Trang 6 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 CuốiCuối
Kết quả 101 đến 120 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trung Quốc: Cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị đuổi khỏi làng

    19-12-2014 12:53 - Theo: www.tienphong.vn


    Hơn 200 cư dân trong ngôi làng ở huyện Xichong, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vừa cùng nhau ký vào một đơn kiến nghị đuổi một cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV ra khỏi làng. Sự việc thu hút hàng ngàn người theo dõi trên các trang mạng và gây bức xúc trong dư luận.


    Cậu bé có biệt danh Kun Kun nhiễm HIV từ người mẹ và được phát hiện cách đây 3 năm. Người mẹ và cha dượng đi làm ở các tỉnh khác, cậu bé đang sống cùng ông bà- người từng chăm sóc cha dượng cậu khi còn nhỏ.

    Kỳ thị

    Việc Kun Kun bị nhiễm HIV khiến dân làng đều kỳ thị, xa lánh và đối xử tệ. Cậu bé không được đi học, chỉ quanh quẩn chơi trong những khu rừng.

    "Không ai muốn chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi", Kun Kun nói

    Hôm 7/12, 203 cư dân trong ngôi làng đã ký một đơn kiến nghị đòi các chính quyền địa phương đuổi cậu bé ra khỏi làng như một "biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân trong làng và những đứa trẻ khác". Và thậm chí, chính người ông- người giám hộ của Kun Kun cũng ký vào lá đơn này.

    Theo những cư dân, Kun Kun đã nhiễm HIV từ người mẹ và giờ đây đang kích động nỗi sợ hãi nhiễm căn bệnh chết người này trong cộng đồng.

    Từ Beijing Youth Daily đăng tải một bức ảnh cho thấy Kun Kun đứng cạnh người ông của mình đang ký vào lá đơn. Sau đó, người ông này chỉ nói "chạy về nhà, lên giường, và nằm đó đừng nói gì".

    Khi được hỏi tại sao chính người ông chăm sóc Kun Kun cũng kí vào lá đơn, người ông này nói rằng cả ông và vợ đều đã già cả, ốm yếu và không có cách chăm sóc cậu bé. Ngoài ra, họ cũng không hề có tin tức của cha mẹ cậu bé.

    "Mọi người đều thương thằng bé, nó vô tội và hơn hết, nó chỉ là một đứa trẻ. Nhưng sự thật thì nói lại nhiễm Aids, điều này quá sợ hãi với dân làng này. Chúng tôi không biết phải làm gì với cậu bé", người đại diện trong làng cho biết.

    Những người dân trong làng còn nói với báo chí rằng họ sợ con cái sẽ nhiễm HIV Aids nếu để con chơi với Kun Kun. Thậm chí, một người còn gọi Kun Kun là "bom hẹn giờ".

    Thiếu hiểu biết

    Trường hợp của Kun Kun đang lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội như weibo,Twitter. Nhiều người tỏ ra thông cảm với Kun Kun, nhiều người khác bức xúc và chỉ trích hành vi thiếu hiểu biết các cư dân trong làng.

    "Điều này chỉ xảy ra với những người thiếu hiểu biết, họ cần phải được bồi dưỡng thêm kiến thức hơn để tránh những tình trạng như vậy", một cư dân mạng bày tỏ."Tại sao cậu bé lại bị đối xử tệ đến vậy, thật không công bằng", một người khác viết.

    "Tôi không nghĩ những trường hợp này lại còn tồn tại như vậy. Mọi người ở nông thôn thường không nắm chắc kiến thức về căn bệnh này. Chúng tôi sẽ tiếp tục dùng mạng xã hội để truyền thông điệp, và cũng hi vọng chính quyền địa phương có thể làm gì tốt hơn", một người khác nói thêm.

    Theo một quan chức địa phương, họ đang lên kế hoạch để "giáo dục", thay đổi tư tưởng của dân làng. Đồng thời, họ cũng đang tìm cho Kun Kun một chỗ mới khi ông bà cậu đã già cả.

    Nhiều người nhiễm HIV vẫn đang bị xã hội phân biệt, đối xử ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, không chỉ ở riêng Trung Quốc.

    Hồi tháng 8, hai hành khách nhiễm HIV đã kiện một hãng hàng không Trung Quốc vì từ chối cho họ lên máy bay.


    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cậu bé 8 tuổi bị dân làng xua đuổi vì nhiễm HIV gây phẫn nộ mạng xã hội Trung Quốc

    19-12-2014 12:06 - Theo: afamily.vn

    Câu chuyện cậu bé 8 tuổi đã bị trục xuất khỏi một ngôi làng Trung Quốc vì em bị dương tính với HIV đã khiến cộng đồng mạng nước này vô cùng phẫn nộ.

    Điều đáng buồn là ông nội của cậu bé, một trong số 200 dân làng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng đã ký vào đơn đề nghị đuổi cậu bé khỏi làng để "bảo vệ sức khỏe cho dân làng".

    Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Kunkun, một cái tên dùng thay để bảo vệ danh tính cậu bé, đã bị nhiễm virus từ mẹ mình. Cậu bé bị các trường từ chối cho vào học và người dân địa phương tránh tiếp xúc với cậu bé. "Không ai chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi", Kunkun nói.

    "Những người dân làng thông cảm với cậu bé, cậu ấy vô tội và chỉ là một đứa trẻ, Nhưng việc cậu ấy nhiễm AIDS quá đáng sợ với chúng tôi", Wang Yishu, Bí thư làng Shufangya nói với các tờ báo.

    Sinh viên Trung Quốc dùng dải ruy băng đỏ để ghép thành chữ AIDS khổng lồ tại Hàn Sơn
    "Cậu ấy là một quả bom hẹn giờ. Con gái tôi cũng cùng độ tuổi thắng bé và cùng ở cùng trường nội trú. Điều gì sẽ xảy ra nếu con bé bị thằng bé cắn trong khi chơi? Thằng bé ở đây quá nguy hiểm," He Jialing, một trong những dân làng nói.

    Mẹ của Kunkun đã rời khỏi gia đình vào năm 2006 trong khi cha cậu bé đã "mất liên lạc" sau khi Kunkun được chẩn đoán nhiễm HIV.

    Kunkun đã lẻn vào một cuộc họp đặc biệt của dân làng để thảo luận làm thế nào để trục xuất cậu bé. Những quan chức cao cấp của thị trấn cho biết: "Nói một cách hợp pháp, cậu bé không thể bị trục xuất vì Kunkun có quyền như bao người dân khác trong làng", tờ Global Times đưa tin. Các quan chức dự tính sẽ đến thăm và trò chuyện với dân làng để làm công tác tư tưởng với họ.

    Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/ADIS vẫn hoành hành ở Trung Quốc bất chấp vô sô chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức tổ chức ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác
    Vụ việc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội Twitter của Trung Quốc. "Tại sao lại nhẫn tâm bỏ rơi cậu bé, như vậy là không công bằng", một người dùng mạng bức xúc. "Điều này xảy ra là do một số người thiếu hiểu biết và hoảng sợ, một người khác nói.

    Theo số liệu công bố vào đầu tháng 12/2014 của Ủy ban Y tế quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy có tổng cộng 497.000 người đã được chẩn đoán nhiễm HIV/ADIS kể từ khi trường hợp đầu tiên xuất hiện ở nước này năm 1985.

    Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS ở Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối ở trường học, bệnh viện, công sở, trở thành một yếu tố cản trở những nỗ lưc chẩn đoán và điều trị. Trong khi đó kiến thức về HIV/AIDS của những vùng nông thôn nghèo như cộng đồng của Kunkun là rất kém. Những nỗ lực của chính quyền để giáo dục mọi người về sự phân biệt đối xử bệnh nhân AIDS thường thất bại.

    Sinh viên Trung Quốc trong một chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS tổ chức ở Liêu Thành. Dù vậy, ở những vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc, nhận thức về HIV/AIDS vẫn rất kém
    "Các chiến dịch công khai không đủ mạnh mẽ để ảnh hưởng đến các khu vực nông thôn và làng xã, đó là lý do tại sao có sự phân biệt lớn ở đó", Tang, một điều phối viên cộng đồng tại văn phòng Côn Minh của nhóm vận độngAIDS Aizhixing nói.


    Tố chức phi chính phủ chống phân biệt đối xử Nam Kinh Justice for All đã viết một lá thư cho bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên kêu gọi trừng phạt nhà trường và các quan chức địa phương về vụ việc này. "Chúng tôi không thể tưởng tượng Kunkun sẽ lớn lên và nhớ lại những trải nghiệm đau buồn của tuổi thơ như thế nào", bức thư viết.
    Theo CNN/Dailymail



  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hãy đồng cảm với những người nhiễm HIV/AIDS

    Cập nhật: 21:34, Thứ 2, 22/12/2014
    (ANTV) - Nhiễm HIV/AIDS đã là một bất hạnh, không chỉ với người mắc mà với cả gia đình họ.


    Những người nhiễm H thường phải đối diện với sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng, khó khăn trong tiếp cận điều trị, nguồn thuốc hay việc làm.

    Chính những điều này đã trở thành rào cản lớn trong công tác phòng chống, đẩy lùi căn bệnh thế kỷ.

    Cùng chia sẻ và đồng cảm với những người nhiễm H là thông điệp mà ANTV muốn đề cập trong chuyên mục An ninh với cuộc phát sóng vào 20h45 ngày 25/12.




    http://antv.gov.vn/donxem/hay-dong-c...ds/129573.html

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trung Quốc cam kết chống phân biệt người nhiễm HIV

    23-12-2014 10:30 - Theo: tuoitre.vn



    TT - Bộ Y tế Trung Quốc vừa cam kết chăm sóc y tế cho cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị dân làng trục xuất khiến dư luận
    bức xúc.
    Cậu bé Khôn Khôn luôn phải sống trong cảnh cô đơn vì sự kỳ thị - Ảnh: Daily Mail

    Theo
    Trung Quốc Nhật Báo, Bắc Kinh khẳng định sẽ cung cấp chi phí khám chữa bệnh, sinh sống cho bé Khôn Khôn thuộc huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Chính quyền cũng sẽ đảm bảo cho Khôn Khôn được đi học.

    Tuần trước, 203 người dân ngôi làng nghèo ở Tây Sung, trong đó có ông La - ông nội Khôn Khôn, đã ký vào lá đơn kiến nghị đòi trục xuất cậu bé 8 tuổi ra khỏi làng. Cậu bé bị phát hiện nhiễm HIV khi nhập viện vì một tai nạn. Từ lúc đó con trai ông La không trở về nhà, còn mẹ cậu bé đã bỏ đi từ năm 2006. Gia đình chỉ còn lại ông lão 69 tuổi và đứa bé nhiễm HIV. Cả thôn không ai muốn tiếp xúc với Khôn Khôn và ông La.

    Chẳng ai thèm mua heo và lương thực do ông La nuôi dưỡng, trồng trọt. Trường học cũng không dám nhận Khôn Khôn. Nhiều người dân làng gọi cậu bé là “trái bom nổ chậm”. “Con gái chúng tôi cũng cỡ bằng tuổi nó. Gia đình lo sợ nếu lỡ con bé bị thằng nhỏ cắn trúng thì biết phải làm sao? Ðứa nhỏ này nguy hiểm lắm” - một thiếu phụ gần nhà ông La lo lắng.

    Cách hành xử của người dân huyện Tây Sung đã vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận Trung Quốc. Theo Thời Báo Hoàn Cầu, hiện cơ quan chức năng Tứ Xuyên đang điều tra vụ việc. Ðại diện Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Trung Quốc cũng bày tỏ “sự lo ngại lớn” về tình trạng của bé Khôn Khôn. “Nạn phân biệt đối xử là kẻ thù lớn nhất đối với cuộc chiến chống HIV/AIDS” - LHQ nhấn mạnh.

    Bộ Y tế Trung Quốc cũng khẳng định sẽ điều tra khắp đất nước để phát hiện thêm các trường hợp phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Trên thực tế, nạn kỳ thị người nhiễm HIV vẫn còn rất nghiêm trọng ở Trung Quốc. Theo thống kê của LHQ, có 780.000 người nhiễm HIV đang sinh sống tại Trung Quốc. Họ luôn bị những người xung quanh xa lánh.

    Ðặc biệt tại các vùng nông thôn bệnh nhân bị cách ly hoàn toàn khỏi cuộc sống thường nhật. Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời giáo sư xã hội học Cảnh Quân thuộc ÐH Thanh Hoa cho biết đa số dân Trung Quốc vẫn thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Trong khi đó nhà nước không có những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho người nhiễm HIV.

    ÐÔNG PHƯƠNG





  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chính phủ Trung Quốc can thiệp vụ trục xuất bé trai nhiễm HIV

    Thứ ba 23/12/2014 11:02

    Ngày 22/12, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức vào cuộc, cam kết hỗ trợ y tế và trợ cấp sinh hoạt cho cậu bé 8 tuổi dương tính với HIV đang bị cả làng dọa đuổi khỏi nơi sinh sống.

    Cậu bé Kun Kun đã được cam kết hỗ trợ y tế và trợ cấp sinh hoạt - Ảnh: AFP

    Theo China Daily, Bắc Kinh cũng đảm bảo Kun Kun sẽ được đi học sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cậu bé đang gặp khó khăn trong việc tìm một ngôi trường chịu nhận cậu vào học.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế Trung Quốc đảm bảo sẽ chỉ đạo kiểm tra khắp Trung Quốc để phát hiện bất kỳ trường hợp vi phạm chính sách chống phân biệt đối xử của nhà nước như trường hợp của Kun Kun.

    Trước đó, khoảng 200 người dân tại một ngôi làng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, bao gồm cả người bảo hộ là ông của cậu bé đã ký một bản kiến nghị đuổi Kun Kun ra khỏi làng.

    Ông của cậu bé là La Văn Huy cho biết, sở dĩ ông chịu ký kết vào bản kiến nghị bởi “hy vọng rằng điều đó sẽ khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn” và mong rằng cháu ông có thể nhận sự chăm sóc tốt hơn từ nơi nào đó khác.

    Kun Kun nhiễm HIV từ mẹ, hiện cậu bé sống với người ông 69 tuổi sau khi cha mẹ em bỏ làng đi kiếm việc làm ở Quảng Châu. Dân làng nơi em ở gọi em là “quả bom nổ chậm”, đe dọa đến sức khỏe của họ, và xa lánh Kun kun vì căn bệnh thế kỷ.

    Vụ việc bé Kun kun đã gây nên làn sóng tranh luận gay gắt trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc về sự phân biệt đối xử đối với người có HIV cũng như sự hiểu biết của người dân về căn bệnh này.

    Liên Hợp Quốc cũng đã ra bày tỏ sự quan ngại khi nhận được báo cáo về trường hợp của bé Kun Kun và khẳng định: “Sự kỳ thị và phân biệt đối xử là những kẻ thù lớn nhất của chúng ta trong cuộc chiến nhằm chấm dứt HIV”.

    Trong thông cáo báo chí ngày 22/12, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về AIDS/Kiểm soát và Phòng ngừa STD Wu Zunyou khẳng định: "Sinh hoạt hàng ngày của một người nhiễm HIV không ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác và quyền của người bị bệnh được pháp luật, các quy định bảo vệ”.


    Trà My

    Theo CNN/China Daily/AFP

  6. #6
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,602
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,431 lần

    Hãy để người có HIV được sống

    Hãy để người có HIV được sống


    07:00 |
    27/12/2014

    (PetroTimes) - Từ khi phát hiện bệnh nhân Việt Nam nhiễm HIV đầu tiên. 24 năm, khoảng thời gian những người nhận được thông báo nhiễm HIV như nhận được “bản án tử hình” phải chịu ghẻ lạnh, thờ ơ, xa lánh của cộng đồng. Nếu có khác chỉ là từ hình thức công khai sang âm thầm nhưng không kém phần cay nghiệt. Đối với những người có HIV, cuộc sống nói chung vẫn là chặng đường “xa ngải” vốn đã gian nan càng gian nan, đặc biệt là về tinh thần.

    Có HIV, không cúng giỗ

    Cho đến bây giờ, sau khi chồng chị Đỗ Thị Hương, sinh năm 1980 ở Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội đã mất được gần 10 năm thì vẫn có người ác ý miệt thị rằng: “Đường quang không đi lại quàng bụi rậm”. Năm 2000, mặc dù biết rõ mười mươi người yêu nghiện ma túy nhưng chị vẫn lấy làm chồng với hy vọng bằng tình yêu thương, chị sẽ thuyết phục anh “đoạn tuyệt” hẳn với chất gây nghiện, bởi nó là nguyên nhân làm tan vỡ bao nhiêu gia đình hạnh phúc.Thế nhưng dường như “số phận” chẳng chiều lòng chị, khi cưới chồng về được thời gian ngắn chị động viên chồng đi cai nghiện, hy vọng về người chồng hoàn lương sắp đến gần thì chị hay tin chồng chị có HIV. Trời đất như sập dưới chân chị! Và điều đó càng khủng khiếp hơn khi chính chị cũng lây HIV từ anh. Nhưng điều khiến chị đau lòng hơn cả, muốn “chết đi được” là đứa con trai duy nhất của anh chị, sinh năm 2001 cũng đã nhiễm HIV từ mẹ.Điều trị đến năm 2005, tức là sau đúng 5 năm trọn nghĩa vợ chồng thì chồng chị mất. Sau khi chồng mất, cuộc sống của người có HIV, chị mới “cảm” được thực sự bởi trước đó vì lo cho chồng, con mà chị không để ý mọi chuyện xung quanh.



    Các bác sĩ đang tư vấn cho một bệnh nhân nhiễm HIV

    Chị ruột của chồng chị, dẫu trước đây khi chồng chị còn sống, cũng không đến nỗi nào trong chuyện ứng xử, cũng yêu thương, giúp đỡ chồng chị trong thời gian bệnh tật, cũng chăm lo cho cháu những khi anh chị vắng nhà. Nhưng sau khi chồng chị mất đi, thì sinh ra hờ hững với mẹ con chị, đôi khi còn mỉa mai, miệt thị. Tuy nhiên, kỳ thị nhất phải kể đến bác ruột của chồng chị. Đúng hôm anh mất được 100 ngày, gia đình làm lễ có mời bà con họ hàng, bác ruột của chồng chị bảo: “Không phải làm cỗ cúng kiếc gì hết vì ăn những cỗ cúng ấy vào, con cháu, họ hàng lại lây nhiễm HIV”.Đau đớn nhất là con trai chị học ở trường, bị các bạn xa lánh, “tẩy chay” vì bị… SIDA. Có lần, con chị chạy về hỏi: “Mẹ ơi, SIDA là bệnh gì mà mỗi lần con đến gần là các bạn chạy toán loạn và hét ầm lên sợ hãi: “Ối thằng SIDA đến chạy đi không nó lây vào người”.Bế tắc, khổ đau tột cùng! Nhưng chị vẫn cắn răng chịu đựng để tiếp tục vừa điều trị bệnh cho mình, cho con vừa bảo đảm cuộc sống bằng việc “chạy chợ” bán cá mỗi ngày.

    Ai cho chúng tôi sống?

    Như chị Hương, nhiều người có HIV khác cũng đang phải chịu sự kỳ thị nặng nề đến mức tưởng như có lúc chỉ còn cách… chết để giải thoát bản thân. Anh Phạm Tùng Dương, sinh năm 1983 cũng ở Long Biên, Hà Nội cũng là một ví dụ như vậy. Năm 1999, sau khi trở về từ trại cai nghiện ma túy, trong một lần đi khám sức khỏe, anh như “chết đứng” khi được bác sĩ thông báo nhiễm HIV, mặc dù trước đó, anh cũng đã hình dung ra điều này bởi đám bạn nghiện của anh không ai là không gặp kết cục ấy.

    Chán nản, hối hận về một thời hư hỏng chơi bời, như để kết thúc cuộc sống nhanh hơn, “giải thoát” bản thân khỏi những đau đớn thể xác và tinh thần một cách chóng vánh hơn, anh lại chìm ngập vào ma túy và lấy đó làm “cứu cánh” cho cuộc đời.Nếu như trong một ngày, ngay cả với người nghiện cũng có lúc phải tỉnh táo để sinh hoạt, để nhận biết những thứ xung quanh.

    Nhưng riêng với anh, lúc nào cũng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê vì phê thuốc. Anh không muốn thoát khỏi tình trạng ấy để nhận ra mình chỉ là cái xác không hồn và đang chờ đợi tiếng gọi của… thần chết.Sau khi đi cai nghiện về, anh xin vào làm việc tại một xưởng in với công việc thích hợp. Phần vì ái ngại về nhân thân, phần muốn sống một cuộc sống của người bình thường nên anh đã giấu nhẹm mình là người có HIV.

    Tuy nhiên, chỉ được vài tháng, không hiểu sao chủ xưởng phát hiện ra, vậy là anh bị nghỉ việc theo yêu cầu của chủ để “bảo đảm an toàn” cho những người cùng làm việc tại xưởng.Rút kinh nghiệm với việc giấu mình là người có HIV, lần xin việc tiếp theo, anh Dương giới thiệu luôn mình là người có HIV ngay khi mở đầu câu chuyện để hy vọng sự thẳng thắn, đường hoàng của mình có thể là tác nhân làm những nhà tuyển dụng sẵn sàng tiếp nhận.

    Nhưng hình như càng công khai, kết quả xin việc của anh càng khó khăn, mới chỉ nghe giới thiệu câu đầu tiên, họ đã chối đây đẩy việc tiếp nhận anh vào làm. Kể cả chủ một doanh nghiệp là họ hàng thân thích của anh cũng đã làm điều này một cách nhẫn tâm khi nói: “Thà tôi cho chú tiền còn hơn cho chú làm việc ở đây. Bởi chắc chắn sự xuất hiện của chú sẽ làm những người làm việc ở công ty của tôi “chạy” hết.

    Cho nên chú cầm tạm ít tiền và đi chỗ khác nhé”.Không có việc làm cũng có nghĩa không có thu nhập để anh Dương duy trì sự sống. Quan trọng hơn là không có nơi nào trong xã hội, cộng đồng sẵn sàng tạo cho anh niềm tin để làm lại cuộc đời. Anh bảo: “Cuộc sống của người có HIV thật vất vả, đi đến đâu bị kỳ thị đến đó, không có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

    Vậy thì với những người có HIV như chúng tôi nên sống hay nên chết? Nếu sống, ai cho chúng tôi sống?”.Đến bây giờ anh Dương vẫn chưa xin được việc ở đâu, phải sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của bố mẹ. Anh thấy cuộc sống bế tắc chẳng khác gì như khi anh đang chìm đắm trong ma túy.

    Kỳ thị làm gia tăng người có HIV

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay tình trạng kỳ thị người có HIV vẫn diễn ra nặng nề trong xã hội. Đây chính là nguyên nhân khiến cho số người có HIV gia tăng nhanh chóng do họ không dám tiếp cận những dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, đồng thời chính tâm lý phải chịu kỳ thị dễ dàng đẩy họ vào chỗ làm càn lây nhiễm HIV cho người khác.

    Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế khẳng định, để dẫn đến sự kỳ thị như vậy, sở dĩ bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: coi HIV/AIDS là bệnh nguy hiểm, không có thuốc chữa; đã mắc là chỉ có… chết nên thà tránh xa những người có HIV còn hơn là chia sẻ với họ.

    Thứ hai, hiểu biết của mọi người về HIV/AIDS chưa thấu đáo, cho rằng bệnh dễ lây, kể cả qua đường tiếp xúc thông thường như ăn uống, dùng chung đồ sinh hoạt, bắt tay… và là bệnh gắn liền với các tệ nạn xã hội vì vậy phải phân biệt đối xử để “phòng” bệnh.Thứ ba, công tác truyền thông chưa đúng, đủ, cụ thể chỉ nhấn mạnh vào sự nguy hiểm, hình ảnh đáng sợ của bệnh nhân mà không giải thích, hướng dẫn rõ ràng về các hình thức có thể lây bệnh, làm cho người dân ghê sợ người có HIV.

    Cuối cùng xuất phát từ chính những người có HIV là chấp nhận sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị và tìm mọi cách giấu diếm tình trạng nhiễm HIV của mình…Theo ông Nguyễn Hoàng Long, để giải quyết tình trạng kỳ thị trên đây, giải pháp quan trọng nhất là chú trọng công tác truyền thông để phản ánh khách quan đời sống của người có HIV cũng như những gì liên quan đến HIV. Từ đó có thể phòng chống HIV/AIDS hiệu quả.Còn Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Chỉ khi nào sự phân biệt đối xử với người có HIV chấm dứt thì đại dịch HIV/AIDS mới chấm dứt”.

    Mỗi năm, với khoảng 10.000 ca nhiễm mới HIV, đã khiến Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về người có HIV, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.Vì vậy, hướng tới mục tiêu 3 không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, Bộ Y tế đã chọn chủ đề cho năm 2014 là “Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để cùng nhau chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối người mắc bệnh.


  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiều người lo sốt vó vì lỡ chung đụng với người đàn bà nhiễm HIV

    Chủ Nhật, 28/12/2014 10:41 AM
    (Suckhoemoitruong.com.vn) - Câu chuyện về chị nhiều người vẫn kể lại, như một bài học về nỗi đau và sự thủy chung, khi mà cơn bão HIV càn quét qua những xóm làng nghèo khó ở Quảng Ngãi.

    Câu chuyện về chị nhiều người vẫn kể lại, như một bài học về nỗi đau và sự thủy chung, khi mà cơn bão HIV càn quét qua những xóm làng nghèo khó ở Quảng Ngãi.



    Dù câu chuyện ấy đã xảy ra hơn một năm về trước, khi người đàn bà ấy đã kết thúc cuộc đời mình trong tăm tối đớn đau tại một mái tranh nghèo, và hai trong số những người đàn ông đã từng mặn nồng với chị cũng đã lìa đời, nhưng nỗi ám ảnh thì vẫn còn mãi… Nỗi đau của cơn bão bệnh tật ấy phủ ập xuống xóm nghèo một tấm màn đen u ám.





    Ngôi nhà đã bỏ hoang của chị Bùi Thị Biển. Ảnh T.G.


    Đáng trách hay đáng thương?


    Mặc dù nhiều câu chuyện đã được nhắc tới, nhiều khẩu hiệu đã được đưa ra, nhiều bài học đã được nói đến về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Nhưng ở một xóm nghèo của huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) người ta chỉ được biết đến căn bệnh ấy từ một câu chuyện có thật, nạn nhân là người thân quen với họ. Nơi ấy, một làng quê vốn thanh bình, yên ả, đẹp lạ thường với những cánh đồng lúa chín vàng bát ngát. Ngôi nhà của chị Bùi Thị Biển khá bề thế nhưng lại bừa bộn, cỏ mọc um tùm vì đã lâu vắng bóng người ở. Đây cũng chính là nơi chị Biển đã sống những ngày tháng cuối đời trong sự xa lánh của bà con, hàng xóm láng giềng và sự hận thù của những người đàn ông đã từng chung chạ với chị. Bởi họ cho rằng chị đã gieo cho họ cái chết.


    Theo những lời kể đầy cảm thông của những người dân nơi đây, thì chị Biển là nông dân hiền lành chân chất, sống có tình có nghĩa và luôn giúp đỡ mọi người. Chị lấy chồng đã được mười lăm năm, tuy không khá giả nhưng vợ chồng chị hết mực thương yêu nhau. Họ sống bên nhau thật hạnh phúc êm đềm và có được ba người con. Thế nhưng, bi kịch đã đổ sập xuống cuộc đời người phụ nữ tần tảo này vào đầu năm 2005, khi trong một cơn lũ tràn về bất chợt, anh đã lao mình xuống dòng nước lũ rồi mất hút mãi mãi khi cố vớt chiếc ghe bị chìm cho nhà hàng xóm.
    Từ ngày người chồng mất đi, bao gánh nặng đè lên đôi vai gầy của chị vì phải lo trả khoản nợ mà anh chị đã vay mượn làm nhà và nuôi 3 con ăn học. Mỗi buổi sáng, chị lặn lội vài chục cây số xuống tít tận vùng biển mua cá, tôm ngược vùng núi bán. Rồi nhiều lúc đêm về, nằm một mình mà chị thương cho số phận của mình, thương cho ba đứa con nhỏ dại không được sự chăm sóc của người cha. Cùng với đó, số tiền nợ đã đến hạn phải trả, mà chị chẳng thể nào kiếm được số tiền dư dả để trả khoản nợ kia.


    Khó khăn, vất vả cùng những áp lực cơm áo gạo tiền, dù vậy sắc đẹp trời cho của người đàn bà ở độ tuổi gần tứ tuần vẫn rực rỡ, làm say mê bao con mắt của những gã đàn ông hám của lạ trong vùng. Nhưng đời có ai học được chữ ngờ, chị đã buông mình, chùng bước trước những biến cố ấy của cuộc đời. Tận dụng nhan sắc vốn có của mình, chị đã chung đụng với nhiều người đàn ông, từ làm nông, buôn bán đến công chức "ham của lạ" để có tiền tiêu xài và trả nợ. Quãng thời gian ấy của chị quả thực rất đáng phê phán, bởi dù có lý do gì để biện minh đi chăng nữa, thì đó là điều không thể chấp nhận được.



    Chuỗi ngày tăm tối và một kết thúc tất yếu


    Cái giá mà chị phải trả cho những ngày sống sa đoạ này là căn bệnh HIV/AIDS. Lần ấy, chị bị sốt, trong khi tiến hành xét nghiệm máu, các bác sỹ đã phát hiện ra sự thật phũ phàng. Mặc dù biết trước nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc chung đụng với nhiều người đàn ông là rất lớn và đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận hung tin, nhưng người phụ nữ này vẫn không tránh khỏi cú sốc khi cầm trên tay tờ giấy xét nghiệm. Sau cái ngày biết hung tin định mệnh ấy, đã có thời gian khá dài, chị Biển đã sống trong trầm uất và đau khổ. Ngày nối ngày chỉ có nước mắt và uất hận làm bạn cùng với chị…




    Nhiều người phụ nữ khu Tây, Sơn Tịnh kể lại câu chuyện đau lòng này với chúng tôi. Ảnh T.G.

    Và rồi chẳng biết vì sao mà mọi người dân trong làng đều biết. Những người đàn ông từng chung chạ với chị đã bỏ của chạy lấy người cùng nỗi hoang mang đến tột cùng. Biết căn bệnh thế kỷ đang từng ngày ngấm ngầm cấu xé, bào mòn sức lực của cơ thể khiến chị Biển tuyệt vọng và bế tắc vô cùng. Dẫu nhận được sự an ủi, động viên của người thân nhưng sự ghẻ lạnh, dè bỉu, xa lánh, những lời kỳ thị cay nghiệt của bà con, hàng xóm láng giềng là điều làm chị càng thêm đau đớn.


    Một năm sau, chị tạm biệt cõi đời trong đau đớn, lặng lẽ, để lại "nỗi oan tình" và manh mối danh tính những người đàn ông "ham của lạ" đã đi qua cuộc đời chị. Cái tin chị chết vì bị nhiễm HIV lan truyền nhanh đến chóng mặt, đâu đâu người ta cũng bàn tán xôn xao về danh tính của những người đàn ông từng chung đụng với chị đang mang án tử bổng treo lơ lửng trên đầu. Trong lúc những đứa con chị rơi vào cảnh túng quẫn, tủi nhục thì ở các gia đình của những đàn ông từng gắn bó mặn nồng, chung đụng với chị càng dậy sóng. Các bà vợ khóc lóc, vặn hỏi thì các ông chồng gãi đầu, gãi tai, quanh co chối tội.


    Đỉnh điểm dư luận xung quanh câu chuyện này là khi hai người đàn ông từng "thề non hẹn biển" với chị Biển lần lượt qua đời chỉ sau cái chết của chị vài tháng. Chưa có gì chứng minh hai người đàn ông này bị lây nhiễm HIV từ chị, chỉ biết rằng sau khi chị chết, họ bị rơi vào trầm cảm, hoảng hốt, sợ hãi, lo buồn, suy sụp tinh thần trông thấy rồi qua đời nhanh chóng. Cái chết của hai người đàn ông này càng khiến dư luận không ngớt lời bàn tán, nhiều người còn đưa ra dự đoán về danh sách những người đàn ông tiếp theo đã từng ăn nằm với chị sẽ bị "án tử".


    Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Lê Quang Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Ngãi kể lại rằng ngay sau khi ghi nhận trường hợp chị Biển bị nhiễm, trung tâm đã tuyên truyền và vận động chị đến Trung tâm nhận thuốc, nhưng chị chỉ đến một lần rồi thôi. Với tình trạng bệnh của chị Biển lúc ấy, nếu điều trị đúng theo phác đồ, chị có thể kéo dài thêm được sự sống, nhưng có lẽ vì sự suy sụp tinh thần lẫn búa rìu của dự luận nên chị Biển đã ra đi một cách nhanh chóng như vậy. Cũng theo bác sĩ Quỳnh, có thể còn rất nhiều người đàn ông khác từng chung đụng với chị Biển nghi mình nhiễm, nhưng vì sợ tai tiếng nên vẫn không dám đi xét nghiệm để được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho gia đình và xã hội.


    "Nếu như HIV là án tử thì sự kỳ thị là bản án chung thân, đẩy người ta vào ngõ cụt. Muốn giảm kỳ thị, trước hết bản thân người bệnh phải thoát khỏi sự mặc cảm để tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và phòng chống HIV/AIDS. Thật ra cuộc sống không ai hoàn hảo cả, ai cũng từng mắc sai lầm. Đừng bỏ cuộc quá sớm khi mọi thứ vẫn còn có thể! Mong rằng những con người vô tội ấy biết chấp nhận thực tại và đối đầu với tương lai đầy gian nan vất vả phía trước. Hy vọng rằng, mọi người hãy đồng cảm, chia sẻ để những con người ấy vơi đi nỗi đau, có đủ bản lĩnh vững vàng để vượt qua tất cả", bác sỹ Quỳnh chia sẻ thêm.





    Theo Gia Ly (Gia đình & Xã hội)

  8. #8
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,649 lần
    Đối xử nhân văn với 26.000 người nhiễm HIV/AIDS
    Cập nhật ngày: 01/12/2014 14:17

    Chăm sóc trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP HCM).

    Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 đã được phát động có chủ đề: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Đây là sự hiện thực hóa mục tiêu “Ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” mà Liên Hợp Quốc đã lựa chọn cho các chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu. Thực tiễn cho thấy, muốn thực hiện thành công mục tiêu này, cần thiết phải có một quyết tâm rất lớn trong việc xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

    Với việc phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12/1990, tuy muộn hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng Chính phủ Việt Nam đã sớm thể hiện quyết tâm rất mạnh mẽ trong việc ngăn chặn căn bệnh thế kỷ này thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách; đồng thời tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS đều khắp từ Trung ương tới địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp, đầu tư kinh phí, nhân lực, huy động nguồn tài trợ quốc tế, kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng cho công tác đấu tranh phòng chống HIV. Nhờ vậy, chúng ta đã làm chậm lại quá trình lây lan của đại dịch, số ca nhiễm HIV phát hiện mới trong vòng 7 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần.

    Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV/AIDS ở mức cao, với khoảng 12.000-14.000 ca/năm.


    Tính đến hết tháng 9 năm nay, cả nước có khoảng 260.000 người nhiễm HIV. Trong đó hơn 86.700 bệnh nhân đang được điều trị ARV. Số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là gần 69.620 người, trên 70.730 trường hợp đã tử vong. Điều đáng nói là HIV/AIDS đã có mặt ở khắp các địa bàn dân cư với 100% số tỉnh, 98% số quận/huyện và 78% số xã/phường có người mắc. Có những xã, thôn bản, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao gấp trên 10 lần so với trung bình toàn quốc. Đặc biệt là ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi người dân hiểu biết hạn chế và dịch vụ, nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu.


    Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV. Kỳ thị, phân biệt đối xử cũng làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn.


    Nhiều người biết mình nhiễm HIV, nhưng vì sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV... Thực trạng này còn là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật bảo hộ, đồng thời bỏ phí một nguồn lực lớn do không phát huy hết tiềm năng của người nhiễm HIV, bởi họ vẫn có một thời gian dài để cống hiến cho xã hội.


    Việc chọn chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" cho thấy quyết tâm chính trị của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh thế kỷ, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho con người. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này không hề đơn giản, nhất là khi từ năm 2016, kinh phí phòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm mạnh từ ngân sách trong nước cũng như viện trợ quốc tế. .. Trong khi đó, sự lây lan HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập trung trong các nhóm nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và mãi dâm, quan hệ đồng tính nam và sự liên hệ qua lại giữa các nhóm này, gồm việc dùng chung dụng cụ tiêm chích và tình dục không an toàn.


    Không kỳ thị, không phân biệt đối xử, giúp người có HIV, người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, sống giữa tình yêu thương, chia sẻ của gia đình, người thân và xã hội bằng cách tạo nhiều cơ hội cho họ được điều trị ARV, Methadol là một chủ trương rất nhân văn, nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS. Mục tiêu cao cả ấy cần được quán triệt và triển khai một cách thực sự, trách nhiệm và hiệu quả. Muốn vậy, công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức cho mỗi người là yêu cầu hết sức bức thiết, cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và mỗi nhà, mỗi người, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ra khỏi cộng đồng./.



  9. #9
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,649 lần
    Giải tỏa 'tắc đường' cho trẻ nhiễm HIV đến trường

    20:16:17, 05/03/2015

    Theo văn bản, để đảm bảo quyền không bị kỳ thị và phân biệt đối xử đối với
    trẻ em nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV trong các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở phải đảm bảo quyền được học tập, làm việc và sống hoà nhập với cộng đồng của người nhiễm HIV, trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV.


    Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người học, nhà giáo, cán bộ nhân viên về phòng, chống HIV/AIDS.



    Trẻ em 'bị H' cần được đối xử bình đẳng, tránh phân biệt kỳ thị (Ảnh minh họa: Internet)

    Bộ cũng yêu cầu các Sở phải có kế hoạch thực hiện và các giải pháp cụ thể, thích hợp nhằm đảm bảo không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV trong các cơ sở giáo dục.

    Tuyên truyền giáo dục lòng nhân ái, chia sẻ đối với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV, không đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV/AIDS; huy động người nhiễm HIV tham gia các
    hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của cơ sở giáo dục.


    Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc các học sinh bị nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV không được đi học trong thời gian qua là do sự phản đối của các phụ huynh có con học cùng trường với các em.


    Vì thế, Bộ yêu cầu các sở phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung của Luật phòng, chống HIV./.



  10. Những thành viên đã cảm ơn Charles cho bài viết này:

    howo (05-03-2015)

  11. #10
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,649 lần
    Xin đừng kỳ thị với người nhiễm HIV!

    Thứ Tư, 25/03/2015, 13:12 [GMT+7]

    Văn nghệ tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống HIV tại Đà Nẵng.

    Đà Nẵng đang hiện thực hóa mục tiêu “3 không”: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu này vẫn còn là chặng đường dài.

    Tự giấu mình

    Phải tự giấu bệnh để sống và làm việc là hoàn cảnh của nhiều người nhiễm HIV hiện nay. N.V.T (32 tuổi, quê tỉnh Quảng Nam) cho biết, hiện anh vẫn giấu bệnh để có thể tiếp tục làm công việc lao động phổ thông tại một công ty sửa chữa ô-tô trên địa bàn quận Liên Chiểu. “Không thể nói với mọi người tôi bị căn bệnh này, không thì chủ cơ sở sẽ cho tôi nghỉ việc. Thôi thì cứ cố gắng làm kiếm tiền uống thuốc để duy trì cuộc sống”, T. thổ lộ.

    T. mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV do một lần “thử” với gái làng chơi. Một thời gian ngắn sau, T. thấy người khác lạ, sốt liên tục không rõ nguyên nhân kèm theo đau họng, buồn nôn, sút cân nhanh. T. bảo, đến nay, anh vẫn chưa thể tâm sự với người thân về căn bệnh mình đang mang và cũng ít về thăm nhà vì sợ cha mẹ biết chuyện. Đã có lúc anh muốn chết nhưng không đủ can đảm.

    Còn với chị L.T.N (30 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), đau lòng là cả hai vợ chồng chị đều bị nhiễm HIV. Chồng chị N. làm nghề xây dựng thường xuyên đi công trình. Tính anh hiền lành, thương vợ con và rất chịu khó… Trong một lần bạn bè rủ rê đi “chơi” để quên nỗi buồn xa vợ, anh bị nhiễm HIV mà không hề hay biết. Tình cờ thử máu để truyền cho một người bà con bị tai nạn giao thông, anh phát hiện mình bị căn bệnh thế kỷ và vợ anh, chị N., cũng bị nhiễm từ chồng. “Đừng đưa tên chị lên báo, đừng chụp ảnh vì con chị đang đi học, chị cũng phải đi làm để trang trải cuộc sống”, chị N. đã nói như thế khi tôi muốn viết về chị.
    Đẩy mạnh truyền thông


    Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (Trung tâm), chỉ riêng trong năm 2014, toàn thành phố Đà Nẵng đã phát hiện 119 trường hợp nhiễm HIV mới, 47 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS và 7 trường hợp tử vong do AIDS. Các quận như: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu có số người nhiễm HIV cao nhất. Nhóm người trẻ từ 20-29 tuổi chiếm 70% tổng số ca nhiễm HIV. Nguyên nhân chính của việc lây nhiễm là do quan hệ tình dục không an toàn.


    Trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố đạt những kết quả đáng khích lệ: lây nhiễm HIV có xu hướng ổn định với khoảng 130 ca nhiễm HIV mới được phát hiện mỗi năm và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư được khống chế dưới mức 0,15%.


    “Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động được chúng tôi triển khai mạnh và rộng khắp, với sự phối hợp tham gia của nhiều tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Hoạt động truyền thông nhóm, cấp phát bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí và thực hiện tiếp thị xã hội bao cao su… được chúng tôi tổ chức góp phần nâng cao nhận thức dự phòng HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV”, bà Phạm Thị Đào, Giám đốc Trung tâm cho biết.


    Đặc biệt, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone luôn được Trung tâm cải tiến. Trong đó, tiêu chí xét chọn bệnh nhân được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng đối tượng tham gia chương trình. Qua đó, gần 520 bệnh nhân đã được thu dung điều trị và hiện có 350 bệnh nhân được điều trị tại 2 cơ sở điều trị Methadone của thành phố.


    Ngoài ra, các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc, hỗ trợ, điều trị người nhiễm HIV cũng được Trung tâm triển khai mở rộng. Khách hàng được tư vấn xét nghiệm HIV, cung cấp các thông tin về phòng ngừa lây nhiễm HIV và các dịch vụ hỗ trợ; người nhiễm HIV được chăm sóc, điều trị, tư vấn giảm nguy cơ, thực hiện các hành vi an toàn nhằm phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác. Nhờ đó, người nhiễm được nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm sự tự kỳ thị, tái hòa nhập cộng đồng và sống có ích cho xã hội.


    Bài và ảnh: HƯƠNG SEN

  12. #11
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    22-03-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    kinh bac
    Bài viết
    2
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 2 lần

    Cool đừng vô tình với......!?

    Vì sao bạn lại xa lánh và kì thị với người bị HIV? Họ đáng sợ đến thế sao? Tôi năm nay 22 tuổi, bản thân tôi không bị HIV và gia đình, bạn bè của tôi cũng không ai bị. Tôi cũng không làm trong một tổ chức xã hội nào cả. Nhưng tôi luôn tiếp xúc, sinh hoạt với người bị HIV trong suốt 5 năm nay và đến bây giờ tôi vẫn chưa bị lây nhiễm. Tại sao tôi vẫn hoà đồng sống cùng họ, còn bạn thì không…? Tôi cũng như bạn, là người có da, có thịt, có chân, có tay, có trái tim, có suy nghĩ chứ có phải là sắt, là đồng. Tôi cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, đâu phải là thần thánh. Tại sao tôi vẫn coi người bị HIV là bạn, còn bạn thì coi họ như kẻ thù…? Bản năng vốn có của con người là sự đoàn kết, yêu thương. Tôi đã sống và hành động theo bản năng đó - bản năng một Con Người.
    Chẳng ai mong muốn mình bị HIV. Nhưng vì một lí do nào đó mà bị, thì họ cần lắm sự chia sẻ, động viên của mọi người xung quanh. Một án tử hình không định sẵn thời gian luôn chờ đợi bên cạnh. Một nụ cười xã giao, một câu nói động viên, một cái nhìn trìu mến của bạn cũng làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều. Và họ sẽ cảm thấy tự tin sống tiếp. Bạn không cần phải làm những việc gì to tát cho họ, chỉ cần như thế thôi, sao bạn cũng không làm được…?
    Cuộc sống không thể nói trước được điều gì. Nếu một ngày nào đó, bạn không may bị HIV, liệu bạn có chịu được không khi sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người. Hôm nay bạn đồng cảm, giúp đỡ người bị HIV, đến khi bạn hoặc người thân của bạn bị thì xã hội lại đồng cảm và sẻ chia cùng. Bạn không nhớ câu ác giả, ác báo sao…?
    Thật nực cười khi thấy một bà mẹ cấm không cho con mình chơi đánh bi cùng với một đứa trẻ bị HIV, một ông bố đánh con vì dám để cho người bị HIV vào xin gánh nước, một dòng họ xua đuổi một đứa con vì sợ lây bệnh cho mọi người,… Bạn hãy ghi nhớ rằng, HIV chỉ lây qua đường máu, sinh hoạt tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Những người nhận thức về vấn đề này còn kém thì không nói. Nhưng vì sao ngay cả những người có học thức và địa vị trong xã hội lại vẫn hành động như thế? Họ sợ người bị HIV đó sẽ làm hoen ố địa vị của mình ư…? Một khi tình yêu thương và sự vị tha đã không còn thì mọi tiền bạc và danh vọng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

    Thật đau xót khi nghe câu chuyện các bậc phụ huynh của một lớp học nọ phản đối ban giám hiệu nhà trường vì để cho một em bị HIV học chung với con em của họ. Hoặc là họ sẽ cho con mình nghỉ học, hoặc là cậu bé kia phải nghỉ học. Cậu buộc phải nghỉ ở nhà, hằng ngày nhà trường sẽ cắt cử giáo viên tới dạy. Nhưng không đầy một tháng sau, giáo viên đó cũng sợ, không dám đến nữa. Cậu bé hàng ngày nhìn bạn bè đi học mà cay đắng nức nở cho tuổi thơ mình. Hay câu chuyện của một cô bé 15 tuổi, bố mẹ đã chết vì bị HIV. Em một mình sống trơ trọi trong sự ghẻ lạnh và kì thị của xóm làng. Những đứa trẻ trước đây chơi thân với em, bây giờ chúng cũng cầm đất đá ném đuổi. Quá tuyệt vọng, em nhảy xuống sông để tự kết thúc một đời mà lỗi thì không phải tại em…Bác Hồ đã nói trong bản Tuyên ngôn rằng: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tại sao những người như thế lại không được sống như bao người và mưu cầu cho mình một chút hạnh phúc nhỏ nhoi…?
    Người xưa đã dạy rằng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Ấy vậy mà lại có người vô tâm trước nỗi đau của đồng loại. Cùng chung một dòng máu của mẹ Âu Cơ và cha Long Quân, sao lại nỡ sống vô tình với nhau…?
    Vui mừng biết bao khi được chứng kiến lễ cưới của một người phụ nữ bị HIV do chồng trước gây ra lấy một người khoẻ mạnh gần nhà. Vượt qua bao rào cản và định kiến xã hội, anh chị đã đến được với nhau và sống rất hạnh phúc. Hay được đọc một mẩu chuyện về cậu bé 12 tuổi bị HIV nhưng vẫn sống và học tập bình thường, không bị cộng đồng xa lánh kì thị. Không những thế, em còn đựơc mọi người quan tâm, giúp đỡ…Những câu chuyện đó đáng để cho những ai còn dè bỉu, xa lánh người bị HIV nhìn nhận lại bản thân mình. Họ làm được, tôi làm được, không có lí do gì mà bạn lại không làm được như chúng tôi.
    Người bị HIV không hoàn toàn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Khi bạn tạo điều kiện và giúp đỡ thì họ lại trở thành những người rất có ích cho xã hội. Thậm chí ở một góc cạnh nào đó, họ còn làm được những việc mà những người bình thường như bạn và tôi chưa chắc đã làm được.

    Bạn hãy trải lòng mình ra và lắng nghe âm thanh bên ngoài cuộc sống. Và hãy thật chú ý đến âm sắc của những người không may bị HIV tạo nên. Chính những sắc âm đó đã góp phần tạo nên một bản nhạc du dương, trầm bổng của cuộc sống thường ngày. Bạn và tôi hãy chung tay góp sức cho những số phận không may mắn ấy một lối về đầy nắng và hoa. Để cho bản giao hưởng kia chỉ có những sắc âm rộn ràng và tươi mới…

  13. Những thành viên đã cảm ơn hoangtubuon cho bài viết này:

    songchungvoi_HIV (25-03-2015)

  14. #12
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,602
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,431 lần
    Kỳ thị, phân biệt đối xử: Rào cản lớn cho người nhiễm HIV

    13:53, 06/04/2015

    (Chinhphu.vn) - Theo Nhóm tư vấn Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-132), kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong các rào cản chính trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV ở Việt Nam.


    Người nhiễm HIV cần được đối xử bình đẳng và chăm sóc y tế tốt. Ảnh minh họa

    Đây cũng là nguyên nhân khiến việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng gặp khó khăn, gây trở ngại trong công tác phòng chống bệnh dịch và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.Mặc dù các chỉ số về kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV giảm một cách hết sức ấn tượng, đặc biệt tại những địa bàn triển khai Sáng kiến điều trị 2.0 (uống 1 viên thuốc kháng virus duy nhất/lần/ngày), nhưng Nhóm tư vấn cho rằng Việt Nam cần tham gia mạnh mẽ và thảo luận cởi mở hơn nữa về vấn đề này.

    Nhận định của Nhóm tư vấn cũng cho thấy, giống như nhiều quốc gia, Việt Nam đang đối mặt với thách thức duy trì bền vững các thành quả phòng, chống HIV/AIDS khi nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi nguồn lực đầu tư trong nước còn hạn chế.

    Ngoài ra, còn rất nhiều thách thức khác như: Số người nhiễm HIV tiếp tục gia tăng; dịch HIV diễn biến ngày càng phức tạp hơn; độ bao phủ của chương trình điều trị người nhiễm HIV còn hẹp…
    Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường chính sách và pháp lý để đáp ứng với yêu cầu mới của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

    Chuyển dần từ các hình thức mang tính trừng phạt người nghiện ma túy, người bán dâm, sang các biện pháp can thiệp giảm tác hại dựa vào cộng đồng phù hợp với tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế.
    Đồng thời, cần phải tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội, áp dụng các mô hình có hiệu quả, đảm bảo tính dễ tiếp cận dịch vụ, trong đó cần tiếp tục mở rộng mô hình triển khai Sáng kiến điều trị 2.0.Hiện, sáng kiến này bước đầu đã giúp mở rộng việc tiếp cận sớm với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV, kết hợp lồng ghép các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã. Song song là triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.


  15. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trẻ nhiễm HIV ở TT Nuôi dưỡng Linh Xuân có bị hành hạ?

    Thứ hai 06/04/2015 15:00
    Sau hơn một tháng theo dõi, ghi nhận sự việc, sáng 6/4, Báo Tuổi Trẻ đã đăng bài “Hành hạ trẻ HIV trong bữa ăn” phản ánh nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) có nhiều trẻ bị bảo mẫu hành hạ.



    Bị hành hạ trong bữa ăn

    Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân hiện có 120 trẻ, trong đó khoa măng non có 15 bảo mẫu trông 22 trẻ nhiễm HIV độ tuổi 3-6 và một số trẻ chậm phát triển ở tuổi lớn hơn. Khoa này có hai bé gái bị mù khoảng 8 tuổi có thể trạng khá yếu là bé C.T. và M.

    Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

    Trong đó bé C.T. có thể bò trên nền nhà, còn M. không tự di chuyển được. Hai bé này thường được các bảo mẫu cho ngồi yên trên ghế để ăn.

    Sáng 25/2, bảo mẫu tên C. một tay giữ đầu bé trai tên T., tay còn lại đút thức ăn. Do T. không chịu nuốt thức ăn, bà C. tát vào mặt bé rồi giơ tay dọa đánh tiếp. T. khóc, liền bị bà tát thêm hai cái. T. khóc thét và la lên “không... không” với vẻ mặt sợ hãi.

    Sau đó, bà C. dùng tay đánh một bé trai khác rồi quay sang cho C.T. và M. ăn. C.T. chưa kịp nuốt muỗng cháo thì bị bà C. dùng tay đập vào đầu bé rồi quay qua chỉ vào mặt một bé trai khác bắt bé trai này đứng ăn, không cho ngồi chung bàn với những bé khác.

    Cùng thời điểm trên, bảo mẫu tên Q. cho bé gái tên T. (khoảng 3 tuổi) ăn khi bé đang ngồi dưới đất. Bé T. khóc không chịu ăn thì bà Q. quát lớn, dùng tay đánh vào đầu. Bé T. nằm lăn trên nền gạch tiếp tục khóc thì bà Q. giơ tay dọa đánh.

    Bà Q. lấy dép giơ lên dọa đánh hai lần sau đó vụt vào chân bé này bốn cái khiến bé khóc ré lên. T. định chạy thì bà túm áo giữ lại rồi dùng hai tay siết tay, hai chân kẹp T..Bé gái vùng vẫy, bà Q. ghì chặt lại rồi tát vào mặt. Bà nắm hai tay giật nhiều lần sau đó buông tay ra khiến bé ngã lăn xuống nền gạch.

    Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

    Trước đó, sáng 23/1, bảo mẫu tên L. lần lượt đút cháo cho C.T. và M.. Trong lúc đút cháo cho C.T., bà L. kêu một bé trai lại gần và nhéo tai khiến bé kêu nhăn nhó. Bà L. định đút cháo cho C.T. thì buông muỗng tát bé M. đang ngồi bên cạnh.

    Khi bị nhồi muỗng cháo đầy vào miệng, bé C.T. nuốt không hết liền bị bà đánh vào trán. Bà liên tục đút cháo cho bé M., mỗi muỗng cháo bà này thường nhồi liên tục 3-5 lần vào miệng bé M.. Sau khi cho ăn, bà L. cho hai bé gái này uống nước bằng cách dùng tay ấn đầu ngửa ra đằng sau rồi đổ nước vào miệng.

    Sáng 24/1, khi bảo mẫu tên Q. đang cho một bé gái ăn thì bé T. làm đổ ghế nhựa. Bà này liền đứng dậy đi tới đá hai cái vào người. Cuối bữa ăn sáng cùng ngày, bà L. dùng chân đạp bé C.T. từ khu vực cho ăn vào trong phòng.

    Sáng 3/2, một bé trai đang ngồi ăn mếu máo đứng dậy bị bà Đ. vả vào mặt khiến bé này khóc thét. Tiếp đến, bà B. lấy ghế cho bé T. đứng lên rồi đánh một cái vào mông, T. tụt xuống ghế thì bà tiếp tục cho đứng lên ghế, lấy dép dưới chân lên dọa đánh.

    Chiều 26/2, khi T. đang ngồi trên ghế thì bảo mẫu tên H. chạy tới lấy dép đánh liên tiếp vào chân rồi lắc chân ghế để dọa T. Khoảng 10 phút sau, bà H. tiếp tục lắc ghế và lấy dép đánh T. Ngoài T, bé trai khác cũng bị bà H. đánh vào đầu khi đang ăn, bà H. còn cầm tay T. để đánh vào người bé trai này.

    Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu
    Trong giờ ăn sáng ngày 4/3, bà T.T. ngồi đút thức ăn cho các bé, liên tục lớn tiếng, tay chỉ trỏ, nhéo, đánh nhiều cái vô đầu các bé đang tự múc ăn.

    Tiếp đến, bà T. đưa bé T. đứng lên ghế, bé này khó khăn lắm mới lấy thăng bằng thì bà này mau chóng chạy đến xách tay T. mang lên ghế... T. đứng trên ghế và khóc.

    Sáng 5/3, bà T.T. giữ đầu cho bé T. ngẩng mặt lên, liên tục rót sữa vào miệng. Tiếp đến, bà này chồm người tát vào mặt một bé trai khác rồi tiếp tục tát ngược lại bằng mu bàn tay làm bé này khóc thét. Khoảng một phút sau, khi đang đút sữa cho T., một bé trai khác không có biểu hiện gì phá phách, bà T. bước tới nắm tay kéo đứng dậy, xoay cổ tay nhéo tai.

    Đứa trẻ nước mắt ròng ròng liền bị bảo mẫu này xé miếng bánh bao nhét vào miệng, chỉ tay vào mặt, kéo đi. Đứa trẻ vừa khóc vừa nhai thì bị bà tiếp tục nhéo tai. Những đứa trẻ xung quanh ngồi đưa mắt nhìn bạn, cúi mặt ăn bánh.

    Trung tâm sẽ kiểm tra, xử lý

    Bác sĩ Đào Thị Huê - Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân cho biết, đối với các bé nhiễm HIV, việc chăm sóc gặp khó khăn hơn các trẻ em không nhiễm, do các bé nhiễm HIV thường xuyên bị bệnh, có thể trạng yếu hơn. Tại trung tâm, các bảo mẫu thường xuyên được tập huấn về tâm lý trẻ vị thành niên cũng như dự phòng lây truyền.

    Ban Giám đốc trung tâm thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các bảo mẫu tuân thủ những quy định chăm sóc trẻ. Thời gian qua trung tâm chưa ghi nhận được tình trạng bảo mẫu đánh trẻ. “Từ thông tin của Tuổi Trẻ, Ban Giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định”, Phó Giám đốc Đào Thị Huê cho biết.
    Thanh TràTheo Tuổi trẻ

  16. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bộ Y tế yêu cầu điều tra vụ bạo hành trẻ nhiễm HIV tại TP.HCM

    Thứ hai 06/04/2015 16:00

    Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) vừa đề nghị Sở Y tế TP.HCM, Văn phòng thường trực Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM chỉ đạo tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các sai phạm tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức. TP.HCM).



    Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu
    Đồng thời, đề nghị Sở Y tế TP.HCM tổ chức đoàn công tác đến khám sức khỏe, động viên, chăm sóc các cháu tại Trung tâm và báo báo kết quả về Cục phòng, chống HIV/AIDS trước ngày 8/4/2015.

    Trước đó, ngày 6/4, trên báo Tuổi trẻ online và một số báo điện tử khác có đăng clip phản ánh việc trẻ em nhiễm HIV bị bạo hành ngay trong bữa ăn bằng tay, bằng dép... tại Trung tâm này.

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đây là hành động vi phạm quyền trẻ em và biểu hiện sự kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV, gây phẫn nộ trong cộng đồng và cần phải lên án những hành động này.

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, trẻ nhiễm HIV/AIDS là những em nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi, thường phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu tình thương yêu của cha mẹ nên thường cảm thấy buồn tủi, sống khép mình... Vì vậy, các trẻ cần được yêu thương, bảo vệ, được điều trị, chăm sóc sức khỏe, được sống bình đẳng, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử và được cắp sách đến trường để vui chơi với các bạn bè cùng trang lứa khác.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/

  17. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trẻ nhiễm HIV/AIDS bị bảo mẫu đánh đập



    ANTĐ - Bản tin hôm nay gồm những nội dung chính sau: Bộ Y tế vào cuộc vụ trẻ nhiễm HIV/AIDS bị bảo mẫu đánh đậpbình…


    Bản tin phát thanh ngày 6-4-2015




    Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn
    (Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu, Tuổi trẻ)

    * Trưa ngày hôm nay, 6-4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã giao Cục Phòng chống HIV/AIDS có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng của TP.HCM kiểm tra ngay thông tin báo chí đăng tải sáng cùng ngày, về việc trẻ em nhiễm HIV/AIDS được nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Sở LĐ-TB và XH TP.HCM) bị
    bảo mẫu đánh bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn.


    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đây là những hành động kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS rất đáng lên án và yêu cầu các bên liên quan phải xử lý nghiêm vụ việc.

    Bùi Tuyết
    http://www.anninhthudo.vn/

  18. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dư luận bức xúc trước vụ bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV

    Thứ 2, 19:47, 06/04/2015

    VOV.VN - Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) đã đình chỉ 3 bảo mẫu.

    Sáng 6/4, trước thông tin bảo mẫu hành hạ dã man trẻ HIV, ông Bùi Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết đã đình chỉ 3 bảo mẫu để làm rõ sự việc. Ba bảo mẫu bị đình chỉ gồm: Vũ Thị Quý (52 tuổi), Trần Thị Thu Trinh (44 tuổi), Nguyễn Thị Lan (46 tuổi).

    Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Ảnh: Thanh Niên)

    Ngay thông tin về việc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị bảo mẫu hành hạ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh rất bức xúc, đề nghị xử lý nghiêm hành vi này.

    Bà Lý Thị Kim Chi, nhà ở phường 6, quận 3 bày tỏ: “Tôi quá bức xúc, theo tôi phải xử nghiêm. Hình thức phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật. Trẻ em bị HIV không phải do các cháu mà do bố mẹ các cháu. Các cô ăn lương, phải chăm sóc các cháu cẩn thận, nếu không thì phải cho thôi việc”.

    Còn anh Trịnh Văn Bắc, ở quận Thủ Đức đề nghị: “Các bảo mẫu làm vậy là rất tàn nhẫn với các trẻ em bị nhiễm HIV. Bản thân các em đã phải chịu thiệt thòi nhiều. Là những người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc các em hàng ngày mà đối xử như vậy thì rõ ràng là rất vô nhân đạo. Cần phải điều tra làm rõ hành vi này”.

    Được biết, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, hiện nuôi dưỡng 120 trẻ, trong đó Khoa măng non có 22 trẻ nhiễm HIV độ tuổi 3 - 6 và một số trẻ chậm phát triển ở tuổi lớn hơn.

    Ban Giám đốc Trung tâm cho biết, đã thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các bảo mẫu tuân thủ những quy định chăm sóc trẻ. Đối với các bé nhiễm HIV, việc chăm sóc gặp khó khăn do các bé này thường xuyên bị bệnh, có thể trạng yếu hơn.

    Các bảo mẫu tại trung tâm thường xuyên được tập huấn về tâm lý trẻ vị thành niên cũng như dự phòng lây truyền. Trước những thông tin về vụ bạo hành trẻ tại trung tâm mà báo chí nêu, Ban Giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định./.

    PV/VOV

  19. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vụ hành hạ trẻ HIV trong bữa ăn: Bảo mẫu chưa học hết Tiểu học

    06-04-2015 15:08 - Theo: laodong.com.vn

    Trao đổi với báo Lao Động quanh vụ việc một số bảo mẫu của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (trực thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM) đánh trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn, bác sĩ Đào Thị Huệ - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm nắm bắt sự việc trên sau khi…đọc báo. Hiện Giám đốc Trung tâm đang cùng với giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM để xác minh sự việc đúng hay sai và sẽ có hướng xử lý các cô bảo mẫu theo quy định.



    Bà Huệ cho biết: “Trung tâm có quy trình chăm sóc trẻ khá rõ ràng, trong đó có quy định không được hành hạ, đánh đập trẻ, cũng không được dùng lời nói sỉ nhục trẻ. Ban giám đốc thường xuyên đi kiểm tra các phòng khoa, và thường xuyên nhắc nhở các bảo mẫu trong các cuộc họp giao ban về vấn đề này. Các cô bảo mẫu đều là những trẻ mồ côi trưởng thành ở Trung tâm và trình độ học vấn chỉ từ lớp 2-3.

    Chính vì học vấn thấp nên chúng tôi cũng chú trọng đào tạo thêm về mặt chuyên môn cho các cô. Bên cạnh lớp bổ túc văn hóa, chúng tôi thường xuyên mở lớp để đào tạo về vấn đề tâm lý trẻ vị thành niên, tâm lý trẻ các độ tuổi, cách chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, một cô tên Q đã lớn tuổi, gần về hưu rồi nên… không thể học được nữa. Khoa xảy ra sự việc có 26 trẻ chậm phát triển, bị down, bị tâm thần được 13 bảo mẫu chăm sóc… Chính vì các cháu bị khuyết tật nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc ăn uống”.

    Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao với một khoa nhiều trẻ đặc biệt như trên, trung tâm lại chọn những người chỉ có trình độ lớp 2-3 thay vì những bảo mẫu có trình độ, có chuyên môn cao để chăm sóc các cháu.

    Bà Huệ cho rằng “Đa phần, các bảo mẫu đều là trẻ mồ côi được nuôi dưỡng và lớn lên ở Trung tâm Tam Bình. Chúng tôi, ai cũng nghĩ rằng, các cô sẽ có tâm và sự thông cảm, tình thương, trách nhiệm để chăm sóc các cháu. Bên cạnh đó, với một trình độ học vấn thấp, các cô rất khó ra ngoài xin việc. Trung tâm nhận các cô làm việc chính là tạo điều kiện cho các cô có một công việc ổn định. Tuy nhiên, có lẽ các cô đã có những giây phút không kiềm chế được. Ban giám đốc thường xuyên đi kiểm tra và chưa bao giờ phát hiện tình trạng đánh đập trẻ như báo phản ánh. Sự việc có lẽ xảy ra vào buổi sáng khoảng tầm 5-6h khi chưa tới giờ hành chính vì nếu xảy ra trong giờ hành chính, chúng tôi giám sát rất thường xuyên.

    Chúng tôi cũng mới biết sự việc này khi… đọc báo. Chúng tôi đang xác minh và trong trường hợp xác minh đúng có sự việc như báo phản ánh, chúng tôi sẽ có hướng xử lý các bảo mẫu.Trước giờ chưa ghi nhận và ngay cả kiểm tra cũng chưa ghi nhận trường hợp như thế. Khi nắm được thông tin, chúng tôi quán triệt bằng việc lắp camera tại các phòng khoa để giám sát việc chăm sóc các cháu trong những giờ ban giám đốc không thể đi kiểm tra”.
    Nguyễn Thị Liên – Phó giám đốc sở LĐTBXH TPHCM cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin, Sở đã cử ngay cán bộ xuống Trung tâm Linh Xuân để kiểm tra thông tin, giải quyết vụ việc. Riêng về thông tin là “trước đó có một số em ở trung tâm đã làm đơn kêu cứu gửi lên sở LĐTBXH vì bị đánh đập nhưng không được giải quyết”, bà Liên khẳng định là không có việc đó. “Không thể có việc tiếp nhận đơn kêu cứu của các em mà không giải quyết” – Bà Liên nói.


  20. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Công an vào cuộc vụ hành hạ trẻ nhiễm HIV

    06-04-2015 19:44 - Theo: kienthuc.net.vn

    Hình ảnh những cháu bé nhiễm HIV bị hành hạ tại Trung tâm bảo trợ trẻ em khiến dư luận vô cùng căm phẫn và công an đã vào cuộc điều tra.


    Cuối ngày 6/4, thông tin của Kiến Thức xác nhận: “Công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCMđã tiến hành xác minh đoạn clip ghi lại hình ảnh nhiều cháu bé bị nhiễm HIV sống tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (trụ sở trên đường Bà Giang, phường Linh Xuân) bị các bảo mẫu hành hạ dã man như quát nạt, dùng tay đánh, nhéo vào đầu, chân, mặt; dùng chân đạp, lấy dép đánh, ấn đầu cho uống nước, nhét bánh bao vào miệng…khiến các cháu khóc thét vì đau đớn, sợ hãi và có đứa bị té xuống nền nhà…”.
    Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, nơi đang chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm cháu bé mồ côi bị nhiễm HIV.


    Trong ngày hôm nay (6/4), công an phường cũng đã có buổi làm việc với Ban giám đốc trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân để ghi nhận vụ việc.


    Một cán bộ công an cho biết: “Công an đang tiến hành xác minh và sẽ báo cáo lãnh đạo công an quận để có những chỉ đạo xử lý tiếp theo”.


    Chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Kim Tiên, phó giám đốc trung tâm bảo trợ trẻ em cho biết: “Liên quan đến vụ việc, chúng tôi đã tiến hành tạm đình chỉ công tác đối với 5 bảo mẫu có liên quan và yêu cầu những người này giải trình. Đồng thời BGĐ trung tâm cũng đã có báo cáo vụ việc về các cơ quan chức năng ở quận Thủ Đức và Sở Lao động, Thương binh Xã hội thành phố”.




    Bà Tiên thông tin thêm, bước đầu các bảo mẫu thừa nhận do áp lực công việc và nóng giận trong lúc cho các cháu ăn nên đã xảy ra việc đánh các cháu.


    Trung tâm Nuôi dưởng Bảo trợ trẻ em Linh Xuân nuôi dưỡng 120 cháu bé mồ côi, bị nhiễm HIV từ sơ sinh đến 16 tuổi. Toàn trung tâm có 15 bảo mẫu làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu.


    Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.

  21. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bảo mẫu ở TP HCM đánh trẻ nhiễm HIV

    Thứ hai, 6/4/2015 | 16:47 GMT+7
    Các bảo mẫu thừa nhận vì các cháu bướng, không chịu ăn nên họ đánh để ép dùng hết khẩu phần.


    Ngày 6/4, bác sĩ Đào Thị Huê - Phó giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, quận Thủ Đức (thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM) - cho biết nhận được phản ánh về việc các bảo mẫu tại khoa Măng non đánh đập trẻ nhiễm HIV trong giờ ăn. Có ba bảo mẫu được cho là tát liên tục; lấy dép đánh, hăm dọa hoặc nhéo các bé.


    Trong bản tường trình, các bảo mẫu thừa nhận và cho rằng do các bé nghịch ngợm không chịu ăn, họ vì nổi nóng nên đánh để ép các cháu dùng hết khẩu phần. "Vụ việc đã được báo lên lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội chờ hướng xử lý. Riêng trung tâm đã tạm đình chỉ công việc của 5 bảo mẫu này”, bà Huê nói.


    Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Linh Xuân, nơi 3 bảo mẫu đánh đập trẻ. Ảnh: S.H
    Theo Phó giám đốc trung tâm, khoa Măng non có 13 bảo mẫu chăm 26 bé nhiễm HIV. Các bé đa phần chậm phát triển, thể trạng yếu nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn.


    “Các bảo mẫu cũng là trẻ mồ côi lớn lên từ trung tâm, sau đó tình nguyện ở lại chăm sóc trẻ. Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn tâm lý, cách chăm sóc cho họ nhưng rất tiếc sự việc vẫn diễn ra”, bà Huê nói và cho biết sắp tới sẽ cho lắp camera để giám sát, kịp thời can thiệp những trường hợp tương tự.


    Trong sáng nay, Bộ Y tế đã có công văn giao Cục Phòng chống HIV/AIDS tìm hiểu và đề nghị các cơ quan chức năng của TP HCM kiểm tra, xử lý.


    Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân thành lập năm 2010 trên cơ sở tách ra từ trung tâm trẻ mồ côi Tam Bình (thuộc Sở Lao động). Hiện trung tâm nuôi khoảng 110 cháu 0-16 tuổi. Đa phần các bé ở đây mồ côi, chậm phát triển, nhiễm HIV, thần kinh…


  22. #20
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,649 lần
    Bạo hành trẻ nhiễm HIV: Mới là phần nổi của tảng băng chìm

    07/04/15 06:00

    Trẻ em bị bạo hành thường để lại di chứng về tâm lý sâu sắc. Trẻ em bị nhiễm HIV tổn thương càng rõ hơn, khi xung quanh em, sự kỳ thị vốn đã rất cay nghiệt.

    Trẻ bị bảo mẫu bạo hành. (Ảnh nguồn TTO)
    Sau khi thông tin trẻ nhiễm HIV bị bạo hành tại Trung tâm bảo trợ Linh Xuân, Thủ Đức, TP.HCM vỡ lở, Thạc sĩ Nguyễn Trọng An - Chuyên gia Cao cấp Chăm sóc và bảo vệ trẻ em - Bộ LĐTBXH, nguyên Cục phó Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em cho hay, đây thực ra chỉ là “mỏm nổi của tảng băng chìm” của vấn nạn bạo lực và lạm dụng trẻ em hiện nay.

    Xã hội đang giật mình thon thót và phẫn uất khi xem những hình ảnh, đoạn phim ghi lại thương tật của trẻ nhỏ dưới đôi bàn tay bạc ác của người lớn, thì đối với trẻ nhỏ bị nhiễm HIV, việc bạo hành càng khiến cho người ta xót xa.


    Theo bác sĩ An, những em bé này có quyền được đi học. Nhưng lúc chúng ta đã đưa các em bé đến trường lại xảy ra câu chuyện, nhiều ông bố bà mẹ không cho các em bé bị nhiễm HIV học chung. Họ phản ứng bằng cách đòi làm đơn xin chuyển trường cho con.


    Điều này đã khiến cho trẻ bị nhiễm HIV phải vào các trung tâm bảo trợ trẻ em mới được đi học, được chăm sóc. Cách làm như thế của người lớn càng khiến cho những trẻ nhiễm HIV bị kỳ thị và mất nhiều cơ hội được hòa nhập cuộc sống.



    Thạc sĩ Nguyễn Trọng An chia sẻ sự xót xa của mình về việc cháu bé nhiễm HIV bị bạo hành.
    Sau này, nhà nước ký Quyết định 570 đưa ra hành động quốc gia về trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, theo đó toàn bộ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc bị ảnh hưởng bởi bệnh này sẽ được chăm sóc và điều trị, được học tập, vui chơi giải trí. Trong đó cũng nêu rõ đảm bảo các em bé được đi học và chữa trị đầy đủ, chất lượng cao.

    Trong số những trẻ em này, bác sĩ An cho biết, không phải hoàn toàn các em bị lây nhiễm HIV mà có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh như ba mẹ chết vì HIV, người thân trong gia đình bị nhiễm HIV. Các em thuộc đối tượng có nguy cơ cao và dễ bị lây nhiễm. Theo chính sách của nhà nước đề ra đến năm 2020, các em bé này được chăm sóc hoàn toàn, được đi học.
    Các bảo mẫu khi bạo hành các em đã rất sai lầm vì họ vi phạm quyền được bảo vệ, không được xâm hại về tinh thần và trí tuệ của trẻ nhỏ. Các em bé trong trung tâm đều được đảm bảo bằng các quy định của pháp luật. Nói về vấn đề tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng như thế nào sau khi bị bạo hành, bác sĩ An cho rằng trẻ em bị bạo hành đều bị tổn thương về thể xác và tinh thần. Những tổn thương về tinh thần của các em thường rất trầm trọng. Đối với trẻ ở các trung tâm bảo trợ, thiếu thốn tình cảm người thân, càng ảnh hưởng nhiều hơn.

    "Con người ta ai cũng biết rằng những vết sẹo trên da thịt có thể lành lại nhưng những hành động dạy dỗ bằng cách bóp miệng, tát, đánh như thế này có thể ám ảnh và gây tổn thương về tinh thần cho các em suốt cuộc đời..." - Thạc sĩ An ngậm ngùi.


    Bác sĩ An cho biết nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do các trung tâm bảo trợ trẻ em, bảo trợ xã hội quản lý chưa tốt, chưa thực hiện đúng quyết định 570.
    “Tôi đã từng gặp những câu chuyện chính người trong các trung tâm bảo trợ đó đánh, hiếp dâm các em. Hành vi này của những người trong trung tâm bảo trợ xã hội đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thể hiện sự suy đồi về đạo đức” – Thạc sĩ An cho hay.

    Tuy nhiên, sau khi chứng kiến những hành động của bảo mẫu qua bài báo, thạc sĩ An cho rằng cũng có thể một phần nguyên nhân của bạo lực là các em ốm đau, quấy khóc nhiều, còn các bảo mẫu làm việc trong môi trường thiếu thốn, stress dẫn đến các hành động sai lầm.
    Để giải quyết nguyên nhân sâu xa của các vấn đề này, bác sĩ An cho rằng cần có sự vào cuộc của cả xã hội. Các cơ quan quản lý trực thuộc các trung tâm này phải có sự quản lý chặt chẽ, thực hiện theo đúng quy định và giám sát để trẻ nhỏ có được quyền chăm sóc chất lượng cao.
    Khánh Ngọc

    http://infonet.vn

Trang 6 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 8 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 8 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •