viêm gan C – Tôi có nguy cơ nhiễm bệnh không?"
    www.hepatitisaustralia.com "Viêm gan C: người ta mắc bệnh bằng cách nào"
    www.health.gov.au "National Hepatitis C Resource Manual" xuất bản lần thứ nhì

    Viêm gan C không lây qua giao tiếp xã hội. Muỗi hoặc các côn trùng khác, ôm, hôn, nhẩy mũi, ho, ăn uống chung, dùng muỗng nĩa, chén dĩa chung, giặt đồ và xử dụng phòng vệ sinh chung không làm lây bệnh.


    Các triệu chứng của Viêm gan C

    Một số người mắc bệnh viêm gan C không thấy bất cứ triệu chứng nào trong nhiều năm. Đối với những người khác, nếu có, thì các triêu chứng giống như lúc họ bị cúm. Một vài người cảm thấy buồn nôn, mệt rã rượi và đau hoặc khó chịu xung quanh vùng gan. Cách duy nhất để biết bạn đã tiếp xúc với siêu vi viêm gan C hay không là yêu cầu bác sĩ của bạn cho làm xét nghiệm.



  7. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Tôi mắc bệnh Viêm gan C: Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa việc lây bệnh cho người khác?

    Ở nhà:


    • không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc đồ cắt móng tay;
    • dùng găng tay cao su, xà-bông, nước ấm và chất tẩy cẩn thận lau sạch bất cứ vết máu nào;
    • Bỏ bất cứ vật gì có vấy máu như băng cá nhân, bông băng, băng vệ sinh trong bao nhựa trước khi cho chúng vào thùng rác;
    • Tránhh các sinh hoạt tình dục có tiếp xúc với máu, như làm tình trong lúc hành kinh, vì vậy luôn mang bao cao su.

    Nếu bạn chích ma túy:
    Nếu bạn chích ma túy, hãy luôn luôn dùng kim, ống chích hoặc dụng cụ tiêm chích mới cho riêng mình. Xử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người khác có thể dẫn đến việc nhiễm siêu vi viêm gan C, siêu vi viêm gan B và HIV, siêu vi gây bệnh Liệt kháng (AIDS). Luôn vÙt bỏ dụng cụ tiêm chích của mình một cách cẩn thận, tránh để người khác dùng lại.

    Khi đi du lịch:
    Điều quan trọng là "cẩn thận với máu"(nghĩa là luôn luôn cảnh giác với bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào có hoặc có thể có máu) và hạn chế bÃt cứ sinh hoåt nào có tiếp xúc với máu, nhÃt là khi bạn ở nước ngoài. Nên tránh việc xâm mình, tránh việc tiêm chích không được tiệt trùng đúng cách. Tại vài nước, quá trình chăm sóc răng và sức khỏe cũng là một nguy cơ lây nhiễm viêm gan C.

    Tôi có thể quan hệ tình dục được không?Quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm viêm gan C thấp. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận khi có máu trong lúc giao hợp, thí dụ như trong lúc hành kinh. Nếu có máu, bạn nên dùng bao cao su trong suốt thời gian giao hợp. Bao cao su cũng bảo vệ bạn không mắc phäi các bệnh lây qua đường tình dục như HIV và viêm gan B.
    Nên nhớ, những người mắc bệnh viêm gan C có thể sống khỏe mạnh và bình thường, và họ không gây nguy hại gì cho gia đình, cho những người sống hoặc làm việc chung với họ.
    Nhiễm chung các loại siêu vi
    Nghĩa là nhiễm hơn một loåi siêu vi trở lên. Người mắc bŒnh viêm gan C có thể nhiễm luôn cả HIV và/hoặc siêu vi viêm gan B vì các siêu vi này lây lan theo cách giống nhau – qua việc tiếp xúc giữa máu của người bị bệnh với người chưa nhiễm. Việc nhiễm chung các loại siêu vi làm bệnh viêm gan C tiến triển nhanh hơn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư gan.
    Hậu quả của việc dùng rượu và ma túy là gì?Nguy cơ mắc bệnh gan, kể cả sơ gan, sẽ tăng cao nếu bạn mắc viêm gan C mà còn uống rượu. Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng với việc điều trị, làm giảm hiêu quả điều trị. Nếu bạn mắc viêm gan C mãn tính, nhưng không phải sơ gan, bạn nên uống ít rượu lại, không hơn 7 ly tiêu chuẩn một tuần. Nếu bị sơ gan, bạn không nên uống giọt nào.
    Hút thuốc lá hoặc dùng ma túy như cần sa cũng làm bệnh gan tiến triển nhanh hơn cũng như làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.
    Sống khỏe mạnh/Tự chăm sóc bản thân
    Nếu bạn mắc viêm gan C, những cách sau có thể giúp bạn sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh gan nặng hơn:

    • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách ăn ít mỡ, đường và muối
    • Uống ít rượu đi hoặc không uống rượu
    • Nghỉ ngơi nhiều
    • Tập thể dục nhẹ đều đặn
    • Cố gắng tránh hoặc chữa trị căng thẳng
    • Uống nhiều nước
    • Tránh uống các loại thuốc làm gan bị tổn thương thêm
    • Nếu bạn quyết định dùng các sinh tố và các thuốc phụ trợ (thí dụ như dược thảo), hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá của mình.




  8. #8
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Cà chua chữa viêm gan mãn tính

    DS. MỸ NỮ -Thứ Ba, 17/09/2013, 10:31 (GMT+7)

    Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.

    Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.

    Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.



    1. Phòng ung thư:

    Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...

    2. Chữa viêm gan mạn tính:

    Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.


    3. Tốt cho người viêm thận:


    Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.


    4. Bảo vệ tim mạch:

    Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.

    5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu:

    Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.


    6. Chữa bỏng lửa:


    Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.


    7. Chống lão hóa:


    Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.


    8. Chữa mụn nhọt lở loét:

    Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.


    9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước:

    Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày

    10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

    11. Chữa chảy máu chân răng:


    Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.


    12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng:


    Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.

    http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72...-man-tinh.aspx


  9. #9
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    17-08-2013
    Bài viết
    29
    Cảm ơn
    10
    Được cảm ơn: 2 lần
    ăn cà chua chấm đường đc không anh tuấn

  10. #10
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Trích dẫn Gửi bởi lamlo933 Xem bài viết
    ăn cà chua chấm đường đc không anh tuấn
    Cà chua đâu kỵ đường.Chỉ có cà trớn mới kỵ đường thôi.

  11. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    lamlo933 (17-09-2013)

  12. #11
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Gia tăng người nhiễm virus viêm gan C

    06:16 | 30/09/2013

    > Vắc xin phòng bệnh viêm gan B Engeric B

    TP - Tại hội nghị “Gan mật toàn quốc lần thứ 8” diễn ra ngày 28/9 và 29/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, ở Việt Nam, ước tính có từ 10-20% dân số (khoảng từ 12-16 triệu người) nhiễm virus viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu viêm gan mãn tính hoặc xơ gan.

    Đáng chú ý tình trạng viêm gan C đang có dấu hiệu gia tăng do chưa có vắc-xin phòng chống. Hiện có khoảng 4,5 triệu người nhiễm virus viêm gan C, trong đó có 3 triệu người đang bị viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

  13. #12
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần

    Mời đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến bệnh viêm gan siêu vi C (Từ 9g -11g ngày 29-10 )

    Mời đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến bệnh viêm gan siêu vi C


    26/10/2013 13:47 (GMT + 7)

    TTO - Từ 9g -11g ngày 29-10, Tuổi Trẻ online sẽ tổ chức tư vấn trực tuyến chủ đề phòng chống và chữa trị viêm gan siêu vi C.

    Khách mời tham gia tư vấn sẽ cóTiến sĩ - bác sĩ LÊ MẠNH HÙNG, bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM và Phó giáo sư - Tiến sĩ - bác sĩ BÙI HỮU HOÀNG - trưởng phân khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.

    Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể BẤM VÀO ĐÂY để gửi câu hỏi tư vấn đến các bác sĩ (để bác sĩ hiểu chính xác nội dung câu hỏi, bạn đọc vui lòng gõ chữ tiếng Việt, font Unicode có dấu).

    Trước thập niên 90, người ta chỉ mới biết có bệnh Viêm gan siêu vi A và B. Sau đó, có những trường hợp viêm gan nhưng không tìm thấy siêu vi A hay B nên người ta gọi đó là Viêm gan không phải A không phải B. Từ năm 1989, một siêu vi khuẩn mới được phát hiện cũng có khả năng gây viêm gan, đó là siêu vi C. Từ đó, các xét nghiệm mới để khảo sát siêu vi C ra đời. Khi làm các xét nghiệm này cho những bệnh nhân bị viêm gan không phải A không phải B thì người ta phát hiện đa số những người này có sự hiện diện của siêu vi C.

    Người ta phỏng đoán có khoảng 150 - 200 triệu người đang mang siêu vi C mạn tính trên toàn thế giới. Mỗi năm, cứ 100.000 người, sẽ có từ 1-3 người mới mắc bệnh. Tỷ lệ người nhiễm siêu vi C thay đổi theo từng vùng (trung bình 0,1- 5% ). Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này vào khoảng 2% và còn có khuynh hướng gia tăng.

    Hiện nay, "dư luận" về viêm gan siêu vi C thường cho là một căn bệnh khá nguyen hiểm và khó chữa. Thự hư như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi và đặt câu hỏi đến các chuyên gia gan mật trong buổi giao lưu.

    Bệnh viêm gan C khác với viêm gan A,B như thế nào?

    Bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường nào?

    Diễn biến của bệnh?

    Các triệu chứng lâm sàng?

    Khám ở những chuyên khoa và bệnh viện nào?

    Cần phải xét nghiệm những gì để biết mình có nhiễm siêu vi viêm gan C hay không?

    Phác đồ điều trị cho những người bệnh viêm gan siêu vi C?

    Chế độ ăn và lối sống cho người mắc bệnh viêm gan siêu vi C?

    Triển vọng mới về vaccine viêm gan siêu vi C?

    Viêm gan siêu vi C và việc dùng thuốc?........

    Những vấn đề quan trọng liên quan đến bệnh viêm gan siêu vi C sẽ được các bác sĩ và chuyên gia tư vấn giải đáp trong buổi tư vấn trực tuyến.

    Chương trình tư vấn với sự tài trợ của Hoffmann-La Roche.


  14. #13
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Bắt đầu giao lưu trực tuyến bệnh viêm gan siêu vi C

    29/10/2013 09:07 (GMT + 7)



    TTO - Từ 9g -11g ngày 29-10, Tuổi Trẻ Online tổ chức tư vấn trực tuyến chủ đề phòng chống và chữa trị viêm gan siêu vi C.

    Khách mời tham gia tư vấn có Tiến sĩ - bác sĩ LÊ MẠNH HÙNG, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Phó giáo sư - Tiến sĩ - bác sĩ BÙI HỮU HOÀNG - trưởng phân khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.


    Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể BẤM VÀO ĐÂY để gửi câu hỏi tư vấn đến các bác sĩ (để bác sĩ hiểu chính xác nội dung câu hỏi, bạn đọc vui lòng gõ chữ tiếng Việt, font Unicode có dấu).


    Trước thập niên 90, người ta chỉ mới biết có bệnh Viêm gan siêu vi A và B. Sau đó, có những trường hợp viêm gan nhưng không tìm thấy siêu vi A hay B nên người ta gọi đó là Viêm gan không phải A không phải B. Từ năm 1989, một siêu vi khuẩn mới được phát hiện cũng có khả năng gây viêm gan, đó là siêu vi C.
    Từ đó, các xét nghiệm mới để khảo sát siêu vi C ra đời. Khi làm các xét nghiệm này cho những bệnh nhân bị viêm gan không phải A không phải B thì người ta phát hiện đa số những người này có sự hiện diện của siêu vi C.


    Người ta phỏng đoán có khoảng 150 - 200 triệu người đang mang siêu vi C mạn tính trên toàn thế giới. Mỗi năm, cứ 100.000 người, sẽ có từ 1-3 người mới mắc bệnh. Tỷ lệ người nhiễm siêu vi C thay đổi theo từng vùng (trung bình 0,1- 5% ). Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này vào khoảng 2% và còn có khuynh hướng gia tăng.


    Hiện nay, "dư luận" về viêm gan siêu vi C thường cho là một căn bệnh khá nguy hiểm và khó chữa. Thực hư như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi và đặt câu hỏi đến các chuyên gia gan mật trong buổi giao lưu.


    Bệnh viêm gan C khác với viêm gan A,B như thế nào?

    Bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường nào?

    Diễn biến của bệnh?

    Các triệu chứng lâm sàng?

    Khám ở những chuyên khoa và bệnh viện nào?

    Cần phải xét nghiệm những gì để biết mình có nhiễm siêu vi viêm gan C hay không?

    Phác đồ điều trị cho những người bệnh viêm gan siêu vi C?

    Chế độ ăn và lối sống cho người mắc bệnh viêm gan siêu vi C?

    Triển vọng mới về vaccine viêm gan siêu vi C?

    Viêm gan siêu vi C và việc dùng thuốc?........


    Những vấn đề quan trọng liên quan đến bệnh viêm gan siêu vi C sẽ được các bác sĩ và chuyên gia tư vấn giải đáp trong buổi tư vấn trực tuyến.


    Chương trình tư vấn với sự tài trợ của Hoffmann-La Roche.


    NỘI DUNG TƯ VẤN:


    * "Em trai tôi năm nay 27 tuổi, cách đây bốn năm xét nghiệm phát hiện bị viêm gan C, sau đó có điều trị tại BV ĐHYD TP.HCM (tiêm và uống), sau 6 tháng xét nghiệm lại thấy trở về âm tính, nên đã ngưng điều trị, sau đó 1 năm có xét nghiệm lại thì phát hiện dương tính, xin BS cho tôi biết sau khi tái phát thì có cơ hội điều trị không? và cơ hội trị khỏi bao nhiêu phần trăm?(Hồ Bạch Yến, 33 tuổi, hobachyen@...)


    * PGS Tiến sĩ - Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng - trưởng phân khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:


    Thời gian điều trị viêm gan C thay đổi tùy theo genotype.


    Đối với genotype 1, 4, 6 thời gian điều trị phải kéo dài trên 12 tháng, chỉ có genotype 2, 3 có thể rút ngắn thời gian còn 6 tháng.


    Trong trường hợp em của bạn đã điều trị 6 tháng rồi ngưng có thể là chưa đủ liều nếu là genotype 1 và 6 ( loại genotype thường gặp ở VN ) do vậy có thể điều trị chưa đủ thời gian nên vẫn có cơ hội điều trị trở lại.


    Bạn cần hướng dẫn em đến các bác sĩ chuyên khoa về gan để được đánh giá lại tình trạng bệnh hiện tại để quyết định phác đồ phù hợp.Khả năng điều trị lại có thể đạt tỷ lệ thành công từ 20 - 30% tùy theo từng trường hợp.


    * Bệnh siêu vi gan C có phải bệnh di truyền không? Hồi năm 1975 cha tôi chết vì bệnh gan, liệu con cháu có bị di truyền bệnh gan không? (nhan thảo minh, 49 tuổi, nhanthominh@...)


    - Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Mạnh Hùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM: Bệnh viêm gan siêu vi C là bệnh nhiễm trùng do siêu vi viêm gan C xâm nhập vào cơ thể đi đến gan gây bệnh. Đây không phải là bệnh di truyền, vốn do rối loạn cấu trúc di truyền (gen, nhiễm sắc thể) có thể truyền bệnh cho gia đình dòng họ; chỉ khi nào bị lây nhiễm siêu vi C thì mới có thể bị bệnh viêm gan siêu vi C.


    Như vậy nếu những người thân trong gia đình không bị bệnh lây truyền siêu vi C từ cha của bạn thì không bị mắc bệnh này.

    Để xác định, bạn và những người thân trong gia đình nên đến bệnh viện chuyên khoa gan để được tư vấn và tầm soát.



    * Viêm gan siêu vi C type 1 có trị được không? Người thân của tôi năm nay 60 tuổi (nữ), năm 2002 trong một lần kiểm tra sức khỏe phát hiện nhiễm siêu vi C, đến nay qua siêu âm bác sĩ cho biết gan không còn láng mà có dấu hiệu sần sùi, men gan không cao. Trường hợp này có trị được không và nếu nên điều trị ở đâu? (Trần Minh Thu, minhthi27@...)


    - BS Lê Mạnh Hùng: Trước đây, khi một người bị nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV) không có triệu chứng bệnh và xét nghiệm men gan bình thường thì được xem là người lành mang trùng, chưa phát bệnh nên chưa cần phải điều trị.


    Từ đầu những năm 2000, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới được báo cáo với nhận định: bệnh viêm gan siêu vi C (VGSV C) vẫn có thể tiến triển, gây xơ hóa gan trong nhiều trường hợp men gan có kết quả bình thường. Với những bằng chứng khoa học như trên và thực tiễn lâm sàng, những năm gần đây đã có những hướng dẫn chuyên môn cho phép điều trị VGSV C khi men gan bình thường nhưng kết quả sinh thiết gan có biểu hiện viêm gan mạn, xơ hóa; thậm chí có ý kiến cho rằng nên điều trị ngay khi đã xác định người bệnh bị nhiễm HCV mạn (trên 6 tháng).


    Chúng tôi cung cấp những thông tin trên để chia sẻ nỗi lo âu có thật là người thân của bạn nhiều khả năng đang bị VGSV C mạn diễn tiến xơ hóa (hình ảnh gan trên siêu âm “có dấu hiệu sần sùi”) dù kết quả xét nghiệm men gan bình thường. Việc điều trị VGSV C mạn tại nước ta hiện nay chủ yếu tuân theo phác đồ chuẩn, phối hợp 2 thuốc: Peg-Interferon alfa (thuốc tiêm) và Ribavirin (thuốc uống). Hiệu quả điều trị VGSV C với phác đồ chuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó kiểu gien của HCV (genotype hay được gọi tắt là type), mức độ xơ hóa của gan được xem là các yếu tố tiên lượng đáp ứng điều trị.


    Các trường hợp VGSV C thuộc genotype 1 hoặc 6 và mức độ xơ hóa gan nhiều thì đáp ứng điều trị sẽ khó khăn hơn VGSV C genotype 2 hoặc 3, mức độ xơ hóa gan ít, chứ không phải là không trị được.


    Bạn nên đưa người thân đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan để được tư vấn, thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh hiện tại, từ đó có liệu pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn và người thân may mắn.


    * Bệnh viêm gan siêu vi C có thể gây tử vong không? Viêm gan C có thể tiêm ngừa được không? Tiêm mấy lần và tiêm vào tuổi nào hiệu quả nhất? (Lương Lễ Phú, 35 tuổi, luongphu2007@...)


    - PGS Tiến sĩ - Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Viêm gan siêu vi C thường tiến triển chậm và thầm lặng, từ lúc nhiễm bệnh đến khi phát hiện có khi trên 30 năm. Bệnh có thể tiến triển sang xơ gan và ung thư gan thường ở độ tuổi trên 50 tuổi. Do vậy bệnh gây tử vong do các biến chứng của xơ gan và ung thư gan.


    Một điều đáng tiếc là viêm gan siêu vi C chưa có thuốc tiêm ngừa vì siêu vi thường xuyên bị biến đổi nên cơ thể khó có thể tạo ra kháng thể thích hợp khi chủng ngừa. Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là hạn chế tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân, không sử dụng chung kim tiêm và các dụng cụ cá nhân có thể gây trầy xước da, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục cũng tương tự như cách phòng ngừa nhiễm HIV.


    * Tôi bị viêm gan C mạn type 2, đã chữa tại BV ĐH Y dược TP.HCM năm 2008, phác đồ điều trị 6 tháng, đáp ứng thuốc tốt. Sau đó cứ mỗi 6 tháng 1 lần tôi làm xét nghiệm định lượng phương pháp Real-time RT_PCR với kỹ thuật Taqman kết quả đều cho âm tính.



    Một năm nay tôi không xét nghiệm, xin hỏi tôi có cần làm xét nghiệm này nữa không? Khả năng tái phát lại là bao nhiêu %? Nếu tái phát, điều trị lại có gặp khó khăn hơn lần đầu không? Những trường hợp như tôi cần phải làm gì để bảo vệ chính mình, không mắc lại bệnh nguy hiểm này? (Nguyễn Tấn Phát, 35 tuổi, tanphat777@...)


    - PGS Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Điều trị viêm gan siêu vi C có tỷ lệ thành công từ 40-70% tùy theo từng loại genotype. Sau khi ngưng điều trị trên 12 tháng mà kết quả HCV RNA âm tính, bệnh nhân được xem như đã diều trị khỏi, không cần thiết phải kiểm tra liên tục sau đó. Cần lưu ý xét nghiệm Anti-HCV sẽ vẫn còn dương tính lâu dài dù bệnh nhân đã khỏi bệnh, do vậy không thể dựa vào xét nghiệm này để đánh giá bệnh nhân đã khỏi bệnh hay chưa.


    * Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh viêm gan C là bao nhiêu %? Biến chứng xơ gan và ung thư gan là bao nhiêu? Cách điều trị như thế nào để có hiệu quả? Theo dõi bệnh cần làm những xét nghiệm nào? (pham ky quang, 55 tuổi, phamkyquang@...)


    - Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Mạnh Hùng: Bệnh viêm gan siêu vi C khi được điều trị với thuốc kháng siêu vi theo phác đồ chuẩn (thuốc Peg-Interferon+Ribavirin) thì có thể trên 60% bệnh nhân đạt đáp ứng siêu vi bền vững (SVR), tiêu chuẩn coi như khỏi bệnh.


    Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, khoảng 17% trường hợp bị viêm gan siêu vi C có thể diễn biến đến xơ gan, 4% sẽ xơ gan nặng và ung thư gan.


    Hiện nay, chỉ sử dụng các thuốc kháng siêu vi thì mới mong đạt được hiệu quả trong điều trị. Tại Việt Nam, điều trị theo phác đồ chuẩn như trên chứng tỏ có nhiều hiệu quả tích cực trong điều trị.


    Các xét nghiệm cần thiết trong khi theo dõi bệnh nhân:


    + Men gan (ALT, AST) khi cao trên 2 lần bình thường chứng tỏ gan đang bị viêm.


    + HVC - RNA để xác định lượng siêu vi.


    + AFP.


    + Siêu âm gan, đo độ đàn hồi gan (Fibroscan).


    Ngoài ra còn làm thêm một số xét nghiệm như công thức máu, Ferritin, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, CT gan... để theo dõi diễn biến, biến chứng hoặc đáp ứng điều trị của bệnh.



    * Tôi bị viêm gan C type 1a, năm 2011 dùng Pegasys 180mg Ribavirin 400. Ba tháng âm tính, thể trạng yếu. BS đổi Pegnano180mg, thể trạng không cải thiện, phải ngưng thuốc. Tháng thứ 7 xét nghiệm dương tính trở lại. Năm 2012 dùng Pegintron 80mg ribavirin 400, 12 tháng vẫn dương tính. Thưa BS, còn cách nào chữa trị nữa không? (Nguyễn NHân, 54 tuổi, vinhnghia_pn@...)


    - PGS Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Siêu vi C thuộc type 1a và 1b rất khó điều trị, tỷ lệ thất bại có thể lên đến gần 50%. Trong trường hợp không đáp ứng với Pegasys (Peg-interferon 2a) thì cũng khó có đáp ứng với Pegnano và Pegintron (Peg-interferon 2b).


    Những trường hợp thất bại với điều trị bằng các phác đồ chuẩn hiện hành, bệnh nhân có thể phải chuyển sang phác đồ kết hợp 3 thuốc (bổ sung thêm boceprevir hoặc telaprevir). Tuy nhiên, các phác đồ này có chi phí khá cao và cần tuân theo một số điều kiện đặc biệt. Do vậy, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về điều kiện điều trị.



    * Nếu bị viêm gan B đang chữa trị thì có cần phải xét nghiệm thêm viêm gan C không? Khi nào cần phải đi xét nghiệm? Viêm gan C có làm cho việc chữa viêm gan B khó khăn hơn không? (Nguyễn Đức Trung, 25 tuổi, michaeljacson_1989@...)


    - Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Mạnh Hùng: Vì siêu vi viêm gan B và siêu vi viêm gan C có đường lây giống nhau (máu, quan hệ tình dục, mẹ - con), tỉ lệ dân Việt Nam nhiễm siêu vi C khoảng 3-4% nên khi bạn bị viêm gan siêu vi B thì xét nghiệm siêu vi viêm gan C là điều cần làm.


    Điều trị viêm gan siêu vi B hiện nay có thể dùng các thuốc kháng siêu vi dạng uống (Tenofovir, Entecavir...) hoặc dùng thuốc tiêm (Peg-Interferon), trong khi đó điều trị viêm gan siêu vi C được khuyến cáo phải theo phác đồ chuẩn.


    Khi bị cả hai bệnh viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C thì điều trị sẽ được đề nghị theo phác đồ chuẩn đối với viêm gan C (trị luôn được siêu vi B). Tuy nhiên chi phí điều trị theo phác đồ chuẩn khá cao (trên 100 triệu/48 tuần điều trị). Đây là điều khó khăn chính trong việc điều trị cùng lúc cả hai bệnh.



    * Tôi nghe nói viêm gan C chữa trị có lúc khỏi, lúc không tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Xin hỏi điều đó có đúng không? (Nguyễn Minh Trung, 33 tuổi, minhtrung4141@...)


    - PGS Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Việc điều trị viêm gan C có tỷ lệ thành công thay đổi tùy theo nhiều yếu tố vừa liên quan đến siêu vi lẫn với bệnh nhân. Những trường hợp điều trị khó khăn có thể do nhiễm siêu vi C thuộc genotype 1, 4, 6, hoặc tải lượng virut khá cao (trên 2 triệu copies/ml).


    Về phía bệnh nhân, những điều kiện dễ gây thất bại cho điều trị là khi bệnh nhân lớn tuổi, béo phì, nhiễm thêm siêu vi B hoặc HIV, đã bị xơ gan hoặc cơ thể bệnh nhân mang đột biến trên gen IL28B. Như vậy trước khi điều trị, bệnh nhân cần được khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tiên lượng khả năng thành công hay thất bại khi điều trị.


    * Xin hướng dẫn cách điều trị viêm gan C tuýp 1a. Hiện nay có rất nhiều người tự điều trị viêm gan C bằng cây chó đẻ, cây xáo tam phân. Xin cho hỏi tác dụng điều trị của hai loại cây này ra sao? Người nhiễm viêm gan C có thể sinh con không?


    Khả năng truyền từ mẹ sang con như thế nào? Có cách nào phòng ngừa, trách lây sang con hay không? (Phương Linh, 32 tuổi, phuonglinh2404@...)


    - PGS Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Theo các chứng cứ khoa học hiện nay, một số loại thảo dược như cây chó đẻ, cây xáo tam phân không có tác dụng trên siêu vi viêm gan C. Các loại thảo dược trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ tế bào gan. Người bị nhiễm siêu vi C vẫn có thể sinh con và cho con bú vì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là thấp. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C.


    * Dấu hiệu nào để dễ nhận biết mình bị bệnh viêm gan siêu vi C nhất? Khả năng lây lan bệnh của loại virus này như thế nào? Mức độ ảnh hưởng của bệnh này với toàn xã hội? (ngọc vũ, 21 tuổi, ngocvu.rosra@...)


    - Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Mạnh Hùng: Không có một dấu hiệu nào có thể giúp nhận biết bị viêm gan siêu vi C. Đa số các bệnh viêm gan (80%) không có bất kỳ một dấu hiệu, triệu chứng bất thường bên ngoài. Các triệu chứng nếu có thường là: vàng da, vàng mắt, tiểu sậm, chán ăn, khó tiêu, đau tức vùng hạ sườn phải. Tuy nhiên các triệu chứng này vẫn có thể gặp trong các bệnh lý thuộc hệ gan, mật nói chung (viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, sỏi đường mật...). Chỉ có xét nghiệm máu mới có thể xác định bạn có bị viêm gan siêu vi C hay không. Vì vậy chủ động xét nhiệm tầm soát bệnh viêm gan siêu vi C là cần thiết.


    Siêu vi viêm gan C có thể lây qua đường máu, quan hệ tình dục, mẹ - con, nhưng đa số lây qua đường máu, còn lây truyền qua đường quan hệ tình dục, mẹ - con có tỉ lệ thấp (dưới 5%). Với tỉ lệ 3-4% dân số Việt Nam bị nhiễm siêu vi C có thể diễn biến qua viêm gan siêu vi C mạn, xơ gan, ung thư gan và đa số người nhiễm trong lứa tuổi lao động, chi phí điều trị cao nên số lượng bệnh nhân điều trị không nhiều, bệnh này ảnh hưởng lớn đến cá nhân, gia đình và xã hội.


    * Tôi được phát hiện nhiễm siêu vi C tháng 10-2004 và điều trị tại bệnh viện 1 tháng, từ đó đến nay đều có kiểm tra sức khỏe định kì từ 3-6 tháng/năm với kết quả xét nghiệm: chức năng gan trong giới hạn cho phép, định lượng virut dưới ngưỡng phát hiện (100 copies) và định tính là âm tính.


    Cách đây vài tháng kiểm tra lại vẫn không có gì thay đổi, chỉ có siêu âm eco dày và gan nhiễm mỡ. Xin hỏi tình trạng bệnh của tôi hiện nay như thế nào? (mọi sinh hoạt cá nhân của tôi vẫn bình thường và chưa dùng thuốc đặc trị) (Quý Đào, 56 tuổi, dvquy@...)


    - PGS Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Đa số các trường hợp viêm gan C đều tiến triển sang mạn tính, chỉ có khoảng 15% trường hợp có thể tự khỏi. Do vậy, nếu bạn chỉ điều trị 1 tháng mà định lượng virut dưới ngưỡng phát hiện và âm tính cho đến hiện nay, có thể bạn là người may mắn rơi vào nhóm người có thể tự khỏi. Tuy nhiên, kết quả siêu âm ghi nhận tình trạng gan nhiễm mỡ, bạn cần hạn chế rượu bia, giảm các thức ăn ngọt, chất béo và thường xuyên tập luyện thể dục để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, nếu không gan nhiễm mỡ vẫn có thể tiến triển sang xơ gan trong tương lai.


    * Mẹ em bị viêm gan C hơn 13 năm, từ đó đến nay uống thuốc nam, khi không uống thuốc thì uống cây cỏ như cây chó đẻ, chùm bao...Việc uống nhiều và lâu có ảnh hưởng gì không ạ? Chế độ ăn uống và sinh hoạt dành cho người bị bệnh này ra sao? (Huỳnh Quốc Dũng, 30 tuổi, huynhquochung1202@...)


    - PGS Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Do viêm gan C thường tiến triển chậm và ít có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài nên bệnh nhân thường không có cảm nhận mình đang bị bệnh cho đến khi bệnh đã tiến triển sang xơ gan.
    Các loại thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ gan và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số thảo dược hoặc thực phẩm chức năng, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây tác hại đến gan và sức khỏe. Bệnh nhân vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường khi bị viêm gan siêu vi C không cần kiêng khem quá mức có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.


    * Khi nghi ngờ bị nhiễm viêm gan C thì cần làm xét nghiệm gì? Trước khi bắt đầu điều trị thì cần làm bao nhiêu xét nghiệm nữa, giá cả của từng xét nghiệm, nơi nào làm? Hiện tại bảo hiểm có hỗ trợ không? Thanh Phương, 46 tuổi, thinghe32@...)


    - PGS Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng: Để tầm soát nhiễm siêu vi C, cần làm xét nghiệm Anti-HCV để xem đã từng bị nhiễm hay chưa. Nếu kết quả dương tính, cần làm thêm xét nghiệm HCV-RNA để biết siêu vi có đang hiện diện hay không (xét nghiệm này tương đối đắt tiền, khoản 500.000-1 triệu đồng tùy từng phương pháp).


    Hiện nay BHYT có hỗ trợ cho các loại xét nghiệm này tùy theo các tuyến bảo hiểm. Khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân còn phải làm thêm một số các xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe, chức năng gan của bệnh nhân. Ngoài ra, cần làm xét nghiệm định genotype để tiên lượng thời gian và khả năng đáp ứng điều trị.


    * Tôi được phát hiện Anti HCV dương tính năm 2009. Tôi uống cây diệp hạ châu, ăn gạo lức muối mè và uống thêm selegan, sau đó kiểm tra lại tại bệnh viện, kết quả âm tính, nhưng vừa rồi kiểm tra ở Pasteur lại dương tính, HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện từ năm 2009 đến nay. Tôi rất lo vì các kết quả không giống nhau. (Trần Thị Như Hường, 51 tuổi, huong1632007@...)


    - Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Mạnh Hùng: Xét nghiệm Anti HCV dương tính chứng tỏ bạn đã từng nhiễm siêu vi viêm gan C. Tuy nhiên khoảng 15% những người nhiễm siêu vi này có thể tự khỏi và khi đó xét nghiệm HCV RNA định lượng siêu vi sẽ dưới ngưỡng phát hiện.


    Nhiều khả năng bạn là người may mắn trong 15% đó, chứ không phải do bạn dùng các thuốc, thực phẩm như bạn đã trình bày. Tuy nhiên để xác định HCV RNA dưới ngưỡng có độ tin cậy, xét nghiệm này nên được thực hiện với kỹ thuật có độ nhạy cao. Bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa về viêm gan để được tư vấn và kiểm tra xác định về tình trạng của bạn.


    * Cách đây 3 năm em có tham gia hiến máu và được bệnh viện Chợ Rẫy trả kết quả xét nghiệm ghi là HCV không xác định. Tại sao em có kết quả như vậy, và em nên làm gì tiếp theo? (Hà Đình Đức, 23 tuổi, drhadinhduc@...)
    - Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Mạnh Hùng: Kết quả xét nghiệm mà bạn nhận được như thế có nghĩa là khi ấy bạn không bị nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV).


    Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa đối với siêu vi này nên việc phòng ngừa chủ yếu dựa vào đường lây của siêu vi để tránh. Khi có nguy cơ bị lây nhiễm siêu vi, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn, theo dõi và xét nghiệm.




  15. #14
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,411
    Cảm ơn
    1,926
    Được cảm ơn: 21,236 lần
    Viêm gan siêu vi C bị tái phát: không quá đáng ngại

    18-11-2013 14:33:37

    PN - Đó là kết luận do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Y - Dược California công bố tại Hội nghị Gan mật Hoa Kỳ tháng 11/2013.





    Kết quả theo dõi trong 10 năm trên 28.769 bệnh nhân bị viêm gan C mãn tính với 1/4 số bệnh nhân được kê đơn điều trị cho thấy: những bệnh nhân khống chế được số lượng siêu vi trong máu xuống dưới ngưỡng trong thời gian điều trị (bất kể vi-rút có bị tái phát trở lại hay không) giảm được nguy cơ bị viêm gan mãn tính và xơ gan về sau đến 27% và giảm tỷ lệ tử vong do các biến chứng của xơ gan đến 45% khi so sánh với những người không được điều trị và những người có điều trị mà không khống chế được số lượng siêu vi trong máu.

    Viêm gan siêu vi C là bệnh do vi-rút lây qua đường máu, nhưng chưa có thuốc chủng ngừa và có thể dẫn đến xơ gan về sau. Giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng gì rõ ràng, chủ yếu phát hiện qua xét nghiệm máu. Bệnh thường được điều trị với phác đồ phối hợp thuốc viên và thuốc chích từ sáu tháng - một năm và có thể bị tái phát khoảng sáu tháng sau khi kết thúc phác đồ điều trị.

    Như vậy, với kết quả mới công bố này, các bệnh nhân viêm gan C bị tái phát sau khi điều trị thành công lần đầu có thể an tâm hơn nếu chưa có điều kiện điều trị trở lại, vì nguy cơ xảy ra biến chứng và tử vong do xơ gan đã giảm nhiều.

    BS Trần Ngọc Lưu Phương

    Phó khoa Nội tiêu hóa BV Nguyễn Tri Phương (theo AASLD Meeting 2013)

    http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/y-t...i/a107472.html

  16. #15
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    28-04-2016
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Vietnam
    Bài viết
    4
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Minh thì bị H có quen một anh vừa bị H và xơ gan cổ chứơng, khi gia đình anh ta cũng biết là mình cũng bị H, gia đình mình thì không biết gì hết. Liệu mình có thể sống chung với anh ấy được không, mình làm như vậy có bị lây thêm bệnh gan của anh ấy không? Mình phải làm sao đây? Mình cũng hơi sợ và thấy tội cho anh ấy lắm? Cực khổ vì chăm sóc anh ấy mình không ngại. mình sợ khi anh ấy và mình lấy nhau thì người nhà anh ấy sẽ nói với người nhà là mình cũng bị H. Anh ấy đang điều trị tại bệnh viện, hiện tại anh ấy rất khỏe và da cũng đã trắng lại.
    Lần sửa cuối bởi Ngoc.vn, ngày 23-05-2016 lúc 00:05.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Hành vi hôn sâu, FingeringTản mạn về ORAL SEX, FINGERING- HAND JOB! Tổng hợp .
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 01-05-2016, 16:35
  2. HIV/AIDS những điều chưa biết
    Bởi Buonqua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 28-08-2013, 08:43
  3. Khi điều dưỡng viên là người nhà bệnh nhân.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Họ vẫn bên nhau
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-07-2013, 03:43

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •