Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: "3 triết lý sâu sắc của nhà Phật giúp bạn thay đổi cuộc đời"

  1. #1
    Thành Viên Mới Safe_and_Soul's Avatar
    Ngày tham gia
    05-08-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Ho Chi Minh
    Bài viết
    6
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần

    Post "3 triết lý sâu sắc của nhà Phật giúp bạn thay đổi cuộc đời"

    Cuộc sống chúng ta đôi khi có những tâm tư, những muộn phiền vì những yếu tố ngoại cảnh khác nhau của mỗi người đôi khi nó làm ta cảm thấy bế tắt trước cuộc đời này. Đặc biệt là những người mang dòng máu như chúng ta, lại càng phải đấu tranh tâm lý, giữ vững tinh thần của mình nhiều hơn trước biến cố của cuộc đời.
    Vô tình một lần tôi đọc được bài viết này và cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng,thanh thản nên muốn chia sẻ cùng các bạn bè, anh chị em diễn đàn.
    Chúc mọi người một ngày an lành. Cảm ơn!

    * * * * * * *
    Đôi khi bạn thấy cuộc đời thật bất công và mọi nỗ lực cải thiện tình hình rốt cuộc đều bế tắc và đi vào vòng lẩn quẩn. Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng thế, đừng nghĩ vậy nữa, hãy thở sâu và nghĩ thoáng ra rồi bạn mới có thể giải quyết được.

    Để có cái nhìn thoáng và suy nghĩ thấu đáo hơn, 3 triết lý sâu sắc sau của nhà Phật được biết đến với tên gọi “Diệu Đế" (tức là chân lý cao diệu) cùng với lời khuyên hữu dụng giúp bạn có thể thay đổi được cuộc đời mình.

    Dukkha: Đời là bể khổ
    Nhiều người cho rằng Phật giáo bi quan và tiêu cực, có lẽ do ấn tượng về chân lý “khổ đế" này tạo ra. Nhưng chân lý này không phải chỉ đơn giản khẳng định cuộc đời là đau khổ và con người buộc phải chấp nhận, nó có những ý nghĩa sâu xa hơn.



    Chẳng ai thích đau khổ và luôn cố gắng trốn chạy những cảm xúc khó khăn, nhưng đó chính là tự làm khổ mình hơn. Đúng là cuộc đời mỗi con người không thể tránh được muộn phiền, buồn chán, mất mát và lo âu, nhưng việc ta đặt ra những kỳ vọng không thực tế với viễn cảnh mình sẽ chẳng bao giờ chịu đau khổ thực chất khiến ta càng thất vọng và khổ sở hơn khi đối mặt. Nỗi đau bị che giấu, khước từ hay thậm chí là đè nén sẽ trở thành nỗi đau khủng khiếp hơn.


    Ta nên áp dụng chân lý này trong cuộc sống như thế nào?


    Đừng mang vào người những suy nghĩ viển vông. Hãy chấp nhận cái chết, tuổi già, bệnh tật, đau khổ và mất mát là một phần của cuộc sống. Hãy chấp nhận đối mặt với xung đột. Hãy thôi lừa bịp mình rằng cuộc sống này là dễ dàng và không có gì đau khổ cả, cả về thể xác lẫn tinh thần.


    Bệnh tật, đau khổ, mất mát, thất vọng và tuyệt vọng là những điều không thể tránh khỏi mà chỉ có thể giảm nhẹ nếu biết từ bỏ và đừng níu kéo mãi. Hãy chấp nhận sự thiếu hoàn hảo với một trái tim cởi mở.


    Anitya: Đời là vô thường

    Anitya hay “vô thường" nghĩa là cuộc sống là một dòng chảy không ngừng. Chúng ta không bao giờ có thể sống lại một thời điểm đã qua, làm lại một việc đã lùi vào quá khứ, cũng như “không thể tắm 2 lần trên một khúc sông.” Mỗi ngày trôi qua, mọi sự đều khác, cơ thể chúng ta đã khác, suy nghĩ cũng khác. Mọi thứ đều thay đổi, đều vô thường. Luôn luôn là vậy.


    Khi ta gặp khó khăn hay đau khổ, ý niệm về vô thường là đặc biệt dễ chịu, nó cho ta sự an ủi rằng nỗi đau nào cũng sẽ qua, ngày mai trời lại sáng. Nhưng khi vui vẻ hạnh phúc, ta lại luôn sợ hãi vô thường, vì chẳng biết lúc nào niềm vui tuột khỏi tay.


    Nhưng tóm lại, chân lý về sự vô thường nếu được nhìn nhận đúng sẽ mang lại sự giải phóng tuyệt vời. Chẳng có gì là tận cùng, chẳng có gì là vĩnh viễn, ta luôn có thể thay đổi đời mình.


    Ta nên áp dụng chân lý này trong cuộc sống như thế nào?


    Chấp nhận thay đổi là tất yếu thực sự là điều tuyệt vời. Cả khi bạn sợ hãi những gì tuyệt vời mình đang có rồi sẽ không còn như cũ, thì chân lý vô thường cũng sẽ giúp bạn biết trân trọng từng giây phút của hiện tại, từ mối quan hệ của mình, cơ thể, cảm xúc, sức khoẻ, công việc, tuổi trẻ cho đến cả đôi giày và bộ quần áo yêu thích nhất. Hãy tận hưởng hiện tại tươi đẹp, và cũng đừng tuyệt vọng vì hiện thực khổ đau, ngày mai rồi sẽ khác.




    Anatma: Mình là vô ngã

    Cũng như vạn vật vô thường, bản thân mỗi con người chúng ta là vô ngã. Trong quan niệm Phật giáo, bản chất của một con người không phải là bất di bất dịch mà có thể thay đổi. Cơ thể ta thay đổi, ký ức thay đổi, suy nghĩ thay đổi, đến cả tâm tính cũng có thể thay đổi.


    Mỗi người chúng ta đều có cá tính riêng biệt và có thể thay đổi theo thời gian. Chúng ta thay đổi theo môi trường, theo hoàn cảnh sống, và cả theo cách mà chúng ta muốn thể hiện mình.


    Ý niệm về bản ngã có thể thay đổi thực sự mở ra nhiều điều, rằng đừng bao giờ đóng khung bản thân vì một việc gì đó từng làm (dù đúng dù sai) và cũng đừng bao giờ đánh giá một ai qua hành động đơn lẻ của họ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: “Nhờ có vô ngã vô thường, mọi thứ đều có thể.”


    Ta nên áp dụng chân lý này trong cuộc sống như thế nào?


    Thay vì tập trung vào chuyện tìm bản ngã của mình, hãy tập trung tạo nên bản ngã của bạn theo cách mình mong muốn ở từng phút giây. Chúng ta có thể thay đổi, hôm nay tốt hơn hôm qua, đừng ngại và đừng nghĩ rằng con người mình là bất biến. Hôm nay ta có thể buồn đau, không có nghĩa là nỗi buồn đó sẽ theo ta suốt đời. Chúng ta có thể tha thứ cho người khác, và tha thứ cho chính mình.


    Khi ta bỏ được ý nghĩ bản chất mình là không đổi, ta sẽ thấy thoải mái hơn khi nhìn lại những thay đổi của mình so với trước đây. Hãy nhớ rằng, trong từng khoảnh khắc, chúng ta đều mới mẻ.





  2. #2
    Thành Viên Mới Anatta's Avatar
    Ngày tham gia
    04-01-2022
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Bài viết
    45
    Cảm ơn
    5
    Được cảm ơn: 7 lần
    Thật ra để hiểu được vô ngã là gì cũng cần một trình độ nhận thức nhất định. Ngắn gọn thì vô ngã nghĩa là chẳng có gì là ta, của ta, hay tự ngã của ta.
    Nhưng để hiểu được cái ngắn gọn ấy cần người đọc phải có căn cơ trình độ Phật pháp và sự chiêm nghiệm cuộc sống ở mức nhất định.
    Hãy quán xét mà xem, quán sát đến tận cùng, có gì là ta, của ta, tự ngã của ta?
    Ngay cả cơ thể chúng ta đây cũng là do những tế bào hợp thành, đi sâu vào tế bào hơn nữa thì lại có những vật chất nhỏ hơn nữa.
    Những thứ như vậy tự hoạt động theo quy luật của Pháp, hay còn gọi là tự nhiên.
    Vậy mà ta cứ nói nó là ta, của ta.

    Ngắn gọn mà đầy thâm sâu.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •